Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1180
Toàn hệ thống 2300
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CHÀO NGÀY MỚI 11 THÁNG 6
Hoàng Kim

CNM365 Trận Vũ Hán lịch sử; Lê Quý Đôn tinh hoa; Kênh ông Kiệt giữa lòng dân; Thầy bạn trong đời tôi;Ngày 11 tháng 6 năm 1938, Trận Vũ Hán bắt đầu và kết thúc vào 4 tháng sau với chiến thắng về phía lục quân đế quốc Nhật Bản. Đây là một trong những trận lớn nhất, lâu nhất và dữ dội nhất trong Chiến tranh Trung-Nhật.. Ngày 11 tháng 6 năm 1963, Tu sĩ Phật giáo Thích Quảng Đức tự thiêu bằng xăng tại Sài Gòn để phản đối tình trạng tôn giáo tại Việt Nam Cộng hòa. Ngày 11 tháng 6 năm 1784, ngày mất Lê Quý Đôn, Bảng nhãn, nhà bác học thời Hậu Lê, Việt Nam (sinh năm 1726). Ngày 11 tháng 6 năm 1912, ngày sinh Phạm Hùng, Thủ tướng Việt Nam (mất năm 1988). Ngày 11 tháng 6 năm 2008, ngày mất Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Việt Nam (sinh năm 1922). Bài chọn lọc ngày 11 tháng 6:Trận Vũ Hán lịch sử; Lê Quý Đôn tinh hoa; Trận Vũ Hán lịch sử; Kênh ông Kiệt giữa lòng dân; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-11-thang-6/

LÊ QUÝ ĐÔN TINH HOA
Hoàng Kim

“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”.Lê Quý Đôn là danh sĩ tinh hoa, nhà bác học, nhà thơ lớn Việt Nam, quan đại thần thời Lê Trung Hưng. Lê Quý Đôn qua bài thơ ‘Gia Cát Lượng’ đã thể hiên tâm sự và chí hướng: “Long cương nằm khểnh hát nghêu ngao, Vì cảm ơn sâu biết tính sao! Hai biểu ra quân lòng đã tỏ, Tám đồ bày trận giá càng cao. Tam phân gặp buổi đương tranh vạc, Ngũ trượng ngờ đâu bỗng tối sao. Miếu cũ ngày nay qua tới đó, Tấc lòng khởi kính biết là bao! ” (Nguồn: Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004). Bài viết Lê Quý Đôn tinh hoa là những tìm tòi của Hoàng Kim về Lê Quý Đôn tinh hoa, con người, sự nghiệp và bài học lịch sử.

Các nhà sử học, nhà văn học Việt Nam thường đồng tình với sự đánh giá của nhà sử học Phan Huy Chú lừng lẫy bách khoa thư : “Ông (Lê Quý Đôn) có tư chất khác đời, thông minh hơn người mà (vẫn) giữ tính nết thuần hậu, lại chăm học không biết mỏi. Tuy đỗ đạt vinh hiển, tay vẫn không rời quyển sách. Bình sinh (ông) làm sách rất nhiều. Bàn về kinh sử thì sâu sắc, rộng rãi, mà nói về điển cố thì đầy đủ rõ ràng. Cái sở trường của ông vượt hơn cả, nổi tiếng trên đời. Văn thơ ông làm ra gọi là Quế đường tập có mấy quyển” (trong “Nhân vật chí”). “Ông là người học vấn rộng khắp, đặt bút thành văn. Cốt cách thơ trong sáng. Lời văn hồn nhiên…, không cần suy nghĩ mà trôi chảy dồi dào như sông dài biển cả, không chỗ nào không đạt tới, thật là phong cách đại gia”. Nhiều nhà nghiên cứu đều tâm đắc nhận định ” (Lê Quý Đôn là ) nhà bác học ham đọc, ham biết và ham viết” , “một nhà bác học có kiến thức hết sức uyên bác và đa dạng”.

Lê Quý Đôn không chì là nhà bác học lớn nhà thơ lớn mà trước hết trên hết ông còn là một danh sĩ tinh hoa, một đại quan rất được triều đình Lê Trịnh và người đương thời kính trọng. Lê Quý Đôn con người và sự nghiệp ấy không chỉ là trước tác mà còn là triều đại. Ông cho tới lúc mất còn được truy tặng hàm Công bộ Thượng thư tước Dĩnh Quận công.

Lê Quý Đôn kính trọng Gia Các Lượng xưa cúc cung tận tuy cho triều đại thời mình. Việc Lê Quý Đôn sau khi đi sứ về nhất định từ quan lui về viết sách đã thể hiện tầm nhìn và ngôn chí của ông. Bài viết ‘Gia Cát Lượng’ soi thấu nhiều điều sâu sắc của một danh sĩ tinh hoa.

Giáo sư Văn Tân ở Viện Sử học đánh giá thật xác đáng: “Lê Quý Đôn không chỉ là nhà bác học và nhà thơ tài danh, ông còn là một nhà trí thức muốn có những cải cách trong xã hội Việt Nam; một nhà chính trị quan tâm đến nhân dân, gần gũi nhân dân, và hiểu những mong muốn của nhân dân; một danh sĩ tinh hoa cấp tiến có tư tưởng tự tôn và tự hào dân tộc Việt Nam”.

Chuyên luận ‘Lê Quý Đôn với Phật Giáo‘ của Thích Nhuận Thịnh cho thấy “Qua nghiên cứu thiên Thiền dật của Lê Quý Đôn, điều chúng ta có thể khẳng định ngay rằng, ông là một Nho sĩ có thiện cảm với Phật giáo“;

Thời thế và cuộc đời Lê Quý Đôn sáng tỏ góc khuất trong sự nghiệp của ông.

