Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 246
Toàn hệ thống 3565
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

 

Chỉ còn khoảng nửa tháng nữa là nông dân ĐBSCL sẽ bắt tay vào thu hoạch rộ lúa đông xuân chính vụ. Do hầu hết các địa phương đều phải tiến hành gieo sạ đồng loạt, né rầy để hạn chế thiệt hại do bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nên thời vụ thu hoạch tương đối ngắn. Chính điều này đã làm cho “sức ép” về công lao động thu hoạch tăng cao và nhu cầu thu hoạch bằng cơ giới ngày càng trở nên cấp thiết.

 

Cạnh tranh khốc liệt

Hiện nay, trên thị trường máy GĐLH ở ĐBSCL có rất nhiều chủng loại và mẫu mã. Ngoài các loại máy được một số Cty nhập khẩu từ nước ngoài về (chủ yếu là máy do Trung Quốc sản xuất) còn có các loại máy do các Cty, cơ sở cơ khí trong nước sản xuất. Nếu như máy nhập khẩu có ưu điểm là được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp, chất lượng đồng đều, phụ tùng thay thế dồi dào thì máy trong nước lại có lợi thế cạnh tranh về giá. Hiện tại, giá các loại máy GĐLH do các cơ sở trong nước sản xuất chỉ dao động từ 120 – 170 triệu đồng/chiếc (tùy theo lớn nhỏ và cơ sở sản xuất. Trong khi đó, máy nhập khẩu luôn có giá từ 200 triệu đồng/chiếc trở lên).

Ông Quách Ba – Giám đốc Cty TNHH Vĩnh Hưng (đơn vị chuyên cung cấp máy GĐLH của tập đoàn Tam Liên, Trung Quốc) cho biết, thị trường máy GĐLH hiện nay không chỉ có sự cạnh tranh giữa dòng máy nhập khẩu và máy sản xuất trong nước mà ngay dòng máy nhập khẩu cũng cạnh tranh nhau khốc liệt. Vì ngoài một số Cty thì hiện nay còn có rất nhiều nông dân cũng đứng ra nhập khẩu máy về bán.

Dạo quanh một số huyện trọng điểm về lúa của tỉnh Kiên Giang như Tân Hiệp, Hòn Đất, Giồng Riềng chúng tôi thấy khá nhiều cơ sở kinh doanh máy GĐLH, trong đó có khá nhiều chủ cơ sở vốn là nông dân. Ông Nguyễn Văn Thọ (ở xã Thạnh Đông, Tân Hiệp) hiện đang làm chi nhánh cho Cty TNHH SX-DV-TM Việt Trung Hoa cho biết, nhiều ngày qua có rất nhiều nông dân đến tìm hiểu để mua máy. Ngoài việc quan tâm đến chất lượng máy thì chế độ hậu mãi cũng được nông dân chú ý, đặt vấn đề. Tiếp đến là chế độ bảo hành, bảo dưỡng phải thực hiện tốt mới thu hút khách hàng.

Cơ hội cho nông dân

Ông Nguyễn Văn Hiệp, ở Long Mỹ, Hậu Giang cho biết, gia đình vừa được địa phương chọn cho vay ưu đãi mua máy. Ông chỉ phải đầu tư 30% vốn, phần còn lại sẽ được ngân hàng cho vay trong 3 năm, lãi suất do UBND tỉnh hỗ trợ. Theo ông Nguyễn Văn Đồng – Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang thì toàn tỉnh hiện mới chỉ có 16 máy GĐLH, thấp nhất trong vùng. Do đó, UBND tỉnh đã quyết định triển khai nhanh kế hoạch hỗ trợ cho nông dân mua 100 máy GĐLH, với tổng số tiền 15 tỷ đồng để đưa vào phục vụ thu hoạch ngay trong vụ ĐX này.

Nhu cầu về máy GĐLH để thu hoạch lúa là rất lớn nhưng không phải nông dân nào cũng có đủ điều kiện để đầu tư mua máy. Thuận lợi là hiện nay hầu hết các tỉnh, thành trong khu vực đều đã và đang thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua máy GĐLH, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Sở đã phối hợp với Viện Lúa ĐBSCL chọn lựa những cơ sở sản xuất máy đã đạt các giải thưởng cao trong các cuộc thi máy GĐLH mấy năm qua, để từ đó chọn lựa ra khoảng 5 chủng loại máy phù hợp cho nông dân lựa chọn mua. Tương tự, TP Cần Thơ đã có kế hoạch chi 4,8 tỉ đồng (trong các năm 2008, 2009 và 2010) để hỗ trợ các hợp tác xã, trang trại và nông hộ mua 200 máy GĐLH. Với số lượng máy sẽ được mua mới này, diện tích lúa được thu hoạch bằng cơ giới của Tp. Cần Thơ sẽ tăng từ 12% hiện nay lên 30%. UBND tỉnh Kiên Giang cũng quyết định chi tiếp 11 tỷ đồng hỗ trợ nông dân đầu tư mua các loại máy gồm GĐLH, máy cày, máy sấy lúa… từ nay đến năm 2011.

Theo thống kê của ngành chuyên môn, đến nay cả ĐBSCL mới chỉ có gần 1.800 máy GĐLH và 3.500 máy gặt xếp dãy. Theo tính toán, 1 chiếc máy gặt đập liên hợp thu hoạch được khoảng 5ha/ngày, máy xếp dãy thu hoạch được 1,5 ha/ngày, tương đương hơn 100 lao động thủ công. Vụ lúa đông xuân này ĐBSCL xuống giống hơn 1,5 triệu ha. Với số máy hiện có, vụ này ĐBSCL cũng chỉ thu hoạch bằng máy được khoảng 15% tổng diện tích lúa gieo trồng. Hiện nay, giá thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp 1,4 triệu đồng/ha, rẻ hơn thu hoạch bằng tay 500.000 đồng/ha. Nhưng để sắm được 1 chiếc máy GDDLH Trung Quốc cần phải có gần 200 triệu đồng. Nguồn vốn này so ra khá lớn với khả năng tài chính của hộ nông dân. Chính vì vậy cũng chưa có nhiều người mạnh dạn đầu tư máy gặt đập liên hợp.

Đinh Trung Chánh

Số lần xem trang : 15105
Nhập ngày : 19-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG PHÒNG BỆNH CÚM GIA CẦM (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (19-03-2009)

  KHẮC PHỤC NGỘ ĐỘC NƯỚC Ở BÊ NON (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  An Giang: Triển khai Chương trình Much More Rice (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  TƯƠNG LAI MÁY GĐLH (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Axit humic giúp tăng sản lượng đáng kể (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  NUÔI KINH DOANH CÁ BIỂN: NGHỀ MỚI Ở KHÁNH HÒA (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Hãy cho thỏ ăn thêm đường Gluco (17-03-2009)

  NUÔI GÀ ĐỀ PHÒNG MẮC BỆNH CẦU TRÙNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  Cuộc “cách mạng” từ máy suốt lúa tới máy gặt đập liên hợp (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  ĐBSCL: LÚA THƠM, LÚA THƯỜNG ĐỀU THẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007