Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 292
Toàn hệ thống 3258
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Nhím biển hay còn gọi là cầu gai thuộc ngành động vật da gai, lớp cầu gai. Nhím biển có mặt ở hầu hết các vùng biển trên thế giới và thường phân bố theo chiều thẳng đứng từ vùng giữa triều đến vùng sâu 5.000m.

 

Thế giới hiện còn hơn 800 loài nhím biển, nhưng chỉ một số loài ăn được và thực sự có giá trị kinh tế như: Hemicentrotus pulcherrimus, Authoeidaris erassispina... Phần ăn được của nhím biển là tuyến sinh dục, vì mùi vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng phong phú. Hằng năm, nhu cầu về nhím biển trên thị trường thế giới là tương đối lớn, nhím biển được xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Ôxtrâylia...

Chi phí nuôi tương đối thấp vì nhím biển sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, ít mắc bệnh rất phù hợp cho những hộ nghèo ven biển. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới có thể chủ động kiểm soát được các giai đoạn nuôi nhím biển điển hình như: Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Ôxtrâylia... đã tiến hành nuôi với quy mô lớn và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Một số vùng ở Trung Quốc như Liêu Ninh, Hải Nam, Quảng Đông bắt đầu phát triển việc nuôi nhím biển. Nhím biển có dạng hình cầu và bán cầu, vỏ ngoài cứng do chất đá vôi tạo thành. Bề mặt vỏ có rất nhiều gai cứng và các chân ống xếp thành 5 hàng đôi.

Miệng của nhím biển nằm ở mặt dưới do một lớp màng mỏng (gọi là màng bọc miệng) tạo thành và phồng lên thành hình cung. Đa số nhím biển sống ở đáy biển ấm, chỗ có đá và dưới san hô, thềm lục địa, từ vùng giữa triều trở lại. Ban ngày chúng vùi trong cát bùn, ban đêm ra hoạt động nhờ vào chân ống và gai vận động, bắt mồi nhờ bộ phận nhai nuốt. Nhím biển thường sống ở vùng biển có độ mặn tương đối cao, dòng triều lưu thông và điều kiện tránh gió tốt, nước biển trong sạch. Mực nước sâu trên 10m, độ mặn khoảng 28%o, nhiệt độ bảo đảm 12 độ C trở lên. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp của nhím biển là 18 – 22 độ C, do đó vào khoảng tháng 10 trở đi, khi nhiệt độ nước biển ổn định khoảng 20 độ C thì bắt đầu thả nuôi, nếu nhiệt độ nước xuống dưới 0 độ C thì nhím biển sẽ ngừng sinh trưởng.

Vùng nuôi phải có rong biển sinh trưởng và phát triển tự nhiên để dễ dàng cho việc bố trí các điều kiện nuôi. Tất cả các điều kiện trên rất phù hợp với vùng biển duyên hải Nam Trung bộ đặc biệt là Khánh Hoà. Trong điều kiện nuôi thương phẩm ta chọn những con giống cỡ nhỏ (cỡ 2 - 3cm), trên mỗi lồng nuôi hoặc bể nuôi nên thả 50 - 80 con. Sau khi nuôi từ 1-2 tháng, ta phải theo dõi sinh trưởng của nhím biển và tiến hành san thưa, mật độ thả không nên vượt quá 50 con trong một lồng hoặc bể nuôi.

Nhím biển là loài ăn thực vật, chủ yếu là các loài rong tảo biển như rong bẹ, rong đuôi ngựa. Trong quá trình nuôi, dựa vào các điều kiện của vùng nuôi để lựa chọn thức ăn phù hợp. Khi thả thức ăn phải dựa vào lượng thức ăn còn sót lại cũng như điều kiện khí hậu để quyết định lượng thức ăn định thả và số lần cho ăn. Khi nhiệt độ nước ở mức 20 độ C, có thể 2-3 ngày cho ăn 1 lần.

Mỗi lồng hoặc bè nuôi chỉ thả khoảng 0,5kg rong bẹ, hệ số thức ăn của nhím biển là 10-15 : 1. Nhím biển khi đói cũng ăn các loại rong tảo tạp khác, thậm chí ăn cả vẹm, động vật dạng rêu. Có thể lợi dụng đặc điểm này của nhím biển để triển khai nuôi ghép nhím biển và bào ngư. Cách nuôi này có thể làm sạch nước và loại trừ các sinh vật có hại bám trên bề mặt cơ thể bào ngư và trên các dụng cụ, thiết bị nuôi. Cho đến nay ở Việt Nam người nuôi vẫn mua giống ngoài tự nhiên và giống nhập từ Trung Quốc về nuôi do chưa tìm ra phương pháp sinh sản nhân tạo giống nhím biển này.

Nhưng hy vọng trong một tương lai không xa các nhà khoa học có thể chủ động kiểm soát được các giai đoạn nuôi nhím biển. Để tạo ra một giống nuôi mới cho ngành thuỷ sản, góp phần đa dạng hoá các đối tượng nuôi cho người dân, tạo ra nhiều sản phẩm và hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu.

Ngọc Hòa

Số lần xem trang : 15083
Nhập ngày : 24-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  MTL49 - GIỐNG LÚA MỚI CHO VÙNG KHẮC NGHIỆT (Báo NNVN - Số ra ngày 23/3/2009) (23-03-2009)

  Hà Tĩnh: Thu nhập từ nhung hươu trên 40 tỷ đồng (Báo NNVN - Số ra ngày 20/3/2009) (20-03-2009)

  Khoa học nông nghiệp Việt Nam, một năm nhìn lại (Báo NNVN - Số ra ngày 20/3/2009) (20-03-2009)

  Nuôi trai để khử độc nguồn nước ô nhiễm (Báo NNVN - Số ra ngày 20/3/2009) (20-03-2009)

  Đề xuất cơ cấu giống lúa vụ hè thu và mùa 2009 ở Nam Bộ (Báo NNVN - Số ra ngày 20/3/2009) (20-03-2009)

  LOÀI HOA TO NHẤT VÀ NHỎ NHẤT THẾ GIỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 19/3/2009) (19-03-2009)

  CÁ HỀ VÀ GIAI THOẠI "TỨ ĐẠI ĐỒNG ĐƯỜNG" (Báo NNVN - Số ra ngày 19/3/2009) (19-03-2009)

  CÁ LÓC NẶNG 12 KG (Báo NNVN - Số ra ngày 19/3/2009) (19-03-2009)

  VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG SẢN XUẤT TÔM GIỐNG (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (19-03-2009)

  TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG PHÒNG BỆNH CÚM GIA CẦM (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (19-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007