Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1956
Toàn hệ thống 3876
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim



DẠY VÀ HỌC " Mỗi khi nhớ về Hà Nội là tôi lại nghe bài Hà Nội ngày trở về của nhạc sỹ Phú Quang, một bài hát hay tuyệt trong rất nhiều bài hay khác về Hà Nội. Hà Nội có quá nhiều bài hát hay về mình (hơn 100 bài) có vẻ như nhạc sỹ nào cũng muốn viết về Hà Nội thì phải. Và, với tôi, giọng hát của ca sỹ Kasim Hoàng Vũ hát về bài này, hay không thể tả nổi, có lẽ à cảm nhận cá nhân chăng?. Và…Hà Nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ, tôi vội vã trở về, lấy cho mình dù chỉ là chút bóng đêm trên đường phố quen, dù chỉ là một chiều sương giăng lối cũ, tôi bồi hồi khi chạm bóng cửa ô, như ngày xưa mỗi lần chạm vai gầy áo mẹ, ôi nỗi nhớ muôn đời vẫn thế…" Đây là một trích đoạn trong blog của Bùi Anh Tấn. Văn của anh hay sâu sắc và lặng lẽ, có hương vị thiền. Mấy phút thư giản, nghe nhạc Phú Quang và đọc bài "Chiếc áo mùa đông" của anh, thật thú vị... (xem tiếp)


CHIẾC ÁO MÙA ĐÔNG

Bùi Anh Tấn

Mỗi khi nhớ về Hà Nội là tôi lại nghe bài Hà Nội ngày trở về của nhạc sỹ Phú Quang, một bài hát hay tuyệt trong rất nhiều bài hay khác về Hà Nội. Hà Nội có quá nhiều bài hát hay về mình (hơn 100 bài) có vẻ như nhạc sỹ nào cũng muốn viết về Hà Nội thì phải. Và, với tôi, giọng hát của ca sỹ Kasim Hoàng Vũ hát về bài này, hay không thể tả nổi, có lẽ à cảm nhận cá nhân chăng?.

Và…
Hà Nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ, tôi vội vã trở về, lấy cho mình dù chỉ là chút bóng đêm trên đường phố quen, dù chỉ là một chiều sương giăng lối cũ, tôi bồi hồi khi chạm bóng cửa ô, như ngày xưa mỗi lần chạm vai gầy áo mẹ, ôi nỗi nhớ muôn đời vẫn thế…
May mắn lần này tôi ngụ tại một khách sạn nhỏ tại phố Cầu Gỗ, nằm trong khu phố cổ, trung tâm của Hà Nội nên rất tiện cho việc đi lại đây đó. Công việc và những cuộc nhậu nhẹt liên miên, vốn dĩ thường xảy ra mỗi khi tôi ra Hà Nội. Có cuộc nhậu bạn bè đón tiếp thân tình nhưng cũng có cuộc nhậu rất “đãi bôi” giữa người tiếp và người nhậu, mệt mỏi và chán ngán thay. Năm nào đôi lần ra Hà Nội tôi đều gặp phải trường hợp ấy, bạn và là bạn thân cũ còn nay chỉ là bạn thường. Tuy nhiên nếu ra mà không báo biết thì bị trách? Rồi gặp nhau vẫn ơ hờ, cũng có dăm ba người bạn Hà Nội mà tôi tưởng là “thân” nhưng té ra không thân, họ có một cách đón tiếp lẫn lẩn tránh mình rất hay, rất xã giao, rất “Hà Nội” đến nỗi sau này tôi quyết định xóa số điện thoại di động để không bao giờ phải gặp lại. Thật đáng tiếc.
