Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 48
Toàn hệ thống 4872
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

 

Để thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hoá thạch, người ta phải tìm mọi cách để có được nguồn năng lượng thay thế. GS Doriano Brogioli đề xuất (và đã được cấp bằng phát minh) một phương pháp mới, đơn giản đến bất ngờ và rất rẻ để tạo ra điện từ nước mặn và nước ngọt.

Hai hình bên trái là điện cực cacbon (điện cực âm màu đỏ và dương màu xanh lá cây) nhúng vào nước mặn. Khi thêm nước ngọt vào (hình bên phải), thế năng của hệ tăng lên và có thể dùng như một nguồn điện. Đó là phát minh của GS Brogioli, Trường ĐH Milano – Italia.

  

Có một phương pháp tạo ra điện vô cùng đơn giản. Trộn nước mặn và nước ngọt trong một bình chứa, cắm điện cực cacbon xốp (thường dùng để lọc nước và khí) là có thể sinh ra năng lượng tái tạo. rẻ tiền. Đó là công trình của Giáo sư Doriano Brogioli, Trường ĐH Milano–Bicocca , Italia.
 
 
Sản phẩm phụ chủ yếu của phản ứng là nước lợ có thể đổ lại xuống biển, GS Brogioli tường thuật phát minh của mình trong bài báo đăng trên Tạp chí “Physical Review Letters”.

Theo GS Brogioli, nếu phát triển tiếp ý tưởng này làm nguyên lý hoạt động cho một thiết bị sinh điện kiểu mới cho các hộ gia đình sống ven biển nơi có sẵn cả hai nguồn nguyên liệu là nước biển (mặn) và nước giếng, nước sông (ngọt), thì thiết bị ấy có khả năng sinh ra điện với công suất 1 kW, đủ dùng cho một gia đình.

Nhà khoa học về vật liệu học Yury Gogotsi, Trường ĐH Drexel tại Philadelphia rất hưởng ứng, cho rằng ý tưởng này hoàn toàn khả thi tuy mới ở giai đoạn phát triển ban đầu. Cần phải nghiên cứu kỹ và mất nhiều công sức hơn nữa mới biến nó thành một thiết bị có thể xử lý vài mét khối nước khi vận hành.

Brogioli giải thích quan niệm của ông là ngược với cách người ta vẫn dùng để khử mặn cho nước, theo đó phải tiêu thụ điện để tách ion muối ra khỏi nước biển. Vì thế, khi ông đổ nước ngọt lẫn với nước mặn - tức là làm ngược với quá trình khử mặn - thì sẽ sinh ra điện khi các ion khuếch tán vào nước.

Về nguyên lý, đầu tiên nước mặn được bơm vào một bể chứa có sẵn hai điện cực cacbon tích điện. Các ion muối gồm ion natri mang điện dương và clo mang điện âm bị hút vào một bề mặt của điện cực cacbon trái dấu. Tiếp đó, bơm nước ngọt vào bể chứa và các ion muối lại từ điện cực khuếch tán ra để hoà lẫn vào nước ngọt. Giống kéo giãn một sợi dây cao su, việc kéo ion muối ra khỏi điện cực tích điện sẽ tạo ra trong hệ một năng lượng – đó là thế năng dùng để “lôi” các ion ra khỏi điện cực, làm năng lượng của hệ tăng lên, một lượng bằng thế năng của cac ion. Brogioli viết: ông đã lắp đặt một “thiết bị” thu năng lượng, trị giá… 3 đôla để mua than hoạt tính làm điện cực, có 2 dòng nước mặn và ngọt chảy lien tục và tính toán, nó sinh ra nguồn điện tương đương điện thu được khi quay một tuabin thuỷ điện từ con thác cao 100 mét.

Từ những năm 1970, người ta đã khai thác các cách thu năng lượng từ nước mặn. Nhưng các phương pháp này phần nhiều sản sinh ra năng lượng từ dòng nước chảy qua màng bàn thấm có lỗ cực nhỏ để tách nước ngọt ra khỏi nước mặn.

Việc chế tạo và bảo quản màng đắt tiền hơn so với các nguồn năng lượng tái tạo khác. Vì thế, các phương pháp này không ai chú ý đến cho tới gần đây, những tiến bộ về vật liệu học và sự quan tâm đến năng lượng tái tạo đã khiến người ta quay lại với các nghiên cứu như thế này, Gogotsi nói. 

Cửa sông Cửu Long - một cửa sông có thể cung cấp điện tương đương một con thác 225 mét.

Một thiết bị hoạt động theo phương pháp của Brogioli chắc chắn cũng sẽ được hoan nghênh ở những vùng cửa sông đổ ra biển. Theo tính toán của Gogotsi, mỗi cửa sông khi đổ ra biển thì việc hoà nước sông vào nước biển tạo ra một lượng điện tương đương một ngọn thác 225 mét. Nếu được khai thác bằng một thiết bị thích hợp thì nó sẽ bổ sung vào nguồn năng lượng tái tạo khác như năng lượng mặt trời và năng lượng gió, những nguồn năng lượng giống nhau ở chỗ cùng không mất tiền mua.

Ông nói: “Để thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hoá thạch, người ta phải tìm mọi cách để có được nguồn năng lượng thay thế”.

Tuấn Hà - Vietnamnet (Tổng hợp từ ScienceNews.cm vn)

 

Số lần xem trang : 14917
Nhập ngày : 05-09-2009
Điều chỉnh lần cuối : 05-09-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Thảm kịch cá voi tại Nam Phi(02-06-2009)

  Rầy lạ hại lúa ở một số tỉnh phía Bắc(01-06-2009)

  Mất an toàn lương thực nếu diện tích đất trồng lúa giảm(01-06-2009)

  Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư tới tòa án lương tâm quốc tế(11-05-2009)

  Phòng bệnh đạo ôn trên cây lúa(08-05-2009)

  Nông dân Ninh Thuận thiệt hại hàng tỉ đồng do mưa trái mùa (08-05-2009)

  Rác thải trên quỹ đạo(06-05-2009)

  Nông nghiệp Việt Nam: Mục tiêu Công Nghiệp hóa... khó thành!(06-05-2009)

  Cây trồng biến đổi gen mang lại hiệu quả kinh tế!(27-04-2009)

  "Cây nhân tạo” hấp thu khí thải(23-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007