Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 79
Toàn hệ thống 4176
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Giả thuyết rằng biến đổi khí hậu đang gây ảnh hưởng tới tốc độ gió đang ngày được minh chứng, sự suy giảm tốc độ gió do các nhà khoa học Mỹ ghi nhận đã làm sáng tỏ thêm giả thuyết.

 

Giảm tốc độ gió ở nhiều nơi trên nước Mỹ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không chỉ cho ngành công nghiệp năng lượng gió, theo các nhà nghiên cứu khí hậu thuộc bang Iowa, Hoa Kỳ.

Ba nhà nghiên cứu thuộc đại học bang Iowa đã đóng góp những hiểu biết của họ về mô hình khí hậu Bắc Mỹ vào một nghiên cứu được công bố trên tờ Journal of Geophysical Research – Atmospheres. Nghiên cứu do Sara C. Pryor, giáo sư ngành khoa học khí hậu tại đại học Indiana Blooming, đứng đầu. Kết quả cho thấy tốc độ gió trên khắp nước Mỹ đã giảm trung bình từ 0,5% tới 1% mỗi năm kể từ 1973.

“Nghiên cứu phát hiện ra rằng trên khắp nước Mỹ, tốc độ gió đang giảm đi – tình hình ở miền Đông nghiêm trọng hơn miền Tây, và đặc biệt là ở vùng Đông Bắc và vùng hồ Great Lakes,”
Gene Takle, một giáo sư chuyên về khoa học địa chất, khí hậu và nông nghiệp cho biết.

Takle cho biết ở Iowa, bang đứng thứ hai cả nước về công suất khai thác năng lượng gió, theo kết quả nghiên cứu, tốc độ gió hàng năm giảm xuống theo tỉ lệ đúng bằng tỉ lệ giảm bình quân của các vùng còn lại.

Kết quả của nghiên cứu đã gây xôn xao trên các mặt báo khắp nước Mỹ. Hầu hết các bài viết xoay quanh những tác động tiềm ẩn đối với ngành năng lượng gió.

Nhưng nhóm các nhà nghiên cứu về khí hậu gồm Takle, Ray Arritt – giáo sư nông nghiệp, và Bill Gutowski – giáo sư ngành khoa học địa lý và khí hậu, nói rằng nghiên cứu còn đưa ra nhiều vấn đề và câu hỏi khác nữa.

Nghiên cứu đã xem xét 8 gói dữ liệu về gió kể từ năm 1973 cho tới 2005: các số đo tốc độ gió thu được từ thiết bị đo đạc, số liệu kết hợp tạo ra từ phép đo thực tế và các mô hình khí hậu trên máy tính, cùng hai mô hình khí hậu khác. Các nhà nghiên cứu bang Iowa đóng góp mô hình khí hậu Bắc Mỹ mà họ đã nghiên cứu kể từ đầu những năm 1990. Đây là mô hình chung mà các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới cùng chia sẻ và sử dụng.

Takle nói không có nhiều điểm thống nhất giữa các số đo thực tế và các mô hình. Mô hình gần với các số đo thực tế nhất là mô hình được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu bang Iowa.

Tuy nhiên Gutowski cho biết những khác biệt này không đáng ngạc nhiên, do nghiên cứu mới chỉ là thử nghiệm ban đầu về xu hướng sức gió bề mặt. Ông cũng nói thêm rằng những khác biệt đó cho các nhà nghiên cứu khí hậu biết rằng họ vẫn còn nhiều việc cần phải làm.

“Chúng tôi đã thấy rõ xu hướng tốc độ gió đang giảm đi, và câu hỏi hiện vẫn chưa có lời giải là liệu đây có phải một phần của hiện tượng nóng lên toàn cầu hay là một cái gì khác,” Gutowski chia sẻ. “Những gì chúng tôi đang nghiên cứu không phải là vấn đề thường được quan tâm tìm hiểu. Hầu hết các nghiên cứu chỉ chú ý tới nhiệt độ hay lượng mưa chứ không đề cập tới sức gió bề mặt.”

