Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 191
Toàn hệ thống 2110
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Lên núi Cấm vãn cảnh ít ai không ghé ngang nhà ông Nguyễn Văn Tùng (Ba Tùng) ở ấp Vồ Đầu, xã An Hảo (Tịnh Biên, An Giang), để thưởng thức hương vị ngọt ngào của quả quýt hồng nổi tiếng.

 

Đến đây, ngắm hàng trăm cây quýt ra trái oằn sai cũng làm cho du khách mê đắm vào không gian tươi mát của núi rừng. Khách còn được tự tay hái lấy những quả chín đầu mùa thưởng thức, một thú du sơn đầy hấp dẫn mà ai có dịp đến ắt khó bỏ qua.

Vượt trên sỏi đá

Theo lời ông Tùng (chủ vườn quýt), những năm chiến tranh biên giới Tây Nam nhà ông nằm dưới chân núi Cấm lánh nạn. Sang năm 1979, khi cuộc chiến vừa ngơi tiếng súng ông đã cùng vợ con bồng bế lên vồ Bà trên đỉnh núi để giữ đất ông bà để lại. Bằng sức người, hàng ngày ông tự cõng cây, cõng gạo lên đây tạo lập cơ nghiệp. Thoạt đầu, cả mấy ha đất ông chỉ trồng được một vài loại cây tạp nhạp giá trị kinh tế thấp nhưng chịu được hạn của vùng núi sỏi như xoài, mít, chuối.

Những năm ấy, sáu tháng mùa nắng vấn nạn thiếu nước sinh hoạt cho sơn dân vùng núi Cấm trở nên cấp bách, gay go; nước tưới tiêu lại càng khan hiếm nên các loại cây trồng đều cho năng suất thấp. Vài năm sau khi cây su hào thích nghi được với đất núi thì phong trào trồng su hào nở rộ. Lúc đó ông cũng tham gia trồng và kiếm được kha khá đồng lời nuôi cả nhà. Ít năm sau do có quá nhiều người trồng nên su hào rớt giá thê thảm và nó đã không còn là cây trồng chủ lực trên ngọn núi này.

Nhu cầu chuyển dịch cây trồng đáp ứng yêu cầu “ba trong một” - vừa sống được trên đất sỏi, đạt năng suất và có giá trị kinh tế cao lại đặt ra gay gắt. Trước thách thức của thực tiễn cuộc sống khiến ông Ba Tùng phải nhiều đêm thức trắng, suy tư. Rồi một dịp tình cờ đã giúp ông đổi đời. Ông Tùng kể: “Lúc suy nghĩ đến quẫn trí chưa biết phải trồng cây gì thì một ngày nọ tôi ngồi thơ thẩn bên vách đá chợt thấy năm cây quýt tự mọc sau hè nhà mà bà vợ mua trái từ chợ về ăn rải hạt đã cho trái đầu mùa, bẻ ăn thử thấy ngọt bưng cả miệng không kém quýt hồng Lai Vung. Từ đó tôi quyết định phải nhân giống loại cây này để phát triển kinh tế gia đình”.

Để thực hiện quyết tâm làm giàu từ cây quýt, gia đình ông Tùng bảy nhân khẩu đã bỏ gần chục năm dài cải tạo đất và làm thuỷ lợi vùng núi. Nhớ lại hành trình chinh phục sỏi đá tìm nguồn nước cho nửa năm mùa nắng, ông Tùng tâm sự: “Sống trong cái khó buộc phải ló cái khôn. Dân vùng núi Cấm ngày đó miệt mài tìm cách khai thác những con ô, khe suối để có nước sinh hoạt. Nhiều người bắt đầu nghĩ đến chuyện khoan giếng để trữ nước tưới tiêu. Song, do đặc thù vùng núi nên nước ngầm nơi có, nơi không. Những con suối, con ô thiên tạo chỉ đáp ứng được nước cho những hộ có nhà nằm thấp hơn nó. Còn những căn nhà nằm cao ngất trời trên đỉnh núi như tôi thì gần như… bó gối!”. Tuy nhiên, với ý chí bền gan vượt khó ông Tùng chẳng chịu đầu thua.

Cha con ông Tùng bắt tay vào việc đào giếng trữ nước. Để hiện thực hoá mô hình trồng quýt hồng trên núi đá, hai người con trai lực lưỡng cùng ông Tùng lao vào làm việc cật lực. Công trình đào giếng trữ nước mất nhiều năm dài. Nhiều lần sắp bỏ cuộc, ông lại thúc các con cố gắng vượt qua. Sau bao năm đào núi, phá đá xây hồ, những bàn tay lao động cần mẫn của cha con ông Tùng trở nên chai sạn. Đổi lại, công trình hồ treo chứa hàng chục mét khối nước nằm cao hơn 700m so mực nước biển của gia đình ông cũng đã hoàn thành.

