Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1556
Toàn hệ thống 4144
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

Vị trí của Việt Nam

 

CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 9. Việt Nam Tổ Quốc tôi; Người phát minh chữ viết tiếng Việt Ngày 20 tháng 9 năm 1977, Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc. Ngày 20 tháng 9 năm 1891, Xe hơi đầu tiên chạy bằng xăng được trình bày tại Springfield, Massachusetts, Hoa Kỳ. Ngày 20 tháng 9 năm 1946 , Liên hoan phim Cannes đầu tiên khai mạc. Năm này 11 điện ảnh đoạt Cành cọ vàng, hồi đó được gọi “Giải thưởng lớn”. Bài chọn lọc ngày 20 tháng 9: Việt Nam Tổ Quốc tôi; Người phát minh chữ viết tiếng Việt; Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi;  Trầm tích ngọc cho  đời; Từ Hiếu trà sớm với người hiền;Phan Thiết có nhà tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bay qua giấc mơ Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-20-thang-9/

 

 

NGƯỜI PHÁT MINH CHỮ TIẾNG VIỆT
Hoàng Kim
CNM365 Ông Alexandre de Rhodes là người phát minh ra chữ viết tiếng Việt, báu vật vô giá muôn đời của dân tộc Việt Nam.

Ông Alexandre de Rhodes là người gốc Do Thái, sinh ngày 15 tháng 3 năm 1591 tại Avignon trong gia đình một nhà buôn tơ lụa. Ông là nhà ngôn ngữ học thông thạo nhiều thứ tiếng nên đã “lần ra, nhận biết, phân biệt và ghi lại bằng ký hiệu thích hợp những âm thanh khác nhau, đôi khi rất gần gũi, vì thế dễ đánh lừa, trong tiếng Việt”. Ông cũng là một trong những linh mục dòng Tên đầu tiên đến Việt Nam truyền đạo công giáo từ năm 1626. Đến năm 2016, đã tròn 390 năm khai sinh tiếng Việt và 71 năm sau ngày chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập và vận động toàn dân học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ năm 1945 và, 41 năm sau ngày Việt Nam thống nhất 1975.

 

Banmai3

 

Hiện nay có lẽ là thời gian phù hợp để chúng ta gạn đục khơi trong, lưu danh ông  Alexandre de Rhodes trên những viên tảng đá tưởng niệm tại vườn hoa Tao Đàn thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác để tỏ lòng biết ơn chân thành đối với người đã phát minh ra chữ Quốc ngữ, ông Alexandre de Rhodes.

Alexandre de Rhodes và chữ Quốc ngữ

Theo tiến sĩ Alain Guillemin, Viện Nghiên cứu Xã hội học Địa Trung Hải, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Pháp, bản dịch của Ngô Tự Lập đăng tại Viet- Studies 2011 (1), Alexandre de Rhodes đến Hội An khoảng tháng 3 năm 1626. Sau đó đã cùng giáo sĩ dòng Tên Pedro Marques đến Thanh Hóa để giúp đỡ giáo sĩ dòng Tên người Ý Giuliano Baldinotti vốn gặp khó khăn trong việc học tiếng địa phương. Việc giảng đạo này chẳng bao lâu bị gián đoạn vì tin đồn rằng họ làm gián điệp. Alexandre de Rhodes bị chúa Trịnh Tráng quản thúc tại Hà Nội vào tháng Giêng 1630, sau đó bị trục xuất vào tháng 5 năm 1630. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes không thể quay lại Nam Kỳ, vì có thể bị nghi là gián điệp của Đàng Ngoài, nên đã trở lại Macao, nơi ông đã dạy thần học gần 10 năm trước. Trong khoảng thời gian 1640 -1645, ông đã dẫn đầu bốn chuyến đi đến Nam Kỳ, hầu hết các chuyến đi này đều trong sự bí mật vì sự thù ghét của chính quyền địa phương. Ông đã bị trục xuất khỏi Nam Kỳ ngày 3 tháng 7 năm 1645, sau đó đến Macao dạy tiếng Việt cho những người kế nhiệm là Carlo della Roca và Metello Sacano trước khi về lại nước Ý.

