Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 58
Toàn hệ thống 3723
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

"Nghiên cứu khoa học không những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra những phát minh mới, sản phẩm mới phục vụ đắc lực cho cuộc sống", Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh tại buổi tọa đàm về những đổi mới trong nghiên cứu khoa học ngày 18/8.

 

"Nghiên cứu khoa học không những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra những phát minh mới, sản phẩm mới phục vụ đắc lực cho cuộc sống", Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh tại buổi tọa đàm về những đổi mới trong nghiên cứu khoa học ngày 18/8.
Nhằm tìm kiếm, khuyến khích và phát triển những phát minh sáng chế trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Việt Nam, sáng 18/8, Bộ GD&ĐT và Ngân hàng Thế giới (WB) đã phối hợp tổ chức tọa đàm về những đổi mới trong nghiên cứu khoa học.

Tiến sĩ R.A Mashelkar - chuyên gia về đổi mới giáo dục của Ấn Độ, đại diện WB - nhấn mạnh, sự phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam trong 10 năm qua là một trong những điểm sáng nhất của châu Á. Ngoài ra, ông cũng trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực sáng tạo, phát minh và nghiên cứu, phát triển ở một số nước, đặc biệt là ở Ấn Độ - quốc gia có bước tiến dài về tăng cường đổi mới để cải thiện cạnh tranh của nền kinh tế.

Ngân hàng Thế giới mong muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển nghiên cứu khoa học, thông qua những phát minh mới, sản phẩm mới phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo và nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Mai Trọng Nhuận đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến môi trường sáng tạo. Về vấn đề này, tiến sĩ Mashelkar cho rằng, cần phải có tổ chức về khoa học và công nghệ, đồng thời cũng phải có những hệ thống hỗ trợ về luật pháp cho sự phát triển của khoa học công nghệ.

"Quan trọng không kém là việc có các quỹ sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi đầu tư vào khoa học. Phải xây dựng được mối quan hệ hợp tác giữa các nhà đầu tư và các nhà sáng tạo. Tiếp theo là sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghệ và giáo dục... Các yếu tố này sẽ tạo nên môi trường khoa học công nghệ bình đẳng trong quốc gia...", tiến sĩ Mashelkar nói.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác giáo dục, nhất là đối với các trường đại học vì nó không những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra những phát minh mới, sản phẩm mới phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người.

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng đánh giá cao những đóng góp, sáng kiến của WB và cho rằng đây là cơ hội tốt để Việt Nam trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quý báu về công tác nghiên cứu khoa học của Ấn Độ. Ông mong muốn WB đề xuất những giải pháp ưu việt giúp Việt Nam nhanh chóng đưa những sáng tạo trong nghiên cứu ra đời sống, phục vụ đông đảo công chúng.
Theo TTXVN, Vietnamnet

Số lần xem trang : 14850
Nhập ngày : 24-08-2009
Điều chỉnh lần cuối : 24-08-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Giáo dục-Phát triển

  Mười đặc điểm của trường Đại học nghiên cứu hiện đại(18-12-2013)

  Ngô Bảo Châu đối thoại và suy ngẫm(16-09-2011)

  Những nhân tố tạo nên đức tính của người Nhật(01-04-2011)

  Vì một nền giáo dục trung thực, lành mạnh và hiện đại(01-04-2011)

  Chúc mừng ngày Nhà giáo 20/11/2010(18-11-2010)

  Hễ người giỏi là chúng tôi mời gọi(10-09-2010)

  Kiểm lại một số ý kiến góp về việc học(15-04-2010)

  Nên học nền giáo dục Mỹ những điểm nào - GS TS Trần Văn Hiển(15-02-2010)

  NGND. GS.TS. Mai Trần Ngọc Tiếng đã về cõi vĩnh hằng(21-01-2010)

  Nên ưu tiên gì cho Chiến lược phát triển giáo dục? (18-01-2010)

Trang kế tiếp ... 1 2 3

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007