Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 61
Toàn hệ thống 4821
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Theo Cục Bảo vệ thực vật, hiện nay ở tỉnh Tây Ninh đã xuất hiện loài sâu hại mới trên cây sắn (khoai mì), có tên gọi là rệp sáp bột hồng.

 

 

 

Rệp sáp bột hồng trên lá sắn
Rệp sáp bột hồng trên lá sắn

Đây là loại sâu hại nguy hiểm, khó phòng trừ trên cây sắn ở nhiều nước trên thế giới và khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là đối tượng sâu hại mới, lần đầu xuất hiện ở nước ta.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, rệp sáp bột hồng có khả năng lây lan rất nhanh (qua hom giống, phát tán theo gió, trôi theo nguồn nước, bám dính trên cơ thể động vật, người, công cụ và phương tiện vận chuyển…) và có nguy cơ gây hại nghiêm trọng làm giảm năng suất, chất lượng sắn.

Trước tính chất nguy hiểm và nguy cơ gây hại nghiêm trọng nói trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công điện khẩn số 10/CĐ-BNN-BVTV đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh và Cục Bảo vệ thực vật khẩn trương tiêu hủy nguồn rệp sáp bột hồng xuất hiện trên cây sắn tại tỉnh Tây Ninh.

Bộ đề nghị tỉnh Tây Ninh điều tra phát hiện những khu vực trồng sắn có biểu hiện nhiễm rệp sáp hồng; khoanh vùng và tiêu hủy toàn bộ cây sắn (mì) ở khu vực bị nhiễm rệp, đồng thời nghiêm cấm vận chuyển thân, lá, củ sắn từ vùng bị nhiễm đi nơi khác. Tỉnh Tây Ninh cần huy động nguồn lực, bố trí cán bộ có chuyên môn hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp tiêu hủy, cũng như theo dõi giám sát toàn bộ diện tích trồng sắn; thực hiện hỗ trợ nông dân có diện tích bị rệp gây hại phải tiêu hủy.

Đối với Cục Bảo vệ thực vật cần tăng cường tập huấn, hướng dẫn cán bộ bảo vệ thực vật tỉnh Tây Ninh các biện pháp tiêu hủy an toàn, hữu hiệu, xác định các loại thuốc bảo vệ thực vật đặc hiệu để sử dụng cho công tác tiêu hủy và khống chế dịch hại. Ngoài ra, Cục tăng cường công tác kiểm dịch thực vật, ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của rệp sáp bột hồng theo hom giống và các sản phẩm sắn qua biên giới; ngăn chặn vận chuyển hom giống, sắn tươi từ vùng nhiễm sang vùng khác.

 
Theo Vietnam+

 

Số lần xem trang : 14917
Nhập ngày : 09-07-2012
Điều chỉnh lần cuối : 23-07-2012

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Đề xuất cách chấm điểm nhà khoa học(21-04-2009)

  Cách mạng xanh mới: Hãy đầu tư cho nông nghiệp và Công nghệ (17-04-2009)

  Áp lực khiến loài người tiến hoá nhanh hơn(13-04-2009)

  Công nghệ lấy điện năng ... từ cây(31-03-2009)

  Thành phố siêu sạch tại Đan Mạch(16-03-2009)

  Giải pháp phát triển ngành điều Việt Nam(06-03-2009)

  Giống mía có triển vọng rải vụ tại vùng mía Sóc Trăng(05-03-2009)

  Vì sao ruộng mía cháy? (03-03-2009)

  Câu chuyện của người tự học(26-02-2009)

  Cây chạy trốn biến đổi khí hậu(20-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007