Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1050
Toàn hệ thống 2189
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 9. Dấu xưa Đêm Yên Tử; Ngày 26 tháng 9 năm 1983, sĩ quan Liên Xô Trung tá Stanislav Yevgrafovich Petrov, người sau này nhận được giải thưởng đặc biệt Công dân thế giới ngày 21 tháng 5 năm 2004, bởi sự kiện ngày 26 tháng 8 năm 1983 đã tránh được chiến tranh nguyên tử khắp thế giới bằng cách chứng nhận báo động giả mặc dù hệ thống báo trước cho rằng Hoa Kỳ đang tấn công, xem thêm Chiến tranh Lạnh, cuộc chạy đua giữa Mỹ và Liên Xô và Chuyến bay 007 của Korean Air Lines. Ngày 26 tháng 9 năm 1969, Album Abbey Road của ban nhạc The Beatles được phát hành tại Anh. Ban nhạc The Beatles có tên trong danh sách “Nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20” của tạp chí Time,  là nghệ sĩ có số đĩa bán chạy nhất lịch sử với hơn 600 triệu đĩa đã bán trên toàn thế giới. Ngày 26 tháng 9 năm 2004, tạp chí Rolling Stone xếp The Beatles là nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. N Ngày 26 tháng 9 năm 2007, Nhịp dẫn cầu Cần Thơ sập làm 54 người chết, 180 người bị thương.(Cầu Cần Thơ hiện nay, hình). Bài viết chọn lọc ngày 26 tháng 9 Dấu xưa Đêm Yên Tử; Thiên nhiên là thú thần tiên; Lưu Trọng Văn và Jennifer Chung; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất , Nhớ châu Phi Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-9/

DẤU XƯA ĐỨC NHÂN TÔNG
Hoàng Kim

Đức Nhân Tông với Đêm Yên Tử là trãi nghiệm sâu lắng nhất đời tôi, tác phẩm và trích dẫn biên khảo yêu thích. Tôi chép lại hai điểm nhấn quan trọng “Dấu xưa đêm Yên Tử” “Thơ Thiền đức Nhân Tông” với bốn bài thơ “Lên non thiêng Yên Tử”, “Tìm về đức Nhân Tông”, “Sông núi lưu ân tình”, “Biển Hồ NgọcTây Nguyên” của chính mình với bài Trần Nhân Tông (1247-1308): Minh quân và đạo sĩ của Nguyễn Đức Hiệp.

DẤU XƯA ĐÊM YÊN TỬ

Đêm Yên Tử, vào lúc nửa đêm, ngày mồng 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308) sao sáng đầy trời, Trúc Lâm hỏi: “Bây giờ là mấy giờ?”. Bảo Sát thưa: “Giờ Tý”. Trúc Lâm đưa tay ra hiệu mở cửa sổ nhìn ra ngoài và nói: “Đến giờ ta đi rồi vậy”. Bảo Sát hỏi: “Tôn sư đi đâu bây giờ?”. Trúc Lâm nói: “Mọi pháp đều không sinh. Mọi pháp đều không diệt. Nếu hiểu được như thế. Chư Phật thường hiện tiền. Chẳng đi cũng chẳng lại”.

( trước đó) sách “Tam tổ thực lục”, bản dịch, Tư liệu Viện Khảo cổ học, ký hiệu D 687, trang 12 ghi: “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được. Khi lên đến núi, ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự.

Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” “Mùa đông tháng 11, … ngày mồng 3, thượng hoàng (Trần Nhân Tông) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử”. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nhà Xuất Bản Văn hoá Thông tin, 2004, trang 570 chép.

