Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 270
Toàn hệ thống 3726
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Tìm được cây con mới, chuyển đổi tập quán canh tác, người Dao đỏ (Thanh Phán) xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh đã nhanh chóng ra khỏi danh sách xã nghèo thuộc diện 135. Người đưa giống con mới về nuôi tại địa phương là bác Lý Tài Thông, cựu Bí thư Đảng ủy xã, người Dao đầu tiên ở Quảng Ninh nuôi nhím, làm giàu.

 

Bác Lý Tài Thông kể: Quê chúng tôi đi theo quốc lộ 279 từ thị trấn Trới qua đèo Hạ My là sang tỉnh Bắc Giang. Tôi làm Bí thư Đảng ủy xã từ năm 1991 đến năm 2007 được nghỉ hưu. Xã tôi là xã miền núi với trên 500 hộ gia đình trong đó 95% là dân tộc Dao, trước năm 2000 xã thuộc diện nghèo 135, ít đất canh tác, thuộc thượng nguồn rừng phòng hộ hồ Yên Lập, năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo toàn xã 35,2%, trình độ dân trí thấp.

Là xã nghèo thuộc diện 135 được nhà nước hỗ trợ qua các chương trình 135; 134; 120, Dự án FAO… số tiền tài trợ trong 5 năm gần đây lên tới 30 tỷ đã tạo cơ sở hạ tầng của địa phương được xây dựng, nhiều hộ gia đình được tiếp cận với cách làm ăn mới, đường giao thông thuận lợi, nông dân nắm bắt thị trường chuyển đổi tìm cây con giống mới có giá trị kinh tế cao đưa vào nuôi trồng sản xuất nhờ đó phong trào xóa đói giảm nghèo ở địa phương có hiệu quả, đến nay còn dưới 10% hộ nghèo, xã Tân Dân chúng tôi đã ra khỏi danh sách xã nghèo diện 135, được Chính phủ tặng bằng khen, Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng 3.

Là cán bộ đảng viên, tôi đọc sách báo, nghe đài, xem ti vi, được đi tham quan các mô hình làm kinh tế giỏi, về vận động cán bộ đảng viên và nhân dân địa phương học tập làm theo các mô hình. Mình là cán bộ phải gương mẫu đi đầu, làm mô hình để bà con học tập. Biết tỉnh Bắc Giang có phong trào nuôi nhím đạt hiệu quả kinh tế cao, tôi quyết định nuôi nhím và vận động một số hộ cùng nuôi. Thế nhưng ngay từ đầu đã gặp khó khăn, người Kinh nuôi nhím không sao, còn người dân tộc Dao chúng tôi ngày xưa coi nhím là loại quái vật, loài ăn đêm.

Ai ban ngày thấy nhím thì phải mời thầy cúng cao tay đến cúng, nếu không sẽ gặp họa lớn cho gia đình. Khi gia đình tôi đưa nhím về nuôi, vận động mãi chỉ có 6 hộ làm theo, đó là vào năm 2003. Tôi lên tận Sơn La mua được đôi nhím giống (vì kinh tế gia đình còn hạn hẹp nên chỉ đủ tiền mua một đôi). Nuôi được ít lâu chẳng may con nhím đực sổng chuồng, vợ chồng tôi định bán con nhím cái không nuôi nữa. Nhưng suy đi tính lại mình là cán bộ vận động nhân dân nuôi nhím nay lại bỏ cuộc thì không được. Thế là tiếp tục nuôi, phối giống phải nhờ con nhím đực của hộ gia đình khác. Kiên trì vượt qua khó khăn tôi và một số hộ nuôi nhím đã có kết quả, đến năm 2007 gia đình tôi đã có nhím bán thu được 66 triệu.

Tôi dùng một số tiền thu được tìm mua các dòng nhím khác để lai tạo đàn giống. Năm 2008 tôi bán được 111 triệu tiền nhím, năm 2009 bán được 170 triệu, hiện nay gia đình tôi có đàn nhím gần 50 con. Ngoài nguồn thu từ bán nhím gia đình còn có thu nhập từ trồng rừng, chăn nuôi gà vườn, bán rau. Năm 2009 tổng thu nhập của gia đình khoảng 200 triệu, bình quân 65 triệu/người/năm. Nhờ phát triển kinh tế gia đình tôi xây dựng được nhà ở khang trang, xây chuồng trại chăn nuôi, mua sắm tiện nghi trong gia đình và đầu tư cho các con ăn học. Tôi có 5 người con đều học hết lớp 12, trong đó có 2 người có trình độ đại học.

Không chỉ gia đình tôi nuôi nhím thành công, thu được kinh tế cao, mà đã xóa đi được hủ tục lạc hậu ở địa phương, hiện đã có 45 hộ trong xã nuôi nhím, nhiều hộ có quy mô đàn nhím lớn hơn gia đình tôi. Ngoài nuôi nhím trong xã còn có nhiều hộ nuôi lợn rừng, lợn lửng có giá trị kinh tế cao, gia đình nào cũng nuôi gà thả đồi, nhiều hộ có trang trại lớn.

Chính vì tiếp cận được thị trường, giờ đây người Dao chúng tôi không còn lúng túng trước câu hỏi trồng cây gì nuôi con gì? Chúng tôi đã bước đầu tìm được những giống vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế, xóa dần tập quán canh tác lạc hậu ở địa phương, tiến tới sản xuất hàng hóa lớn, tạo thu nhập cao cho các gia đình, như câu chuyện nuôi nhím của người Dao chúng tôi.

NGHIÊM THỊ HẰNG

Số lần xem trang : 15098
Nhập ngày : 11-11-2005
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  TẠO RA GIỐNG THUỐC LÁ NGĂN NGỪA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Báo NNVN - Số ra ngày 1/4/2009) (02-04-2009)

  TRUNG QUỐC: LẠI TÌM RA GENE GIÚP LÚA ĐẠT SIÊU NĂNG SUẤT (Báo NNVN - Số ra ngày 31/3/2009) (02-04-2009)

  QUY TRÌNH BÓN PHÂN NPK CHO LÚA HT Ở ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 30/3/2009) (02-04-2009)

  CẦN KIỂM SOÁT RẦY PHẤN TRÊN KHOAI TÂY VÀ CÀ CHUA (báo NNVN - Số ra ngày 30/3/2009) (30-03-2009)

  NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI LÀM GIẢM BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Báo NNVN - Số ra ngày 30/3/2009) (30-03-2009)

  KỸ THUẬT NUÔI GÀ SIÊU HIỆU QUẢ Ở NHẬT BẢN (Báo NNVN - Số ra ngày 30/3/2009) (30-03-2009)

  TS Nguyễn Thị Lưu - đồng tác giả LVN 99: Họ coi thường bản quyền tác giả quá! (Báo NNVN - Số ra ngày 27/3/2009) (30-03-2009)

  Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ nông nghiệp ở Lâm Đồng (Báo NNVN - Số ra ngày 26/3/2009) (30-03-2009)

  PHÂN BIỆT THỎ ĐỰC VÀ THỎ CÁI (Báo NNVN - Số ra ngày 26/3/2009) (30-03-2009)

  BỆNH MAREK Ở GÀ (Báo NNVN - Số ra ngày 26/3/2009) (30-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007