Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 203
Toàn hệ thống 2812
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Hiện nay nhiều diện tích cấy lúa vụ đông xuân các tỉnh phía Bắc cây lúa bị cằn cỗi, chậm phát triển kèm theo triệu chứng bệnh nghẹt rễ, vàng lá, thối rễ. Nhiều vùng bị hại nặng cây lúa đã bị thối chết.

 

Mặc dù đang vào thời kỳ đẻ nhánh nhưng trên nhiều diện tích, cây lúa đã mất khả năng đẻ nhánh hoặc bị kéo dài vì vậy ảnh hưởng lớn đến năng suất về sau nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời.

Một số nguyên nhân chủ yếu sau:

1- Do nhiệt độ thấp, đặc biệt đợt rét lại từ trung tuần tháng 3/2011. Ở thời kỳ mạ cây lúa gặp rét nặng, rét hại đã yếu ớt, bị chết hoặc sinh trưởng kém, nhiều diện tích phải gieo lại. Sau đó đến thời kỳ lúa hồi xanh - đẻ nhánh cây lúa lại tiếp tục ở trong tình trạng gặp nhiệt độ thấp kéo dài nhiều ngày dưới 15oC nên bộ rễ lúa rất khó phát triển, thường mất màu trắng chuyển sang màu nâu đen, thối chết, do mất khả năng cung cấp nước và chất dinh dưỡng nên lá lúa còi cọc, vàng lá, mất khả năng đẻ nhánh.

2 - Do đất ruộng lúa bị thiếu oxy kéo dài với nhiều nguyên nhân khác nhau (tình trạng yếm khí, đất tích tụ nhiều khí độc, ngộ độc hữu cơ, đất úng hoặc quá chặt…).

3- Do đất thiếu một số nguyên tố khoáng, đặc biệt thiếu nguyên tố vi lượng kẽm (Zn++). Kết quả nhiều công trình nghiên cửu ở các nước cho thấy, hầu hết đất trồng lúa và rau màu của nhiều nước trong đó có nước ta đều thiếu kẽm, một nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển và tính chống chịu của cây trồng nói chung, cây lúa nói riêng.

Để khắc phục tình trạng cây lúa sau khi cấy bị chậm phát triển kèm theo các triệu chứng vàng lá, nghẹt rễ, thối chết rễ và các triệu chứng bệnh hại khác, chúng tôi khuyến cáo bà con một số cách giải quyết như sau:

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác giải tỏa tình trạng yếu khí để cung cấp nhiều oxy cho đất trồng lúa.

- Đối với ruộng nhiều nước nên tháo rút bớt.

- Làm cỏ, sũ bùn kỹ kết hợp với bón phân chuồng hoai mục.

- Bổ sung tro bết hoặc kali để tăng cường khản năng chống chịu rét cho mạ và cây lúa.

- Bổ sung nguyên tố kẽm (Zn++) vi lượng bằng cách phun thuốc Antracol 70WWP cho cây lúa kịp thời ở giai đoạn hồi xanh đến đẻ nhánh.

Kết quả thực nghiệm và sản xuất lúa ở nhiều địa phương trong cả nước từ các năm 2005 đến 2010 cho thấy phun thuốc Antracol 70WWP đã khắc phục tốt tình trạng chậm sinh trưởng của mạ và lúa cấy đồng thời phòng chóng tốt các bệnh nấm hại lúa.

- Thuốc Antracol 70WWP của công ty Bayer là thuốc trừ bệnh nấm phổ rộng với thành phần hoạt chất là Propineb và hàm lượng kẽm (Zn++) dễ tiêu tinh khiết. Trong 1 kg thuốc Antracol 70WWP có chứa 150 gam kẽm vi lượng tinh khiết bổ sung cho cây trồng. Vì vậy sau khi phun thuốc cho mạ hoặc cây lúa, với tác động của nguyên tố kẽm, cây mạ hoặc cây lúa được thúc đảy mạnh quá trình hình thành diệp lục (Chlorophyll) trong cây, giúp lá mja và lá lúa xanh hơn dẫn đến làm tăng khả năng quang hợp của cây.

- Mặc kahsc nhờ hàm lượng kẽm bổ sung kịp thời trực tiếp, mạ hoặc cây lúa sẽ xúc tiến mạnh các quá trình tổng hợp vật chất dinh dưỡng trong cây. Đặc biệt quá trình hình thành mô cơ giới làm lúa cứng cây, thẳng đứng khoogn đổ ngã đồng thời thuốc có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu của cây lúa với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh như khô hạn, rét, phèn mặn và khắc phục các triệu chứng vàng lá do nấm hại hoặc do các nguyên nhân phi sinh vật khác (tạo triệu chứng vàng lá sinh lý, nghẹt rễ...) gây ra.

- Thuốc Antracol 70WWP có tác dụng thúc đẩy mạnh quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, làm tăng khả năng đẻ nhánh và tăng số dảnh hữu hiệu của cây lúa.

- Thuốc Antracol 70WWP tăng cường dưỡng lá nuôi đòng, tăng tuổi thọ hạt phấn, tăng năng suất lúa và phẩm chất gạo nên thiết thực làm tăng thu nhập kinh tế cho bà con nông dân.

- Thuốc này thuộc nhóm IV, an toàn với mạ và cây lúa, có thể phun trực tiếp lên cây lúa giai đoạn làm đòng.

Để khắc phục tình trạng cây lúa chậm phát triển và phòng chống tốt các bệnh nấm hại trên cây lúa, bà con nên phun thuốc Antracol 70WWP với liều lượng 1 -1,5 kg thuốc/ha (pha 1 gói 25g/bình 8 lít), phun từ 1,5 - 2 bình 8 lít cho 1 sào lúa Bắc bộ (360 m2).

PGS.TS NGUYỄN KIM VÂN

 


Số lần xem trang : 15129
Nhập ngày : 04-04-2011
Điều chỉnh lần cuối : 05-04-2011

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ NHỎ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 3/6/2009) (03-06-2009)

  CHĂM SÓC NGÔ GIAI ĐOẠN SẮP THU HOẠCH (Báo NNVN - Số ra ngày 1/6/2009) (01-06-2009)

  BIOCHAR VỎ TRẤU CẢI TẠO ĐẤT (Báo NNVN - Số ra ngày 1/6/2009) (01-06-2009)

  DT 2008 - Giống đậu tương đột biến chịu hạn (Báo NNVN - Số ra ngày 1/6/2009) (01-06-2009)

  CẦN CANH TÁC GIỐNG LÚA BC 15 ĐÚNG KỸ THUẬT (Báo NNVN - Số ra ngày 29/5/2009) (01-06-2009)

  GIỐNG LÚA LAI 3 DÒNG BÁC ƯU 025 (Báo NNVN - Số ra ngày 27/5/2009) (27-05-2009)

  Vuốt thuốc diệt cây lúa bị nhiễm Bệnh VL-LXL (Báo NNVN - Số ra ngày 27/5/2009) (27-05-2009)

  TRUNG QUỐC SẢN XUẤT ĐIỆN TỪ PHÂN GÀ LỚN NHẤT THẾ GIỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 27/5/2009) (27-05-2009)

  Sản xuất lúa lai HYT100 trên cánh đồng Mường Lò, Nghĩa Lộ (Báo NNVN - Số ra ngày 27/5/2009) (27-05-2009)

  BỆNH ĐỐM ĐEN HẠI HOA HỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 27/5/2009) (27-05-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007