Đêm Yên Tử, tôi đi lúc nửa đêm từ nơi khởi đầu tại khu lăng mộ đức Nhân Tông theo đường xưa mây trắng lên chùa Đồng, Tôi đi một mình trong đêm lạnh không trăng sao và thật tỉnh lặng với một đèn pin nhỏ trong tay, gậy trúc, khăn quàng cổ và ba lô. Tôi đã tới vòm đá hang cọp phía sau chùa Bảo Sái gần đỉnh chùa Đồng lúc ba giờ khuya và ngồi dưới chân Bụt Trần Nhân Tông với cảm giác thành tâm, an nhiên thật lạ, không lo âu và không phiền muộn. Nơi đây giờ này là lúc Trần Nhân Tông mất. Người từ chùa Hoa Yên lúc nữa đêm đã nhờ Bảo Sái, một danh tướng cận vệ và đại đệ tử thân tín, cõng Người lên đây. Bảy trăm năm sau, giữa đêm thiêng Yên Tử, đúng chính nơi và khoảng giờ lúc đức Nhân Tông mất, tôi lắng nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya. Bóng của Phật Nhân Tông mờ mờ bình thản lưng đền. Lúc đó vụt hiện trong đầu tôi bài kệ “Cư trần lạc đạo” của đức Nhân Tông và bài thơ “đề Yên Tử sơn, Hoa Yên Tự” của Nguyễn Trãi văng vẳng thinh không thăm thẳm vô cùng …

THƠ THIỀN TRẦN NHÂN TÔNG

Trần Nhân Tông (1258-1308) là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306), là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông; 4) Người thầy chiến lược của sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Thơ Thiền Trần Nhân Tông là chỉ dấu quan trọng về Người

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Hoàng Kim kính cẩn cảm nhận

LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1)

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2)

Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …

* (1) Thơ Nguyễn Trải (2) Bản dịch thơ của Hoàng Kim
Nguồn: THUNG DUNG thơ văn Hoàng Kim Lên non thiêng Yên Tử (2011)
https://thungdung.wordpress.com/yentu/

SÔNG NÚI LƯU ÂN TÌNH

Thương nước biết ơn bao người ngọc (*)
Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng
Nhớ bao tài đức đời phiêu dạt
Ân tình lưu mãi những dòng sông.

(*) An Tư, Huyền Trân, Ngọc Hoa, Ngọc Vạn, …

TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG

Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim…
(Trần Nhân Tông)

Người ơi con đến đây tìm
Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ
Núi cao trùng điệp nhấp nhô
Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên

Thầy còn dạo bước cõi tiên
Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn
Mang cây lộc trúc về Nam
Ken dày phên giậu ở miền xa xôi

Cư trần lạc đạo Người ơi
Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung
Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung
Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài

An Kỳ Sinh trấn giữa trời
Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non …

BIỂN HỒ NGỌC TÂY NGUYÊN

“Mây núi nào không bay cạnh núi,
Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi.” (1)
Ban mai nắng hửng Tiên Sơn đẹp
Vàng sáng trời quang Biển Hồ ơi.

Dấu xưa Đêm Yên Tử
Thơ Thiền Trần Nhân Tông
Lên non thiêng Yên Tử
Sông núi lưu ân tình
Tìm về đức Nhân Tông
Biển Hồ Ngọc Tây Nguyên

Bạch Ngọc
tiếp dẫn thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ (1)
ảnh Chùa Bửu Minh

Tài liệu trích dẫn

TRẦN NHÂN TÔNG (1247-1308):
MINH QUÂN VÀ ĐẠO SĨ
biên khảo của Nguyễn Đức Hiệp
(Nguồn:
https://nghiencuulichsu.com/2012/10/02/tran-nhan-tong-1247-1308-minh-quan-va-dao-si/)

“Nhà ta vốn là dân hạ bạn
đời đời ưa chuộng việc hùng dũng”
Trần Nhân Tông

Trong lịch sử Việt Nam, có những vị vua giỏi giang cáng đáng và lãnh đạo nước trong những tình huống khó khăn. Trần Nhân Tông là một trong những vị vua đầu khai triều và xây dựng nhà Trần. Triều ông là giai đoạn cực thịnh nhất của nhà Trần. Ông lãnh đạo nước trong những thời kỳ gay cấn nhất của lịch sử Việt Nam: chiến tranh xâm lược của đạo quân Mông Cổ gieo rắc kinh hoàng ở khắp lục địa Á-Âu.

