Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 339
Toàn hệ thống 3913
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Cá cảnh biển (CCB) mang lại doanh thu trên thế giới hàng năm khoảng 25 tỷ USD. Ở nước ta, giá trị kinh tế của CCB chưa được quan tâm, xuất khẩu cá cảnh được khoảng 5 triệu USD/năm thì CCB chỉ chiếm 10%.

 

Nha Trang là một trong những địa phương đi đầu trong kinh doanh và xuất khẩu CCB nhưng phải qua đầu nậu nên giá cả bị “ép” chỉ còn khoảng 1/10 thậm chí 1/20 giá trên thị trường. Thời gian gần đây, Viện Hải dương học Nha Trang và Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III đã đưa một số loài CCB vào nghiên cứu, cho đẻ nhân tạo và nuôi thương phẩm xuất khẩu đạt được những kết quả khả quan, mở ra một hướng làm ăn mới cho người dân nơi đây. NNVN xin được giới thiệu cùng bạn đọc loạt bài về đề tài này.

Thế giới đa sắc màu đầy thú vị

Mao tiên “đẹp mà đầy gai nhọn”

Nói đến cá cảnh biển (CCB) sẽ phải nhắc đến Khánh Hoà, nơi có những khu bảo tồn biển Hòn Mun, Rạn Trào, vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong… với những rạn san hô cùng hàng trăm loài cá vùng rạn rực rỡ sắc màu. Khách đến Nha Trang không thể bỏ qua những thuỷ cung nổi tiếng như Viện Hải dương học, Trí Nguyên và Vinperland.

Tuy nhiên, còn có những “thuỷ cung” khác, là đầu mối cung cấp CCB cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nhưng ít người biết tới. Một lần tôi đã ghé thăm và được một ông chủ với thâm niên 25 năm trong nghề, say sưa bình phẩm về CCB đến… quên cả bữa trưa.

“Chảnh” nhất là Nàng đào. Cầm cái vợt trên tay, ông Phạm Văn Ban, ở 83/5 Trần Phú, Vĩnh Nguyên, Nha Trang lùa lùa mấy con Nàng đào bé xíu như những đồng xu, màu vàng, sọc đen ra góc bể cho tôi chụp ảnh, vừa cười vừa nói: Tui không hiểu vì sao mấy con cá này có tên rất hay là “Nàng đào”. Nó là loài cá rẻ, gần như là rẻ nhất, chỉ đắt hơn mấy con lia thia thôi. Ở đây, tui mua 1.000 – 2.000 đồng/con, bán 5.000 đồng/con, ở tiệm khoảng 15.000 – 20.000 đồng/con.

Rẻ vậy nhưng lại được nhiều người biết đến, không hẳn vì nó có màu sắc khá đẹp, hình dáng cũng… bắt mắt mà là vì nó… chảnh, trông rất kiêu kỳ. Nàng đào không hiếm, có tới 80 giống và mỗi giống có một màu sắc hoặc đặc điểm, đặc tính khác nhau. Nhưng không có loài CCB nào lại khó nuôi như “nàng” này. Tuy nuôi "nàng" không cần ăn uống cầu kỳ, chỉ một ít rong bám trên cục đá thôi là đủ, nhưng nước trong hồ thì phải tuyệt đối sạch. Nếu không, nàng “quyên sinh” ngay, và tấm thân màu vàng cam đẹp đẽ của nàng không bao giờ ta còn được thấy nữa.

“Ác” như Mao tiên. “Một bể cá cảnh, theo tui không nên thiếu một cành san hô trúc và vài con Mao tiên nhỏ nhỏ đậu ở trên” - ông Ban nói. Mao tiên có vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa bởi bộ vây độc đáo, rực rỡ 3 sắc đỏ - trắng - hồng, xoè rộng và uyển chuyển khua nhẹ. Những con nhỏ trông như những cô “công chúa nhỏ”, những con lớn trông như những “nàng tiểu thư” quý tộc. Ác là những cái gai trên thân “công chúa” Mao tiên lại tua tủa xung quanh, chứa đầy nọc độc.

Một người khoẻ mạnh, kháng thể tốt nếu bị chúng chích, dù chỉ 1 cái vào tay thôi có thể đau buốt đến tận xương ít nhất 6 giờ liền. Những người yếu sẽ bị nó “quần” cho 48 tiếng liền, kêu trời không thấu. Vì vậy dù Mao tiên rất đẹp, nhưng ai cũng chỉ thích kẻ khác chưng cho mà ngắm thôi, chẳng mấy ai dại mà dây vào. Có lẽ vì vậy mà giá một con Mao tiên cũng khá rẻ, tại vựa của ông Ban chỉ có 5.000 đồng với Mao tiên vây liền và 15.000 đồng với Mao tiên vây rời. Ở các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội, Mao tiên có giá dao động từ 30.000 – 60.000 đồng/con.

Cao giá như họ Hoàng. Có lẽ cứ dính đến chữ “Hoàng” là sẽ cao giá hay ngược lại mà loài cá có cái tên bắt đầu bằng chữ Hoàng cao sang này có tới ngót chục loại. Đã có Hoàng đế, lại có cả Hoàng thượng, Hoàng gia và tất nhiên là không thể thiếu Hoàng hậu, Hoàng tử, rồi cả Thái tử, vv. Đã thế cá Hoàng hậu lại còn có 3 loại khác nhau như Hoàng hậu mặt đen (còn gọi là đào nhung), Hoàng hậu đuôi vàng, Hoàng hậu đuôi trắng.

