Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 405
Toàn hệ thống 4652
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Chương trình nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là một trong 8 chương trình trọng tâm Tỉnh ủy đề ra trong Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, là một chương tình mang tính chiến lược vì vậy được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo tỉnh và các huyện, thị. Chương trình có tác động nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và được nhân dân đồng tình hưởng ứng, tạo tiền đề quan trọng trong việc thực hiện quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn Lâm Đồng.

 

Chương trình NNCNC có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, phòng thí nghiệm, những vườn ươm cây giống có quy mô lớn, tạo điều kiện cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao năng lực sản xuất giống chất lượng cao cho 2 Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp thuộc ngành và xây dựng các mô hình điểm góp phần chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.

Thông qua chương trình NNCNC, các doanh nghiệp và nông dân nâng cao nhận thức, mạnh dạn đầu tư công nghệ mới, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới như: ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất cây giống, hiện nay toàn tỉnh có 33 cơ sở nhân giống invitro, hàng năm sản xuất từ 12-14 triệu cây giống sạch bệnh phục vụ sản xuất trong tỉnh và xuất khẩu; ứng dụng công nghệ làm nhà kính, nhà lưới với quy mô ngày càng tăng cả về diện tích và chất lượng nhằm đưa cây trồng được canh tác trong môi trường thuận lợi khắc phục điều kiện bất lợi của thời tiết, ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm, sử dụng các chế phẩm phân bón và thuốc BVTV sinh học, an toàn, góp phần nâng cao chất lượng nông sản, thường xuyên duy trì các câu lạc bộ IPM trên rau và chè phát huy hiệu quả sản xuất.

Do xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng rất đa dạng về cây trồng, vật nuôi, có các tiểu vùng sinh thái sản xuất nông nghiệp khác nhau do đó ngành không chỉ quan tâm về định hướng, quản lý quy hoạch, cơ chế chính sách về NNCNC mà còn rất quan tâm về công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Hội đồng Khoa học kỹ thuật Sở NN-PTNT Lâm Đồng được thành lập năm 2004 và luôn kiện toàn cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Hội đồng khoa học gồm 15 thành viên, gồm lãnh đạo Sở và các phòng, ban, đơn vị trong ngành NN- PTNT có trình độ chuyên môn cao. Với nhiệm vụ là triển khai công tác nghiên cứu khoa học và khuyến cáo, ứng dụng khoa học kỹ thuật, thẩm định các chương trình dự án có tính mới thuộc lĩnh vực NN-PTNT.

Việc nghiên cứu và ứng dụng KHCN phục vụ chương trình nông nghiệp công nghệ cao đã tập trung chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất chất lượng cao, là một trong những địa phương có diện tích áp dụng giống cây trồng mới cao trong toàn quốc; cơ cấu giống cây trồng vật nuôi mới được phát triển mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt là các giống rau, hoa, chè chất lượng cao, các dòng cà phê cao sản, giống lúa, bắp có năng suất chất lượng cao luôn được đầu tư phát triển; tỷ lệ giống mới trong tổng đàn vật nuôi ngày càng tăng.

Hiện nay trong sản xuất có trên 100 giống rau, có 60 giống hoa, 2 giống chè cao sản, 4 giống chè chất lượng cao, 6 dòng cà phê vối cao sản được trồng khai thác hàng hóa. Tỷ lệ giống mới trong các loại rau, hoa chiếm 80%, đối với cây lương thực (lúa, bắp) chiếm trên 90%, các giống cây công nghiệp dài ngày: chè 47%, dâu tằm 30%, cà phê 12%; đàn bò vàng địa phương ngày càng được Sind hóa, đàn heo phát triển hướng nạc, giống heo tốt có tỷ lệ nạc cao chiếm tới 40% trên tổng đàn, tỷ lệ giống mới cao đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nông sản.

Thông qua chương trình NNCNC, trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã tập trung chỉ đạo sản xuất áp dụng ngày càng sâu rộng các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng KHCN trong sản xuất, do vậy đã tác động tích cực cho sản xuất hàng hóa, kết cấu khoa học công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp ngày càng sâu hơn, điều đó đã góp phần nâng cao giá trị bình quân 1 ha đất nông nghiệp năm 2008 đạt 45 triệu đồng/năm, tính đến thời điểm hiện nay có khoảng 160.000 ha đạt doanh thu từ 50 triệu đồng/ha trở lên, trong đó có trên 10.000 ha đạt doanh thu từ 100 triệu đến 2,0 tỷ đồng/ha.