Hà Nội đông về, gió lành lạnh. Ban ngày nắng hửng, trưa hơi nóng, nhưng tối lạnh, đi đâu mà phong phanh áo, gió len vào người lạnh chết đi được. Mặt hồ Gươm phẳng lặng, hàng cây ven hồ rũ lá, người đi quanh hồ tấp nập, rất đông vui, từ sáng đến tối lúc nào cũng người là người. Sáng sớm, dù mùa đông nhưng dòng người dậy tập thể dục đi bộ đông như bất tận, chưa kể, cứ cách dăm ba mét một nhóm cách bà các cô là đà múa tay vung chân đủ kiểu theo tiếng nhạc phát ra từ đài cátset, nhìn rất thú vị, người nước ngoài lố nhố đứng nhìn, chụp ảnh, có vào cô Tây còn đứng vào trong nhóm tập múa may theo. Tuy nhiên, tối đến, quanh hồ mới thật là đông và có những đôi tình nhân “bơ” thiên hạ, coi như chốn không người vẫn ngồi thoải mái âu yếm nhau. Quanh phố tôi ở còn náo nhiệt hơn, người là người, đông quá, làm tôi ngạc nhiên, hỏi mấy người bạn cho biết vì đây là khu phố cổ, trung tâm du lịch nên đông thế. Tuy nhiên từ ngày ra đến ngày về, chưa có một tối nào tôi được hòa vào đám người đi ngắm phố. Lý do: tối nào cũng xin ngất ngư rồi. Tuy nhiên vì lý do giữ sức khỏe, sáng nào tôi cũng nhỏm dậy, lang thang hòa mình vào dòng người đi tập thể dục quanh bờ Hồ, rất thú vị và thoải mái bởi bầu không khí lạnh, vừa đi vừa xít xoa lạnh, run tay vừa kéo khăn len che kín cổ, phương Nam nắng nóng làm sao mà có được như vậy?
Tôi sinh ra tại Hà Nội và theo cha vào Nam đến nay đã hơn 30 năm rồi, đã “Nam hóa” hoàn toàn, tuy thanh âm vẫn nói tiếng Bắc nhưng từ ngữ nói là miền Nam và tính cách người thành Nam bộ đã lâu. Tuy thế, thao thức trong tim vẫn là một tình yêu dành cho Hà Nội khôn nguôi, nó ẩn chìm đâu đó thành nỗi nhớ mà lâu lâu không quay lại Hà Nội thì nhớ điên lên được. Không đến nỗi xác xơ như Phú Quang viết bài hát, nhưng là một nỗi nhớ da diết thôi thúc tìm về Hà Nội mỗi dịp, một nỗi nhớ không tên, khó giải thích. Có lẽ vì thế mà tôi đã viết và in một cuốn tiểu thuyết về Hà Nội, Phố Ba nhà, cuốn tiểu thuyết mà ông Đại tá-nhà văn-Giám đốc Nhà xuất bản Công an Nhân dân (đời trước) khi nhận bản thảo, đọc xong, thì thào (trong điện thoại) mày có vấn đề gì với chế độ này không? Một kỷ niệm vừa bi vừa hài trong đời viết văn của tôi, không thể nào quên mà nó cũng phản ánh thái độ xuất bản của đất nước lẫn những người cầm bút hiện nay, thế mà người ta cứ gào thét đòi tác phẩm đỉnh cao, lẫn ra cả đống nghị quyết, chỉ thị….để chấn chỉnh, nhưng lâu lâu lại có một tác phẩm ra đời bị thu với những lý do rất vu vơ, thậm chí chả rõ lý do vì sao mà bị thu hồi, để lời những lời bàn tán rác tại những vỉ hè của lũ văn nghệ sỹ rỗi hơi (trong đó có tôi), sao thế nhỉ? Tác phẩm đỉnh cao ư, chắc là giấc mơ xa vời chứ không phải là mấy tiểu thuyết được giải năm nay của Hội nhà văn Việt Nam đầy tiếng e xèo, đấy là đỉnh cao chăng?
