Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1457
Toàn hệ thống 3171
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

Kính thưa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,
Kính thưa Chủ tịch Hội đồng học hàm Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
Kinh thưa các vị khách quốc tế,
Kính thưa các thầy các cô giáo,
Kính thưa các quí vị, các đồng nghiệp,
Các bạn sinh viên, học sinh thân mến, 

Trước hết tôi xin bầy tỏ tấm lòng cảm kích của tôi với Nhà nước và Chính phủ đã tổ chức buổi lễ mừng công hôm nay với một tấm lòng trân trọng và chân thành. Tôi cũng thực sự cảm động khi nhận thấy niềm vui, niềm tự hào của giải thưởng Fields đã được chia sẻ với đồng bào khắp nơi trên cả nước. Bắt gặp sự hân hoan, niềm tự hào trong mắt các bạn học sinh, sinh viên có mặt trong buổi lễ ngày hôm nay, làm sự hân hoan, niềm tự hào của cá nhân tôi được nhân lên nhiều lần.
Lần đầu tiên, giải thưởng Fields, giải thưởng quan trọng nhất của toán học được trao cho một nhà toán học xuất thân và có quốc tịch của một nước đang phát triển. Sự kiện này có thể sẽ tạo tiền đề cho một sự thay đổi lớn, về chất, cho toán học Việt Nam nói riêng, công tác nghiên cứu khoa học nói chung. Ít nhất đây là cái mà cá nhân tôi, và rất nhiều nhà khoa học và nhà quản lý khoa học có tâm huyết, rất hy vọng. Nhưng trước khi nói về tương lai, tôi nghĩ chúng ta nên điểm lại quá khứ, để tìm hiểu xem cái gì là nguyên nhân, những nhân tố tích cực nào đã đưa đến thành công ngày hôm nay.
Tôi sinh ra trong chiến tranh chống Mỹ và lớn lên trong hoàn cành kinh tế khó khăn của thời kỳ hậu chiến. Tuy không ai thích thú chuyện ôn nghèo kể khổ, ta vẫn không thể không nhớ lại những yếu tố lập thành con người ta, cả về thể xác lẫn tinh thần. Ngay khi còn bé, tôi đã hiểu rằng bố mẹ phải nhịn ăn, nhịn mặc để nuôi tôi khôn lớn. Gần hai mươi năm trở lại đây, tôi sinh sống ở nước ngoài, rất lâu ở Pháp, gần đây ở Mỹ. Tiếp xúc nhiều với cuộc sống ở nước ngoài, tôi có hiểu ra một điều rằng, tuổi thơ của tôi và các bạn cùng lứa tuổi, có thể thiệt thòi hơn về chuyện ăn, chuyện chơi, nhưng về chuyện học tập thì hoàn toàn không, thậm chí theo một nghĩa nào đó, tôi còn có nhiều điều kiện thuận lợi đặc biệt. Sinh ra trong một gia đình trí thức truyền thống, việc học hành của tôi luôn là ưu tiên số một của bố mẹ. Có lẽ vì bố mẹ đều là những nhà khoa học, niềm ham mê khoa học, giá trị tuyệt đối của tri thức đã ngấm vào máu tôi từ lúc nào mà không biết. Trong hầu hết các gia đình Việt Nam, việc học hành rất được coi trọng, nhưng tình yêu tri thức, yêu khoa học, thì theo ý kiến chủ quan của tôi vẫn là chuyện hiếm.