Khái quát bối cảnh Việt Nam thời đó: Theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim (2), ở Đằng Ngoài, năm đinh mão 1627, chúa Trịnh Tráng nhân khi nhà Minh đang chống nhau với nhà Thanh, họ Mạc ở Cao Bằng thì về hàng, nên đã kiếm cớ xuất quân đánh chúa Nguyễn ở phương Nam lần thứ nhất. Đến năm 1630 chúa Trịnh Tráng xuất quân đánh chúa Nguyễn Phúc Nguyên lần thứ hai, sau khi chúa Nguyễn theo kế Đào Duy Từ, trả lại sắc phong cho vua Lê, chiếm nam sông Giang, đắp lũy Trường Dục để chống quân Trịnh. Ở Đằng Trong, các chúa Nguyễn đã bình định xong Chiêm Thành, đang bảo hộ Chân Lạp. Vùng đất Nam bộ lúc đó nằm trong sự tranh chấp Xiêm – Nguyễn. Nước Xiêm La (Thái Lan ngày nay) vua Phra Naroi dòng dõi nhà Ayouthia đang chiếm cứ phần lớn đất Chân Lạp, đã dùng một người Hi Lạp làm tướng. Người này xin vua Thái giao thiệp với nước Pháp, do đó năm 1620 sứ thần của Xiêm La đã sang bái yết vua Pháp Louis XIV ở điện Versailes. Các giáo sĩ người Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha cũng đang tranh giành ảnh hưởng theo ý đồ chính trị của mỗi nước thực dân tìm kiếm thuộc địa. Nhiều thế lực thực dân phương Tây và phong kiến phương Đông chăm chú nhiều đến vùng đất phương Nam ( Hoàng Kim chú dẫn).

Tại Roma, Alexandre de Rhodes báo cáo tinh hình cho Vatican, đề xuất hỗ trợ thành lập hội truyền giáo và vận động bổ nhiệm giám mục địa phương cho Đằng Ngoài và Đằng Trong. Ông rời Roma ngày 11 tháng 9 năm 1652 đến Thụy Sĩ và Pháp để tìm người và kinh phí cần thiết cho sự truyền giáo ở Việt Nam. Tại đây, ông đã gặp giáo sĩ dòng Tên Jean Bagot, vị cha cố có quan hệ rất rộng trong giới cầm quyền và là người đã từng làm lễ xưng tội cho vua Louis XIV. Ông tuyển mộ trong số các môn đệ của Cha Bagot một số tình nguyện viên đi Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Đặc biệt trong đó có François Pallu, người sẽ là một trong ba khâm mạng Tòa thánh được Giáo Hoàng bổ nhiệm năm 1658 cho các sứ mệnh ở châu Á. Đây cũng là hành động khởi đầu cho việc thành lập Hội truyền giáo hải ngoại Paris (MEP). Ông cũng xin được kinh phí cho Hội Ái hữu (SS), Do sự bất hòa giữa Giáo Hoàng, vua Bồ Đào Nha và các tổ chức truyền đạo nên ông bị thất sủng và được gửi đến Ba Tư vào tháng 11 năm 1654 và qua đời tại đây vào tháng 11 năm 1660.

Alexandre de Rhodes thông thạo nhiều thứ tiếng. Ông biết 12-13 thứ tiếng: ngoài tiếng Pháp và tiếng mẹ đẻ Provencal Ông thông thạo tiếng Latinh, Hy Lạp, Italia, Do Thái, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Canarin, Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Tư và tiếng Việt. Ông rất khiêm tốn và ham học hỏi. Ông nói “Thú thật là khi tôi đến Nam Kỳ và nghe tiếng nói của người bản địa, đặc biệt là phụ nữ, tôi cảm thấy như nghe tiếng chim hót líu lo và tôi mất hết hy vọng có ngày học được thứ tiếng ấy”. “Tôi ghi lòng tạc dạ việc này: Tôi học hàng ngày chăm chỉ hệt như trước đây học thần học ở Roma,…sau bốn tháng, tôi đã có thể nghe hiểu những lời xưng tội, sau sáu tháng, có thể giảng đạo bằng tiếng Nam Kỳ,…”. Chính vì thế ông đã ” lần ra, nhận biết, phân biệt và ghi lại bằng ký hiệu thích hợp những âm thanh khác nhau, đôi khi rất gần gũi, vì thế dễ đánh lừa…” của ngôn ngữ người Việt.

Hai cuốn sách của ông xuất bản ở Roma năm 1651 (Dictionarium Anamiticum Lusitanum et Latinum” và “Catechismus Pro iis qui volunt suscipere Batismum) là hai tác phẩm nền tảng, không thể thay thế, đặt cơ sở cho việc ký âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh và ngoài ra còn cho chúng ta biết được hình trạng tiếng Việt thế kỷ XVII cùng sự tiến hóa của nó. Một cuốn sách khác của ông (cuốn “Linguae Annamiticae seu Tunchinensis Brevis Declaratio”) có phần tóm tắt ngữ pháp 31 trang ở cuối, đã “đưa ra một tổng quan vắn tắt để bàn đến vấn đề từ loại trong tiếng Việt.” bao gồm: Chữ và âm tiết trong tiếng An Nam (Chương 1); Dấu thanh và các dấu của các nguyên âm (Chương 2); Danh từ, tính từ và phó từ (chương 3); Đại từ (Chương 4); Các đại từ khác (chương 5); Động từ (Chương 6); Các thành tố bất biến trong tiếng Việt (Chương 7); Một số thành tố của cú pháp (Chương 8). Đây là đóng góp đặc sắc của ông, không thể thay thế.