Mỗi sáng dạo quanh bờ Hồ, gọi là tập thể dục, sau đó mua một đống báo và tôi tại ngang một quán café duy nhất sát Hồ, để nhâm nhi ly café sữa, đọc báo, ngắm mặt hồ lạnh trong sớm mai mùa đông. Rất thú vị và, khá tốn tiền bởi thú tiêu khiển “hơi sang” này, tuy nhiên tự nhủ, kiếm tiền làm gì nếu không dùng đến, chẳng lẽ hóa vàng khi chết chăng? Thế rồi, sau mấy ngày loanh quanh tập thể dục sáng qua đền Ngọc Sơn tôi chú ý đến một chàng trai trẻ. Tuổi em có lẽ xấp xỉ hai mươi, gương mặt hiền lành lương thiện có phần e thẹn, tuy nhiên điều đáng chú ý là cả hai tay lẫn hay chân của em đều bị co quắp, tập nguyền. Em ngồi rúm ró trên chiếc xe lăn, phía trước là xấp báo bán và mỗi khi ai tới mua báo, em thật khó khăn lấy tiền ra trả. Nhìn rất tội, điều làm tôi xót xa là trời lạnh như thế, tôi khoác đến ba cái áo ấm, cổ quấn khăn mà đi vẫn thấy lạnh, trong khi em lại phong phanh một chiếc áo sơ mi trắng bạc màu. Ngày nào tôi cũng ghé qua chỗ em mua 2 tờ Thanh Niên, Tuổi Trẻ, thật ra sau đó lại phải đi kiếm quầy báo khác mua thêm bởi chỗ em bán không đủ báo, tuy nhiên vẫn mua chỗ em gọi là ủng hộ. Cho đến một hôn thấy trời lạnh quá mà em vẫn phong phanh, trên đường đi, tôi gặp một chỗ bán áo lạnh và đã chọn mua một chiếc áo ấm, cụt tay, màu đen, giá 50 ngàn đồng và quay lại, đưa cho em, nói, mặc vào, trời lạnh lắm. Khi về lòng bỗng thấy vui vui bởi mình đã làm việc thiện. Chiều ngồi nhậu với mấy ông bạn, buột miệng nhắc lại câu chuyện hôm sáng như một “lời khoe”, một ông bạn nhà văn quân đội, quân hàm lên đến đại tá đã “dội” cho tôi một gáo nước lạnh. Ông chỉ vớ vẩn, nó có bọn chăn dắt cả đấy, chúng nó cố ý bắt thằng bé phong phanh như vậy cốt để người ta thương mua báo, cho tiền. Ông rỗi hơi cho áo, phí tiền, phí cả lòng tôi. Tôi bỗng thấy mình như bịt tụt xuống một hố sâu thẳm, sao vậy nhỉ, lòng tốt mình đã bị lạm dụng sao? Câu chuyện nhậu rôm rả bàn qua chuyện lòng tốt bị lừa đời nay, nào là bạn bè lừa nhau, vợ chồng lừa nhau, cha con lừa nhau… cả thiên hạ đều lừa nhau. Miệng bỗng thấy đắng nghét. Mỉa mai thay nếu nói là tiếc 50 ngàn đồng nhưng buồn vì thấy lòng tốt của mình bị lạm dụng thôi. Cuộc sống vốn thế, vàng thau lẫn lộn, Sài Gòn tôi đang sống cũng vậy thôi. Nếu muốn biết, cuộc đời này xấu đến mức nào, sáng ra cứ đọc mấy tờ báo của ngành nội chính thì biết, đâm chém, giết người, tình tiền tù tội…hoa cả mắt. Mấy người bạn lớn tuổi, có gia đình, đã nói với tôi, không bao giờ dám cho con đọc mấy loại báo này, cũng như mấy tờ báo lá cải, suốt ngày bàn chuyện nhăng nhít tình yêu nghệ sỹ này diễn viên kia…nhưng làm sao ngăn nổi ở thời đại internet tòan cầu như hiện nay. Chỉ cần nhấp con chuột thôi, cả thế giới đến với bạn trong tích tắc. Có phải vì thế mà ngày nay nam thanh nữ tú người Hà Nội nói chuyện “tục” quá chăng? Tôi ăn bún trong chợ, hai mẹ con bà bán bún, người đẹp, phấn son cùng mình, nói chuyện với nhau cứ “địt mẹ”, “đếch, đéo…” (xin lỗi vì nói nguyên văn) ầm ầm rất thản nhiên, tôi kinh