Hiện nay tại Nha Trang có tới 5-6 “thuỷ cung” như cơ sở của ông Ban. Riêng cơ sở của ông hàng ngày đóng thùng gửi hàng đi khoảng 500 con CCB. Ai say mê CCB, dành ít thời gian đảo quanh một vòng thì tha hồ mà sưu tầm những câu chuyện vô cùng lý thú mà trong khuôn khổ bài viết này không thể “tải” hết được.

Ví như những câu chuyện về chú cá Quýt cần câu với tài câu cá siêu hơn cả thợ câu; chú cá “Quan họ”, cá “Râu dê”, cá Mặt khỉ môi đỏ... Đặc biệt là câu chuyện cảm động về đại gia đình cá Khoang cổ (cá Hề), về tình phụ tử của cá Ngựa… Những câu chuyện lý thú này NNVN xin được kể với bạn đọc trong những số báo sau.

Trong số những con cá họ nhà “vua” này đẹp nhất vẫn là con Hoàng gia, mang trên mình tới 7 màu và dáng vẻ cao sang, uy nghi. Hoàng gia cũng có giá “đỉnh” nhất 500 - 700 ngàn đồng/con, nhưng trên thị trường xuất khẩu, giá dao động từ 300 – 500 USD/con. Đây cũng là loài cá cảnh mà ông Ban yêu thích nhất và cho là quý hiếm nhất. Ông nói đã 6 tháng nay ông chưa có được một con Hoàng gia nào mặc dù bạn hàng khắp nơi liên tục đặt mua.

Và dễ dãi như Mú và Bò. Chơi CCB là thú chơi của những người siêng năng. Chỉ có ai thật sự yêu thích và đam mê mới có thể chăm sóc và nuôi dưỡng lâu dài một bể CCB đa màu sắc và đa chủng loại. Với những người mới chơi lần đầu, chưa có kinh nghiệm, chưa đủ lòng nhiệt huyết, kiên trì và đam mê thú chơi cầu kỳ này thì hãy chọn hai loại họ nhà Mú và họ nhà Bò. Cá mú cũng có nhiều loại rất đẹp, ví như những con mú bông đỏ với màu đỏ tươi điểm vài bông bi màu vàng nhạt hoặc trắng, mú chuột với màu vàng cam rực rỡ…

Còn họ nhà cá Bò thì đúng là không hổ danh “trâu bò” khi chúng có sức chịu đựng hết sức dẻo dai và nết ăn cực dễ chịu. Nuôi loại này gần như không cần thay nước, mồi chết, mồi sống, mồi viên, mồi tạp gì chúng đều xơi tốt. Thế nhưng không phải chúng không đẹp, không cao sang đâu nhé. Cá Bò đỏ đuôi với hình dáng góc cạnh lạ mắt cùng chiếc đuôi màu đỏ cam lúc nào cũng vẫy vẫy rất sinh động. Hoặc chú cá Bò bông bi với chiếc miệng, vi, đuôi màu vàng, thân màu đen điểm những bông bi tròn nhỏ màu vàng. Giá của chú Bò bông bi này cũng thuộc hạng “sao” 400 – 500 ngàn đồng/con và càng “baby” càng cao giá, được khách hàng nước ngoài đặc biết yêu thích.

Trinh Mai

Số lần xem trang : 15158
Nhập ngày : 18-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  CÁCH ĐIỀU CHỈNH ĐỘ pH NƯỚC CHO CÁ NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2009) (09-01-2009)

  NỔI TIẾNG MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP ĐẠI LỢI (Báo NNVN - Số ra ngày 8/1/2009) (08-01-2009)

  QUẢNG NGÃI: MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH CÁ CHÌNH (Báo NNVN - Số ra ngày 7/1/2009) (08-01-2009)

  MÔ HÌNH SẢN XUẤT HIÊU QUẢ Ở BẠC LIÊU (Báo NNVN - Số ra ngày 7/1/2009) (08-01-2009)

  CHÚ Ý LOÀI CỎ CHỨA ĐỘC TỐ VỚI CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 7/1/2009) (07-01-2009)

  CHẾ PHẨM SOFRI PROTEIN DIỆT TRỪ RUỒI ĐỤC QUẢ (Báo NNVN - Số ra ngày 7/1/2009) (07-01-2009)

  NÔNG DÂN NAM BỘ MUỐN RA BẮC.... THAM QUAN SẠ HÀNG (Báo NNVN - Số ra ngày 6/1/2009) (06-01-2009)

  CHĂN NUÔI GIA CẦM TRONG CHUỒNG KÍN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/1/2009) (06-01-2009)

  BÀI II: CẦN CHIẾN LƯỢC HỢP TÁC DÀI HẠI (Báo NNVN - Số ra ngày 6/1/2009) (06-01-2009)

  AN NINH LƯƠNG THỰC NHÌN TỪ BÁN ĐẢO ĐÔNG DƯƠNG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/1/2009) (05-01-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007