Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 35
Toàn hệ thống 3328
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

 

 Được bao bọc trong vải lanh và đặt yên nghỉ một cách tôn kính, xác ướp động vật chứa đựng những bí ẩn kì thú về cuộc sống và cái chết ở Ai Cập cổ đại.

Bộ ảnh về xác ướp động vật được nhiếp ảnh gia Richard Barnes chụp tại Bảo tàng Ai Cập ở Cairo. Mã nhận dạng của những xác ướp này đều bắt đầu với chữ cái CG.
 

Thú cưng linh dương của nữ hoàng trường tồn nhờ sự an táng vốn chỉ dành cho thành viên hoàng tộc. Được bao bọc cẩn thận và đặt trong cỗ quan tài bằng gỗ theo phong tục, con linh dương đã luôn ở cạnh chủ nhân bên trong mộ phần được xây dựng khoảng năm 945 TCN (CG 29835).
 

Những xác ướp thức ăn được trưng bày tại Bảo tàng Ai Cập này là thực phẩm được chuẩn bị cho bữa ăn của hoàng tộc ở kiếp sau. Vịt, thịt đùi bò, sườn, thịt nướng và thậm chí cả một cái đuôi bò để nấu súp, tất cả đều được làm khô với bột natron (một loại khoáng thường thấy trong cặn nước muối), cuốn trong vải lanh, được đặt trong một giỏ bằng cây sậy và chôn trong mộ của nữ hoàng (CG29840 – CG29858).
 

Được no nê trong ngôi đền suốt quãng đời của mình, một con khỉ đầu chó được trân trọng cất giữ sau khi chết trong hầm mộ Tuna el-Gebel. Những thầy tu đã cầu nguyện và cúng dường cho nó như dấu hiệu của sự tôn kính vĩnh viễn.
 

Những xác ướp tạ ơn, mỗi cái được chôn với một lời cầu nguyện, rất đa dạng nhưng không phải lúc nào cũng giống với quan tài bên ngoài. Quan tài cá sấu tinh xảo này được làm giống như thật nhưng không có gì bên trong cả (CG29712).
 

Một bọc vải lanh giấu loài cò quăm (CG29864)
 

Xác ướp một con chim ăn thịt với chỉ vài mẩu xương (CG29881).
 

Một con cừu đực linh thiêng ở đảo Elephantine. Trong một vỏ bọc tinh xảo với vàng và tranh vẽ, xác ướp là một trong bảy xác ướp tồn tại qua hàng thế kỉ và hiện được tập trung tại những bảo tàng Ai Cập. Như một hiện thân sống của thần sáng tạo Khnum, con vật được giữ tại một ngôi đền và được gìn giữ bởi các thầy tu (Bảo tàng Nubia, Aswan, JE39747).
 

Con cò quăm bằng gỗ và đồng mạ vàng được trưng bày tại Bảo tàng Mallawi.
 

Rất nhẹ nhàng, nhà khảo cổ Salima Ikram tách nhẹ lớp bùn để giải thoát một con cò quăm khỏi cái lọ đất nung mà nó được chôn cách đây 2.700 năm tại Abydos. Tượng trưng cho thần Thoth, loài chim này được ướp xác nhiều hơn bất cứ động vật nào được chôn cất tại những nơi tôn kính khắp Ai Cập.
 

Tiến hành công việc từ cuối những năm 1800 tại Abydos, các nhà khảo cổ làm sạch cát từ ngôi đền tang lễ còn tồn tại duy nhất trong vùng. Cấu trúc gạch bùn này thuộc về Khasekhemwy, người trị vì triều đại thứ hai đã chết khoảng năm 2650 TCN. Về sau, những người Ai Cập liên tưởng nó với những câu chuyện thần thoại của thuở ban sơ. Trong thiên niên kỉ đầu tiên TCN, nó trở thành một nghĩa trang những xác ướp tạ ơn và tiếp tục được khai quật cho đến ngày hôm nay.
 

Bên dưới lòng đất tại vùng đất cổ Abydos vào năm 1914, con cò quăm tạ ơn đội chiếc mũ miện tinh xảo của thần Osiris, chúa tể của cõi âm. (CG29868)
 

Sự bao bọc lạ thường của xác ướp cò quăm – vỏ vải lanh và thạch cao tái tạo lại đầu, mỏ dài của con chim và những hạt thủy tinh đính ở mắt. Những hình trang trí dọc hai bên vẽ những vị thần ngồi xen kẽ với các bàn lễ cúng dường (CG29874).
 