hãi gương mắt nhìn họ. Tại sao họ có thể nói chuyện tục tằn đến vậy cơ chứ, nói tục tĩu một cách bình thản đến ngạc nhiên. Vào quán nhậu, một cậu phục vụ đáng tuổi cháu mình, cầm xô đá đến, hỏi trỏng “đá không?”, tôi ngẩn người, nhất quyết không trả lời bởi câu nói vô lễ, thiếu đại từ như vậy, người bạn Hà Nội của tôi cười xòa, thôi anh ơi, ngoài này nó vậy đấy. Anh phải tự làm lấy đừng chờ ai. Vào quán phở Bát Đàn với hai cô bạn nhà văn, trong khi mình đang ngơ ngác loay hoay tìm ghế ngồi và chờ mua tô phở, bà bán nói như quát, xếp hành vào, cứ đứng đấy còn lâu mới có cái ăn. Qua một ngã tư đường, thấy mấy anh công an đang đứng xử lý sai phạm xe, bên này, một cặp thanh niên, dừng xe ngoác mồm chửi đông đổng sang phía bên kia, nghe chóng cả mặt. Không một lời cảm ơn hay xin lỗi từ ngày tôi ra Hà Nội đến khi tôi về, được nghe, thậm chí trên máy bay về Sài Gòn, giờ ăn nhẹ, ông bạn ngồi bên vô ý làm rơi miếng đu đủ lên đùi tôi. Tôi phải lấy khăn giấy lau quần, ông ta trơ mắt nhìn, vẻ mặt thản nhiên, không một lời xin lỗi hay xít xoa tỏ vẻ gì cả (hy vọng ông ta không phải là người Hà Nội). Trong thời gian công tác tại Hà Nội, những nơi đi-đến vì không biết đường, hỏi, được trả lời tận tình và mình cám ơn, thiên hạ trơ mắt nhìn tôi vẻ ngạc nhiên lắm, sao vậy nhỉ? Ngồi tại sân bay Nội Bài, vô tình gặp nhà giáo Vũ Hoàng Tuấn, con trai nhà văn Vũ Bằng, ông đã chia sẻ với tôi những cảm nghĩ ấy. Cháu không biết đâu, bác đi, vô tình đụng phải một cặp thanh niên nam nữ rất trẻ, đẹp. Thế là hai nam nữ nhảy xuống xe, nhìn bác, gào lên. Đồ mặt l. đi đứng như thế à. Nhà giáo Vũ Hoàng Tuấn cho biết, sau giải phóng, ông vào Nam được 26 năm, còn trước đó 2/3 cuộc đời ông gắn với Hà Nội. Hà Nội của ông mà một lần Nguyễn Tuân đi mua 2 cốc bia, vô tình chạm phải một thanh niên. Cậu thanh niên vội xin lỗi ông, Nguyễn quắc mắt, thét lên, dừng lại. Chàng trai ấp úng, cho cháu xin lỗi bác. Nguyễn, cậu vừa nói gì, dạ cháu xin lỗi bác. Nguyễn tiến tới, dúi vào tay chàng trai một cốc bia, cầm lấy đi cháu, từ sau giải phóng 1954, đây là lần đầu tiên bác được nghe hai chữ xin lỗi. Một câu chuyện phiến đùa mỉa mai của nhà giáo Vũ Hoàng Tuấn chăng hay là một sự thật cay đắng của nền văn hóa đạo đức đang xuống trầm trọng của chế độ XHNC “tốt lắm” kia mà. Nhà giáo Vũ Hoàng Tuấn nói vẻ ấm ức, người ta đang xây những ngôi nhà cao tầng, hớn hở khoe những chỉ số GDP tăng đều, những công trình này kia … nhưng người ta bỏ qua hẳn chuyện giáo dục đạo đức, văn hóa cho những thế hệ sau. Ngày xưa đi đâu chúng ta cũng thấy những khẩu hiệu trong giáo dục rất chính trị và ngày nay mới có những câu Nhất tự vi sư bán tự vi sư, Tiên học lễ hậu học văn trong một số ngôi trường mà một thời những câu này bị khép vào là phong kiến. Ừ, có dạy gì thì dạy nhưng yêu cha mẹ, kính thầy cô, giúp đỡ hàng xóm bạn bè vẫn là những yêu cầu tối quan trọng phải có với một đứa trẻ từ khi mới lên ba, chứ không phải chỉ có “yêu tổ quốc, yêu đồng bào” không đâu.