Trong hai cuộc xâm lăng của Mông Cổ lần hai và lần ba, ông đã cùng tướng sĩ và nhân dân đối phó và đánh bại giặc. Ông là người mở ra Hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến toàn dân và cùng nhân dân đối kháng địch. Trần Nhân Tông không những là vị vua cương chính và gần dân mà còn là một đạo sĩ Phật giáo hiền tài, một trong ba sư tổ sáng lập ra trường phái Trúc Lâm duy nhất ở Việt Nam.

1- Con người và sự nghiệp

(a) Bản chất con người

Thái tử Trần Khâm tức Trần Nhân Tông lên ngôi vua thay thế Thượng Hoàng Thanh Tông năm 1279. Ông là một vị vua có cốt ở dân và có một târn hồn Việt cội rễ. Ẩn tàng trong ông là ý thức về nguồn, gợi nhớ gốc tổ Rồng Tiên, như lời ông từng nói với con Trần Anh Tông và Quốc Công Trần Quốc Tuấn: “Nhà ta vốn là dân hạ bạn, đời đời ưa chuộng việc hùng dũng… thích hình rồng vào đùi để tỏ ra không quên gốc.” Tục xăm hình rất phổ biến trong dân gian Việt Nam từ thời Hùng Vương, đến đời Trần Nhân Tông thì phát triển mạnh mẽ. Từ vua quan đến quân dân đều vẽ xâm hình rồng trước bụng, sau lưng và hai vế đùi. Lúc này người ta chẳng những quan niệm xâm hình rồng để khi xuống nước không bị giao long làm hại mà còn ngầm nhắc nhở nhau về một nguồn gốc như lời vua nhắn nhủ.

Tục này thịnh hành đến nổi người Trung Hoa trông thấy gọi là “thái long” tức rồng vẽ. Theo sứ nhà Nguyên Trần Phụ, thì mỗi người dân Đại Việt còn thích chữ “Nghĩa di quyền phụ, hình vu báo quốc” (Vì việc nghĩa mà liều thân, vì ơn nước mà báo đền). Điều này cho thấy dưới đời vua Trần Nhân Tông, quân dân đều một lòng và tụ tập quanh một ông vua có căn cơ là gốc dân.

(b) Tư cách lãnh đao

Nhân Tông là một vị vua anh minh, biết dùng và trọng dụng nhân tài. Đời ông, nhân tài, anh hùng, tuấn kiệt lũ luợt kéo ra giúp nước, lòng người như một. Bên ông, về quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật .., về văn học có các văn thi sĩ uyên bác như Nguyễn Thuyên, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Riêng Nguyễn Thuyên là người khởi đầu dùng chữ Nôm làm thơ phú, văn hay như Hàn Dũ bên Trung Quốc ngày xưa nên Nhân Tông cho đổi tên là họ Hàn.

Sự hiểu người và dùng người của ông được thể hiện qua một câu chuyện tiêu biểu sau. Trong không khí khẩn trương, khi con trai của Hốt Tất Liệt là Thái tử Thoát Hoan đang sôi sục căm hờn điều động binh mã ở biên thùy để sửa soạn tràn vào Đại Việt. Vào một ngày cuối năm Nhâm Ngọ (1282), tại bến Bình Than có một cuộc họp lịch sử giữa vua Trần Nhân Tông và các tướng sĩ. Giữa lúc vua Nhân Tông và mọi người đang bàn bạc sôi nổi, vua chợt nhìn ra ngoài sông và thoáng thấy một chiếc thuyền lớn chở đầy than theo dòng đổ về xuôi. Nhác thấy trên thuyền có một người đội nón lá, mặc áo ngắn, ngộ ngộ trông như người quen, vua bèn chỉ và hỏi quan thi thần:

– Người kia có phải là Nhân Huệ Vương không?

Rồi lập tức sai quân chèo thuyền nhỏ đuổi theo. Nhưng lát sau chỉ thấy quân trở về không, tâu với vua là ông lái ngang bướng ấy không chịu đến mà chỉ trả lời rằng:

– Lão già này là người bán than, có việc gì mà vua gọi đến!