LÊ QUÝ ĐÔN CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIIỆP

Lê Quý Đôn (1726 – 1784), tên thuở nhỏ là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường là đại quan, bác học, nhà thơ lớn thời Lê trung hưng. Lê Quý Đôn sinh ngày 5 tháng 7 năm Bính Ngọ (2 tháng 8 năm 1726) tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam; nay thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông là con trai cả của ông Lê Phú Thứ (sau đổi là Lê Trọng Thứ), đỗ Tiến sĩ năm Bảo Thái thứ 2 (Giáp Thìn, 1721), và làm quan trải đến chức Hình bộ Thượng thư, tước Nghĩa Phái hầu. Mẹ Lê Quý Đôn họ Trương (không rõ tên), là con gái thứ ba của Trương Minh Lượng, đỗ Tiến sĩ khoa Canh Thìn (1700), trải nhiều chức quan, tước Hoằng Phái hầu.  Lê Quý Đôn thuở nhỏ tư chấtthông minh nổi tiếng “thần đồng”, 5 tuổi đã đọc được nhiều bài trong Kinh Thi, 12 tuổi, đã học “khắp kinh, truyện, các sử, các sách của bách gia chư tử”. Giai thoại lưu truyền bài “Rắn đầu biếng học ” của ông. Chuyện rằng, một hôm, Tiến sĩ Vũ Công Trấn đến thăm Tiến sĩ Lê Phú Thứ là người bạn cùng đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn 1724. Nghe con bạn là Lê Quý Đôn nhỏ tuổi hay chữ, nên ông Trấn lấy đầu đề “Rắn đầu biếng học” để thử tài. Ít phút sau, Lê Quý Đôn đã làm xong bài thơ dưới đây:

Chẳng phải “liu điu” vẫn giống nhà!
“Rắn đầu” biếng học lẽ không tha
Thẹn đèn “hổ lửa” đau lòng mẹ,
Nay thét “mai gầm” rát cổ cha.
“Ráo” mép chỉ quen tuồng lếu láo,
“Lằn”
lưng cam chịu vệt năm ba.
Từ nay “Trâu” Lỗ xin siêng học,
Kẻo “hổ mang” danh tiếng thế gia!

Bài thơ  ý tứ cao kỳ, mỗi câu có tên một loài “rắn”

Lê Quý Đôn năm Kỷ Mùi theo cha lên học ở kinh đô Thăng Lon, năm Quý Hợi (đời vua Lê Hiển Tông, ông dự thi Hương và đỗ đầu (Giải nguyên) lúc 17 tuổi. Sau đó, ông cưới cô Lê Thị Trang ở phường Bích Câu làm vợ. Cô là con gái thứ 7 của Lê Hữu Kiều, tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1718). Ông dạy học và viết sách trong khoảng thời gian 1743–1752 và viết sách Đại Việt thông sử (còn gọi là “Lê triều thông sử”) Năm 26 tuổi (Nhâm Thân, 1752), ông dự thi Hội đỗ Hội nguyên, vào thi Đình, đỗ Bảng nhãn. Vì kỳ thi này không lấy đỗ Trạng nguyên, nên kể như cả ba lần thi, ông đều đỗ đầu.

Lê Quý Đôn sau khi đỗ đại khoa, năm Quý Dậu (1753),  được bổ làm Thị thư ở Viện Hàn Lâm, rồi sung làm Toản tu quốc sử vào mùa xuân năm Giáp Tuất (1754). Năm Bính Tý (1756), ông được cử đi thanh tra ở trấn Sơn Nam, phát giác “6, 7 viên quan ăn hối lộ”. Tháng 5 năm đó, ông được biệt phái sang phủ chúa coi việc quân sự (chức Tri Binh phiên). Ba tháng sau, ông được cử đi hiệp đồng các đạo Sơn Tây, Tuyên Quang, Hưng Hóa…rồi đem quân đi đánh quân của Hoàng Công Chất. Năm Đinh Sửu (1757), ông được thăng làm Hàn lâm viện Thị giảng. Trong năm này, ông viết Quần thư khảo biện. Năm Kỷ Mão (1759), vua Lê Ý Tông mất, triều đình cử ông làm Phó sứ, tước Dĩnh Thành bá, để cùng với Lê Duy Mật, Trịnh Xuân Chú cầm đầu phái đoàn sang nhà Thanh (Trung Quốc) báo tang và nộp cống (1760). Trên đường sang Yên Kinh (nay là Bắc Kinh), Lê Quý Đôn thấy các quan lại nhà Thanh có thói quen gọi đoàn sứ của nước Đại Việt (Nay là Việt Nam) là “di quan, di mục” (quan lại mọi rợ), ông lên tiếng phản đối, từ đấy họ mới gọi là “An Nam cống sứ”. Ông trong chuyến đi này đã được các quan lớn triều Thanh như Binh bộ Thượng thư Lương Thi Chinh, Công bộ Thượng thư Quy Hữu Quang và nhiều nho thần khác tìm đến thăm. Lê Quý Đôn tại điện Hồng Lô, đã  gặp đoàn sứ thần Triều Tiên do Hồng Khải Hi đứng đầu. Tại đây ông đã làm thơ với sứ thần Triều Tiên và các đại quan triều Thanh và cho họ xem ba tác phẩm của mình là Thánh mô hiền phạm lục, Quần thư khảo biệnTiêu Tương bách vịnh Tài văn chương và ứng đáp của ông làm cho họ tôn trọng và khen ngợi.

