Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 384
Toàn hệ thống 4475
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Để lấy tinh dầu gấc, người ta bổ gấc ra moi lấy ruột quả, đem ruột quả sấy sơ bộ rồi loại bỏ hạt đi thì thu được các màng hạt. Đem màng hạt ép để chiết dầu sẽ thu được tinh dầu gấc và khô bã gấc (theo quy trình làm tinh dầu gấc VINAGA của Cty Dầu và Thực phẩm Việt Nam - VNPOFOOD). 

 

Khô bã gấc có thành phần dinh dưỡng tương đương với ngô vàng loại tốt, đặc biệt các chất chống oxy hóa như β- caroten, tocopherol và lycopene tuy đã được chiết rút vào tinh dầu, nhưng trong khô bã vẫn  còn lại khá nhiều; β- caroten cao hơn của ngô hạt 90 lần, lycopene cao hơn của cà chua tươi 180 lần, của sốt cà chua 80 lần (bảng 1).              

             Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của khô bã gấc

Thành phần dinh dưỡng*

 

Chất khô           (%)

Protein thô        (%)

Chất béo           (%)

Xơ thô              (%)

β-caroten      (mg/100g)

Lycopene    (mg/100g)

a- Tocopherol (mg/100g)

92,73

10,59

12,20

 5,40

27,70

561,00

 7,60

 * Trung tâm Kiểm nghiệm VSATTP - Viện Dinh dưỡng, 2008 

Lycopene thuộc nhóm tiền vitamin A giống như α-caroten, β-caroten, γ-caroten hay cryptoxanthin, tuy nhiên trong cơ thể lycopene không chuyển thành vitamin A. Lycopene có năng lực chống oxy hóa mạnh hơn 2 lần so với β-caroten và 10 lần so với alpha-tocopherol (vitamin E).  

Các chất chống oxy hoá có trong khô bã gấc như lycopene, β-caroten và alpha-tocopherol có tác dụng bảo vệ các phân tử sinh học của tế bào như lipid, lipoprotein, protein và DNA không bị tổn hại do sự tấn công của các gốc tự do. Nhờ vậy con vật khoẻ mạnh, sinh trưởng và sinh sản tốt, ngăn ngừa được các bệnh do vi khuẩn, virus và độc tố nấm mốc. Không những vậy, lycopene và β-caroten trong khô bã gấc còn là những chất nhuộm mầu tự nhiên, giúp tăng đậm độ mầu của da và lòng đỏ trứng. 

Một thí nghiệm tiến hành trên đàn vịt Super M bố mẹ cho ăn hỗn hợp thức ăn chứa 3, 6 và 9% khô bã gấc (KBG) trong 9 tuần đã cho kết quả như sau (thí nghiệm thực hiện ở Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên – Viện Chăn nuôi, năm 2008): 

-   Tỷ lệ đẻ của đàn vịt của các lô ăn thức ăn chứa 3, 6 hay 9% KBG đều tương đương với tỷ lệ đẻ của lô đối chứng ăn thức ăn không chứa KBG (tỷ lệ đẻ của các lô đối chứng và các lô 3, 6 và 9% KBG lần lượt là: 87,21; 89,04; 90,48 và 90,46%). 

-    Tỷ lệ trứng có phôi đạt cao nhất ở các lô ăn thức ăn chứa 6 và 9% KBG (tỷ lệ trứng có phôi của các lô 3, 6, 9% KBG và lô đối chứng lần lượt là 93,61; 97,44; 96,85 và 93,08%). Tỷ lệ trứng có phôi cao chứng tỏ các hoạt chất trong khô bã gấc có ảnh hưởng tốt đến hoạt lực tinh trùng con đực, sự thụ tinh và sự phát triển của phôi. 

-  Chỉ số chuyển đổi thức ăn tính bằng kg thức ăn/10 quả trứng tương đương nhau ở tất cả các lô (2,85 kg). 

-  Các chỉ tiêu về khối lượng trứng, độ dày vỏ không khác nhau giữa các lô, tuy nhiên đậm độ mầu của lòng đỏ trứng của các lô ăn thức ăn chứa KBG đều đạt điểm cao (11,2 đến 11,7 điểm) và không thua kém so với lô đối chứng. Thức ăn của lô đối chứng được bổ sung Red Lucanthin (một loại sắc chất tổng hợp chứa canthaxanthin có công thức hoá học là C40H52O2).

Một thí nghiệm khác thực hiện trên đàn vịt Triết Giang với hai lô, một lô thí nghiệm cho ăn thức ăn chứa 6% KBG, một lô khác làm đối chứng không chứa KBG và không bổ sung sắc chất tổng hợp, đã thấy đậm độ mầu lòng đỏ trứng của lô thí nghiệm đạt 12,18 điểm còn của lô đối chứng chỉ đạt 8,57 điểm. 

Từ các kết quả trên có thể kết luận rằng sử dụng công thức thức ăn cho vịt đẻ chứa 6% KBG cho kết quả tốt đối với tỷ lệ đẻ, tỷ lệ trứng có phôi và một số chỉ tiêu về chất lượng trứng như khối lượng, độ dày vỏ. Đặc biệt với mức 6% KBG hoàn toàn có thể thay cho sắc chất tổng hợp để làm tăng đậm độ mầu của lòng đỏ trứng. 

Điều cần chú ý là KBG sẽ mất hoạt chất (lycopene, carotene…) theo với thời gian bảo quản, biểu hiện bằng sự phai mầu sau 2, 3 tháng. Cần bảo quản KBG trong bao nhựa đen ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Nếu trộn KBG với chất chống oxy hoá thì hoạt chất mầu đỡ bị tổn thất (dùng chất BHT (Butyl Hydroxyl Toluene) với tỷ lệ 200g/tấn KBG có thể giảm tổn thất 50% β-caroten sau 2 tháng bảo quản). Trộn KBG vào hỗn hợp thức ăn rồi viên thì cũng tránh được sự mất hoạt chất mầu trong KBG sau 2 tháng bảo quản.

GS. Vũ Duy Giảng

Số lần xem trang : 15120
Nhập ngày : 10-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  BỆNH LỢN NGHỆ (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009)

  KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG ONG BỐC BAY (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  TẠO GIỐNG BẮP PHÁT TRIỂN THÂN LÁ, GIÀU ĐƯỜNG (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  VÌ SAO CÂY NHO BÌNH THUẬN, NINH THUẬN SA SÚT? (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  XỬ LÝ VỎ CÀ PHÊ LÀM PHÂN SINH HỌC (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  VÌ SAO LAN HỒ ĐIỆP KHÔNG RA HOA ? (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  LƯU Ý KHI NUÔI THÂM CANH CÁ TRA TRONG AO ĐẤT (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009)

  KHÔNG NÊN Ồ ẠT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009)

  PHÒNG TRỪ RUỒI ĐỤC QUẢ TRÊN CÂY THANH LONG (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009)

  NUÔI CÁ SẤU CÔNG NGHỆ CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 9/3/2009) (10-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007