Nghe thấy thế, các quan rất đổi ngạc nhiên và lo cho người bán than, cái tội khi quân mạn thượng này dù xử nhẹ cũng phải dăm chục trượng là ít. Nhưng Nhân Tông vẫn tươi cười mà rằng:

– Thế thì đúng là Nhân Huệ Vương rồi, người thường không dám trả lời ta như thế!

Rồi sai nội thị đi gọi: lần này “lão ta” chịu đến. Vua quan nhìn ra thì đích thị không sai. Người lái thuyền bán than đó chính là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Đội chiếc nón lá và bận tấrn áo nâu ngắn bạc phếch, quần xắn tới đầu gối, trông ông ta thật phong trần. Nhưng lạ thay, cuộc sống lam lũ vẫn không làm mất được cái vẻ tinh anh quắc thước và dáng dấp hiên ngang ở người tướng vũ dũng của cuộc kháng chiến chống Mông Cổ năm xưa, vì nóng tính và trót phạm lỗi với triều đình nên bị cách chức và tịch thu gia sản. Chuyến đi hôrn nay của ông tình cờ lại hóa hay

– Thế nào, liệu khanh còn đủ sức đánh giặc hay không? – Nhân Tông ướm hỏi.

Nghe thấy hai chữ “đánh giặc”, mắt Trần Khánh Dư vụt sáng:

– Dạ, thần còn đủ sức. Mấy năm nay vung rìu đẵn gỗ, cánh tay thần xern ra còn rắng rỏi hơn xưa.

Nhân Tông cười vui vẻ và ngợi khen:

– Quả là gan Trần Khánh Dư còn bền hơn sắt đá. Được rồi còn phải xem khanh lập công chuộc tội ra sao?

Đoạn xuống chiếu tha tội cho Trần Khánh Dư, ban mũ áo, phong làm phó tướng quân rồi cho ngồi ở ghế cuối hàng vương để bàn việc nước. Thế là triều đình lại có thêm được một người tài giỏi đứng ra phò vua giúp nước.

Sự dùng người của Nhân Tông như thế xứng đáng phong cách của một người lãnh đạo: hiểu và dùng người đúng chỗ.

(c) Cách cư xử người

Trần Nhân Tông là một vị vua khí khái và nhân đức. Đối diện với bao phong ba bão táp, ông lãnh đạo tướng sĩ và nhân dân chống đỡ những cơn hiểrn nguy. Nhưng không lúc nào là ông không để ý đến tình trạng của quân dân.

Khi quân Mông Cổ với khí thế hung tàn tràn vào Đại Việt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vì kém thế thua chạy rút về Vạn Kiếp. Nhân Tông nghe Hưng Đạo Vương thua, liền ngự một chiếc thuyền nhỏ xuống Hải Dương rồi cho vời Hưng Đạo Vương đến bàn việc, nhân thấy quân mình thua, trong bụng không yên, mới bảo Hưng Đạo Vương rằng:

– Thế giặc to như vậy, mà chống nó thì dân sự tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân?

Hưng Đạo Vương tâu rằng:

– Bệ hạ nói câu ấy thì thật là nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã ­tắc thi sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng.

Nhân Tông nghe lời nói trung liệt như vậy, trong bụng mới yên.

Cũng vậy, đối với quân thù, trong trận chiến thắng lịch sử của quân ta ở Tây Kết (Khoái Châu, Hải Hưng), tướng giặc là Toa Đô bị trúng tên chết và Ô Mã Nhi phải chốn chui xuống thuyền vượt biển chạy về Trung Quốc. Khi các tướng thắng trận đưa đầu Toa Đô về nộp, Nhân Tông thấy người dũng kiện mà lại hết lòng với chúa, nên xúc động mới than rằng: “Làm bầy tôi nên như người này” rồi cởi áo ngự bào đắp vào đầu Toa Đô, sai quân dùng lễ mai táng cho tử tế.