Lê Quý Đôn sau khi đi sứ về nước năm Nhâm Ngọ, (1762), được thăng chức Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, rồi làm Học sĩ ở Bí thư các.Năm Quý Mùi (1763), ông viết Bắc sứ thông lục và  được cử coi thi Hội. Năm Giáp Thân (1764), ông dâng sớ xin thiết lập pháp chế, vì thấy một số quan lại lúc bấy giờ “đã quá lạm dụng quyền hành, giày xéo lên pháp luật”, nhưng không được chúa nghe. Cũng trong năm đó, ông được cử làm Đốc đồng xứ Kinh Bắc, rồi đổi làm Tham chính xứ Hải Dương năm Ất Dậu (1765), song ông dâng sớ không nhận chức và xin về hưu. Theo Phan Huy Chú, lời sớ đại khái rằng: “Tấm thân từng đi muôn dặm còn sống về được, lại gặp cảnh vợ chết, con thơ phiêu bạt chỗ giang hồ, thần thực không thích làm quan nữa, xin cho về làng.” Được chấp thuận, ông trở về quê “đóng cửa, viết sách”. Đầu năm Đinh Hợi (1767), chúa Trịnh Doanh qua đời, Trịnh Sâm lên nối ngôi. Nghe theo lời tâu của Nguyễn Bá Lân, chúa cho triệu Lê Quý Đôn về triều, phong làm chức Thị thư, tham gia biên tập quốc sử, kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám.lên vua Lê Hiển Tông đọc. Tháng 9 năm đó, ông được cử làm Tán lý quân vụ trong đội quân của Nguyễn Phan (tước Phan Phái hầu) đi dẹp cuộc nổi dậy của Lê Duy Mật ở Thanh Hóa. Năm Mậu Tý (1768), ông làm xong bộ Toàn Việt thi lục, dâng lên chúa Trịnh. Năm Kỷ Sửu (1769), ông dâng khải xin lập đồn điền khẩn hoang ở Thanh Hóa. Năm Canh Dần (1770), bàn đến công lao đánh dẹp, ông được thăng làm Hữu thị lang bộ Hộ, kiêm Thiêm đô Ngự sử. Mùa thu năm ấy, ông và Đoàn Nguyễn Thục nhận lệnh đi khám duyệt hộ khẩu ở xứ Thanh Hóa. Xong việc trở về, ông tâu xin tha bớt các thuế thổ sản, thủy sản cho các huyện và thuế thân còn thiếu. Chúa Trịnh liền giao cho triều đình bàn và thi hành. Ít lâu sau, ông được thăng Tả thị lang bộ Lại. Khi lãnh trọng trách này, ông có tâu trình lên bốn điều, được chúa khen ngợi, đó là: 1) Sửa đổi đường lối bổ quan. 2) Sửa đổi chức vụ các quan. 3) Sửa đổi thuế khóa nhà nước. 4) Sửa đổi phong tục của dân. Năm Nhâm Thìn (1772), ông được cử đi điều tra về tình hình thống khổ của nhân dân và những việc nhũng lạm của quan lại ở Lạng Sơn. Năm Quý Tỵ (1773) đại hạn, ông tâu trình 5 điều, đại lược nói: “Phương pháp của cổ nhân đem lại khí hòa, dẹp tai biến, cốt lấy lễ mà cầu phúc của thần, lấy đức mà khoan sức dân” . Chúa nghe theo, bổ ông làm Bồi tụng (Phó Tể tướng), giữ việc dân chính, kiêm quản cơ Hữu hùng, tước Dĩnh Thành hầu. Trong năm này, ông viết Vân đài loại ngữ.

Lê Quý Đôn được cử giữ chức Lưu thủ ở Thăng Long tháng 10 năm Giáp Ngọ (1774), khi chúa Trịnh Sâm thân chinh mang quân đánh Thuận Hóa. Đầu năm Ất Mùi (1775), tướng Hoàng Ngũ Phúc đánh chiếm được Thuận Hóa. Tháng 2 năm đó, chúa Trịnh trở về kinh, rồi thăng ông làm Tả thị lang bộ Lại kiêm Tổng tài Quốc sử quán. Cũng trong năm đó xảy ra vụ Lê Quý Kiệt (con Lê Quý Đôn) đổi quyển thi với Đinh Thời Trung bị phát giác, cả hai đều bị tội. Vì là đại thần, Lê Quý Đôn được miễn nghị . Năm Bính Thân (1776), chúa Trịnh Sâm đặt ty trấn phủ ở Thuận Hóa. Lê Quý Đôn được cử làm Hiệp trấn Tham tán quân cơ, để cùng với Đốc suất kiêm Trấn phủ Bùi Thế Đạt tìm cách chống lại quân Tây Sơn. Tại đây, ông soạn bộ Phủ biên tạp lục. Ít lâu sau, ông được triệu về làm Thị lang bộ Hộ, kiêm chức Đô ngự sử  Năm Mậu Tuất (1778), được cử giữ chức Hành tham tụng, nhưng ông từ chối và xin đổi sang võ ban. Chúa Trịnh chấp thuận, cho ông làm Tả hiệu điểm quyền Phủ sự (quyền như Tể tướng, tạm coi việc phủ chúa), tước Nghĩa Phái hầu. Tháng 4 năm đó, Lê Thế Toại dâng bài khải công kích Lê Quý Đôn. Năm sau (1779), ông lại bị Hoàng Văn Đồng tố cáo, nên bị giáng chức. Năm Tân Sửu (1781), ông lại được giữ chức Tổng tài Quốc sử quán. Tháng 9 năm Nhâm Dần (1782), chúa Trịnh Sâm qua đời, Trịnh Cán được nối ngôi chúa. Chỉ vài tháng sau, quân tam phủ nổi loạn giết chết Quận Huy (Hoàng Đình Bảo), phế bỏ Trịnh Cán và Đặng Thị Huệ (vợ chúa Trịnh Sâm, mẹ Trịnh Cán), lập Trịnh Khải làm chúa. Nhớ lại hiềm riêng, Nguyễn Khản nói với chúa Trịnh Khải giáng chức Lê Quý Đôn]. Đầu năm Quý Mão (1783), ông nhận lệnh đi làm Hiệp trấn xứ Nghệ An. Ít lâu sau, ông được triệu về triều làm Thượng thư bộ Công  Trong bối cảnh kiêu binh gây rối, triều chính rối ren, nhân dân đói khổ,…Lê Quý Đôn lâm bệnh nặng. Sau đó, ông xin về quê mẹ là làng Nguyễn Xá (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) để chữa trị, nhưng không khỏi. Ông mất ngày 14 tháng 4 năm Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45 (tức 11 tháng 6 năm 1784), lúc 58 tuổi. Thương tiếc, chúa Trịnh Tông (tức Trịnh Khải) đã đề nghị với vua Lê Hiển Tông cho bãi triều ba ngày, cử Bùi Huy Bích làm chủ lễ tang, đồng thời cho truy tặng Lê Quý Đôn hàm Công bộ Thượng thư. Đến khi vua Lê Chiêu Thống nắm quyền chính, ông được gia tặng tước Dĩnh quận công.

