Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 373
Toàn hệ thống 3746
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Sâu cuốn lá nhỏ (SCLN) phân bố ở khắp các vùng trồng lúa ở trong nước và trên thế giới.

 

Đặc điểm gây hại: Sâu non nhả tơ cuốn dọc lá thành bao thẳng đứng và nằm trong đó ăn phần chất xanh trên mặt lá để lại lớp màng trắng làm giảm diện tích quang hợp và mất diệp lục tố gây tổn thất cho năng suất và chất lượng nông sản.

Đặc điểm sinh học và sinh thái: Ngài thường vũ hóa ban đêm, ban ngày ẩn nấp đậu ở mặt dưới lá lúa. Bướm đẻ trứng ban đêm, trứng đẻ rải rác ở hai bên gân chính của lá. Bướm thường tìm những ruộng xanh tốt để đẻ trứng, vì vậy những ruộng bón lượng đạm cao thường bị sâu cuốn lá hại nặng. Mỗi bướm cái đẻ trung bình 70-100 trứng. Mỗi năm SCLN thường phát sinh 6-7 lứa. Lứa 2 và lứa 6 hại nặng trùng với giai đoạn lúa làm đòng của 2 vụ lúa xuân và lúa mùa. Khí hậu thời tiết thích hợp cho sâu phát triển là nhiệt độ từ 25- 29oC và ẩm độ trên 80%, đặc biệt là thời tiết mưa nắng xen kẽ như 2 năm nay.

Thiên địch sâu cuốn lá nhỏ có nhiều loại: Ký sinh trên trứng là các loài ong, có loại ký sinh sâu non và một số loại nấm ký sinh trên nhộng và sâu non. Ngoài các loại ký sinh còn có loài ăn thịt như nhện, chuồn chuồn, các loài cánh cứng. Các loài ong ký sinh có khi ký sinh tới 40-45% trứng nhưng chúng lại rất mẫn cảm với các loại thuốc BVTV, nên cần chú ý sử dụng thuốc BVTV thích hợp để bảo vệ hệ sinh thái.

Các yếu tố tác động đến sự bộc phát SCLN là:

Thời vụ gieo sạ muộn, gieo cấy giống dễ nhiễm sâu bệnh. SCLN tập trung hại nặng vào 2 thời kỳ sinh trưởng của cây lúa là đẻ nhánh rộ và làm đòng trổ. Khi vụ lúa chính đã qua các giai đoạn trên, sâu cuốn lá sẽ tập trung vào trà lúa muộn để phát triển và bảo tồn nòi giống.

Sử dụng phân bón không hợp lý: Bón quá nhiều đạm lại bón lai rai nhiều lần để lúc nào cây lúa cũng xanh tốt là điều kiện lý tưởng để SCLN phát sinh phát triển. Thực hiện biện pháp kỹ thuật 3 giảm 3 tăng là 1 biện pháp hữu hiệu giúp cây lúa phát triển chắc khỏe hạn chế sự phát sinh của sâu bệnh nói chung.

Thời tiết khí hậu, đặc biệt là mùa mưa nắng xen kẽ kết hợp ẩm độ cao, sâu cuốn lá phát sinh rất nặng. Vì vậy cần nắm chắc dự báo thời tiết để chủ động đưa ra biện pháp ngăn ngừa sớm.

Ký sinh thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ rất đa dạng từ các loài ong, nấm, các loài ăn thịt… nên chú ý bảo vệ hoặc bổ sung thiên địch như ong mắt đỏ Trichogramma sp., nấm…

Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ theo hướng bền vững là tăng cường sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp kết hợp hài hòa các biện pháp thủ công, canh tác, sinh học.

Biện pháp canh tác rất quan trọng từ khâu làm đất bón phân, thời vụ, mật độ gieo cấy, chế độ nước, v.v, nếu làm đúng các biện pháp trên sẽ điều chỉnh sự phát sinh quá mức của sâu bệnh hại nói chung và SCLN nói riêng.

Biện pháp sinh học dựa vào tính đa dạng sinh học, SCLN có rất nhiều loại ký sinh đặc biệt là các loài ong và nấm, vi khuẩn… nên con người đã lợi dụng thả thêm ong ký sinh, trứng trên đồng ruộng, phun nấm hoặc vi khuẩn vào giai đoạn thích hợp.

Biện pháp hóa học là vũ khí cuối cùng phải sử dụng khi thời tiết thuận lợi cho sâu bệnh bùng phát mà các biện pháp khác không đủ sức khống chế. Khi sử dụng biện pháp hóa học cần thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng để tiết kiệm chi phí mà hiệu quả phòng trừ sâu cuốn lá vẫn cao: đúng thuốc trừ sâu cuốn lá-đặc biệt là ưu tiên cho các sản phẩm sinh học như VIBAMEC 1.8 & 3.6 EC, VIMATOX 1.9 EC là thuốc ít ảnh hưởng đến thiên địch, có tính thấm sâu nhanh nên ít bị rửa trôi, pha thuốc theo liều lượng trên bao bì hướng dẫn.

Nên phun thuốc sau khi bướm nở rộ hoặc khi sâu tuổi nhỏ, nếu sâu đã cuốn lá nằm trong tổ thì trước khi phun thuốc nên dùng cành tre phất nhẹ trên đầu thảm lá lúa để tổ tung ra thì hiệu quả phun thuốc sẽ rất cao. Đối với sâu cuốn lá lúa, khi phun thuốc cần phải chỉnh béc phun nhỏ và đưa vòi phun vừa qua khỏi ngọn lá lúa để đạt được hiệu quả như mong muốn.

KS. Lương Thanh Cù

Số lần xem trang : 15123
Nhập ngày : 03-06-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  GIẢI PHÁP CHĂM SÓC LÚA ĐÔNG XUÂN NĂM NAY (Báo NNVN - Số ra ngày 6/3/2009) (06-03-2009)

  NGƯỜI PHỤ NỮ TRỞ THÀNH TỈ PHÚ TỪ MÔ HÌNH VAC (Báo NNVN - Số ra ngày 6/3/2009) (06-03-2009)

  BÌNH ĐỊNH KHÔNG "PHÓ MẶC" DÂN NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  BÀI HỌC THẤT BẠI NUÔI ỐC HƯƠNG Ở NINH THUẬN (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  ĐỂ GIẢM CÔNG LAO ĐỘNG THU HOẠCH ĐẬU NÀNH (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI HOA HỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  CUNG CẤP VITAMIN A BẰNG GẠO HẠT VÀNG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  LÀM MEO NẤM, XÂY NHÀ 3 TỶ ĐỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  THANH HÓA KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG LÚA ĐÔNG XUÂN TRỖ SỚM (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  Thủ tướng yêu cầu thu mua hết lúa gạo cho nông dân (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007