Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 10
Toàn hệ thống 2455
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

 

Một thành phố Mỹ sẽ xây dựng một khu công nghiệp mà trong đó điện được sản xuất từ phân gia súc.

Người dân ở Greeley, bang Colorado, Mỹ có gần 100.000 dân, chủ yếu sống nhờ nông nghiệp và các ngành liên quan tới nông nghiệp. Ở ngoại ô thành phố, người dân nuôi vài trăm nghìn con trâu, bò để lấy sữa, thịt. Phân của chúng ngày càng nhiều và trở thành một vấn đề khiến chính quyền thành phố đau đầu. Nhưng giờ đây tình hình đã thay đổi, khi người ta nhận ra cơ hội kiếm tiền từ những đống phân.
 
Các nhà đầu tư đang đua nhau đăng ký góp vốn cho một khu công nghiệp năng lượng sạch ở ngoại ô thành phố. Trong khu công nghiệp này, khí metan từ phân gia súc sẽ được sử dụng để sản xuất điện và bán cho các công ty. JBS, công ty điều hành một lò mổ và hai đồng cỏ lớn nhất thành phố, đang thử nghiệm một công nghệ nung nóng phân trâu bò và biến chúng thành điện. Do nguồn phân có sẵn nên chắc chắn chi phí sản xuất điện sẽ cực thấp, nhờ đó mà các công ty sẽ được hưởng nguồn điện giá rẻ.
 
Những thứ từng bị bỏ đi và bốc mùi khó chịu đã có cơ hội chứng tỏ rằng chúng có giá trị”, Bruce Biggi, chuyên gia điều phối phát triển kinh tế của thành phố Greeley, phát biểu. Biggi cho biết, thống đốc bang đã cấp cho thành phố 82.000 USD để xây dựng khu công nghiệp năng lượng sạch.
 
Sau khi dự án xây dựng khu công nghiệp hoàn thành, giới chức hy vọng các công ty sẽ đổ xô tới để tận dụng nguồn điện giá rẻ. Ngoài ra họ cũng có thể tiếp cận nguồn khí metan vô tận.
Ngoài việc giảm lượng metan – một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính – khu công nghiệp còn biến những đống phân bò thành tiền. Nhiều cộng đồng dân cư trong thành phố cũng đang tìm kiếm những nguồn năng lượng tái sinh khác, như gió và ánh sáng mặt trời.
Theo VnExpress

Số lần xem trang : 14911
Nhập ngày : 19-10-2009
Điều chỉnh lần cuối : 20-10-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Sông băng Himalaya tan đe dọa hàng triệu người(06-12-2011)

  Biến thể virus mới có thể xoá sổ nhân loại(06-12-2011)

  Củ cải lớn nhất thế giới, nặng 38,8 kg(16-09-2011)

  Rừng sâm quý được trồng “bí mật” tại Kon Tum(23-05-2011)

  Phát hiện mới về nguồn gốc của lúa gạo(06-05-2011)

  Làm việc theo nhóm giúp kiến lửa thoát chết trong lũ lụt(06-05-2011)

  Nghiên cứu cách thức giao tiếp của vi khuẩn(18-04-2011)

  Bò sữa biến đổi gen sản sinh ra sữa người(06-04-2011)

  TRÍ TUỆ ĐỨC ĐANG ĐÁNH THỨC LƯƠNG TRI NHÂN LOẠI!(05-04-2011)

  Bao giờ có lại “Làng tôi xanh bóng tre”?(27-02-2011)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007