LÊ QUÝ ĐÔN VĂN CHƯƠNG NẾT ĐẤT

Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn thời Lê mạt đã lưu lại một khối lượng tác phẩm thật đồ sộ, nổi bật nhất là các bộ sách:

1) Kiến văn tiểu lục (12 quyển), là những ghi chú nhỏ của Lê Quý Đôn (mà tiếng Anh ngày nay gọi là Notes) . Đó là Lê Quý Đôn tận mắt nhìn thấy, tai nghe, hoặc đọc được, và ông thật sự tâm đắc lưu ngay lại điều không nỡ quên này. Lê Quý Đôn chức quan như Phó Thủ Tướng Chính phủ ngày nay việc quan thật trọng trách và bận rộn. Tập bút ký này của Lê Quý Đôn thật sự quan trọng và quý giá nói về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ đời Trần đến đời Lê. Kiến văn tiểu lục là tác phẩm lớn, được chiêm nghiệm, biên soạn thật công phu và nghiêm cẩn, phản ánh trình độ học vấn uyên bác của Lê Quý Đôn. Sách đề cập tới nhiều lĩnh vực thuộc chế độ các vương triều Lý, Trần, từ thành quách, núi sông, đường xá, thuế má, phong tục tập quán, sản vật, mỏ đồng, mỏ bạc và cách khai thác, cho tới các lĩnh vực như thơ văn, sách vở… vớí nhiều lĩnh vực rất phong phú.

2) Đại Việt thông sử, còn gọi Lê triều thông sử, là bộ sử được viết theo thể ký truyện, chép sự việc theo từng loại, từng điều một cách hệ thống, bắt đầu từ Lê Thái Tổ qua Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Thuần Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông đến Cung Hoàng, trải qua mười đời vua, nếu kể cả Lê Nghi Dân thì là mười một đời vua, bao quát một thời gian hơn 100 năm của triều Lê, trong đó chứa đựng nhiều tài liệu mới mà các bộ sử khác không có, đặc biệt là về cuộc kháng chiến chống quân Minh. Đại Việt thông sử rất có ích cho những người làm công tác nghiên cứu lịch sử dân tộc, cụ thể là lịch sử dân tộc hồi thế kỷ XVI – XVII.

3) Phủ biên tạp lục là tài liệu hệ thống hóa tình hình xã hội Đàng Trong từ thế kỷ thứ 18 trở về trước, để tìm kế sách an dân mà Lê Quý Đôn gọi là Phủ tức là phủ dụ “vổ yên trăm họ” . Bộ sásh này được viết trong thời gian Lê Quý Đôn làm quan Hiệp Trấn Thuận Hoá, tại vùng đất vốn trước đó là trung tâm chính trị toàn xứ Đàng Trong. Lê Quý Đôn đã tổ chức công việc biên soạn, cần cù làm việc, ghi chép cẩn trọng tỷ mỷ, đối chiếu xác minh chỉnh lí đúc kết hệ thống hóa tất cả những thông tin quan trọng về chính trị quân sự kinh tế văn hóa xã hội của xứ Đàng Trong tại tất cả các trấn, phủ, huyện, châu, tổng, xã, thuộc, trang, về chế độ công, tư điền, về lệ thuế khóa giáo dục, thi cử … Kết quả đúc kết hệ thống này đã tạo nên toàn cảnh của xứ Đàng Trong, về vai trò lịch sử của các chúa Nguyễn đối với đất phương Nam. Bộ sách này có giá trị to lớn mà chúng ta còn lưu giữ được đến ngày hôm nay, mà bất cứ người nào làm công tác nghiên cứu sử học và văn hoá học Việt Nam cũng đều đánh giá rất cao. Sau này ở Gia Định có Trịnh Hoài Đức là quan Hiệp trấn cũng đã viết bộ “Gia Định thành thông chí” hệ thống hóa thông tin Đàng Trong tương tự cách làm của Lê Quý Đôn.

