Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 276
Toàn hệ thống 3038
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Theo thống kê của ngành nông nghiệp Bình Định, hiện nay có hơn 120 ha mặt nước đã được ngư dân ở các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát thả giống nuôi giống tôm thẻ chân trắng trong niên vụ 2009.

 

Từ năm 2003, sau vài mô hình nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân trắng thành công, bên cạnh những diện tích quy hoạch nuôi tôm trên cát, ngư dân Bình Định còn khai thác nhiều diện tích nuôi tôm ở những vùng triều ven đầm, vùng cửa sông chuyển hướng sang nuôi tôm giống tôm này. Theo nhiều hộ nuôi đã nhiều năm thu được hiệu quả cao thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công của tôm thẻ chân trắng là con giống sạch bệnh, khoẻ mạnh, môi trường đảm bảo và đặc biệt hiện nay thị trường tiêu thụ đang “ăn” mạnh loại tôm này.

Về xã Mỹ An (Phù Mỹ), địa phương có nhiều diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, khi trò chuyện với chúng tôi, vẻ mãn nguyện vẫn còn hiện rõ trên gương mặt của những ngư dân ở đây. Ông Nguyễn Văn Khả, một chủ nuôi cho biết: “Vụ nuôi 2008 đối với những hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở đây là vụ bội thu, năng suất bình quân đạt từ 10-11 tấn/ha.

Riêng gia đình tôi có 2.000m2 mặt nước, thu hoạch được gần 5 tấn tôm. Chưa bao giờ người nuôi tôm ở Mỹ An đạt được năng suất cao đến vậy. Những năm trước, giá thương phẩm của tôm thẻ chân trắng thường thấp hơn giá tôm sú nhưng nay giá của 2 loại tôm này là bằng nhau và thị trường xuất khẩu ngày càng “ăn” mạnh loại tôm thẻ chân trắng vì chúng được đánh giá là sạch bệnh, dư lượng kháng sinh rất ít và phát triển đều con”.

So sánh của người nuôi tôm thì hiệu quả kinh tế của tôm thẻ chân trắng cho cao hơn tôm sú vì để có 1 tấn tôm sú thương phẩm người nuôi phải mất từ 1,5 đến 1,8 tấn thức ăn tinh, trong khi đó để có 1 tấn tôm thẻ chân trắng người nuôi chỉ mất từ 1,3 đến 1,5 tấn thức ăn. Mặt khác, thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng ngắn hơn nhiều so với nuôi tôm sú (khoảng 80-90 ngày) nên khi nguồn nước “kịp” ô nhiễm thì tôm đã thu hoạch nên độ an toàn nuôi tôm thẻ chân trắng là rất cao, ít bị “gãy gánh giữa đường” như tôm sú.

Tuy nhiên, để nuôi thành công tôm thẻ chân trắng, người nuôi không thể nuôi theo kiểu “phó mặc” như kiểu nuôi truyền thống mà phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật. Ông Trần Văn Phúc - Phó GĐ Trung tâm Khuyến ngư Bình Định cho biết: “Sự nghiêm ngặt phải được tuân thủ ngay từ khâu cải tạo ao. Ao nuôi phải được cải tạo khô. Tiếp đến, nguồn nước phải được xử lý thật tốt từ việc bón phân, gây màu rồi mới thả con giống. Tôm giống phải đạt kích cỡ 12 và phải có chứng nhận kiểm dịch của ngành thuỷ sản.

Đối với những diện tích nuôi trên cát thì người nuôi có thể thả nuôi vào tháng 2 với mật độ từ 80-100 con/m2, đối với những diện tích nuôi ở những vùng đầm thì lịch thả nuôi phải chậm lại vào đầu tháng 3 với mật độ thấp hơn, từ 60-80 con/m2. Chế độ cho tôm ăn không cần lượng đạm cao như tôm sú mà chỉ cần từ 30-35% là đạt yêu cầu. Trong quá trình nuôi, cần bổ sung cho tôm các loại chất khoáng, men, vitamin tăng cường sức đề kháng cho tôm và tăng khả năng hấp thụ thức ăn của chúng”.

Không chỉ có người nuôi, mà cả nhà quản lý ở Bình Định cũng không thể thờ ơ với phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng đang phát triển mạnh như hiện nay, nhất là trong việc quy hoạch vùng nuôi. Ông Phúc cho biết thêm: “Những diện tích nuôi ở các vùng triều ven đầm Thị Nại (TP Quy Nhơn), đầm Đề Gi (Phù Cát)… thì tôm thẻ chân trắng chỉ được nuôi ở những vùng cao triều, phù hợp với điều kiện nuôi bán thâm canh và thâm canh. Vùng nuôi phải được bố trí độc lập và phải cùng thả nuôi cùng loại tôm thẻ chân trắng. Và, điều quan trọng nhất là hệ thống cấp thoát nước phải tránh được tình trạng ô nhiễm".

Võ Đình Thung

Số lần xem trang : 15102
Nhập ngày : 05-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  TỰ LÀM BẾP NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI (Báo NNVN - Số ra ngày 5/5/2009) (06-05-2009)

  BỆNH NẤM PHỔI Ở VỊT (Báo NNVN - Số ra ngày 5/5/2009) (06-05-2009)

  THUỐC TRỪ CỎ ĐỘT PHÁ CỦA BAYER (Báo NNVN - Số ra ngày 5/5/2009) (06-05-2009)

  KHẢO NGHIỆM GIỐNG GÀ SAO VÀ GÀ AI CẬP Ở BÌNH ĐỊNH (Báo NNVN - Ra ngày 5/5/2009) (06-05-2009)

  MỘT GIỐNG LÚA CÓ THÂN PHẬN KỲ LẠ (Báo NNVN - Số ra ngày 4/5/2009) (06-05-2009)

  ĐBSCL: GIỐNG XOÀI ÚC ĐẮT HÀNG (Báo NNVN - Số ra ngày 4/5/2009) (06-05-2009)

  GIỐNG LÚA THUẦN BC - 15 TẠO ĐƯỢC TIẾNG VANG LỚN (Báo NNVN - Số ra ngày 4/5/2009) (06-05-2009)

  SẢN XUẤT KHOAI TÂY GIỐNG TRÊN CAO NGUYÊN MỘC CHÂU (Báo NNVN - Số ra ngày 4/5/2009) (06-05-2009)

  CHỦ ĐỘNG TRỪ RẦY NÂU HẠI LÚA XUÂN CUỐI VỤ (Báo NNVN - Số ra ngày 27/4/2009) (27-04-2009)

  Mento 170 - Giống dưa chuột bao tử thế hệ mới (Báo NNVN - Số ra ngày 27/4/2009) (27-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007