Điều kiện thuận lợi đặc biệt nữa cần kể đến là tuổi học trò của tôi đã được cộng đồng toán học Việt Nam nuôi dưỡng. Tôi hiểu cộng đồng toán học theo nghĩa rộng, từ thầy Tôn Thân giáo viên chuyên toán trường Trưng Vương, đến thầy cô khối chuyên toán A0 trường Đại học Tổng hợp, cho đến nhiều nhà toán học trẻ vào thời đó đã dạy tôi với tất cả sự tâm huyết của mình, hoàn toàn vô tư trong hoàn cảnh kinh tế vô cùng khó khăn của lúc ấy. Tôi không thể kể hết tên các anh, các thầy nhưng xin lấy ví dụ thầy Phạm Hùng khối chuyên toán. Tôi đến học thầy trong căn buồng 8 mét vuông, lúc nào cũng nghi ngút mùi thuốc bắc vì thầy hay đau ốm. Nhưng thù lao duy nhất thầy Hùng nhận từ bố mẹ tôi đôi khi chỉ là cân đường, là vỉ thuốc bổ. Trong cộng đồng toán học Việt Nam, việc người đi trước nắm tay người đi sau là một chuyện tự nhiên. Gần đây, do có cọ xát với một số ngành khoa học khác, tôi mới sực hiểu ra rằng, tinh thần thương yêu, đoàn kết của cộng đồng toán học Việt Nam là một cái gì rất hiếm hoi, đáng quí. Khoa học của nước ta nói chung, và toán học nói riêng, chưa có một vị trí xuất sắc trên thế giới, nhưng nếu không có tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau, cùng với tinh thần nghiêm khắc, không bao che cho những yếu kém về học thuật, thì toán học Việt Nam cũng như các ngành khoa học khác, sẽ không có bất kỳ một cơ hội nào để tiến bộ.
Cái may mắn đặc biệt tiếp theo là việc được Chính phủ Pháp cấp học bổng để sang Pháp học đại học. Là một sinh viên nước ngoài, nhưng trong suốt quá trình học tập ở Pháp, chưa lần nào tôi cảm thấy bị kém ưu tiên hơn so với sinh viên Pháp. Ngược lại, chính ông trưởng khoa toán trường Sư phạm Paris nơi tôi học, đã khuyên tôi đi làm luận án tiến sĩ với GS Laumon, một trong những nhà toán học Pháp xuất sắc nhất, và thuyết phục ông Laumon nhận tôi làm học trò. Ông Laumon là người đã giúp tôi từ một cậu sinh viên thích học toán trở thành một nhà toán học chuyên nghiệp. Ông là một người thầy tuyệt vời, trong số 6, 7 người học trò của ông, tính đến nay đã có hai giải thưởng Fields và gần đây nhất, cô học trò trẻ nhất của ông đã được phong làm giáo sư đại học Harvard khi cô chưa đầy 30 tuổi. Trưởng thành trong nhóm khoa học do ông Laumon và một vài đồng nghiệp của ông lãnh đạo, không chỉ có tôi và anh Lafforgue, người được giải thưởng Fields vào năm 2002, còn có rất nhiều nhà toán học trẻ xuất sắc khác. Ôn lại thời gian này, tôi hiểu được sự quan trọng và sức mạnh của những nhóm nghiên cứu khoa học, kết hợp những nhà khoa học có tên tuổi, có kinh nghiệm, có hiểu biết trong nhiều lĩnh vực khác nhau, với những sinh viên nghiên cứu sinh tràn trể hăng say khoa học. Tôi thực sự hạnh phúc khi giải thưởng Fields tuy trao cho cá nhân tôi, nhưng cũng đem lại một sự vinh dự xứng đáng cho cộng đồng toán học Pháp.
Từ hơn ba năm nay, tôi có cái may mắn hiếm có được làm việc ở Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton. Viện được thành lập từ những năm 30 và là nơi Albert Einstein làm việc hơn 40 năm. Ngoài một số nhỏ những giáo sư cơ hữu của Viện, hầu hết là những nhà toán học, vật lý hàng đầu của thế giới, Viện thường xuyên có rất nhiều những nhà khoa học trẻ đến làm việc trong thời gian từ một đến hai năm, sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ. Ngoài nguồn hỗ trợ tài chính rất lớn từ Chính phủ Mỹ cũng như từ các tổ chức tư nhân và các cá nhân, cách tổ chức công việc hiệu quả của Viện là cái rất đáng để học tập. Sau 50 năm, tức là một khoảng thời gian không lớn so với lịch sử khoa học, Viện đã trở thành lá cờ đầu