Toàn tỉnh có gần 3.200 ha áp dụng kỹ thuật cao như: nhà kính, nhà lưới, tưới nước tiết kiệm, màng phủ nông nghiệp... trong đó có trên 1.200 ha nhà kính, nhà lưới để sản xuất rau, hoa cao cấp. Trong lĩnh vực chăn nuôi nhiều trang trại mở rộng chăn nuôi tập trung và quy trình chăn nuôi tiên tiến, kiểm soát dịch hại; nhiều trang trại có quy mô hàng trăm bò thịt cao sản; chăn nuôi heo từ 500 – 2.000 con, chăn nuôi gà trên 100.000 con, giá trị thu nhập từ 4,0 - 6,5 tỷ đồng/trang trại/năm.

Song song với công tác nghiên cứu khoa học, Hội đồng bình tuyển cây đầu dòng của ngành cũng thường xuyên quan tâm, trong 3 năm qua Hội đồng bình tuyển một số cây đầu dòng như: sầu riêng, bơ, cà phê và cam không hạt; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp về khoa học kỹ thuật cho nông dân và phân tích giá cả nông sản phục vụ cho các thành phần kinh tế đặc biệt là bà con nông dân hoàn toàn miễn phí, nhiều nông dân thông qua ứng dụng công nghệ thông tin đã nắm bắt, tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật và vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất của mình.

Một trong những nội dung rất quan trọng trong chương trình NNCNC là trong thời gian qua ngành tập trung đầu tư về thiết bị và nhân lực trong vấn đề kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hành nông nghiệp tốt (GAP), ngành đã chủ động cử công chức đào tạo do các tổ chức quốc tế huấn luyện và ở nước ngoài về quản lý sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm, tham gia huấn luyện khóa quản lý chứng nhận theo tiêu chuẩn GLOBALGAP và an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có 10 công chức được cấp giấy chứng nhận do tổ chức Thương mại về rau quả của Đức cấp, 1 công chức do FAO cấp, hiện nay một số nông sản công nghệ cao của tỉnh đã được cấp giấy chứng nhận sản xuất nông nghiệp có chứng nhận như sản phẩm an toàn, VietGap, Organik, HACCP, GLOBALGAP góp phần tăng tính cạnh tranh nông sản.  Hiện giá trị nông sản xuất khẩu ở Lâm Đồng luôn chiếm 83-85% tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh.

Số lần xem trang : 15126
Nhập ngày : 30-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  VẬN CHUYỂN THỦY SẢN BẰNG HỆ THỐNG ĐÓNG GÓI PROMENS (Báo NNVN - Số ra ngày 4/2/2009) (04-02-2009)

  MỘT SỐ THUỐC BVTV NGUỒN GỐC SINH HỌC THẾ HỆ MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 4/2/2009) (04-02-2009)

  ĐBSCL: TƯNG BỪNG THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN ĐẦU NĂM (Báo NNVN - Số ra ngày 4/2/2009) (04-02-2009)

  TRỒNG LẠI CÂY HOA CÚC (Báo NNVN - Số ra ngày 3/2/2009) (04-02-2009)

  MÔ HÌNH NUÔI CÁ MÚ CỌP LỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 3/2/2009) (04-02-2009)

  SÂU BỆNH GÂY HẠI GẦN 131.000 HA LÚA ĐÔNG XUÂN (Báo NNVN - Số ra ngày 3/2/2009) (03-02-2009)

  SẢN XUẤT GIỐNG HẢI SÂM CÁT (Báo NNVN - Số ra ngày 3/2/2009) (03-02-2009)

  THÔNG TIN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH PHÙ ĐẦU Ở GÀ (Báo NNVN - Số ra ngày 3/2/2009) (03-02-2009)

  TRẮNG TAY MÀ THÀNH TỶ PHÚ (Báo NNVN - Số ra ngày 3/2/2009) (03-02-2009)

  QUY TRÌNH TRỒNG CAM V2 (Báo NNVN - Số ra ngày 2/2/2009) (02-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007