Các nhà nghiên cứu nói rằng sức gió bề mặt giảm đi có thể có những tác động to lớn không chỉ đối với ngành khai thác năng lượng gió.

Ví dụ như gió vẫn giúp cây trồng được làm mát và thoáng khí. Tốc độ gió thấp hơn có thể đồng nghĩa với nhiệt độ cánh đồng cao hơn và năng suất mùa màng thấp đi.

Gió thổi chậm cũng có khả năng khiến sương đọng lại lâu hơn trên cây trồng, Takle nói. Điều này có thể dẫn tới các vấn đề về nấm và nhiều bệnh thực vật khác, làm giảm năng suất thu hoạch được. Ở các đô thị, tốc độ gió thấp có khi đồng nghĩa với tăng nhiệt độ và mức ô nhiễm môi trường, các nhà nghiên cứu Iowa cho biết.

“Ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn xảy ra khi không khí bị tù đọng và áp suất cao,” Takle nói. “Ít gió hơn đồng nghĩa với giảm sự thoáng khí và ứ đọng các chất ô nhiễm.”

Tốc độ gió thấp cũng là một vấn đề khi thành phố phải đối mặt với nắng nóng, ông cho biết. Gió sẽ không thực hiện tốt chức năng làm giảm nhiệt độ như trước đây, do đó nhiệt có cơ hội tích tụ và càng lên cao.

Theo các nhà khoa học, tất cả những tác động này, cũng như nguyên nhân dẫn tới giảm tốc độ gió ở nước Mỹ, cần được nghiên cứu kĩ hơn nữa.

Takle đưa ra ba khả năng lí giải cho tốc độ gió thấp: một là những thay đổi trong phương pháp đo đạc của các nhà khoa học dẫn tới kết quả sai (mặc dù các nhà nghiên cứu cũng đã tính đến điều này và đưa ra sai số ước tính); hai là nghiên cứu đã không tính tới những thay đổi về sử dụng đất, ví dụ như sự phát triển hạ tầng đô thị hay tăng thêm cây trồng làm giảm tốc độ gió ở gần các thiết bị đo; ba là khí hậu đang biến đổi và một trong các hậu quả là tốc độ gió giảm đi.

Theo Arritt, kết quả nghiên cứu có vẻ ủng hộ cho giả thuyết rằng biến đổi khí hậu đang gây ảnh hưởng tới tốc độ gió.

“Chúng tôi có lí do để nghĩ rằng sự nóng lên toàn cầu sẽ khiến tốc độ gió giảm đi ở vùng cận nhiệt và ôn đới,” Arritt nói. “Nhưng chúng tôi muốn xác nhận lý thuyết này bằng các số liệu cụ thể, và những kết quả hiện đang thu được khiến chúng tôi cho rằng giả thuyết này đang đi đúng hướng.”

Nguồn: www.khoahoc.com

G2V Star (Theo ScienceDaily)

Số lần xem trang : 14886
Nhập ngày : 29-06-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Phát hiện loại nấm giúp lúa lớn nhanh(23-11-2005)

  Cấy hạt 'thóc 3.000 năm"(28-05-2010)

  Hạt lúa 3000 năm nẩy mầm?(24-05-2010)

  Dân hoảng loạn vì rắn độc lạ bò về đầy làng(13-04-2010)

  Đưa ong mật lên sao Hỏa(13-04-2010)

  Cây thuốc lá có thể thay thế xăng(31-03-2010)

  16% diện tích lúa đông xuân vùng đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị nhiễm mặn nặng(25-03-2010)

  Chiến lược phát triển ngành điều đến năm 2020: Giữ vị trí xuất khảu số 1(24-03-2010)

  Châu Âu sẽ không còn bướm?(19-03-2010)

  Hội nghị cây trồng biến đổi gen trên thế giới(08-03-2010)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007