Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 2052
Toàn hệ thống 4275
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

 

 

CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 7. Núi Đá Bia 706m ở đèo Cả Phú Yên. Ngày 20 tháng 7 năm 1442, ngày sinh vua Lê Thánh Tông, vị vua nổi tiếng triều Hậu Lê (mất năm 1497); Ngày 20 tháng 7 năm 1822, ngày sinh  Gregor Johann Mendel, nhà di truyền học ngườì Áo, người được coi là cha đẻ của ngành di truyền học toàn cầu. Ngày 20 tháng 7 năm 1969, Tàu Apollo 11 đáp thành công xuống Mặt Trăng, phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin trở thành những người đầu tiên đi trên Mặt Trăng; ; Bài chọn lọc ngày 20 tháng 7: Lời khuyên thói quen tốt. Ngàn năm Đại Lãnh nhạn quay vềBí mật Cao Biền trong sử Việt;“Giấc mơ thiêng dạo chơi cùng Goethe“, “Trời nhân loại mênh mông;Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-20-thang-7

 

 

 

 

LỜI KHUYÊN THÓI QUEN TỐT
Bài học vàng cho con
Hoàng Kim

Học không bao giờ muộn
Dạy con phải kịp thời
Thương cháu cần dạy sớm
Thói quen tốt con ơi.

Giấc ngủ cần trước nhất
Sức khỏe nhờ ngủ ngon
Thiếu ngủ thường mệt mỏi
Ngủ giúp não phục hồi.

Vận động nhiều một chút
Đi bộ và dạo chơi
Cần đứng lên ngồi xuống
Sau mỗi giờ làm bài

Ăn đủ chất dinh dưỡng
Thức ăn nóng sạch tươi
Thích ăn cá rau quả
Không thích thứ nguội thiu

Ngủ vận động và ăn
Là thói quen lành mạnh
Sống nơi không gian xanh
Công việc chọn an lành.

Thói quen tốt luyện tập
Buông bỏ điều hư vinh.

 

 

 

 

Good habit advice
Hoàng Kim

Learn never late
Teaching children must be timely
I love teaching early
Good habits, baby.

Sleep needs first
Health thanks to good sleep
Lack of sleep often tired
Sleep helps the brain recover.

Move a little bit
Walking and walking
Need to stand up and sit down
After every hour of doing the lesson

Eat enough nutrients
Hot and fresh food
Love to eat vegetables and fish
Do not like cool things

Sleep movement and eating
Healthy habits
Living in green space
Work choose peace.

Practice good habits
Let go of the bad thing.

 

 

 

 

NGÀN NĂM ĐẠI LÃNH NHẠN QUAY VỀ
Hoàng Kim
Núi Đá Bia Vũng Rô Đại Lãnh
Ngón tay minh sư thề giữa trời
Vạn Kiếp tình yêu anh gửi lại.
Ngàn năm Đại Lãnh nhạn quay về.

Mằng Lăng Alexande de Rhores
Người khai sinh chữ quốc ngữ
Tiếng Việt yêu thương muôn đời.
Bãi biển “hoa vàng trên cỏ xanh”

Đèo Cả (Đại Lãnh) Cù Mông
Sông Ba Sông Cái Sông Cầu
Lương Văn Chánh đức thành hoàng
Châu Văn Tiếp ở Phú Yên

Bí mật Cao Biền trong sử Việt
Bà Lã Thị Nga tổ Lụa Hà Đông
Ô Loan mả Cao Biền ghềnh đá Đĩa
Tháp Nhạn muôn đời lịch sử khắc ghi

Sắn Phú Yên và Lúa Siêu Xanh
Đồng Xuân Sông Hinh cánh đồng Tuy Hòa
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở.
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn ” (*)

(*) trích dẫn thơ ‘Tiếng hát con tàu’ của Chế Lan Viên

 

 

 

 

BÍ MẬT CAO BIỀN TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim
Cao Biền (Thiên Lý, Cao Vương, Tịnh Hải Quân) là một danh tướng, đại sư, cũng là nhà phong thủy trứ danh và nhà tiên tri thời hậu Đường đã lưu dấu ở đất Việt đậm nét nhất tại Đầm Môn, mả Cao Biền (Phú Yên), thành Đại La & Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội), Vân Đồn & Hải Phòng (Quảng Ninh) đó là hệ thống cứ điểm liên hoàn kết nối phức hợp Tĩnh Hải quân (Việt Nam) và Lĩnh Nam Đông đạo (Quảng Châu, Quảng Đông ngày nay).