Tại Tuna el-Gebel, hàng trăm xác ướp tạ ơn được các thầy tu đặt trong các hốc tường. Vẫn còn nhiều xác ướp chưa được khám phá.
 

Những nếp gấp của vải lanh trông giống vòng cổ của con mèo, thế nhưng con vật bên trong vật bao bọc tinh vi này không phải là thú cưng. Con mèo đã chết do bị xiết cổ - nguyên nhân cái chết được tiết lộ nhờ bảng chụp x-quang, vì thế nó có thể được ướp xác và được một người hành hương dâng lên đền (CG29657).
 

Bí mật lớn nhất của những xác ướp tại Bảo tàng Ai Cập từng được tiết lộ trong một nghiên cứu gần đây. Một áo quan hình mèo bằng gỗ, thạch cao và sáp trắng để giả đá vôi (bên phải) có độ cao khoảng 14,5 inch cất giữ một con mèo con nhỏ xíu bên trong (xem ảnh 16). Những lớp bao bọc hình xoắn ốc và mặt nạ trang trí (bên trái) cất giữ một con mèo trưởng thành – một trong số hàng ngàn con mèo được chôn dưới cát như một vật tạ ơn tại vùng Istabl Antar (CG29655).
 

Bảng phim x-quang cho thấy một con mèo con được mai táng trong áo quan hình mèo (CG29776).
 

Những ngôi mộ xác ướp điêu tàn của bò Apis - những con vật linh thiêng trong thành phố Memphis của Ai Cập cổ đại, nay ở gần làng Mit Rihina. Trong 40 ngày, những con bò được đặt với bột natron trên một giường đá lớn trong sân nơi mặt trời có thể hong khô và tẩy trùng cho nó.
 

Tấm bia tưởng niệm mô tả vị Pharaoh Ptolemy V đang thờ cúng người đã mất – được tượng trưng bởi loài bò linh thiên Buchis ở Armant. Cũng như những con bò ở Memphis và Heliopolis, bò Buchis được ướp xác và chôn ở những nghĩa trang lớn.
 

Nhờ việc ướp xác chứ không phải bất cứ công nghệ hiện đại nào, hài cốt của con chó và hai con bò được bảo quản hoàn chỉnh và được trưng bày tại Bảo tàng Nông nghiệp ở Cairo.
 

Một con chuột trên cỗ quan tài đá nhỏ giống xác ướp bên trong một cách hoàn hảo (CG29888).
 

Vải lanh và cói giấy mô tả những đường nét của con linh dương.
 

Được bảo quản thật hoàn hảo, con chó săn này có thể thuộc về một vị pharaoh. Là một vật cưng của hoàng gia, khi chết đi nó được an táng trong một ngôi mô được chuẩn bị chu đáo trong thung lũng của những ông vua (CG29836).
 

Được chôn cùng với con chó trong tấm ảnh trước, con khỉ đầu chó này có những bí mật giúp xác định con chó là một vật cưng: một tấm ảnh x-quang cho thấy những chiếc răng nanh còn thiếu của con chó và nó có thể là một con vật bị săn đuổi (CG29837).
Chi Giao - Vietnamnet (Theo National Geographic)

Số lần xem trang : 14940
Nhập ngày : 29-10-2009
Điều chỉnh lần cuối : 29-10-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Phát hiện loại nấm giúp lúa lớn nhanh(23-11-2005)

  Cấy hạt 'thóc 3.000 năm"(28-05-2010)

  Hạt lúa 3000 năm nẩy mầm?(24-05-2010)

  Dân hoảng loạn vì rắn độc lạ bò về đầy làng(13-04-2010)

  Đưa ong mật lên sao Hỏa(13-04-2010)

  Cây thuốc lá có thể thay thế xăng(31-03-2010)

  16% diện tích lúa đông xuân vùng đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị nhiễm mặn nặng(25-03-2010)

  Chiến lược phát triển ngành điều đến năm 2020: Giữ vị trí xuất khảu số 1(24-03-2010)

  Châu Âu sẽ không còn bướm?(19-03-2010)

  Hội nghị cây trồng biến đổi gen trên thế giới(08-03-2010)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007