Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 265
Toàn hệ thống 3232
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Hỏi: Tôi có cây sung hoàng hoa (mọc ở bờ sông) về trồng làm cảnh được khoảng 5 tuổi, hiện gốc có đường kính khoảng 10cm, cao 1,2m, nhiều cành lá đã được tạo dáng Bonsai đẹp nhưng không có quả. Xin cho hỏi có phải cây sung đó không có quả hay chưa có quả và làm thế nào thì mới ra quả?

Trả lời: Sung là cây thân gỗ lâu năm có tên khoa học là Ficus glomerata Roxb. var. chittagonga King), thuộc chi Ficus, họ dâu tằm (Moraceae). Sung ưa đất ẩm, nhiều ánh sáng, thường mọc hoang ở những nơi như bờ sông, bờ suối, khắp các vùng đồng bằng, ven chân rừng ở những nơi hợp thủy.

Cái mà người ta gọi là quả thực ra đó là tập hợp của nhiều hoa nhỏ bên trong tạo thành quả giả hình trái lê, bên ngoài có lớp lông mịn, cuống ngắn. Hoa lớn dần, vỏ từ màu xanh chuyển sang màu đỏ thẫm, chín và rụng rất nhanh, có mùi thơm hấp dẫn. Quả thường mọc từng chùm trên thân và những cành không mang lá đã hóa gỗ. Sung có nhiều loại, phổ biến nhất ở nước ta là sung vè, sung xanh, sung nòi…cũng có những giống không cho quả, có giống khó ra quả nếu không được tác động bàn tay con người.

 Trong chi Ficus, cây vả (Ficus auriculata Lour.) cũng có quả ăn được, tương đối giống cây sung, nhiều người lầm lẫn. Nhiều người không sành đã mua phải những cây sung cảnh bán rong trên đường phố mặc dù cây còn nhỏ mà sai chi chít quả, về nhà vài ngày mới phát hiện ra là nghệ thuật gắn keo con voi.

Cây sung nhà bạn trồng được 5 năm rồi, gốc to, thân cao, nhiều cành mà không ra quả có thể do những nguyên nhân sau đây:

+ Có thể giống này không cho quả: Bạn hãy quan sát kỹ trên lá, nếu lá to hình mũi giáo, lá non có lông cả 2 mặt, lá già cứng, nhẵn, trên lá thường có những mụn nhỏ (do con sâu thuộc họ Psyllidae ký sinh) gọi là “vú sung” thì sớm muộn gì cây cũng sẽ cho quả, nếu không thấy các đặc điểm nêu trên thì có thể là giống không cho quả hoặc khó ra quả. Trong trường hợp này bạn nên tìm những cây sung đã cho quả chiết lấy cành hoặc lấy quả chín gieo trồng và tạo cây bonsai mới nếu muốn chơi sung như một biểu tượng của sự no đủ, tốt lành và may mắn (sung nở hoa).

+ Nếu có các đặc điểm như nêu ở trên (đúng là giống sung cho quả), muốn cho sung ra quả có thể làm theo những cách sau:

- Ngừng tưới nước cho cây 15-20 ngày, vặt bỏ hết lá trên cây. Sau đó cây sẽ ra một đợt lá mới và hình thành nụ hoa và ra trái (khoảng 3 tháng). Mùa hoa thường từ tháng 6-8, mùa quả tháng 9-11, do vậy nên làm vào cuối mùa xuân.

- Dùng dao khía vài nhát vào thân cây cho chảy nhựa (khứa vừa đến phần gỗ), chỗ gần gốc cây sẽ kích thích cây ra hoa, ra quả.

- Nếu trồng trong chậu thì nên thay chậu to hơn, thay từ 1/2 đến 2/3 đất mới có bổ sung phân vi sinh, bít các lỗ thoát nước lại, ngưng tưới nước hoàn toàn cho tới khi cây rụng hết lá, khía thêm vài nhát nơi thân nhẵn, sau 2-3 tháng cây sẽ thay lá mới và sẽ ra, ra quả.

+ Sau mỗi đợt ra quả bạn cần bón bổ sung một lượng phân NPK, tưới nước thường xuyên cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, mã quả đẹp theo ý muốn. Khi quả đã rụng hết còn lại cùi hoa bám vào thân cây mẹ, sang năm từ cùi hoa này sẽ đâm ra những chồi hoa mới, tiếp tục cho quả. Nếu cắt bỏ những cùi hoa này thì cây sẽ không tự mọc ra chồi mới ở vị trí đó nữa, quả sung sẽ mọc ra ở những chỗ mới nơi thân đủ già, ngày càng lên cao nên mất cân đối và rất xấu. Vì vậy, khi thay chậu không được cắt bỏ các cùi hoa này. Muốn hoa ra chỗ khác cũng nên khía nhẹ như đã nói ở trên.

+ Nếu do chăm sóc nhiều, lá sung to, dày nên không đẹp, muốn làm cho lá nhỏ lại, khi mầm lá nẩy ra được 2-3 lá, bạn dùng tay bấm bỏ ngọn làm cho mầm lá chùn lại không phát triển, lá sẽ già đanh nhỏ lại chỉ bằng ngón tay cái. Tiếp tục theo dõi khi thấy mầm ở các mắt lá cứ nhú ra độ 1-2 lá, lại tiếp tục bấm bỏ ngọn một vài lần như thế, những ngọn ra lần sau sẽ nhỏ lại, chờ cho lá già thẫm lại, tiếp tục chăm bón bình thường.

             Công Hào

Số lần xem trang : 15065
Nhập ngày : 23-12-2008
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  VAI TRÒ CỦA KALI ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 8/5/2009) (08-05-2009)

  BẢO TỒN CÁ QUÝ TRONG AO CÁ BÁC HỒ (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009)

  CHẾ BIẾN THỊT QUẢ CÀ PHÊ LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009)

  MÁY GẶT ĐẬP "MADE IN HAI TÍNH" (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009)

  MÁY CUỘN ÉP RƠM LÚA CER5070 (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009)

  HAI GIỐNG DƯA CHUỘT LAI MỚI CHO CHẾ BIẾN (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009)

  "CHA ĐẺ" CÁ CHÌNH BÔNG ĂN NỔI (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009)

  CÁCH CHO VŨ SỮA RA TRÁI SỚM (Báo NNVN - Số ra ngày 6/5/2009) (06-05-2009)

  SẼ CÓ TIÊU CHUẨN CHO NGƯỜI NUÔI CÁ TRA, CÁ BA SA (Báo NNVN - Số ra ngày 6/5/2009) (06-05-2009)

  TỰ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÓC GIỐNG (Báo NNVN - Số ra ngày 6/5/2009) (06-05-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007