Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 59
Toàn hệ thống 3449
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

 

(Agroviet-17/9/2009): Theo một nghiên cứu mới được công bố của các nhà khoa học thuộc Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp Mỹ, châu chấu có thể truyền virus cho gia súc, ngựa và các loài động vật có móng khác.

Gần đây nhất năm 2006, tại vùng tây nam nước Mỹ đã xảy ra một dịch bệnh do virus. Loại virus này gây tình trạng mụn nước xuất hiện quanh miệng của gia súc khiến chính quyền các bang vùng tây nam phải tiến hành các biện pháp cách ly.

Barbara Drolet thuộc Phòng thí nghiệm nghiên cứu về các bệnh của động vật tại Laramie, Wyo., và Justin Derner thuộc một cơ quan nghiên cứu tại Cheyenne, Wyo. Cho biết các xét nghiệm cho thấy các cây trồng là nơi chứa đựng loại virus gây bệnh nói trên và cây cối tuyền virus này sang loài châu chấu.
Mặc dù loại virus trên hiếm khi gây tử vong, tuy nhiên virus này làm xuất hiện các mụn giộp gây khó chịu và đau đớn cho gia súc, ngựa và các loài động vật có móng khác. Khi bị bệnh, gia súc bị chảy nước miếng rất nhiều và virus này bị lây lan từ con này sang con khác. 
Để xem xét khả năng loài châu chấu bị hấp thu loài virus này từ các cây trồng bị nhiễm virus, Drolet và Derner đã lựa chọn 14 loại cây trồng mà loài châu chấu thường ăn. Trong phòng thí nghiệm, một số loại cây trồng có thể chứa đựng virus tới 24 tiếng đồng hồ. 
Các nhà khoa học cho 2 loại cây trồng nhiễm virus và 24 tiếng sau họ cho châu chấu ăn 2 loại cây trồng này. Châu chấu sau đó đã bị nhiễm virus. Kết quả này ủng hộ giả thuyết cho rằng quá trình lây lan loại virus nói trên từ châu chấu sang gia súc rồi từ gia súc sang châu chấu là hoàn toàn có thể.
Các nhà khoa học sau đó thử nghiệm một loại thuốc diệt châu chấu và nhận thấy bên cạnh tác dụng tiêu diệt loài châu chấu, thuốc diệt châu chấu còn làm virus nói trên không hoạt động, do đó làm giảm nguồn lây lan virus cho gia súc, từ đó hạn chế được dịch bệnh.
Nghiên cứu trên được đăng trên tạp chí Môi trường và Ứng dụng.
Linh Chi – Theo Sciencedaily

Số lần xem trang : 14982
Nhập ngày : 17-09-2009
Điều chỉnh lần cuối : 17-09-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Châu Phi đủ đất để nuôi cả thế giới(02-07-2009)

  Tháo chạy ồ ạt do biến đổi khí hậu(02-07-2009)

  Tốc độ gió đang giảm ở Mỹ(29-06-2009)

  Dùng cỏ xử lý nước rỉ rác (25-06-2009)

  Người công bố nhân bản vô tính cá trạch vừa đi xa (24-06-2009)

  Thêm một loài rệp gây hại cho cây trồng(23-06-2009)

  Nhân giống thành công loài thông chứa chất trị ung thư(22-06-2009)

  Các nhà khoa học vừa tìm thấy một loài thực vật có khả năng giả vờ mắc bệnh để đánh lừa bướm đêm tại Ecuador(22-06-2009)

  Robot có khả năng đọc được ý nghĩ của con người(15-06-2009)

  Trung Quốc tạo tế bào gốc lợn đầu tiên trên thế giới(03-06-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007