Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 381
Toàn hệ thống 4487
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Hiện nay phong trào nuôi lươn ở ĐBSCL phát triển khá mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Tuy nhiên nguồn con giống hoàn toàn là đánh bắt ngoài tự nhiên chứ chưa có con giống nhân tạo. 

 

Do không rõ nguồn gốc, phương pháp đánh bắt lươn giống nên người mua thường không hiểu rõ được tình trạng sức khỏe của lươn. Vì vậy đã nhiều người thất bại do chất lượng con giống không tốt. Chính vì thế, việc thuần dưỡng lươn sẽ rất quan trọng và sẽ quyết định sự thành công hay thất bại trong nuôi hương phẩm.

Quá trình thuần dưỡng tiến hành theo các bước sau:

Phương tiện:

- Cần có nhiều bể để thuần dưỡng nuôi những con cùng cỡ vì lươn giống mua thường có kích cỡ không đều, nuôi chung những con lớn có thể ăn thịt những con nhỏ. Có nhiều bể chứa nhiều cỡ lươn khác nhau.

- Bể thuần dưỡng cần để ở nơi thoáng mát và yên tĩnh, tránh tiếng động mạnh vì tập tính của lươn là sống chui rúc sợ tiếng ồn. Bể cũng cần đặt ở nơi có bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp xuống mặt nước.

Kỹ thuật:

- Khi mới thu gom về lươn cần được xử lý qua nước muối có nồng độ 4 - 5 phần ngàn để xử lý trong thời gian 5 phút. Sau đó vớt ra và phân loại lần nữa để chọn ra lươn đồng cỡ trước khi đưa vào nuôi thương phẩm.

- Những ngày đầu (2-3 ngày) không cho lươn ăn tạo điều kiện thích nghi với môi trường nuôi nhốt. Mật độ thuần dưỡng khoảng 3 kg/m2.

- Ngâm tắm cho lươn bằng một số hóa chất, thuốc kháng sinh cho phép sử dụng.

- Nguồn nước cung cấp cho bể nuôi cần sạch, không nhiễm thuốc BVTV, nước thải nhà máy, xí nghiệp và nước thải sinh hoạt. Độ sâu nước trong bể nuôi khoảng 20-25 cm.

- Trong quá trình sống lươn thường thải ra chất thải làm dơ nguồn nước, vì thế phải thay nước thường xuyên 2 lần/ngày vào lúc 10 giờ sáng và 5 giờ chiều. Cần có bể nước dự trữ để thay lúc cần thiết.

- Điều kiện môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng của lươn là: Nhiệt độ từ 24oC - 28oC; pH từ 6,5 - 8,0. Độ mặn không quá 5%o.

- Sau 3 ngày cho lươn ăn bằng trùn hoặc một số loại thức ăn mà lươn ưa thích. Lượng thức ăn bằng 5% trọng lượng lươn, chú ý quan sát lượng thức ăn thừa hay thiếu để điều chỉnh tăng thêm hay giảm đi.

- Theo dõi hoạt động và mức ăn mồi của lươn để phòng trị bệnh kịp thời.

- Thuần đưỡng lươn trong khoảng 2 tuần thì chuyển lươn vào bể nuôi thương phẩm.

Thuần dưỡng tốt lươn đảm bảo có tỷ lệ sống trên 95%, có sức đề kháng và sinh trưởng tốt trong quá trình nuôi thương phẩm.

KS. Phương Thanh

Số lần xem trang : 15103
Nhập ngày : 01-10-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  VẬN CHUYỂN THỦY SẢN BẰNG HỆ THỐNG ĐÓNG GÓI PROMENS (Báo NNVN - Số ra ngày 4/2/2009) (04-02-2009)

  MỘT SỐ THUỐC BVTV NGUỒN GỐC SINH HỌC THẾ HỆ MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 4/2/2009) (04-02-2009)

  ĐBSCL: TƯNG BỪNG THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN ĐẦU NĂM (Báo NNVN - Số ra ngày 4/2/2009) (04-02-2009)

  TRỒNG LẠI CÂY HOA CÚC (Báo NNVN - Số ra ngày 3/2/2009) (04-02-2009)

  MÔ HÌNH NUÔI CÁ MÚ CỌP LỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 3/2/2009) (04-02-2009)

  SÂU BỆNH GÂY HẠI GẦN 131.000 HA LÚA ĐÔNG XUÂN (Báo NNVN - Số ra ngày 3/2/2009) (03-02-2009)

  SẢN XUẤT GIỐNG HẢI SÂM CÁT (Báo NNVN - Số ra ngày 3/2/2009) (03-02-2009)

  THÔNG TIN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH PHÙ ĐẦU Ở GÀ (Báo NNVN - Số ra ngày 3/2/2009) (03-02-2009)

  TRẮNG TAY MÀ THÀNH TỶ PHÚ (Báo NNVN - Số ra ngày 3/2/2009) (03-02-2009)

  QUY TRÌNH TRỒNG CAM V2 (Báo NNVN - Số ra ngày 2/2/2009) (02-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007