của toán học và vật lý lý thuyết và đã đóng một vai trò rất lớn cho sự hình thành của trường phái toán học Mỹ mà vào thời điểm hiện tại, vẫn đóng vai trò số một không thể bàn cãi. Nếu không có thời gian làm việc ở Princeton, rất có thể công trình Bổ đề cơ bản sẽ chưa hoàn thành vào thời điểm này. Ngoài ra, nhờ vào sự tiếp xúc với những nhà toán học thiên tài như Langlands, tôi đã xác định được rõ ràng chương trình nghiên cứu tiếp theo của mình sau khi Bổ đề cơ bản đã hoàn thành.
Từ trải nghiệm ở Pháp cũng như ở Mỹ, tôi hiểu ra rằng môi trường học thuật lành mạnh là điều kiện tiên quyết cho sự trưởng thành của các nhà khoa học trẻ. Môi trường khoa học lành mạnh chính là nơi học thuật và đạo đức trong học thuật được luôn được xếp ở vị trí đầu tiên, cùng với sự bình đẳng giữa các nhà khoa học, không phân biệt già trẻ, cũng như sự tự do tuyệt đối trong nghiên cứu khoa học.
Cuối cùng, tôi xin nhắc đến một con người, một nhà khoa học, và một người bạn lớn của Việt Nam. Khi còn là sinh viên Henri Van Regemorter đã tham gia phong trào đấu tranh của sinh viên Pháp phản đối chính sách thực dân ở Đông dương. Sau này, ông đã qua Việt Nam nhiều lần và trở thành một người bạn thân thiết của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng và đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông là người sáng lập ra Ủy ban hợp tác khoa học kỹ thuật Pháp Việt. Tôi có cái may mắn được sống trong ngôi nhà của ông nhiều năm và học được rất nhiều từ con người của ông. Ông không bao giờ nói dài như tôi đang làm, nhưng qua việc làm của ông, tôi hiểu rằng, nhiệm vụ của nhà khoa học không chỉ đơn thuần là làm chuyên môn, mà còn bao gồm việc đem đến cho những người trẻ tuổi, không kể đến nguồn gốc xuất xứ, không nhất thiết là người thân, cái cơ hội để tiềm năng của họ được phát triển, trong khoa học và rộng hơn là trong cuộc sống. Đấy là điều tôi muốn nói với những nhà khoa học Việt Nam, những nhà quản lý, và với tất cả những người làm cha, làm mẹ.
Hiện trạng khoa học và giáo dục của chúng ta chưa được như chúng ta mong đợi, nhưng ý thức của mỗi người và sự cố gắng của Nhà nước, của Chính phủ qua những quyết sách đúng đắn và dũng cảm, chính là tiền đề cho một sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Cuối cùng, xin chúc các bạn trẻ đang lắng nghe tôi có đủ niềm tin và sự say mê để đi hết con đường mà mình đã chọn.
Xin cảm ơn sự chú ý của quí vị. 
GS Ngô Bảo Châu

(
Đăng theo đúng bản email của PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ gửi) 

Số lần xem trang : 15159
Nhập ngày : 01-09-2010
Điều chỉnh lần cuối : 01-09-2010

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Việt Nam học

  Dạy và học 25 tháng 7(25-07-2021)

  Dạy và học 24 tháng 7(24-07-2021)

  Dạy và học 23 tháng 7(23-07-2021)

  Dạy và học 22 tháng 7(22-07-2021)

  Dạy và học 21 tháng 7(21-07-2021)

  Dạy và học 20 tháng 7(20-07-2021)

  Dạy và học 19 tháng 7(18-07-2021)

  Dạy và học 18 tháng 7(18-07-2021)

  Dạy và học 17 tháng 7(17-07-2021)

  Dạy và học 16 tháng 7(16-07-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007