Tôi không có ý nói xấu Thủ đô Hà Nội hay người Hà Nội bởi cho đến nay tôi vẫn coi mình là người Hà Nội, nơi mình sinh ra, chôn rau cắt rốn. Tuy nhiên có một sự thật rằng, người Hà Nội hôm nay đang đánh mất đi nhiều nét văn hóa đẹp của đất kinh kỳ ngày xưa. Hà Nội của những phố nhỏ, ngõ nhỏ, nhà tôiở đó…đang thay da đổi thịt hàng ngày, vươn lên cùng tấm cao thế kỷ với sự kiện “giết chết” tỉnh Hà Tây cũ bằng sự sát nhập thằng em bé vào ông anh lớn, vui thật. Cứ tưởng rằng cứ to lớn tức là to lớn sao, để ngay sau đó tin báo chí cho biết, Hà Nội có tỉ lệ người mù chữ cao nhất cả nước. Buồn quá Hà Nội ơi, những nhà chính trị luôn có cái lý của họ, nhưng tôi, một kẻ sinh ra tại Hà Nội, mỗi khi nhìn, nghe, nghĩ về Thủ đô yêu dấu của mình, nhiều lúc lòng thấy quặn đau.
Hà Nội đang chuẩn bị đại lễ 1000 năm Thăng Long, thế nhưng được biết còn biết bao sự kiện ngổn ngang quanh đại lễ 1000 năm này và trận lụt thế kỷ vừa qua là một “điềm báo” với Thủ Đô chăng? Mong rằng Thủ đô của tôi sẽ càng ngày đẹp hơn.
Bữa nhậu sau với mấy người bạn khác, nghe tôi buồn rầu than thở chuyện chiếc áo, một ông bạn, cười nói. Làm việc tốt tức là tốt, đừng suy nghĩ sang những chuyện khác mà bận lòng. Một câu đơn giản, mang đầy ý niệm Phật giáo làm cho lòng tôi nhẹ nhõm hẳn, tỉnh ngộ đi nhiều điều. À, cuộc đời chỉ vậy thôi mà.
(TB: mấy hôm sau đi tập thể dục, tôi gặp lại em trai ấy. Em đã mặc một chiếc áo lạnh màu trắng, không phải chiếc áo tôi tặng em. Như vậy, xem ra chẳng có bọn “chăn dắt” nào cả, rất có thể người nhà em đã nhận ra sơ suất không đem áo lạnh cho em mặc, nên sau khi em đem áo lạnh tôi tặng về, thì gia đình vội mặc cho em áo ấm khác. Tôi đoán thế và hy vọng là mình đúng.
Chỉ có mỗi một cái áo 50 ngàn mà sao nói nhiều thế nhỉ?).
H

Số lần xem trang : 15432
Nhập ngày : 18-12-2008
Điều chỉnh lần cuối : 18-12-2008

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 1(24-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 1(23-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 1(22-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 1(22-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 1(21-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 1(20-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 1(19-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 1(18-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 1(17-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 1(16-01-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007