4) Vân đài loại ngữ gồm 9 quyển, là “bách khoa thư” đồ sộ nhất thời Trung đại Việt Nam, tập hợp các tri thức về triết học, khoa học, văn học… sắp xếp có hệ thống theo Vũ trụ luận, địa lý, điển lệ, chế độ, văn nghệ, ngôn ngữ, văn tự, sản vật tự nhiên, xã hội… Vân đài loại ngữ là bộ sách đạt tới trình độ phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa khá cao, đánh dấu một bước tiến bộ vượt bậc đối với nền khoa học Việt Nam thời phong kiến, Tên sách Vân Đài Loại Ngữ được giảng nghĩa: Vân: là một loài cỏ có mùi thơm rất quyến rũ, gọi tên là cỏ vân hương. Đài : là cái đài, là nơi cao hơn hẳn. Đài là ngôi nhà cao có thể ngắm khắp bốn phương. Loại: là loài, là từng giống riêng. Ngoài ra, chữ loại cũng có nghĩa là sự tốt lành.
Ngữ : là lời nói, câu nói nhưng ở đây có nghĩa là lời nói đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa tinh vi.

5) Toàn Việt thi lục với 6 quyển, được hoàn thành vào năm 1768, tuyển chọn 2.000 bài thơ của 175 tác giả từ thời Lý đến đời Lê

6) Quế Đường thi tập, gồm 4 quyển tích hợp vài trăm bài làm ở trong nước và trong thời gian đi sứ ở Trung Quốc. Quế Đường thi tập Thi Viện có giới thiệu 225 bài thơ sáng tác bằng Hán văn. Tập thơ lần đầu tiên được tuyển chọn và dịch (44 bài) sang tiếng Việt năm 1976 do Ty Thông tin văn hoá Thái Bình ấn hành. Các bài thơ trong tập sách ( gồm 4 phần: Phiên âm (không có nguyên tác chữ Hán đi kèm); Dịch nghĩa; Dịch thơ và Chú thích) do nhà Hán học Đào Phương Bình thực hiện.

6) Quần thư khảo biện, Thánh mô hiền phạm lục và các tác phẩm khác (*) … là những tác phẩm chứa đựng nhiều quan điểm triết học, lịch sử, chính trị. do Lê Quý Đôn biên soạn, Theo Phan Huy Chú thì Lê Quý Đôn còn có Quế Đường văn tập, gồm 4 quyển, nhưng sách này đã mất.

(*) Dương Quảng Hàm đánh giá: Lê Quý Đôn thật là một nhà bác học ở đời Lê mạt: một tay ông đã biên tập, trứ thuật rất nhiều sách. Tác phẩm của ông tuy đã thất lạc ít nhiều, nhưng những bộ còn lưu lại cũng là một cái kho tài liệu để ta khảo cứu về lịch sử, địa dư và văn hóa của nước Việt. Các tác phẩm chữ Hán của Lê Quý Đôn có thể chia ra làm 5 loại 1.) Các sách bàn giảng về kinh, truyện như:
Dịch kinh phu thuyết (Lời bàn nông nổi về Kinh Dịch), gồm 6 quyển.Thư kinh diễn nghĩa (Giảng nghĩa Kinh Thư), gồm 3 quyển, đã được khắc in, có tựa của tác giả đề năm 1772. Xuân thu lược luận (Bàn tóm lược về kinh Xuân thu). 2. Các sách khảo cứu về cổ thư như:  Quần thư khảo biện (Xét bàn các sách), gồm 4 quyển, đã khắc in, có tựa của tác giả (đề năm 1757), của Chu Bội Liên (người nhà Thanh) và của Hồng Hải Hi (sứ Triều Tiên đề năm 1761). Thánh mô hiền phạm lục (Chép về mẫu mực của các bậc thánh hiền), gồm 12 quyển, có tựa của Chu Bội Liên và Hồng Khải Hi đề năm 1761; Vân Đài loại ngữ (Lời nói, chia ra từng loại, ở nơi đọc sách), gồm 4 quyển, viết năm 1773. Sách chia làm 9 mục, mỗi mục lại chia làm nhiều điều. Trong mỗi mục, tác giả trích dẫn các sách Trung Hoa (cổ thư, ngoại thư) nhiều quyển hiếm có, rồi lấy ý riêng của mình mà bàn. Xem sách này thì biết tác giả đã xem rộng đọc nhiều. 3. Các sách sưu tập thi văn như : Toàn Việt thi lục (Chép đủ thơ nước Việt), gồm 20 quyển (theo Phan Huy Chú), nhưng hiện còn 15 quyển. Sách do ông phụng chỉ biên tập, dâng lên vua Lê Hiển Tông xem năm 1768. Trong sách sưu tập thơ của các thi gia Việt Nam từ đời Lý đến đời Hậu Lê….Đây là một quyển sách quý để khảo cứu về tiểu sử và tác phẩm của các thi gia. Hoàng Việt văn hải (Bể văn ở nước Việt của nhà vua), là sách sưu tập các bài văn hay.4)  Các sách khảo về sử ký địa lý như  Đại Việt thông sử (còn gọi là “Lê triều thông sử”), gồm 30 quyển (theo Phan Huy Chú), viết năm 1749. Đây là bộ sử được viết theo thể kỷ truyện (chỉ có phần Bản kỷ là chép theo lối biên niên) chép từ thời vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đến vua Lê Cung Hoàng (theo Phàm lệ của tác giả). Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn truyền lại mấy phần là: -Đế kỷ (2 quyển), chép từ năm Lê Lợi khởi nghĩa (1418) đến năm ông mất (1433). -Nghệ văn chí (1 quyển), chép về sách vở văn chương. Liệt truyện (11 quyển), chép về các Hậu phi, Hoàng tử, Danh thần (đời vua Lê Thái Tổ) và Nghịch thần (từ cuối đời nhà Trần đến nhà Mạc); Quốc triều tục biên, gồm 8 quyển, chép theo thể biên niên, từ Lê Trang Tông (1533) đến Lê Gia Tông (1675), chép việc kỹ lưỡng, bổ sung chỗ còn thiếu trong sử cũ. Theo Dương Quảng Hàm, sách này đã thất lạc;.Bắc sứ thông lục (Chép đủ việc khi đi sứ sang Trung Quốc), 4 quyển, làm năm 1763. Trong sách ghi chép các công văn, thư từ, núi sông, đường sá, chuyện trò, đối ứng trong khi đi sứ (1760-1762); Phủ biên tạp lục (chép lẫn lộn về chính trị cõi biên thùy), gồm 6 quyển, làm khi tác giả được cử làm Hiệp trấn Tham tán quân cơ ở phủ Thuận Hóa (1776). Trong sách biên chép khá tường tận xã hội xứ Đàng Trong (nhất là xứ Thuận Hóa và xứ Quảng Nam) ở thế kỷ 18; Kiến văn tiểu lục (Chép vặt những điều thấy nghe), gồm 12 quyển, có tựa của tác giả đề năm 1777. Đây là tập bút ký nói về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ đời Trần đến đời Lê. Trong sách, tác giả đã đề cập tới nhiều lĩnh vực thuộc chế độ các vương triều Lý, Trần, từ thành quách núi sông, đường xá, thuế má, phong tục tập quán, sản vật, mỏ đồng, mỏ bạc và cách khai thác cho tới các lĩnh vực thơ văn, sách vở; Âm chất văn chú, gồm 2 quyển, đã khắc in, chép các bài huấn chú của các nhà ở Trung Quốc, có kèm theo lời đính chính của tác giả; Danh thần lục, gồm 2 quyển, chép công việc của các danh thần các triều; 5. Thơ văn Liên châu thi tập, gồm 4 quyển, chép thơ của Lê Quý Đôn cùng các thi gia khác, và những bài trả lời của các thi sĩ nhà Thanh và Cao Ly làm khi ông đi sứ sang Trung Quốc;Quế Đường thi tập (Tập thơ Quế Đường), gồm 4 quyển; Quế Đường văn tập (tập văn Quế Đường), gồm 3 quyển.Về văn Nôm, hiện nay còn: Bài “khải” viết bằng văn xuôi chép trong Bắc sứ thông lục.

