Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 288
Toàn hệ thống 3178
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Bộ trưởng Cao Đức Phát đã nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp giao ban SX nông nghiệp, thủy sản vùng ĐBSCL do Bộ NN-PTNT chủ trì, được tổ chức tại TP Cần Thơ hôm qua 8/12. Cuộc họp có sự tham gia của lãnh đạo Sở NN-PTNT 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL, các nhà khoa học, nhà quản lý và các Cty lương thực, chế biến thủy sản. 

Tại cuộc họp, hầu hết các đại biểu đều băn khoăn về tình hình sản xuất lúa, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản và đầu ra cho các mặt hàng nông nghiệp. Theo khuyến cáo của Cục Trồng trọt, thì vụ ĐX 2007-2008, các địa phương nên loại bỏ hẳn 2 giống lúa IR 50404 và OM 576. Đồng thời theo dõi và tổng hợp kết quả phản ứng giống lúa trong vụ HT, TĐ và vụ mùa 2008 để khuyến cáo nông dân chuyển đổi cho phù hợp. Khuyến cáo nông dân không xuống giống vụ XH 2008, thay vào đó bằng vụ màu với các loại cây như đậu nành, bắp và các loại rau màu khác...

Ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở NN- PTNT Cần Thơ cho rằng, cơ cấu mùa vụ ở ĐBSCL hiện nay có một tình trạng là hầu như lúc nào trên đồng ruộng cũng có lúa nên không có thời gian cách ly triệt để nguồn sâu bệnh. Hơn nữa, việc liên kết 4 nhà quá lỏng lẻo. Cùng quan điểm, GĐ Sở NN- PTNT Kiên Giang Trần Thanh Nam cho biết, hiện Kiên Giang mới chỉ thực hiện sản xuất gắn với hợp đồng bao tiêu được 3.000ha lúa, chiếm một diện tích rất nhỏ trong tổng diện tích sản xuất của tỉnh. Theo ông Nam thì phần lớn nông dân hiện nay đang gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư sản xuất, trong khi ngân hàng không muốn cho vay, nhất là cho vay để nuôi trồng thủy sản.

Về tình sản xuất lúa hiện nay, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng chỉ đạo các địa phương phải thực hiện nghiêm ngặt lịch thời vụ, chậm nhất đến ngày 10/1/2009 phải xuống giống dứt điểm lúa ĐX chính vụ để tránh tình hình nắng hạn vào cuối vụ. Đối với các giống lúa thơm, đạt chất lượng XK chỉ nên duy trì ở mức 60 -70% diện tích canh tác, còn lại là sản xuất các giống lúa thơm đặc sản, lúa cao sản...và không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn giống lúa IR 50404 ngay trong vụ này. Các địa phương nên sớm thiết lập hệ thống mạng lưới nhân giống ở cơ sở để chủ động nguồn giống.

Về đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, Thứ trưởng Nguyễn Việt Thắng cho rằng, tình hình dịch bệnh trên tôm xảy ra trong năm 2008 (làm gần 100 ngàn ha tôm nuôi ở ĐBSCL bị thiệt hại) chính là do nông dân không tuân thủ lịch thời vụ và chất lượng con giống không đảm bảo.

Do đó, các địa phương phải chỉ đạo nông dân thực hiện tốt lịch thời vụ vì nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến lệ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Đối với vùng nuôi tôm công nghiệp, chỗ nào có đủ điều kiện thì cho nuôi tôm thẻ chân trắng để đa dạng hóa vật nuôi. Hơn nữa, trong quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu cần phải gắn kết giữa người nuôi và NM chế biến để đảm bảo đầu ra ổn định.

Thứ trưởng nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay thì việc hạ thấp giá thành sản xuất là việc làm hết sức cần thiết. Chúng ta toàn có thể sản xuất lúa ở mức 1.500 đồng/kg bằng cách áp dụng 3 giảm 3 tăng, áp dụng cơ giới hóa từ khâu gieo sạ đến khâu thu hoạch nhằm giảm bớt chi phí đầu vào và tăng lợi nhuận cho nông dân. Hiện Bộ đang triển khai quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP (Cục Trồng trọt triển khai) cho nông dân thực hiện thí điểm, hướng tới sẽ nhân rộng ra. Thứ trưởng cũng yêu cầu các địa phương phải làm quyết liệt công tác phòng chống dịch rầy nâu, bệnh VL, LXL và dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.

Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo, các địa phương cần phải tập trung mọi nguồn lực để duy trì SXNN ổn định, đảm bảo đời sống cho nông dân. Vì nông nghiệp đóng góp rất lớn trong thu nhập đối với các tỉnh vùng ĐBSCL (có tỉnh lên đến 50%), nông nghiệp giảm sẽ kéo theo GDP giảm. Trong đó cây lúa, cá tra và con tôm là những mặt hàng chủ lực của ĐBSCL nên các cơ quan chuyên môn cần sớm có bản đồ quy hoạch vùng nuôi, định hướng cho nông dân sản xuất và tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm. Trong bối cảnh hiện nay thì cần phải tính tới đa dạng hóa vật nuôi cây trồng và phải theo dõi sát sao diễn biến của thị trường để chỉ đạo sản xuất cho phù hợp.

Số lần xem trang : 15123
Nhập ngày : 09-12-2008
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Tiền Giang: HTX Mỹ Thành đón nhận giấy chứng chỉ GLOBALGAP (Báo NNVN - Số ra ngày 16/2/2009) (16-02-2009)

  NUÔI TU HÀI THƯƠNG PHẨM (Báo NNVN - Số ra ngày 16/2/2009) (16-02-2009)

  BỆNH TYLCV LÀ GÌ? (Báo NNVN - Số ra ngày 16/2/2009) (16-02-2009)

  KINH NGHIỆM SỬ DỤNG GIÀN KÉO GIEO THẲNG LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 13/2/2009) (13-02-2009)

  QUẢN LÝ TỔNG HỢP LÚA CAO SẢN GIAI ĐOẠN CUỐI VỤ (Báo NNVN - Số ra ngày 13/2/2009) (13-02-2009)

  CHỌN GIỐNG TÔM CÀNG XANH CHẤT LƯỢNG CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 13/2/2009) (13-02-2009)

  DỊCH BỆNH GREENING HỦY HOẠI VƯỜN CÂY CÓ MÚI ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 12/2/2009) (13-02-2009)

  NHẬT BẢN: BIẾN PHÂN GIA SÚC THÀNH NHIÊN LIỆU CHẠY MÔTÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 12/2/2009) (12-02-2009)

  NHỮNG LẦM TƯỞNG VỀ THỨC ĂN, CHUỒNG TRẠI (Báo NNVN - Số ra ngày 12/2/2009) (12-02-2009)

  Thu gom trứng - cách diệt ốc bươu vàng hiệu quả nhất (Báo NNVN - Số ra ngày 11/2/2009) (11-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007