 

 

 

 

Thăm Đầm Môn, Tháp Nhạn, thao thức trong tôi Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này còn sót lại là lời chân truyền của Đức Thánh Trần:

“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.” Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc, đời sau chỉ có chân truyền lời này.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bi-mat-cao-bien-trong-su-viet/

Bài ký này là sự tiếp nối “Bí mật Cao Biền trong sử Việt“,  “Giấc mơ thiêng dạo chơi cùng Goethe“, “Trời nhân loại mênh mông” ,’“Thầy tôi và nắng tháng Ba”

GIẤC MƠ THIÊNG DẠO CHƠI CÙNG GOETHE

 

 

Goethe at Rome

 

 


Johann Wolfgang von GoetheRoma, Italia

Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Goethe trao tặng ta
minh triết của Người.

Tôi gặp Goethe
Kalovi Vary, Czechoslovakia
trong rừng thiêng cổ tích.
Người kể chuyện sử thi
Tiệp Khắc kỷ niệm một thời
Praha và lâu đài cổ
Những khát khao mơ ước của
Faust,
Nỗi đau của chàng Werther

(Người nhắc tôi đừng quên
kể chuyện sử thi của dân tộc mình
Cho dù học gì, làm gì
cũng đừng bao giờ quên chuyện đó !

Người hỏi tôi
Con có dám nhận minh triết  làm Thầy
Con có dám hiến mạng sống cho Tự Do
đổi linh hồn lấy trí tuệ
Con đọc
Faust rồi có dám học Faust?

Có ! Con theo Người !
Tôi trả lời.
Con xin học Goethe ! )

Ta gặp Goethe
trên cầu đi bộ Charles
trong 30 tượng thánh trầm tư
ngắm hình tượng
Faust
cũng là
Đế Quốc La Mã Thần Thánh
trên quảng trường Old Town Square
tại
Praha

Ta tưởng nhớ Người ở Frankfurt,
Leipzig, Strasbourg
với bao nhiêu điểm đến …

 

 

Goethe

 

 

Tôi hiểu Goethe qua lời thơ Xuân Diệu
Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Thơ Người đi cùng tôi bao tháng năm.
Tôi gặp Goethe ở nhiều nước châu Âu
Và cũng gặp Người tại
Oregon
Miền Tây Nước Mỹ.

Tôi gặp Người ở hồ lớn
Ciudad Obregon
Ba tỷ khối nước
Cây xanh đất nước giao hòa

Tôi  gặp Người
CIMMYT  Mexico
phía cuối trời Tây
GoetheNorman Borlaug dạy cho tôi
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương
Người hóa thân
trong thanh thản
bóng cây xanh
Người đàm đạo
với
Norman Borlaug
và cậu học trò nghèo
Về ý tưởng xanh
Con đường xanh
Hành trình xanh
Sự nghiệp xanh
Nhà khoa học xanh
giấc mơ hạnh phúc

Anh và em
dạo chơi cùng
Goethe
Ở FAO, Rome,
Italy
Người hóa thân
thành nữ thần Tình Yêu (*)

Goethe là vòm cây xanh
Goethe cũng là lão nông
ngồi cùng chúng ta
chuyện trò
trên cánh đồng xanh
hạnh phúc.

Goethe Norman Borlauglà những trí tuệ bậc Thầy.
Họ không màng hư vình
mà hướng tới đỉnh cao hòa bình
sự an lành tiến bộ .

Trời xanh tuyệt vời !
Trời nhân loại mênh mông !

