Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 323
Toàn hệ thống 3791
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Năm 2008 nuôi tôm nước lợ cả nước trên 600 nghìn hecta đạt sản lượng 380 nghìn tấn, chủ yếu là tôm sú theo các phương thức thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến, trong đó phần lớn là nuôi quảng canh cải tiến. Ngoài đối tượng tôm sú ra, ở các tỉnh ven biển từ miền Trung trở ra phía Bắc đã nuôi tôm thẻ chân trắng khá thành công trên những diện tích nuôi tôm sú trước đây luôn bị dịch bệnh.

 

1. Nhu cầu

Năm 2008 nuôi tôm nước lợ cả nước trên 600 nghìn hecta đạt sản lượng 380 nghìn tấn, chủ yếu là tôm sú theo các phương thức thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến, trong đó phần lớn là nuôi quảng canh cải tiến. Ngoài đối tượng tôm sú ra, ở các tỉnh ven biển từ miền Trung trở ra phía Bắc đã nuôi tôm thẻ chân trắng khá thành công trên những diện tích nuôi tôm sú trước đây luôn bị dịch bệnh. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là hơn 14 nghìn hecta đạt sản lượng 41 nghìn tấn. Số lượng tôm giống sử dụng nuôi là hơn 20 tỷ tôm sú và 15 tỷ tôm thẻ chân trắng.

Năm 2009 kế hoạch nuôi tôm nước lợ cả nước là 400 nghìn tấn. Đối tượng nuôi chính vẫn là tôm sú. Hiện nay Bộ NN-PTNT có chủ trương phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy hoạch ở các tỉnh Nam bộ. Tuy nhiên vùng nuôi chủ yếu vẫn là các tỉnh miền Trung và miền Bắc, các tỉnh phía Nam còn đang ở dạng nuôi thăm dò. Đặc điểm của tôm thẻ chân trắng là sống ở tầng nước giữa không vùi mình trong bùn như tôm sú nên thích hợp với chất đáy cát. Nhiều ý kiến cho rằng nuôi tôm thẻ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ kém hơn miền Trung vì chất đáy bùn sét ảnh hưởng tới việc lấy thức ăn và hoạt động sống, hạn chế tới sinh trưởng của chúng, nuôi dầy sẽ dẫn đến nhiều rủi ro.

Hiện nay nhiều cơ sở sản xuất tôm giống đã chuyển hướng sang tôm thẻ chân trắng. Do nuôi tôm thẻ chân trắng thả giống mật độ rất dầy từ 100-150 con/m2 nên nhu cầu tôm giống khá lớn. Kế hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng khoảng 20.000 ha, nhu cầu tôm giống cần 22 - 25 tỷ con.

Cục Nuôi trồng thủy sản đã kiểm tra công tác quản lý và hoạt động sản xuất tôm giống ở 3 tỉnh trọng điểm về giống là Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hiện tỉnh Khánh Hòa có 372 cơ sở tôm sú giống và 16 cơ sở sản xuất tôm thẻ chân trắng; tỉnh Ninh Thuận có hơn 700 cơ sở giống, trong đó có 22 cơ sở sản xuất tôm thẻ chân trắng; tỉnh Bình Thuận có 168 cơ sở sản xuất tôm giống, trong đó có 11 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng.

Như vậy trong tổng số hơn 1.240 cơ sở trên, chỉ có 49 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên tất cả những cơ sở giống tôm thẻ chân trắng lại là những cơ sở rất lớn, công suất gấp hàng chục lần các cơ sở giống tôm sú. Kế hoạch sản xuất tôm giống của 3 tỉnh đạt 10,5 tỷ tôm sú và 9,0 tỷ tôm thẻ chân trắng bằng khoảng 50% nhu cầu giống của cả nước. Các cơ sở giống tôm thẻ chân trắng đang bước vào vụ sản xuất, đã nhập tôm bố mẹ có nguồn gốc xuất xứ từ Hawaii. Mỗi cơ sở có từ 500 đến hơn 1.000 cặp tôm bố mẹ và đang tiếp tục nhập thêm.

Một số công ty đã thuê khoán sản phẩm cho chuyên gia người Trung Quốc, Philippin, Ecuquado trực tiếp làm kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất tôm giống. Hiện nay có 2 loại hình cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng. Một số cơ sở chỉ sản xuất Nauplius bán cho các cơ sở ương Postlarvae và một số cơ sở sản xuất Nauplius rồi ương thành Postlarvae để bán. Giá Nauplius khoảng 2,0 đồng/con. Giá tôm Post từ 20-35 đồng/con gồm cả giá vận chuyển có khuyến mại thêm số lượng khoảng 10%. Những cơ sở lớn có uy tín bán được giá cao hơn so với những cơ sở nhỏ.