Khi bóng quân Mông Cổ không còn trên đất Nam, triều đình bắt được một tráp chứa các biểu hàng của một số quan. Số là khi quân giặc đang cường thịnh, triều thần lắm kẻ hai lòng, có giấy má đi lại với chúng. Đình thần muốn lục tráp ra để trị tội, nhưng Nhân Tông và Thánh Tông Thượng Hoàng nghĩ xa đến sự hoà giãi dân tộc nên sai đem đốt cả tráp đi cho yên lòng mọi người và cùng nhau xây dựng lại cố đô. Duy chỉ những người thực sự hàng và hợp tác với giặc mới bị trị tội.

(d) Trị nước

Trách nhiệm giữ nước đã xong, Nhân Tông còn phải lo việc ngoại giao với giặc và xây dựng lại đất nước và con người. Với nhà Nguyên, Mông Cổ, vua không kiêu căng khi thắng, mà hoà khí, khiêm nhượng nhưng nhân chính. Sự tàn phá của quân Mông Cổ thật nặng nề đến nổi, lúc chiến thắng trở về Thăng Long, vua không còn cung điện để ở mà phải tạm trú ở Lăng thị vệ. Trong tờ biểu gởi Hốt Tất Liêt, Nhân Tông đã phải viết: “đốt phá hết chùa miếu trong nước, khai quật phần mộ tổ tiên, cướp bóc dân gian, phá phách sản nghiệp trăm họ, mọi tàn ác không việc nào trừ …”.

Hậu quả của chiến tranh tàn khốc như vậy cho nên phải có chính sách an dân và ủy lạo dân. Sau cuộc chiến, Nhân Tông xuống chiếu đại xá cho thiên hạ. Nơi nào bị địch đốt phá thì tha tô ruộng và tạp dịch toàn phần, các chỗ khác thì xét miễn giảm theo thứ bậc khác nhau. Chinh sách khéo léo và có tầm nhìn xa này, thể hiện một tinh thần thương dân và ở một đầu óc có tư tưởng đầu tư xây dựng lâu dài, đã được kể lại trong quyển “Long thành dật sự” như sau:

Sau chiến tranh, thành Thăng Long nhiều đoạn bị san bằng, vua Nhân Tông định hạ chỉ gấp rút xây lại thành trì. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn can rằng: “Việc sửa lại thành trì không cần kíp lắm. Việc cần kíp của triều đình phải làm ngay không thể chậm trễ được là việc ủy lạo nhân dân. Hơn 4 năm, quân giặc hai lần tràn sang quấy rối, từ nơi núi rừng đến nơi đồng ruộng, đều bị tàn phá hầu hết. Vậy mà nhân dân vẫn một lòng hướng về triều đình, xuất tài, xuất lộc, đi lính và đóng thuế, làm nên một lực lượng mạnh cho triều đình chống nhau với giặc. Nay nhà vua được trở về yên ổn. Việc làm trước hết là chú ý ngay đến dân, những nơi nào bị tàn phá, tuỳ tình trạng nặng nhẹ mà cứu tế; nơi nào bị tàn phá quá nặng, có thể miễn tô thuế mấy năm. Có như thế dân mới nức lòng càng quy hướng về triều đình hơn nữa. Người xưa đã nói: “chúng chí thành thành” nghĩa là ý chí của dân là một bức thành kiên cố. Đó mới là cái thành cần sửa chữa ngay, xin nhà vua xử lý.”

Vua Nhân Tông vui vẻ nghe theo lời khuyên của Trần Quốc Tuấn. Đây cũng là một bài học quan trọng mà gần đây chúng ta đã không nắm mà nguy hơn nữa là đã làm ngược lại.

