Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 449
Toàn hệ thống 4993
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Gần đây, nghề tôm tại Bình Định gặp nhiều khó khăn và thách thức do môi trường vùng nuôi bị phì dưỡng. Nhiều vùng nuôi sau nhiều năm bị dịch bệnh thua lỗ không còn vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa được cải tạo...

 

Đứng trước tình hình đó, ngành Nông nghiệp Bình Định đã có những giải pháp kịp thời như chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện lịch thời vụ nuôi tôm, định hướng nuôi trồng thủy sản ven biển phát triển theo hướng bền vững, thân thiện môi trường.

Theo số liệu thống kê của khuyến ngư viên cơ sở, trong những năm gần đây, diện tích nuôi tôm tại Bình Định theo hình thức bán thâm canh, thâm canh đã bắt đầu giảm, cụ thể năm 2008 là 459,9 ha chiếm 20,8%, thấp hơn so với năm 2007 (537,46 ha). Diện tích nuôi tôm theo hình thức bán thâm canh, thâm canh giảm chủ yếu ở các vùng đầm. Tuy vậy, sản lượng nuôi tôm năm 2008 vẫn đạt 3.919,57 tấn, cao hơn sản lượng năm 2007 (2.829,8 tấn), nguyên nhân tăng do môi trường nước được cải thiện hơn.

Ngoài tôm sú, các địa phương ven biển còn thả nuôi cá chua, cá rô phi, cua, cá dìa, cá chẽm… Hầu hết nuôi xen trong ao nuôi tôm, đến nay đã thu hoạch gần xong. Trong đó, huyện Tuy Phước và Quy Nhơn, là hai vùng có nghề nuôi tôm phát triển mạnh dẫn đến việc chặt phá rừng ngập mặn để mở rộng quy mô sản xuất, gây mất cân bằng sinh thái, môi trường phì dưỡng, dịch bệnh xảy ra thường xuyên trên diện rộng, ảnh hưởng đến môi trường chung đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn đầm Thị Nại, năm nay có diện tích nuôi cá các loại 622 ha, đạt sản lượng 268,5 tấn và diện tích nuôi cua là 1.135,5 ha, thu được sản lượng 165,2 tấn.

Có được thành quả đáng khích lệ trên, đó là do người dân đã chuyển đổi hình thức nuôi hợp lý, là nuôi tôm quảng canh thân thiện với môi trường (xen canh tôm – cua - cá), đã làm hạn chế dịch bệnh tôm xảy ra, cụ thể trong năm 2008 diện tích bệnh tôm là 250,87 ha chiếm 9,89% thấp hơn rất nhiều so với các năm trước.

Khi nuôi cá ghép với tôm, giống tôm sú cần đạt cỡ 3-5cm/con. Vì vậy, cần trải qua giai đoạn ương postlarvae đến tôm giống khoảng 20 ngày. Theo quy trình kỹ thuật của Trung tâm khuyến ngư và Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thủy sản Bình Định, đa số các hộ nuôi quảng canh cải tiến đều tiến hành ương tôm post trong giai đặt trong ao nuôi. Kích thước giai: 5m x 20m x 1,5m với mật độ ương 500-1.000 tôm post/m2. Tôm ương được cho ăn 4 lần/ngày; thức ăn gồm lòng đỏ trứng, bột cá, thức ăn tổng hợp kích cỡ nhỏ.

Với hình thức nuôi tổng hợp tôm - cua - cá với mật độ phù hợp, hầu hết người nuôi thu nhập khoảng 30-40 triệu/ha, năng suất bình quân 1.300 kg/ha/vụ. Hiện nay, nhiều hộ nuôi đã tiến hành trồng các loại cây ngập mặn quanh ao để gia cố bờ ao và hấp thu chất thải trong môi trường nuôi, góp phần khôi phục lại hệ thống rừng ngập mặn.

Sau khoảng 30 ngày ương, tôm đạt kích cỡ 3-5cm/con, được thả ra ao nuôi. Mật độ nuôi thương phẩm từ 5- 10 con tôm giống/m2, tùy thuộc vào điều kiện đáy ao, mức độ đầu tư cho ăn. Ưu điểm của hình thức này giúp người nuôi kiểm soát được lượng thức ăn, dễ dàng trong khâu quản lý chăm sóc, xác định tỷ lệ sống của tôm ương khi thả ra nuôi trong ao, lọc bỏ được những con tôm yếu. Tôm kích cỡ lớn, khỏe mạnh, thích nghi với môi trường nuôi và phát triển nhanh.

Sau khi thả tôm khoảng 1 tháng mới tiến hành thả cá và cua. Đối với cua, người dân đã bắt đầu tin tưởng vào chất lượng của con cua giống nhân tạo vì hiệu quả rõ rệt từ nghề nuôi cua thương phẩm mang lại. Trong nuôi quảng canh cải tiến, các hộ nuôi thả cua đã được ương có kích cỡ lớn 1,5 – 2 cm/con, với mật độ thả là 0,2 con/m2.

Những ao nuôi quảng canh thân thiện môi trường, ngoài đối tượng nuôi chính là tôm, các hộ nuôi tiến hành thả xen một số loài cá hiền, ăn mùn bã hữu cơ để góp phần làm sạch môi trường. Đối với vùng nuôi có độ mặn >20%o: Chọn đối tượng là cá măng, rô phi đen, rô phi đỏ để nuôi kết hợp. Mật độ thả ghép 0,05- 0,1 con/m2 tuỳ thuộc mật độ tôm nuôi. Đối với vùng nuôi có độ mặn < 20%o đối tượng thả ghép là rô phi đơn tính có kích cỡ 10-20g/con, mật độ: 0,05-0,1con/m2.

Nguyễn Ngọc Tú

Số lần xem trang : 15104
Nhập ngày : 25-06-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  NUÔI TU HÀI THƯƠNG PHẨM (Báo NNVN - Số ra ngày 16/2/2009) (16-02-2009)

  BỆNH TYLCV LÀ GÌ? (Báo NNVN - Số ra ngày 16/2/2009) (16-02-2009)

  KINH NGHIỆM SỬ DỤNG GIÀN KÉO GIEO THẲNG LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 13/2/2009) (13-02-2009)

  QUẢN LÝ TỔNG HỢP LÚA CAO SẢN GIAI ĐOẠN CUỐI VỤ (Báo NNVN - Số ra ngày 13/2/2009) (13-02-2009)

  CHỌN GIỐNG TÔM CÀNG XANH CHẤT LƯỢNG CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 13/2/2009) (13-02-2009)

  DỊCH BỆNH GREENING HỦY HOẠI VƯỜN CÂY CÓ MÚI ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 12/2/2009) (13-02-2009)

  NHẬT BẢN: BIẾN PHÂN GIA SÚC THÀNH NHIÊN LIỆU CHẠY MÔTÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 12/2/2009) (12-02-2009)

  NHỮNG LẦM TƯỞNG VỀ THỨC ĂN, CHUỒNG TRẠI (Báo NNVN - Số ra ngày 12/2/2009) (12-02-2009)

  Thu gom trứng - cách diệt ốc bươu vàng hiệu quả nhất (Báo NNVN - Số ra ngày 11/2/2009) (11-02-2009)

  LỢN RỪNG & NHỮNG ĐIỀU NGỘ NHẬN (Báo NNVN - Số ra ngày 11/2/2009) (11-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007