Những chỉ dấu Sách tham khảo để tìm hiểu sâu hơn về Lê Quý Đôn bao gồm

  • Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí (tập 1 [mục Nhân vật chí] và tập 3 [mục Văn tịch chí]). Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992.
  • Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu (bản in lần thứ 10). Trung tâm học liệu xuất bản, Sài Gòn, 1986,
  • Thanh Lãng, Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyển thượng, Nxb. Trình bày, Sài Gòn, không ghi năm xuất bản.
  • Nguyễn Lộc, mục từ “Lê Quý Đôn” trong Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb. Thế giới, 2004.
  • Bùi Hạnh Cẩn, Lê Quý Đôn. Nxb Văn hóa, 1985.
  • Trịnh Vân Thanh, Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển (tập 1). Nxb Hồn Thiêng, Sài Gòn, 1966.
  • Văn Tân, “Con người và sự nghiệp Lê Quý Đôn” in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (tập 3). Nxb Thanh Niên, 2012.
  • Nhóm biên soạn sách Phủ biên tạp lục, “Tiểu sử Lê Quý Đôn”, in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (tập 3). Nxb Thanh Niên, 2012.
  • Trần Văn Giáp, Tìm hiểu khoa sách Hán Nôm (trọn bộ). Nxb Khao học xã hội, 2003.
  • Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập 6, phần “Tiểu sử Lê Quý Đôn”). Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1992.
  • Nguyễn Thạch Giang (chủ biên), Văn học thế kỷ 18. Nxb Khoa học xã hội, 2004.
  • Nguyễn Q. Thắng – Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, 1992.

LÊ QUÝ ĐÔN QUẾ ĐƯỜNG THI TẬP

Quế Đường thi tập là trước tác của học giả Lê Quý Đôn, bao gồm 225 bài thơ sáng tác bằng Hán văn. Tập thơ lần đầu tiên được tuyển chọn và dịch (44 bài) sang tiếng Việt năm 1976 do Ty Thông tin văn hoá Thái Bình ấn hành. Các bài thơ trong tập sách ( gồm 4 phần: Phiên âm (không có nguyên tác chữ Hán đi kèm); Dịch nghĩa; Dịch thơ và Chú thích) do nhà Hán học Đào Phương Bình thực hiện. Theo Thi Viện đúc kết trích dẫn theo đường link dưới đây để hổ trợ nghiên cứu dịch thuật thơ văn Lê Quý Đôn