Cũng vậy để cải tổ bộ máy hành chánh, và thúc đẩy nền kinh tế giúp dân giàu mạnh. Trần Nhân Tông quyết định giảm thủ tục, các quan lộc và quan liêu trong nước. Trước một bộ máy quá lớn và quá nặng nề từ Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Nội mật viện, đến các quan, cac lục bộ, các cục (Nội thư hoả cục, Chi hậu cục..), các đài (Ngự sử đài), các viện (Khu mật viện, Hàn lâm viện, Thẩm hình viện, Quốc sử viện, Thái y viện,..), các ty .. khiến Trần Nhân Tông phải thốt lên :

” Sao một nước bé bằng bàn tay mà phong nhiều quan thế! “

Lại một lần nữa, vấn đề này cũng là vấn đề mà hiện nay chúng ta đang trực tiếp đối diện

(e) Trung hiếu và gia huấn

Trần Nhân Tông coi việc trung hiếu là quan trọng hàng đầu. Đối với thượng hoàng và các bề trên ông đều hết lòng đáp nghĩa. Ông thường lễ long trọng hàng năm trước các lăng tiền bối. Bài thơ của ông làm lúc về bái yết lăng ông nội Trần Thái Tông vẫn còn để lại trong sử sách.

Trượng vệ thiên môn túc
Y quan thất phẩm thông ..

(Qua nghìn cửa chào nghiêm túc,
Đủ áo mũ các quan của bảy chức ..)

Khi ông là Thượng hoàng, đối với con ông là Trần Anh Tông, ông để tự do nhưng đều khuyên bảo những điều nhân đức về phép trị dân. Sử sách chép rằng, Anh Tông là người có hiếu nhưng thường uống rượu và lẻn đi chơi đêm khắp kinh thành, đến gà gáy mới về. Vì thế có lúc Nhân Tông phải có thái độ cứng rắn.

Tháng năm năm Kỷ Hợi (1299), vua Anh Tông uống rượu xương bồ say quá. Thượng hoàng Nhân Tông từ phủ Thiên Trường (Nam Định), nơi các Thượng hoàng thường ở an dưỡng, về kinh sư, quan trong triều không ai biết cả. Nhân Tông thong thả xem khắp các cung điện, từ sáng đến trưa. Người trong cung dâng cơm, Nhân Tông ngoãnh trông, không thấy vua, ngạc nhiên hỏi ở đâu?

Cung nhân vào đánh thức nhưng vua say quá không tỉnh. Ông giận lắm, trở về Thiên Trường ngay, xuống chiếu cho các quan ngày mai đến họp ở phủ Thiên Trường. Đến chiều, vua Anh Tông mới tỉnh, biết Thượng Hoàng về kinh, sợ hải quá, vội vàng chạy ra ngoài cung gặp một người học trò tên Đoàn Nhữ Hài, mượn thảo bài biểu để dâng lên tạ tội, rồi cùng với Nhữ Hài xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ Thiên Trường. Nhân Tông xem biểu rồi quở mắng một lúc, và tha lỗi cho Anh Tông. Từ đó vua Anh Tông không uống rượu nữa.

2- Xuất thế và thơ văn

Sau khi quân xâm lăng Nguyên Mông Cổ không còn dám có tham vọng chiếm Đại Việt, năm năm sau (1293) Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con ở Thăng Long rồi rút về Thiên Trường đi ngao du và bắt đầu xuất thế. Trước lúc đó, ông đã là một nhà đạo sĩ và thi văn nổi tiếng đời Trần. Đời của ông lúc này chuyển qua một giai đoạn khác, việc nước và gia đình đã xong giờ đến việc mình và đời sống tinh thần của bản thân.

Ông cùng các đệ tử của mình lên núi Yên Tử (Quảng Ninh) xây dựng các chùa. Một trong những chùa nổi tiếng nhất là chùa Hoa Yên. Ông là vị “tổ” đã có công lớn trong việc xây dựng nên phái Phật giáo ở vùng Yên Tử Sơn này. Trần Nhân Tông, cùng sư Pháp Hoa và sư Huyền Quang là tam tổ của trường phái Trúc Lâm và thường được goi là phái Trúc Lâm Tam Tổ vì chỉ riêng ở Việt Nam mới có.

