Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 446
Toàn hệ thống 3963
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Hỏi: Hiện tượng xoăn lá cà chua có phải bệnh khảm hay không? Làm sao phân biệt được với bệnh khảm? Vết bệnh trên lá có phải là bệnh thán thư không? Bệnh TYLCV là gì?

 

Trả lời:

 1. Hiện tượng xoăn lá cà chua không phải là bệnh khảm. Xoăn lá xảy ra do virus còn bệnh khảm xảy ra do nấm (hoặc vi khuẩn).

Bệnh xoăn lá rất dễ nhận ra: Biểu hiện của bệnh là làm lá và ngọn cà chua bị xoăn lại (giống như phi - dê) và cây không phát triển được tiếp theo. Bệnh thường xuất hiện vào các vụ có thời tiết nóng như hè thu và xuân hè – chính là bệnh vàng xoăn lá virus hay TYLCV, sẽ được trình bày cụ thể ở câu dưới.

Bệnh khảm lá thường xuất hiện trên lá, với nhâững đốm đen trên lá, làm hỏng bộ lá, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng quả.

 2. Vết bệnh trên lá với những đốm đen, thường xuất hiện vào mùa mưa ở miền Nam hoặc vụ đông, đông xuân ở miền Bắc đó là bệnh sương mai, hoặc bệnh đốm vi khuẩn…, không phải bệnh thán thư.

3. Bệnh TYLCV (Tomato yellow leaf curve virus - bệnh xoăn đầu, bệnh hủi…) là bệnh do virus gây ra. Biểu hiện của bệnh là lá và đỉnh ngọn cà chua bị xoăn lại (chính là hiện tượng ở câu 1), cây không phát triển được tiếp theo, tùy vào giai đoạn cây biểu hiện bệnh mà ảnh hưởng đến năng suất và có thể gây thất thu. Bệnh thường biểu hiện vào các thời điểm có nhiệt độ, ẩm độ cao như hè, xuân hè ở miền Bắc, mùa khô ở miền Nam.

Bệnh được lây lan do môi giới truyền bệnh là con bọ phấn trắng và bọ trĩ.

Phòng trừ: Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh do virus gây ra, để phòng bệnh ta dùng thuốc Actara để diệt trừ các môi giới truyền bệnh.

Một biện pháp hữu hiệu được áp dụng là sử dụng các giống cà chua có khả năng kháng được chủng virus này, điển hình là giống Savior của Cty Syngenta Việt Nam.

KS. Đinh Minh Tiên

Số lần xem trang : 15235
Nhập ngày : 16-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  VỀ BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA XUÂN 2009 (Báo NNVN - Số ra ngày 21/4/2009) (21-04-2009)

  BỆNH TÔM (Báo NNVN - Số ra ngày 21/4/2009) (21-04-2009)

  SẢN XUẤT GIỐNG CÁ RÔ ĐỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 20/4/2009) (20-04-2009)

  Xác định tương tác kiểu Gene với môi trường cho việc xây dựng cơ cấu giống lúa mới cho ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2009) (20-04-2009)

  THUỐC LÁ BIẾN ĐỔI GEN CÓ PROTEIN CHỐNG HIV (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009)

  TRỒNG LÚA CHO CÁ ... PHÁ, THU LÃI CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009)

  LÀM GÌ ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT VỤ HÈ THU? (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009)

  Một số lưu ý về kỹ thuật canh tác giống mía ROC22 (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009)

  HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ TINH CỌNG RẠ TẠI VIỆT NAM (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009)

  Cam đỏ Cara Cara trồng thành công ở Việt Nam (Báo NNVN - Số ra ngày 14/4/2009) (14-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007