  1. Bắc Trấn hỷ vũ
  2. Cổ Lộng thành
  3. Do bản quốc phụ nữ phiêu bạt nội địa hữu cảm, thứ Huệ Hiên vận
  4. Du độ Kiển thiệp tiểu giản đắc bình địa kỳ 1
  5. Du độ Kiển thiệp tiểu giản đắc bình địa kỳ 2
  6. Dũng Liệt giang thượng
  7. Đại Đăng xuyên
  8. Đăng Xuyên Sơn nham
  9. Đề Chích Trợ sơn
  10. Để Dương Châu đăng chu
  11. Đề Từ Thức động
  12. Độ Lương Phúc tiểu giang
  13. Độ Thiên Đức giang
  14. Đông Cứu sơn
  15. Giản Triều Tiên quốc sứ Hồng Khải Hy, Triệu Vinh Tiến, Lý Huy Trung
  16. Khách trung nguyên đán – Tân Tỵ minh niên
  17. Kinh Quán Nẫm thiệp tiểu giản thuỷ đăng sơn lộ
  18. Liên nhật âm vũ ngẫu thư
  19. Phụng chỉ Nam hoàn chú Thông Châu
  20. Quan Đại Bi tự
  21. Tảo độ Hà Kiều ngọ, tại Cảnh Châu Đông Quang dịch mạn đề bích gian
  22. Thị Hạ Dã ngâm khoáng hữu cảm
  23. Thị Xuân Lai đê hựu túc Phổ Lộng
  24. Thôn xá dạ toạ
  25. Thứ Kiệm Đường phụng chỉ nghinh sứ thần tứ chương
  26. Trú Hoà Lạc
  27. Trú Hoài An phỏng Hoài Âm hầu điếu đài
  28. Vọng Thanh Hoa nhất đới duyên sơn ngẫu thành

LÊ QUÝ ĐÔN TINH HOA

Lê Quý Đôn tinh hoa lưu lại đây một ít ghi chú và cảm nhận lắng đọng nhất về bậc danh sĩ tinh hoa, nhà bác học và là nh&a

CHÀO NGÀY MỚI 11 THÁNG 6
Hoàng Kim

CNM365 Trận Vũ Hán lịch sử; Lê Quý Đôn tinh hoa; Kênh ông Kiệt giữa lòng dân; Thầy bạn trong đời tôi;Ngày 11 tháng 6 năm 1938, Trận Vũ Hán bắt đầu và kết thúc vào 4 tháng sau với chiến thắng về phía lục quân đế quốc Nhật Bản. Đây là một trong những trận lớn nhất, lâu nhất và dữ dội nhất trong Chiến tranh Trung-Nhật.. Ngày 11 tháng 6 năm 1963, Tu sĩ Phật giáo Thích Quảng Đức tự thiêu bằng xăng tại Sài Gòn để phản đối tình trạng tôn giáo tại Việt Nam Cộng hòa. Ngày 11 tháng 6 năm 1784, ngày mất Lê Quý Đôn, Bảng nhãn, nhà bác học thời Hậu Lê, Việt Nam (sinh năm 1726). Ngày 11 tháng 6 năm 1912, ngày sinh Phạm Hùng, Thủ tướng Việt Nam (mất năm 1988). Ngày 11 tháng 6 năm 2008, ngày mất Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Việt Nam (sinh năm 1922). Bài chọn lọc ngày 11 tháng 6:Trận Vũ Hán lịch sử; Lê Quý Đôn tinh hoa; Trận Vũ Hán lịch sử; Kênh ông Kiệt giữa lòng dân; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-11-thang-6/

LÊ QUÝ ĐÔN TINH HOA
Hoàng Kim

“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”.Lê Quý Đôn là danh sĩ tinh hoa, nhà bác học, nhà thơ lớn Việt Nam, quan đại thần thời Lê Trung Hưng. Lê Quý Đôn qua bài thơ ‘Gia Cát Lượng’ đã thể hiên tâm sự và chí hướng: “Long cương nằm khểnh hát nghêu ngao, Vì cảm ơn sâu biết tính sao! Hai biểu ra quân lòng đã tỏ, Tám đồ bày trận giá càng cao. Tam phân gặp buổi đương tranh vạc, Ngũ trượng ngờ đâu bỗng tối sao. Miếu cũ ngày nay qua tới đó, Tấc lòng khởi kính biết là bao! ” (Nguồn: Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004). Bài viết Lê Quý Đôn tinh hoa là những tìm tòi của Hoàng Kim về Lê Quý Đôn tinh hoa, con người, sự nghiệp và bài học lịch sử.

Các nhà sử học, nhà văn học Việt Nam thường đồng tình với sự đánh giá của nhà sử học Phan Huy Chú lừng lẫy bách khoa thư : “Ông (Lê Quý Đôn) có tư chất khác đời, thông minh hơn người mà (vẫn) giữ tính nết thuần hậu, lại chăm học không biết mỏi. Tuy đỗ đạt vinh hiển, tay vẫn không rời quyển sách. Bình sinh (ông) làm sách rất nhiều. Bàn về kinh sử thì sâu sắc, rộng rãi, mà nói về điển cố thì đầy đủ rõ ràng. Cái sở trường của ông vượt hơn cả, nổi tiếng trên đời. Văn thơ ông làm ra gọi là Quế đường tập có mấy quyển” (trong “Nhân vật chí”). “Ông là người học vấn rộng khắp, đặt bút thành văn. Cốt cách thơ trong sáng. Lời văn hồn nhiên…, không cần suy nghĩ mà trôi chảy dồi dào như sông dài biển cả, không chỗ nào không đạt tới, thật là phong cách đại gia”. Nhiều nhà nghiên cứu đều tâm đắc nhận định ” (Lê Quý Đôn là ) nhà bác học ham đọc, ham biết và ham viết” , “một nhà bác học có kiến thức hết sức uyên bác và đa dạng”.