TRỜI NHÂN LOẠI MÊNH MÔNG

 

 

GregorMendel2

 

 

Sau Đêm thiêng hạnh phúc 24 tháng 12 năm 1985, tôi được đến học tập, nghiên cứu hai tuần tại Viện Di truyền Mendel, nơi từng làm việc của nhà di truyền học Gregor Johann Mendel (1822 – 1884) ở thành phố Brno, nước cộng hòa Séc, và  đến thăm nơi tưởng niệm nhà giáo Jan Amos Komenský (1592-1670) ở thành phố Kunvald. Tôi đã viết bài thơ TRỜI NHÂN LOẠI MÊNH MÔNG trong dịp này. Đây là sự tiếp nối bài viết thăm Kalovi Vary với rừng thiêng cổ tích Dạo chơi cùng GoethePraha Goethe và lâu đài cổTiệp Khắc kỷ niệm một thời .

 

 

Kunvald /  Jan Amos Komenský

 

 

TRỜI NHÂN LOẠI MÊNH MÔNG

Hoàng Kim

Rừng bao la
Mênh mông rừng lipa (1)
Suối nước 
Kunvald êm chảy hiền hòa
Lối mòn nghiêng vách đá
Thấp thoáng lâu đài cổ
Ẩn hiện nhà thờ đức chúa Giêsu
Dấu ấn thời xa xưa
Lưu lại trên tượng đá
Đâu dấu tích của thời Trung cổ?
Đâu địa đạo dưới tầng sâu?
Rừng lipa gió thổi rì rào
Chồi non thay lá mới
Đi dạo giữa 
Kunvald êm đềm
Mà lòng ta bão nổi
Cồn cào bao ước mong …

 

 

Johan amos comenius 1592-1671.jpg
Czech2

 

 

Rừng bao la
Mênh mông rừng lipa
Ngọn gió thổi từ đâu phương xa?
Có phải thổi từ chiều sâu lịch sử?
Dấu ấn thời gian phôi pha
Trang đời như trang vở
Người thợ khéo để lại ngôi chùa
Cho khách thập phương ngưỡng mộ.

 

 

Czech 1

 

 

Người thầy giỏi gửi lại trang sách cuộc đời (2)
Cho cháu con ngàn năm tưởng nhớ.
Vị tướng để lại chiến công
Mở cõi, xây nền.
Con người và thiên nhiên
Lưu giữ những điều thiện ác
Bao thế kỷ đi qua
Trăm năm là khoảng khắc
Ta có gì đây để lại cho đời?

 

 

CâyPhongLipa1

 

 

Rừng bao la
Mênh mông rừng lipa
Ngọn gió thổi từ đâu phương xa?
Có phải thổi từ em mang theo nỗi nhớ?
Tháng năm muôn hoa đua nở
Hoa uất kim cương thắm đỏ
Hoa táo, hoa lê khắp rừng nở rộ
Mặt đất bừng sôi bao bông hoa cỏ
Nở vàng trên lối đi.
Cảnh sắc thiên nhiên say mê
Đằm thắm tình đời xao xuyến
Ai nhớ thương ai chân trời góc biển
Ai nhớ thương ai trang sách ánh đèn
Anh bồi hồi thương nhớ về em

Rừng bao la
Ruộng đồng bao la
Cây lúa Việt Nam
Cây tùng Trung Hoa
Cây bạch dương Nga
Cây phong Canada
Cây lipa Tiệp Khắc
Mỗi bước đi xa càng thêm yêu Tổ quốc
Trời nhân loại mênh mông.

(1) Cây lipa là cây phong, đây là loài cây rất phổ biến
ở Tiệp Khắc (Czech –Slovakia), Canada, Trung Hoa,…
(2) Nhà giáo
Jan Amos Komenský (1592-1670)
thành phố
Kunvald, nhà di truyền Gregor Johann Mendel
(1822 – 1884) ở thành phố Brno,
nước cộng hòa Séc

Giấc mơ thiêng dạo chơi cùng Goethe, đối với tôi là một kỷ niệm nhớ mãi.

Số lần xem trang : 15385
Nhập ngày : 21-07-2019
Điều chỉnh lần cuối : 21-07-2019

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 1(24-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 1(23-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 1(22-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 1(22-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 1(21-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 1(20-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 1(19-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 1(18-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 1(17-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 1(16-01-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007