Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 65
Toàn hệ thống 3802
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

 

 

 

 

 Vietsciences- Mai Vân
 
Bên giường bệnh của trái đất đang lên cơn sốt, có một nhóm khoa học gia chuyên theo dõi những diễn biến tập hợp trong Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu, IPCC theo tiếng Anh hay GIEC theo tiếng Pháp. Chức năng của Ủy ban là đánh giá các rủi ro về thay đổi khí hậu, những vấn đề khoa học và kỹ thuật liên quan đến hiện trạng biến đổi khí hậu mà các nước gặp phải, những hậu quả về kinh tế, xã hội, môi trường, và qua đó xác định những phương án hầu thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động hiện tượng này.
Trước hết phải nói rõ là đánh giá của IPCC, chủ yếu căn cứ vào những báo cáo giới khoa học, những tài liệu được xuất bản. Tóm lại bản thân IPCC không đích thân trực tiếp xuống hiện trường nghiên cứu về khí hậu hay những vấn đề liên quan, mà là dựa trên công trình của các chuyên gia các nước hay tổ chức phi chính phủ.
Hiện tại có thể nói có 3 nhóm nghiên cứu về các vấn đề nói trên làm việc cho Ủy ban. Nhóm thứ nhất nghiên cứu về cơ sở khoa học của khí hậu và biến đổi khí hậu. Nhóm thứ hai tìm hiểu về những rủi ro, các tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu và những biện pháp thích ứng. Nhóm thứ 3 tập trung vào những giải pháp Giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
IPCCC do Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc UNEP thành lập vào năm 1988, Cơ chế này được gọi là Ủy ban Liên Chính phủ, vì thành viên chính thức của IPCC là các quốc gia thành viên của hai tổ chức trên và các nhà khoa học trong Ủy ban được những các đồng nghiệp làm việc cho Liên Hiệp Quốc tuyển chọn từ những quốc gia này.
Hiện nay có 130 quốc gia tham gia IPCC. Đứng đầu cơ quan này, hiện giờ là nhà khoa học người Ấn Độ, ông Rajendra Pachauri, được đề cử từ năm 2002.
Như nói trên nhiệm vụ của IPCC, là đánh giá và cung cấp cho giới lãnh đạo chính trị, những người hoạch định chính sách, những kiến thức khách quan và không thiên vị về khí hậu hiện nay. Từ ngày được thành lập, IPCC đã hoàn thành bốn báo cáo :
Báo cáo đầu tiên ra đời năm 1990, nêu bật tác động của con người trên khí hậu. Báo cáo thứ hai, năm 1995, đưa ra những yếu tố khoa học mà Nghị định thư Kyoto đã lấy làm cơ sở. Đánh giá thứ 3 công bố năm 2001, đưa ra kết luận về tác động của khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Báo cáo thứ tư, mới nhất, công bố năm 2007, xác định một lần nữa là biến đổi khí hậu bắt nguồn từ hoạt động của con người, qua việc thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Phó tổng thống Mỹ Al Gore và chủ tịch IPCC trên bục nhận giải Nobel Hòa Bình 2007 (AFP)

Phó tổng thống Mỹ Al Gore và chủ tịch IPCC trên bục nhận giải Nobel Hòa Bình 2007 (AFP)

 
Xin nhắc lại chính vào năm 2007 mà IPCC cùng với cưụ phó tổng thống Mỹ Al Gore được trao giải Nobel Hoà Bình.
Tuy nhiên, như trong mọi đánh giá khoa học, những kết luận của IPCC không phải là đã đươc tất cả mọi người tán đồng. Trong giới khoa học, nhiều người cũng lên tiếng phản đối, cho rằng dự đoán của IPCC quá đáng và thiếu cơ sở nếu căn cứ vào tình hình biến đổi khí hậu trong quá khứ, nhất là liên quan đến vấn đề mực nước biển dâng cao.
Kết luận của IPCC theo đó sự kiện khí hậu hâm nóng đến từ hoạt động của con người cũng bị chỉ trích. Rất nhiều người hoài nghi về giả thuyết này ở Hoa Kỳ. Thượng viện Mỹ cuối năm 2008, đã cho công bố một báo cáo tập hợp 700 chữ ký nhà khoa học đã không đồng ý với IPCC. Nhiều người trong số này đã từng làm việc cho IPCC, như nhà khí hậu học Mỹ, Richard Lindzen, vì bất đồng ý kiến nên đã rời bỏ Ùy ban này vào năm 2001.
Hiện nay thì cuộc tranh luận tập trung trên những biện pháp giảm thiểu tác động khí hậu hâm nóng bị đánh giá là quá tốn kém. Chẳng hạn như đề nghị phát triển năng lượng gió. Theo Christian Gerondeau, một kỹ sư người Pháp, thì nếu phát triển loại năng lượng này, cái giá phải trả cho môi trường rất cao trong lúc hiệu năng kinh tế không bao nhiêu.
Cho dù bị chỉ trích, nhưng hiện nay báo cáo của IPCC đều đươc trích dẫn trong mọi cuộc thảo luận liên quan đến thay đổi khí hậu và được xem là cơ sở chính xác, có đầy đủ thẩm quyền.

Số lần xem trang : 14904
Nhập ngày : 31-12-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Nước Anh tuyên chiến với "nấm sát thủ"(29-10-2012)

  Thử nghiệm gạo biến đổi gene ở Trung Quốc(05-09-2012)

  Cây của Phật Tổ vẫn sống sau 2.500 năm(06-08-2012)

  Uganda lai tạo thành công giống chuối màu cà rốt (23-07-2012)

  Lần đầu xuất hiện rệp sáp bột hồng hại sắn ở VN(09-07-2012)

  Lần đầu tiên giải mã thành công bộ gene cà chua(01-06-2012)

  Ngô biến đổi gene khiến người Trung Quốc phân vân(22-02-2012)

  Pháp tố ngô biến đổi gene gây hại(22-02-2012)

  Làm sống lại loài hoa từ kỷ băng hà ở Nga(22-02-2012)

  CHÚC MỪNG NĂM MỚI(17-01-2012)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007