Giáo sĩ Lèopold Cadière, người rất am hiểu vấn đề đã viết về ông: “Mọi điều liên quan đến tiếng An Nam, phương ngữ Bắc Bộ và phương ngữ Nam Kỳ đều không phải là bí mật đối với ông… Ông còn cho chúng ta biết về thực trạng của tiếng An Nam cổ, những phong tục, tập quán ngày nay không còn và những thông tin mà chúng ta không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác… Thêm nữa, về nghĩa của các từ, cuốn sách là một sự đảm bảo tuyệt đối, những khái niệm ngữ pháp ông thêm vào cuốn từ điển cho thấy ông hiểu biết sâu sắc về cấu trúc đôi khi rất phức tạp và tinh tế của cú pháp An Nam” (Cadière, 1915, tr. 238-39 được trích dẫn bởi Alain Guillemin ). Alexandre de Rhodes bám rất sát thực tiễn ngôn ngữ của người Việt trong các tầng lớp xã hội khác nhau và đã phát triển hệ thống chữ Việt dùng chữ cái trên cơ sở kế thừa nhiều công trình trước đó, trong đó có cả di sản tiếng Nôm. Trên thực tế sự sáng tạo chữ Quốc ngữ là tinh hoa trí tuệ của rất nhiều người mà công đầu là Alexandre de Rhodes.

Hồ Chí Minh và sự truyền bá chữ Quốc ngữ

Sau Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ đã nêu ra “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa“: “Môt là, nhân dân đang ĐÓI. Vấn đề thứ hai, nạn DỐT. Vấn đề thứ ba TỔNG TUYỂN CỬ. Vấn đề thứ tư giáo dục lại nhân dân bằng cách thực hiện CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH. Vấn đề thứ năm: bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, CẤM HÚT THUỐC PHIỆN. Vấn đề thứ sáu: tuyên bố TÍN NGƯỠNG TỰ DO và lương giáo đoàn kết” (3). Trong nhiệm vụ cấp bách thứ hai, Bác chỉ rõ: “Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ. Nhưng chỉ cần ba tháng là đủ để học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch đế chống nạn mù chữ

Tiếng Việt và chữ quốc ngữ là lợi khí quốc gia giúp cho một dân tộc nhỏ yếu vùng lên làm chủ vận mệnh của mình, đào tạo nên hàng triệu người dân thường gánh vác việc nước. Điều này đã thể hiện rõ trong Võ Nguyên Giáp một cuộc đời khi ông trả lời Alanh-Rut xi ô :”Học thuyết quân sự cổ điển, khoa học quân sự truyền thống dạy rằng muốn giành thắng lợi, phải biết tập trung cùng một lúc ưu thế quân số và ưu thế kỹ thuật. Ông có thể thấy điều đó ở Na-pô-lê-ông. Thế nhưng chúng tôi lại ở vào tình thế phải lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh. Chúng tôi phải chấp nhận, nếu không Tổ quốc chúng tôi sẽ bị thôn tính. Vậy đương đầu như thế nào? Đó là chiến tranh toàn dân. Chiến tranh toàn dân là bí quyết của sự chiến thắng của chúng tôi…”

Trên thế giới có lẽ hiếm có nước nào xóa nạn mù chữ toàn dân nhanh đến như vậy, hiếm có một dân tộc nào vùng dậy mạnh mẽ như vậy, nên đã làm cho một danh tướng của đối phương đã phải thốt lên “một quân đội có thể đánh bại một quân đội. Một quân đội không thể đánh thắng một dân tộc.” 390 năm sau phát minh chữ quốc ngữ, trên 70 năm sau bài học lớn về bài học lớn chủ tịch Hồ Chí Minh và sự truyền bá chữ Quốc ngữ, đến nay vẫn nóng hổi tính thời sự. Chữ Quốc ngữ đúng là lợi khí quốc gia “Sinh tử phù” mà dân tộc Việt Nam không bị đồng hóa, mất gốc. Trên ý nghĩa đó, chúng ta nên gạn đục khơi trong, trả lại sự công bằng cho người đã có công phát minh chữ viết tiếng Việt.

Ghi ơn người phát minh chữ Quốc ngữ ?