Sự nhập thiền của Trần Nhân Tông không phải là một tiêu cực yếm thế. Thiền Trúc Lâm mang một hinh thái nữa có nữa không, nữa thực nữa hư và có một tinh thần biện chứng tích cực. Một thiền Phật giáo nhập thế mà tất cả mọi người dân đều có thể áp dụng theo đuổi ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống không phải chỉ ở cửa chùa. Bắt nguồn từ thiền Vô Ngôn thông, quan điểm cơ bản của thiền Trúc lâm là “tức tâm tức Phật”, Phật ở tâm, ở trong ta, khi đốn ngộ thì ta là Phật và Phật là ta. Từ Yên Tử Sơn, lâu lâu Nhân Tông đi ngao du các nơi, thăm thắng cảnh thanh bình của quê hương mình. Lúc qua Thiên Trường vào một buổi chiều, trong cảnh tranh tối tranh sáng của đồng quê Việt Nam, dưới con mắt Thiền của mình, ông đã xúc cảm làm một bài thơ tựa đề “Thiên Trường vãn vọng”

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên
Mục đồng địch lý quy ngưu tận
Bạch lộ song song phi hạ điền

(Xóm trước thôn sau tựa khói lồng
Bóng chiều dường có lại dường không
Mục đồng sáo vẵng trâu về hết
Cò trắng từng đôi hạ xuống đồng)

Những buổi chiều của đồng quê Việt Nam đẹp đẽ và yên tỉnh như kia là một hiện thực, đã có từ nghin năm nay trong đời sống nhân dân, và đã tác động mạnh mẽ vào một tâm hồn Việt cội rễ của đạo sĩ Trần Nhân Tông.

Danh tiếng của đạo sĩ Trần Nhân Tông vang lừng khắp Đại Việt đến tận đất Chiêm Thành. Trong cuộc thăm viếng lịch sử chưa từng có của một Thượng hoàng nước Đại Việt, cả Chiêm Thành từ vua quan đến nhân dân một lòng tôn kính một hiền sĩ từ phương xa ghé vào. Nhân Tông cũng xúc động và học hỏi nhiều từ một nền văn minh khác. Đối với ông, con người đâu đâu cũng vậy. Biên giới chỉ là một hàng rào giã tạo đặt ra bởi sự không thông hiểu giữa con người. Ông đã nhin xa và muốn thắt chặt tình thân hữu anh em của hai dân tộc Việt-Chiêm. Ông đề nghị với vua Trần Anh Tông kết hợp con gái Nhân Tông (tức em gái Trần Anh Tông) là công chúa Huyền Trân với vua Chiêm Thành. Cả Chiêm Thành, từ sự kính trọng đối với một đạo sĩ hiền tài này, đã hoan hỷ chấp nhận. Vua Chiêm là Chế Mân (Jaya Sinhavarman III mà trước đây là thái tử Harijit đã cùng đồng minh Đại Việt chống quân Nguyên đổ bộ ở Chiêm Thành) đã tặng Đại Việt hai châu Ô và châu Rí trong cuộc hôn nhân lịch sử này. Nhưng tiếc thay sau khi Chế Mân và Trần Nhân Tông mất, chiến tranh lại tái diễn giữa hai dân tộc.

Năm 1308, Thượng hoàng Trần Nhân Tông băng hà ở am Ngọa Vân, núi Yên Tử. Sư Pháp Hoa thiêu xác ông, nhặt hỏa cốt và hơn ba ngàn hạt xá lị để vào hộp, mang về chùa Từ Phúc ở kinh sư.

