Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 214
Toàn hệ thống 2642
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Trong hai năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia đã cùng với Trung tâm Khuyến nông các tỉnh, Viện Chăn nuôi tổ chức triển khai thí điểm mô hình nuôi vịt thịt và vịt sinh sản an toàn sinh học (ATSH) tại một số tỉnh phía Nam. Kết quả cho thấy tất cả các mô hình đều đảm bảo an toàn dịch bệnh, nhất là dịch cúm gia cầm. Điều quan trọng là qua kết quả này đã làm bật ra được ưu thế của mô hình chăn nuôi vịt ATSH, đặc biệt đối với vịt thịt.

 

Ông Lê Minh Đời, ngụ tại ấp 2, xã Mỹ hoà, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp, một trong những hộ thực hiện mô hình năm 2007 phấn khởi cho biết với phương thức nuôi vịt thịt tập trung đã giúp ông bớt cực khổ nhiều so với nuôi vịt chạy đồng trước đây. Khi nuôi 1.000 con vịt chạy đồng phải cần ít nhất 3 người (2 người đi theo bầy vịt để giám sát, 1 người phụ cơm nước). Thời gian nuôi vịt kéo dài, tối thiểu là 2,5 tháng.

Mặt khác sự thất thoát đầu con cao, tỷ lệ hao hụt có thể lên tới 30% lúc bán thịt do mất mát, nhiễm thuốc trừ sâu rầy trên đồng ruộng và khó kiểm soát được bệnh tật. Ngoài ra người có vịt nuôi chạy đồng phải trả tiền cho người có ruộng nếu muốn thả vịt trong đó, thường 1 ha phải trả là 220.000 đ – 250.000 đ. Nhưng nuôi vịt theo cách mới này chỉ cần 1 người chăm sóc mà vẫn đảm bảo được đầu con, dễ kiểm soát bệnh tật, đặc biệt là đảm bảo an toàn dịch bệnh, tỷ lệ nuôi sống lúc bán thịt đạt trên 95%, vịt đồng đều, dễ bán, 56 ngày tuổi là có thể bán, hiệu quả kinh tế cao.

Sau khi trừ hết các khoản chi phí, mô hình này sau 2 tháng đã mang về cho ông 15 triệu đồng, chưa kể 10 triệu tiền cá thịt ở dưới ao. Theo ông Đời, cứ nuôi 2 đợt vịt thịt sẽ thu một đợt cá thịt, cá hoàn toàn không phải cho ăn thêm mà năng suất cá không thua kém so với nuôi cá thâm canh cho ăn thức ăn toàn bộ. Anh Nguyễn Văn Lít, một trong 5 hộ thực hiện mô hình ở ấp Nguyễn Cử, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp, sau 17 năm nuôi vịt chạy đồng, nay nuôi 1.000 con vịt thịt theo phương thức nuôi tập trung cũng phấn khởi nói rằng anh sẽ nuôi tiếp thêm khoảng 5.000 con vịt theo hướng mới này, kết hợp cải tạo lại ao hồ để thả cá.

Tại Long An, mô hình chăn nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học sau gần 12 tháng triển khai, đàn vịt giống phát triển và sinh sản tốt. Bằng cách áp dụng triệt để các biện pháp an toàn sinh học như nuôi tập trung, xa khu dân cư, tuân thủ nghiêm ngặt lịch chích ngừa vắc xin cúm gia cầm, cùng với con giống tốt, các mô hình đã đảm bảo an toàn về dịch bệnh, đặc biệt giống vịt cải tiến cho năng suất trứng cao hơn giống cũ từ 5-10%, chất lượng vịt thương phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường. Ngoài sản phẩm từ vịt, mô hình còn kết hợp thả cá, cho năng suất đạt từ 500 – 1.000 kg/1.000m2 mặt ao/năm mà hoàn toàn không phải cho cá ăn thêm. Ông Đỗ Tấn Thuận, một trong các hộ thực hiện mô hình cho biết đã có nông dân các tỉnh như Bến tre, Vĩnh Long và Đồng Tháp đến tham quan học tập. Bác Võ Văn Lạc ở ấp Bình hòa, xã Bình Tịnh, huyện Tân Trụ thì phấn khởi cho biết mô hình chăn nuôi vịt sinh sản an toàn dịch bệnh giúp người chăn nuôi đỡ vất vả nhiều so với nuôi vịt thả đồng; năng suất trứng cao, ổn định, đặc biệt ít hao hụt đầu con.

Theo chúng tôi, hiệu quả mô hình nuôi vịt ATSH đã được kiểm chứng, nhưng để có thể nhanh chóng áp dụng ra diện rộng, cần các yêu cầu căn bản sau:

(1). Về mặt khoa học cần hoàn thiện qui trình chăn nuôi vịt - cá, vịt - cá - lúa kết hợp, nghiên cứu xử lý nước ao nuôi vịt sau khi thoát ra ngoài môi trường.

(2) Về mặt quản lý cần cung cấp cho bà con nông dân những địa chỉ cung cấp giống thuỷ cầm, thức ăn chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm tin cậy.

(3) Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng các nhà máy chế biến giết mổ vịt tại vùng, địa phương.

(4) Nhà nước cần có cơ chế chính sách kinh tế đồng bộ để khuyến khích người chăn nuôi chuyển đổi từ chăn nuôi vịt chạy đồng sang chăn nuôi tập trung ATSH, đặc biệt là đối với người chăn nuôi vịt sinh sản.

(5) Cần quản lý tốt việc chích ngừa vắc xin cho đàn vịt giống bố mẹ, bên cạnh đó cần phải nhanh chóng nghiên cứu và đưa vào ứng dụng loại vắc xin chích ngừa cúm gia cầm cho vịt con 1 ngày tuổi (để sử dụng ngay tại lò ấp trứng).

                            TS. Nguyễn Văn Bắc

Số lần xem trang : 15138
Nhập ngày : 18-01-2009
Điều chỉnh lần cuối : 18-01-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  LÚA LAI VẪN ĐƯỢC THẾ GIỚI LỰA CHỌN VÀ THEO ĐUỔI (Báo NNVN - Số ra ngày 5/1/2009) (05-01-2009)

  CHUYỆN HAI NGƯỜI TRỒNG NẤM TRONG HANG ĐÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 5/1/2009) (05-01-2009)

  QUY TRÌNH TRỒNG ỚT CAY F1 BIG HOT (P22) (Báo NNVN - Số ra ngày 5/1/2009) (05-01-2009)

  GIỐNG SIÊU ỚT Ở BIG HOT (Báo NNVN - Số ra ngày 5/1/2009) (05-01-2009)

  CHUYÊN GIA RẮN RI VOI (Báo NNVN - số ra ngày 01/01/2009) (02-01-2009)

  NHIỆM VỤ CỦA NÔNG NGHIỆP THẾ KỶ 21 (Báo NNVN - Số ra ngày 01/01/2009) (02-01-2009)

  LÀM GÌ ĐỂ CỨU CÂY BÔNG ? (Báo NNVN - Số ra ngày 31/12/2008) (02-01-2009)

  TRỒNG CÂY GỖ LÁT MÊHICÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 31/12/2008) (31-12-2008)

  "VUA CHÌNH" TRÊN ĐỈNH BÌNH THÀNH (Báo NNVN - Số ra ngày 31/12/2008) (31-12-2008)

  Ủ CHUA BÃ SẮN LÀM THỨC ĂN CHO GIA SÚC (Báo NNVN - Số ra ngày 31/12/2008) (31-12-2008)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007