2. Một số vấn đề cần quan tâm

Theo quy định của ngành, với đàn giống bố mẹ tôm thẻ chân trắng chỉ được sử dụng trong 6 tháng (đẻ khoảng 30 lứa). Bình quân mỗi cặp trong một lứa sản xuất được 30 vạn Nauplius và ương thành 15 vạn tôm Postlarvae. Trong chu kỳ khai thác 6 tháng một cặp tôm bố mẹ tốt sẽ cho ra khoảng 3,5 – 4,0 triệu tôm Post. Tuy nhiên theo số liệu của Chi cục quản lý chuyên ngành thủy sản Ninh Thuận, năm 2008 các cơ sở trong tỉnh nhập về 13.000 cặp tôm thẻ bố mẹ, sản xuất được 1,5 tỷ tôm Postlarvae. Như vậy mỗi cặp chỉ sản xuất được 1,2 triệu Postlarvae. Nhiều ý kiến cho rằng số liệu giống sản xuất được trong các báo cáo không phản ánh chính xác.

Để chuẩn bị cho việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng ở phía Nam, một số tỉnh cũng đã ra miền Trung khảo sát các cơ sở sản xuất giống và lựa chọn đối tác cung ứng giống.

Tuy nhiên có địa phương sau khi khảo sát về đã ra quyết định chỉ cho một vài công ty được phép mang giống vào địa phương, cấm các công ty khác không được mang giống vào bán đã gây nên sự phản ứng của các công ty giống về quyền tự do lưu thông hàng hóa.

Nguyên nhân do việc thu phí kiểm dịch tôm thẻ quá cao (0,96 đồng/con) gấp 2 lần so với tôm sú (0,45 đồng/con) trong khi mật độ thả giống lại dầy gấp 5 - 7 lần tôm sú nên mỗi hecta nuôi tôm thẻ chân trắng phải gánh chịu phí kiểm dịch gấp hơn 10 lần tôm sú.

Vì vậy người sản xuất giống thường trốn không khai báo kiểm dịch toàn bộ lượng giống sản xuất ra, dẫn đến số liệu về lượng tôm giống sản xuất mà các địa phương có được thường thấp hơn nhiều so với thực tế. Nên chăng nhà nước cần điều chỉnh lại mức thu lệ phí kiểm dịch cho phù hợp để khuyến khích sản xuất và thực hiện kiểm dịch được toàn bộ lượng tôm giống, đồng thời có được số liệu thông tin chính xác phục vụ cho công tác quản lý.

Việc sản xuất tôm sú đang có xu hướng giảm mạnh. Nhiều cơ sở nhỏ không cạnh tranh được nên đã chuyển sang sản xuất giống ốc hương hay đối tượng khác. Những cơ sở lớn thì đã chuyển sang sản xuất tôm thẻ chân trắng. Năm 2009 nuôi tôm sú vẫn còn rất lớn trên 95% diện tích nên lượng giống cần khoảng 25 tỷ con. Tình hình sản xuất tôm giống đang chuyển nhanh sang tôm thẻ chân trắng thì nguy cơ thiếu giống tôm sú có thể dẫn đến khan hiếm và đẩy giá tăng lên cao mà còn không đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch nuôi trồng của ngành. Vì thế cần có cảnh báo để các địa phương ven biển nắm lại tình hình nuôi tôm, nhu cầu giống nhằm cung cấp thông tin chính xác cho các cơ sở giống điều tiết kế hoạch sản xuất hợp lý, thực hiện ký kết hợp đồng cung cấp giống và cơ quan quản lý các cấp cần có sự chỉ đạo kịp thời để hạn chế những bất cập trên, đảm bảo đủ tôm giống tốt cho nhu cầu nuôi.

Dương Tiến Thể

Số lần xem trang : 15109
Nhập ngày : 19-03-2009
Điều chỉnh lần cuối : 19-03-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  GIỐNG CÀ CHUA CAO SẢN I-66 (Báo NNVN - Số ra ngày 28/6/2010) (29-06-2010)

  NUÔI CHỒN ĐỂ THU CÀ PHÊ CHỒN (Báo NNVN - Số ra ngày 25/6/2010) (29-06-2010)

  Chọn đất và phân bón hữu cơ - Yếu tố quyết định trong trồng bưởi (Báo NNVN - Số ra ngày 23/6/2010) (29-06-2010)

  SX phân hữu cơ vi sinh quy mô hộ gia đình (Báo NNVN - Số ra ngày 23/6/2010) (29-06-2010)

  VƯỜN CÂY ĂN TRÁI... HÁI RA TIỀN (Báo NNVN - Số ra ngày 21/6/2010) (11-11-2005)

  Vĩnh Long: Bội thu nhờ giống lúa kháng phèn mặn (Báo NNVN - Số ra ngày 21/6/2010) (11-11-2005)

  NGƯỜI DAO NUÔI NHÍM LÀM GIÀU (Báo NNVN - Số ra ngày 17/6/2010) (11-11-2005)

  TRỒNG CHANH... XÂY BIỆT THỰ (Báo NNVN - Số ra ngày 18/6/2010) (11-11-2005)

  BẢO QUẢN RAU BẰNG CÔNG NGHỆ MAP (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2010) (11-11-2005)

  XÁC ĐỊNH ĐỘ PH TRONG NUÔI TÔM, CÁ NƯỚC NGỌT (Báo NNVN - Số ra ngày 6/5/2010)(10-11-2005)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007