Mô hình độc nhất miền Tây

Ban đầu, ngoài việc chiết cành nhân giống từ 5 cây quýt sẵn có bên hông nhà, ông Tùng còn lặn lội xuống tận Vĩnh Long, Lai Vung (Đồng Tháp) tìm mua quýt tiều (hay quýt hồng Lai Vung) về trồng thử. Ông kể: Do chưa biết thế nào nên tôi chỉ dám mua có 10 gốc giống loại chiết nhánh. Đặt trồng được vài năm thì quýt cho trái. Thấy thân cây còn nhỏ tôi ngắt bỏ hết trái không thu hoạch để dưỡng cây. Vài mùa sau, cả quýt ươm hạt và chiết cành bắt đầu cho trái oằn sai. Nhìn vườn quýt trải rộng một màu vàng ông Tùng mừng như sắp… bắt được vàng.

Chỉ 150 gốc quýt thu hoạch vụ đầu ông Tùng đã “ẵm” trên 60 triệu đồng tiền lời. Kết quả bước đầu như tiếp thêm sức lực, ông vận động cả gia đình ra sức bó cành nhân giống và đến nay ông đã sở hữu trên 1.500 gốc quýt hồng vị ngọt mê ly. Ngoài việc bán quýt trái, ông Tùng còn làm bầu cây giống bán cho hàng trăm nông dân ở vùng Thất Sơn đến mua. Chỉ tính riêng việc bán giống ông đã thu về vài chục triệu đồng mỗi năm. Hiện lợi nhuận từ 500 gốc quýt cho trái cũng đã cho ông hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Tới đây, khi cả ngàn gốc quýt của ông đều cho thu hoạch, chỉ cần vài vụ là ông Tùng có thể trở thành “tỷ phú nhà vườn”.

Ông Tùng tâm sự: “Tôi sẵn sàng chia sẻ kỹ thuật cho bà con trồng, nhưng thú thật là trồng quýt trên đất núi không đơn giản chút nào. Miệt mài dày công lắm mới có thể có kết quả tốt, còn lơ tơ mơ thì… thua”. Trên núi Cấm hiện chưa có ai trồng được quýt cho năng suất cao, ngọt và làm giàu như ông Ba Tùng.

Nhắc đến vườn quýt độc đáo của ông, anh Chau Kanh - Chủ tịch Hội nông dân xã An Hảo - khoe: “Đó là vườn quýt tuyệt chiêu, chưa đâu có thể sánh bằng. Chúng tôi đang nghiên cứu để nhờ ông Ba hợp tác chuyển giao kỹ thuật trồng cho nhiều nông dân. Xã sẽ lên đề án phát triển kinh tế vùng Thất Sơn từ cây quýt. Chúng tôi còn tính đến chuyện xây dựng thương hiệu cho trái quýt hồng núi Cấm. Nhân rộng được mô hình này chắc chắn người dân Bảy Núi sẽ đổi đời. Khi đó, khách phương xa không chỉ biết đến núi Cấm là ngọn núi cao nhất miền Tây, mà ở đó còn có những vườn quýt trĩu cành nổi tiếng thơm ngon và xuất khẩu ra nước ngoài nữa chứ!”.

Từ một nông dân với hai bàn tay trắng, ông Tùng đang từng bước trở thành tỷ phú vùng cao nhờ “chung thuỷ” với cây quýt hồng nổi tiếng nhiều thập niên qua. Nhờ ý chí bền gan cùng sỏi đá, cha con ông Ba Tùng đã làm nên điều kỳ diệu trên đỉnh Cấm Sơn này.

 

Số lần xem trang : 15053
Nhập ngày : 12-12-2008
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  THỦY SẢN VIỆT NAM LÀ NGÀNH HỘI NHẬP KHÁ SỚM (Báo NNVN - Số ra ngày 1/4/2009) (02-04-2009)

  TẠO RA GIỐNG THUỐC LÁ NGĂN NGỪA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Báo NNVN - Số ra ngày 1/4/2009) (02-04-2009)

  TRUNG QUỐC: LẠI TÌM RA GENE GIÚP LÚA ĐẠT SIÊU NĂNG SUẤT (Báo NNVN - Số ra ngày 31/3/2009) (02-04-2009)

  QUY TRÌNH BÓN PHÂN NPK CHO LÚA HT Ở ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 30/3/2009) (02-04-2009)

  CẦN KIỂM SOÁT RẦY PHẤN TRÊN KHOAI TÂY VÀ CÀ CHUA (báo NNVN - Số ra ngày 30/3/2009) (30-03-2009)

  NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI LÀM GIẢM BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Báo NNVN - Số ra ngày 30/3/2009) (30-03-2009)

  KỸ THUẬT NUÔI GÀ SIÊU HIỆU QUẢ Ở NHẬT BẢN (Báo NNVN - Số ra ngày 30/3/2009) (30-03-2009)

  TS Nguyễn Thị Lưu - đồng tác giả LVN 99: Họ coi thường bản quyền tác giả quá! (Báo NNVN - Số ra ngày 27/3/2009) (30-03-2009)

  Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ nông nghiệp ở Lâm Đồng (Báo NNVN - Số ra ngày 26/3/2009) (30-03-2009)

  PHÂN BIỆT THỎ ĐỰC VÀ THỎ CÁI (Báo NNVN - Số ra ngày 26/3/2009) (30-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007