Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 235
Toàn hệ thống 2318
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Lợn con sau cai sữa do bộ máy tiêu hoá chưa hoàn chỉnh lại bị hiện tượng Strees do thay đổi điều kiện sống nên sức đề kháng của cơ thể suy giảm, nếu không có chế độ chăm sóc hợp lý tỷ lệ tử vong sẽ cao.

 

làm tăng sức sống cho lợn con để khắc phục hiện tượng bất lợi này.

Tập cho lợn con biết ăn sớm: Tập cho lợn con biết ăn sớm ngoài việc tác dụng kích thích bộ máy tiêu hóa nhanh hoàn thiện, lúc cai sữa cho ăn thức ăn mới ít bị tiêu chảy. Nên tập cho lợn con ăn từ khi chúng được 7-8 ngày tuổi bằng loại thức ăn dạng bột sữa, dạng viên (cám nhằn) có mùi thơm hấp dẫn được nhiều hãng sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn có uy tín như: Proconco, Guyomach, AFP, CP... chế biến sẵn cho lợn con theo từng ngày tuổi.

Để lợn con nhanh làm quen với cám, khi lợn được 7 ngày tuổi, hoà cám với nước dạng sền sệt, dùng chổi lông hay bàn chải mềm quét cám vào mép lợn, chúng sẽ liếm cảm nhận mùi vị đặc trưng của cám. Làm như vậy 1-2 ngày đầu. Ngày thứ 3 rắc cám nhằn rải rác vào nơi lợn con hay nằm nghỉ (chuồng úm) hoặc chơi đùa, chúng tò mò ngửi quen mùi sẽ ăn. Những ngày tiếp theo cho lợn ăn, bú theo bữa, ăn cám nhằn trước, cho bú sau, ngày khoảng 3-4 bữa. Đêm cho bú tự do.

Cần cai sữa sớm cho lợn con: Trong điều kiện nông thôn nước ta, kinh tế nhất là cai sữa cho lợn con khi được 25-30 ngày tuổi, có trọng lượng 5-6kg.

Sau 25-30 ngày tuổi, tuỳ theo trình độ kỹ thuật của từng hộ chăn nuôi, lợn ăn no thì tiến hành cai sữa cho lợn con. Tách lợn con ra khỏi lợn mẹ, nhốt mẹ sang ô chuồng khác, cách xa lợn con càng xa càng tốt sao cho lợn con không nghe thấy tiếng lợn mẹ để tránh cho chúng khỏi bị strees. Nên chọn những con có cùng trọng lượng (chênh lệch nhau 0,2kg) nhốt cùng ô chuồng hoặc tốt nhất là nhốt chung cùng một đàn để chúng khỏi cắn nhau.

Sau 3 giờ đầu không cho lợn con cai sữa ăn, tiếp theo cho chúng ăn 3-4 bữa/ngày bằng thức ăn dễ tiêu dạng cháo hay bột; mỗi bữa chỉ cho ăn 80-90% lượng cám để giúp cho bộ máy tiêu hoá làm quen với loại thức ăn mới phòng bị tiêu chảy.

Tiêm phòng vaxcin cho lợn con: Tiêm vaxcin phòng một số bệnh truyền nhiễm, làm cho lợn miễn dịch với các loại bệnh này. Tối thiểu phòng cho lợn con 2 mũi vacxin cơ bản: Phó thương hàn lúc lợn 15-20 ngày tuổi và vacxin tả lúc lợn 30-35 ngày tuổi. Các loại vacxin khác như: Lở mồm long móng, hen suyễn, tai xanh tiêm theo kế hoạch và hỗ trợ của cơ quan thú y địa phương.

Nguyễn Văn Duy

Số lần xem trang : 15111
Nhập ngày : 25-06-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG ONG BỐC BAY (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  TẠO GIỐNG BẮP PHÁT TRIỂN THÂN LÁ, GIÀU ĐƯỜNG (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  VÌ SAO CÂY NHO BÌNH THUẬN, NINH THUẬN SA SÚT? (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  XỬ LÝ VỎ CÀ PHÊ LÀM PHÂN SINH HỌC (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  VÌ SAO LAN HỒ ĐIỆP KHÔNG RA HOA ? (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  LƯU Ý KHI NUÔI THÂM CANH CÁ TRA TRONG AO ĐẤT (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009)

  KHÔNG NÊN Ồ ẠT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009)

  PHÒNG TRỪ RUỒI ĐỤC QUẢ TRÊN CÂY THANH LONG (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009)

  KHÔ BÃ GẤC - THỨC ĂN TỐT CHO VỊT ĐẺ (Báo NNVN - Số ra ngày 9/3/2009) (10-03-2009)

  NUÔI CÁ SẤU CÔNG NGHỆ CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 9/3/2009) (10-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007