Tháng 5 năm 1941, chính quyền thực dân dựng một đài tưởng niệm tại một góc nhỏ phía Đông Bắc hồ Hoàn Kiếm.  Đó là một tấm bia đá cao 1,7m, rộng 1,1m, dày 0,2m, trên có khắc, bằng các thứ chữ Quốc ngữ, Hán và Pháp, công đức của linh mục dòng Tên Alexandre de Rhodes. Tin này được tờ «Tân Tri», số 13 tháng 6 năm 1941, thông báo như sau: “…Ông Alexandre de Rhodes đã sống lại với dân Hà Thành trong lễ khánh thành đài kỷ niệm ông. Buổi lễ được tổ chức trong bầu không khí trang nghiêm và cảm động…Ngày nay, chữ Quốc ngữ được coi là rường cột của tiếng ta, đó là lý do vì sao chúng ta không thể không cảm ơn chân thành người đã phát minh ra nó, ông Alexandre de Rhodes.

Những năm tháng chiến tranh, khi đất nước chưa có độc lập và thống nhất toàn vẹn, tấm bia đá đã bị gỡ bỏ như là việc chối bỏ sự lợi dụng khai hóa văn minh để áp đặt sự thống trị của dân tộc này đối với dân tộc khác. Đến những năm 1980, tại khoảng không gian tưởng niệm dành cho Alexandre de Rhodes mọc lên một tượng đài cách mạng trắng tinh khôi tuyệt đẹp, tôn vinh những người yêu nước: ba pho tượng người chiến sĩ cỡ lớn, một trong số đó là phụ nữ. Trên bệ, có dòng chữ: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.” . Đó đã là điều khẳng định lý tưởng: “Không có gí quý hơn độc lập, tự do”

Tổ Quốc Việt Nam hồi sinh bởi hàng triệu con dân Việt đã “xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ”. Năm 1993, Giáo sư Nguyễn Lân đã nhắc đến đài tưởng niệm giáo sĩ người Pháp. Theo ông, đáng lẽ không nên gỡ bỏ đài kỷ niệm ấy. “Hành động này cho thấy một nhận thức thiển cận, sự thiếu hiểu biết về lịch sử và, dù sao đi chăng nữa, cũng không xứng đáng với truyền thống của dân tộc ta. Alexandre de Rhodes, chẳng phải là ông đã làm việc cho người Việt Nam hay sao? Chữ Quốc ngữ, thứ chữ dễ học hơn nhiều so với chữ tượng hình, đã giúp phần lớn dân chúng tiếp cận tri thức và thông tin… Và nhà truyền giáo cũng là một nhà nhân văn chủ nghĩa, gần gũi với dân chúng.”.

 

 



Đã có những người con đất Việt kính cẩn nghiêng mình trước mộ của cụ Alecxandre de Rhode yên nghỉ lặng lẽ ở xứ người tại trong một nghĩa trang nằm ở ngoại ô của thành phố Esfahan, Iran; ảnh nguồn:
Trần Văn Trường VYC Travel; Antontruongthang

 

 


Đường vào nghĩa trang ông Alecxandre de Rhode ở Esfahan, Iran (
Trần Văn Trường VYC Travel)

Còn đó tại Nhà thờ Mằng Lăng ở Tuy An, Phú Yên lưu dấu bản chữ viết tiếng Việt đầu tiên xác tín ghi công của Alecxandre de Rhode.

Có những viên đá cạnh đền Hùng trong Công Viên Tao Đàn tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi mong ước UBND thành phố Hồ Chí Minh và ngành hữu quan ghi danh cụm đá này để tỏ lòng biết ơn ông Alexandre de Rhodes là người phát minh chữ viết tiếng Việt.

Viên đá thời gian như sự dâng hiến lặng lẽ của người phát minh chữ viết tiếng Việt.

Hoàng Kim
(bài đã đăng trên
CNM365, TÌNH YÊU CUỘC SỐNG)


Tài liệu tham khảo chính

1) Alain Guillemin 2011. ALEXANDRE DE RHODES CÓ PHÁT MINH RA CHỮ QUỐC NGỮ? TS. Viện Nghiên cứu Xã hội học Địa Trung Hải, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Pháp. Bản dịch của Ngô Tự Lập . Viet-Studies.info

2) Hồ Chí Minh 1945. Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 2. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, năm 2002 trang 1-3

3) Trần Trọng Kim 1921. Việt Nam sử lược. Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin, 1999, trang 318-320.

4) Thăm mộ cụ Alexander De Rhodes, người tạo ra chữ Quốc Ngữ Việt Nam. Trần Văn Trường VYC Travel

5) Linh mục Alexander De Rhodes (15.3.1593–5.11.1660) Antontruongthang

xem tiếp
Bài viết mới

 

 


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
ngày mới nhất bấm vào đây 
cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

Số lần xem trang : 15453
Nhập ngày : 20-09-2019
Điều chỉnh lần cuối : 21-09-2019

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 14 tháng 4(15-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 13 tháng 4(13-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 12 tháng 4(13-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 11 tháng 4(11-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 10 tháng 4(10-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 9 tháng 4(09-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 8 tháng 4(08-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 7 tháng 4(07-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 6 tháng 4(07-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 5 tháng 4(05-04-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007