Mùa thu năm 1310, linh cửu chứa hỏa cốt Thượng hoàng được rước về chôn ở làng Quý Đức, Phủ Long Hưng (Thái Bình). Khi nghe tin ấy, cả nước đều muốn tiễn linh cửu người Việt hiền tài này lần cuối cùng. Trước hết, tạm quàn Nhân Tông ở điện Diên Hiền, khi sắp phát dẫn, đã đến giờ rồi mà quan liêu dân chúng đứng xem đầy khắp cung điện, ngay cả tể tướng cầm roi xua đuổi mà cũng không thể giản ra được. Vua cho gọi Trịnh Trọng Tử đến bảo rằng: “Linh cửu sắp phát dẫn mà dân chúng đầy nghẽn như thế này thì làm thế nào ?”. Trọng Tử là người có tiếng là nhiều tài năng trí xảo nhất Thăng Long và cũng rất giỏi về âm nhạc. Trọng Tử lập tức đến thềm Thiên Trì gọi quan Hải khấu và quan Hổ dực do Trọng Tử trông coi đến ngồi la liệt ở thềm, sai hát mấy câu hát Long Ngâm. Mọi người đều ngạc nhiên, kéo nhau đến xem, cung điện mới giãn người, linh cửu mới rước đi được. Long Ngâm khúc là một lối hát vãn, giọng bi ai, nghe rất cảm động … Suốt mấy ngày ấy từ Thăng Long đến Thái Bình, Long Ngâm khúc của cả nước theo linh cửu của ngài đến nơi an nghĩ cuối cùng.

Một ngôi sao sáng đã vụt tắt trên bầu trời nước Đại Việt. Mặc dầu thể xác ông không còn và đã tan thành tro bụi như ông muốn, nhưng hồn ông vẫn còn trong lòng dân tộc Việt.

Lời bạt:

Trong lịch sử trên thế giới rất hiếm người tài vừa là vua trị vì vừa là một hiền triết. Văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị an độ nhân dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations”. Ở phương đông hơn mười hai thế kỷ sau có Trần Nhân Tông, cũng một minh quân, sáng lập trường phái thiền Trúc Lâm Việt Nam với các tác phẩm thiền “Khoá Hư lục”(1), “Thiền lâm thiết chủy ngữ lục”, “Tăng già toái sự” (5) không kém sâu sa.

Thiền Trúc Lâm Yên tử tuy không còn, nhưng dư âm vẫn còn vọng: cuối thế kỷ 18, Ngô Thì Nhậm mong tái lập lại dòng thiền này với tác phẩm “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh”, gần đây chùa Trúc Lâm ở Đà Lạt là một cố gắng mong muốn khôi phục dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Hoàng thành cổ Thăng Long nay đã được khám phá, một ngày nào đó tôi hy vọng là điện Diên Hiền sẽ được hồi phục. Nguời người sẽ được đến tận nơi vua làm việc, đãi yến, nơi linh cửu vua tạm quàn, hình dung cảnh quan và tưởng nhớ mùi hương thiền toả ngát sáu trăm năm mươi năm trước và tưởng tượng trở lại thời vàng son của thiền Việt Nam với minh quân Trần Nhân Tông. Núi Yên Tử giờ đã có cáp treo, nhưng đi hành hương đường dốc bộ vẫn là tốt nhất theo dấu chân của Thượng hoàng Nhân Tông.

(1) Theo Thiều Chửu và một số nhà nghiên cứu cho là Trần Nhân Tông là tác giả “Khóa hư lục” chứ không phải Trần Thái Tông

Tham khảo

(1) Đại Việt Sử Ký toàn thư, Quyển 5 và 6, Kỷ Nhà Trần, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, 1993

(2) Khuyết danh, Thiền uyển tập anh, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990

(3) Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận,
http://www.quangduc.com/lichsu/17vnpgsuluan.html

(4) Tạ Ngọc Liễn, Vài nhận xét về Thiền Tông và phái Trúc Lâm – Yên Tử đời Trần, Nghiên cứu Lịch sử, số 4 (175), tháng 7,8/1977, p. 51-62

(5) Nguyễn Duy Hinh, Yên Tử – Vua Trần – Trúc Lâm, Nghiên cứu Lịch sử, số 2 (173), tháng 3,4/1977, p. 10-21. — tại
Đỉnh Thiêng Yên Tử – Chùa Đồng.

Số lần xem trang : 15372
Nhập ngày : 26-09-2019
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 13 tháng 5(16-05-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 12 tháng 5(15-05-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 11 tháng 5(11-05-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 10 tháng 5(10-05-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 9 tháng 5(09-05-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 8 tháng 5(08-05-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 7 tháng 5(07-05-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 6 tháng 5(06-05-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 5 tháng 5(05-05-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 5(04-05-2020)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007