Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 35
Toàn hệ thống 2841
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Cây trong tự nhiên đã sinh trưởng, phát triển theo mùa vụ dưới tác động của thời tiết, khí hậu; chúng ta có thể xem xét tốc độ tăng trưởng thông qua đo chiều dài các đốt cành tăng trưởng/năm hay lớp vòng vanh thân/năm khi cắt ngang thân gỗ. Điều này gợi mở hướng nhiên cứu sâu, đánh giá sự biến đổi khí hậu toàn cầu thông qua nghiên cứu các vòng thân của cây cổ thụ trong rừng tự nhiên.

 

Như vậy, cây đã cảm nhận được sự biến đổi khí hậu. Nghiên cứu sau cho thấy cây đang "vội vàng" chạy trốn khi khí hậu toàn cầu thay đổi, còn con người ? Phải chăng "muốn chinh phục thiên nhiên phải tuân theo những qui luật của nó". Bài "cây chạy trốn biến đổi khí hậu" là một thông tin thú vị cho một hướng nghiên cứu.

 Cây chạy trốn thay đổi khí hậu

Trong một thế kỷ qua, nhiều loài cây ở Mỹ đã dịch chuyển hàng trăm km về phía Bắc do không chịu được hiện tượng tăng nhiệt độ do hiệu ứng nhà kính gây nên.

Cơ quan bảo vệ rừng Mỹ khẳng định, với tốc độ đó, những cây gỗ quý ở Mỹ như bulô vàng có thể tới biên giới phía bắc Canada trước năm 2100. Các nhà khoa học của cơ quan này vừa công bố một nghiên cứu cho thấy 40 loài cây quan trọng tại hơn 30 bang phía đông của Mỹ đã di chuyển về phía bắc.

Nhiều nghiên cứu về sự di cư của thực vật trước đây được tiến hành dựa trên mô hình giả lập máy tính nên vẫn có người hoài nghi về mức độ chính xác của chúng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, các nhà khoa học tìm hiểu sự phân bố của hạt và cây ở từng vĩ độ dựa trên các dữ liệu mới nhất của Cơ quan bảo vệ rừng Mỹ.

Chris Woodall, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu rằng phát hiện lại một lần nữa xác nhận mối liên hệ giữa tình trạng thay đổi khí hậu và sự dịch chuyển của các cánh rừng. “Đó không còn là sự phỏng đoán, mà là sự thật đã được chứng minh”, ông nói.

Chris và cộng sự nghiên cứu dữ liệu về 15 loài cây ở miền bắc nước Mỹ, 15 loài ở miền nam và 10 loài ở cả hai miền. Họ tìm hiểu mật độ phân bố hạt, cây dưới 20 tuổi và cây trên 20 tuổi ở từng vĩ độ rồi so sánh các dữ liệu với nhau.

Kết quả cho thấy 11 trong số 15 loài ở miền bắc dịch chuyển hơn 20 km (tính trung bình) so với các vĩ độ cũ của chúng. Trong số những loài “bắc tiến” có tuyết tùng trắng, đoạn, thích, tần bì đen, dương lá rung và bulô vàng. Các cây đoạn và thích di chuyển xa nhất (khoảng 50 km).

“Đây là lần đầu tiên tình trạng dịch chuyển của nhiều loài cây trong một vùng địa lý rộng lớn được nghiên cứu một cách nghiêm túc. Điều có ý nghĩa nhất là nó đã chỉ ra vai trò của thay đổi khí hậu đối với sự di cư của thực vật”, Mark Schwartz, một nhà sinh học của Đại học California (Mỹ), phát biểu. Mark không tham gia nghiên cứu của nhóm Chris.

Khả năng di cư của một loài phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn, quả của cây tuyết tùng là món ăn ưa thích của chim dẻ cùi. Vì thế mà ở những nơi có nhiều chim dẻ cùi, quả tuyết tùng không thể phát tán xa. Trong khi đó, hạt của cây dương, thích, tần bì đủ nhẹ để bay theo các cơn gió.

Khả năng di chuyển cực cao của hạt cho phép một số loài “bắc tiến” với tốc độ nhanh hơn dự đoán của Cơ quan bảo vệ rừng Mỹ. “Miền bắc bang Pennsylvania và miền nam bang New York là những nơi có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tần bì trắng. Chúng là nguyên liệu để sản xuất gậy bóng chày. Vì thế mà nhiều người dân tại hai bang đó sẽ rất buồn nếu chúng di cư lên phía bắc”, Dan Botkin, một chuyên gia sinh thái của Đại học California (Mỹ), nhận xét.

Minh Long (theo National Geographic)

Số lần xem trang : 14911
Nhập ngày : 20-02-2009
Điều chỉnh lần cuối : 09-03-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  "Cây nhân tạo” hấp thu khí thải(23-04-2009)

  Đề xuất cách chấm điểm nhà khoa học(21-04-2009)

  Cách mạng xanh mới: Hãy đầu tư cho nông nghiệp và Công nghệ (17-04-2009)

  Áp lực khiến loài người tiến hoá nhanh hơn(13-04-2009)

  Công nghệ lấy điện năng ... từ cây(31-03-2009)

  Thành phố siêu sạch tại Đan Mạch(16-03-2009)

  Giải pháp phát triển ngành điều Việt Nam(06-03-2009)

  Giống mía có triển vọng rải vụ tại vùng mía Sóc Trăng(05-03-2009)

  Vì sao ruộng mía cháy? (03-03-2009)

  Câu chuyện của người tự học(26-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007