Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 277
Toàn hệ thống 3181
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Hỏi: Tôi được biết một số tỉnh Nam bộ đang trồng giống dưa lê Tú Thanh cho hiệu quả rất cao. Xin quí báo cho biết thêm về giống dưa này. Các tỉnh miền Bắc có trồng được không? Nếu được xin hướng dẫn cách trồng và mua hạt giống ở đâu?

(Nguyễn Thành Long - xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh)

 

Trả lời: Theo yêu cầu của bạn, chúng tôi đã liên hệ với Cty TNHH giống cây trồng Kim Hưng Phú, đơn vị nhập khẩu và đang chuyển giao kỹ thuật gieo trồng giống dưa lê này cho một số tỉnh phía Nam. Trao đổi với chúng tôi, KS. Huỳnh Thành Danh, cán bộ kỹ thuật của công ty cung cấp một số thông tin dưới đây:

Giống dưa lê Tú Thanh: Còn gọi là dưa vân lưới, có nguồn gốc từ Australia do Cty TNHH Kim Hưng Phú nhập nội từ năm 2002 được trồng thử nghiệm thành công ở một số tỉnh Nam bộ và khu vực Duyên hải Nam Trung bộ như Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh Thuận… cho năng suất từ 3-3,5 tấn/1.000m2, thu 10-12 triệu đồng, thực lãi 6-7 triệu đồng/công/vụ. Cây sinh trưởng khỏe, thời gian sinh trưởng từ 65-70 ngày, quả to nặng 1,5 đến 3 kg/quả, hình cầu tròn, da xanh có vân lưới khi chín. Dưa lê Tú Thanh ăn giòn, ngọt, mát, độ đường cao, thích hợp cho ăn tươi, vỏ cứng dễ vận chuyển đi xa.

Thời vụ trồng: Theo khuyến cáo của chị Phương Yên, cán bộ Cty thì giống dưa Tú Thanh chỉ trồng được mùa khô và nóng, không trồng được mùa mưa và lạnh. Thời tiết này sẽ làm dưa chậm lớn, dễ bị hư thối. Các tỉnh phía Nam có thể trồng quanh năm, tránh để ra hoa những tháng mưa nhiều; các tỉnh phía Bắc có thể trồng các vụ xuân, xuân hè, hè thu, tránh những tháng lạnh, nhiệt độ thấp.

Chọn và làm đất: Theo TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, GĐ TT Chuyển giao KHNN (Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam), đây là giống dưa mới phù hợp với nhiều vùng đất cát, đất xấu bạc màu của các vùng khô hạn và bán khô hạn đưa lại hiệu quả kinh tế cao giúp người dân có điều kiện bổ sung vào cơ cấu cây trồng cho thích hợp. Ngoài ra, còn trồng được trên các loại đất có pha cát, đất có mùn, đất phù sa ven sông suối, đất trên nương rẫy. Chọn đất có tầng canh tác dày, tơi xốp, không nhiễm mặn, phèn, thoát nước tốt và chủ động nguồn nước, độ pH thích hợp từ 6-6,8, trước đó chưa trồng dưa lê hoặc các loại cây họ bầu bí khác hoặc đã được luân canh với cây lúa nước. Đất được cày bừa kỹ, rải vôi bột với lượng 30-40kg/1.000 m2, bón lót 100% phân chuồng, 100% phân hữu cơ sinh học, 40-50% lượng phân hóa học cho cả vụ rồi lên luống rộng 60-80 cm, cao 25-30 cm. Lượng phân bón (tính cho 1 sào-1.000 m2): 2-3 m3 phân chuồng + 50 kg phân NPK loại 16-16-8 + 50 kg phân lân. Lên luống xong tưới vừa đủ ẩm và trải bạt nilon, đục các lỗ để gieo hạt hoặc trồng cây với đường kính 7-8 cm ở 1 bên mép luống với khoảng cách cách nhau 50 cm.

Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống, gieo ươm cây con và trồng cây: Do hạt giống đắt nên ngâm, ủ hạt trong nước ấm và khăn sạch cho nẩy mầm rồi đem gieo trực tiếp hoặc gieo thành cây con trong các khay bầu rồi mới đem trồng. Vật liệu trong khay gieo bầu chủ yếu là xơ dừa và phân chuồng hoai. Cây có 6-7 ngày tuổi là có thể đem trồng trên mặt luống đã có trải bạt và đục lỗ bên mép luống cách nhau 50 cm. Mỗi lỗ gieo 1 hạt hoặc trồng 1 cây có bầu, trồng đúng khoảng cách, mật độ sẽ cho quả to, đều, không nên trồng dày quả sẽ nhỏ và xấu mã.

Chăm sóc, thu hái: Sau trồng 10-15 ngày tiến hành tỉa nhánh và chọn trái nằm trên dây chèo, muốn trái to, mỗi dây chỉ để 1 trái. Thu hoạch sau trồng 60-65 ngày khi dưa đã chín bằng cách thu trọn trong 5-6 ngày chia làm 3-4 đợt. Nên thu trái vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

Địa chỉ liên hệ mua hạt giống: Cty TNHH giống cây trồng Kim Hưng Phú, 140/43 Bà Hom, P.13, Q.6, TP. Hồ Chí Minh, ĐT: 08. 36671089, 090 6558210.

Nguyễn Khê

Số lần xem trang : 15036
Nhập ngày : 24-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  BỆNH LỢN NGHỆ (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009)

  KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG ONG BỐC BAY (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  TẠO GIỐNG BẮP PHÁT TRIỂN THÂN LÁ, GIÀU ĐƯỜNG (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  VÌ SAO CÂY NHO BÌNH THUẬN, NINH THUẬN SA SÚT? (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  XỬ LÝ VỎ CÀ PHÊ LÀM PHÂN SINH HỌC (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  VÌ SAO LAN HỒ ĐIỆP KHÔNG RA HOA ? (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  LƯU Ý KHI NUÔI THÂM CANH CÁ TRA TRONG AO ĐẤT (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009)

  KHÔNG NÊN Ồ ẠT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009)

  PHÒNG TRỪ RUỒI ĐỤC QUẢ TRÊN CÂY THANH LONG (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009)

  KHÔ BÃ GẤC - THỨC ĂN TỐT CHO VỊT ĐẺ (Báo NNVN - Số ra ngày 9/3/2009) (10-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007