Lê Quý Đôn không chì là nhà bác học lớn nhà thơ lớn mà trước hết trên hết ông còn là một danh sĩ tinh hoa, một đại quan rất được triều đình Lê Trịnh và người đương thời kính trọng. Lê Quý Đôn con người và sự nghiệp ấy không chỉ là trước tác mà còn là triều đại. Ông cho tới lúc mất còn được truy tặng hàm Công bộ Thượng thư tước Dĩnh Quận công.

Lê Quý Đôn kính trọng Gia Các Lượng xưa cúc cung tận tuy cho triều đại thời mình. Việc Lê Quý Đôn sau khi đi sứ về nhất định từ quan lui về viết sách đã thể hiện tầm nhìn và ngôn chí của ông. Bài viết ‘Gia Cát Lượng’ soi thấu nhiều điều sâu sắc của một danh sĩ tinh hoa.

Giáo sư Văn Tân ở Viện Sử học đánh giá thật xác đáng: “Lê Quý Đôn không chỉ là nhà bác học và nhà thơ tài danh, ông còn là một nhà trí thức muốn có những cải cách trong xã hội Việt Nam; một nhà chính trị quan tâm đến nhân dân, gần gũi nhân dân, và hiểu những mong muốn của nhân dân; một danh sĩ tinh hoa cấp tiến có tư tưởng tự tôn và tự hào dân tộc Việt Nam”.

Chuyên luận ‘Lê Quý Đôn với Phật Giáo‘ của Thích Nhuận Thịnh cho thấy “Qua nghiên cứu thiên Thiền dật của Lê Quý Đôn, điều chúng ta có thể khẳng định ngay rằng, ông là một Nho sĩ có thiện cảm với Phật giáo“;

Thời thế và cuộc đời Lê Quý Đôn sáng tỏ góc khuất trong sự nghiệp của ông.

LÊ QUÝ ĐÔN CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIIỆP

Lê Quý Đôn (1726 – 1784), tên thuở nhỏ là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường là đại quan, bác học, nhà thơ lớn thời Lê trung hưng. Lê Quý Đôn sinh ngày 5 tháng 7 năm Bính Ngọ (2 tháng 8 năm 1726) tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam; nay thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông là con trai cả của ông Lê Phú Thứ (sau đổi là Lê Trọng Thứ), đỗ Tiến sĩ năm Bảo Thái thứ 2 (Giáp Thìn, 1721), và làm quan trải đến chức Hình bộ Thượng thư, tước Nghĩa Phái hầu. Mẹ Lê Quý Đôn họ Trương (không rõ tên), là con gái thứ ba của Trương Minh Lượng, đỗ Tiến sĩ khoa Canh Thìn (1700), trải nhiều chức quan, tước Hoằng Phái hầu.  Lê Quý Đôn thuở nhỏ tư chấtthông minh nổi tiếng “thần đồng”, 5 tuổi đã đọc được nhiều bài trong Kinh Thi, 12 tuổi, đã học “khắp kinh, truyện, các sử, các sách của bách gia chư tử”. Giai thoại lưu truyền bài “Rắn đầu biếng học ” của ông. Chuyện rằng, một hôm, Tiến sĩ Vũ Công Trấn đến thăm Tiến sĩ Lê Phú Thứ là người bạn cùng đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn 1724. Nghe con bạn là Lê Quý Đôn nhỏ tuổi hay chữ, nên ông Trấn lấy đầu đề “Rắn đầu biếng học” để thử tài. Ít phút sau, Lê Quý Đôn đã làm xong bài thơ dưới đây:

Chẳng phải “liu điu” vẫn giống nhà!
“Rắn đầu” biếng học lẽ không tha
Thẹn đèn “hổ lửa” đau lòng mẹ,
Nay thét “mai gầm” rát cổ cha.
“Ráo” mép chỉ quen tuồng lếu láo,
“Lằn”
lưng cam chịu vệt năm ba.
Từ nay “Trâu” Lỗ xin siêng học,
Kẻo “hổ mang” danh tiếng thế gia!

Bài thơ  ý tứ cao kỳ, mỗi câu có tên một loài “rắn”

Lê Quý Đôn năm Kỷ Mùi theo cha lên học ở kinh đô Thăng Lon, năm Quý Hợi (đời vua Lê Hiển Tông, ông dự thi Hương và đỗ đầu (Giải nguyên) lúc 17 tuổi. Sau đó, ông cưới cô Lê Thị Trang ở phường Bích Câu làm vợ. Cô là con gái thứ 7 của Lê Hữu Kiều, tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1718). Ông dạy học và viết sách trong khoảng thời gian 1743–1752 và viết sách Đại Việt thông sử (còn gọi là “Lê triều thông sử”) Năm 26 tuổi (Nhâm Thân, 1752), ông dự thi Hội đỗ Hội nguyên, vào thi Đình, đỗ Bảng nhãn. Vì kỳ thi này không lấy đỗ Trạng nguyên, nên kể như cả ba lần thi, ông đều đỗ đầu.

Lê Quý Đôn sau khi đỗ đại khoa, năm Quý Dậu (1753),  được bổ làm Thị thư ở Viện Hàn Lâm, rồi sung làm Toản tu quốc sử vào mùa xuân năm Giáp Tuất (1754). Năm Bính Tý (1756), ông được cử đi thanh tra ở trấn Sơn Nam, phát giác “6, 7 viên quan ăn hối lộ”. Tháng 5 năm đó, ông được biệt phái sang phủ chúa coi việc quân sự (chức Tri Binh phiên). Ba tháng sau, ông được cử đi hiệp đồng các đạo Sơn Tây, Tuyên Quang, Hưng Hóa…rồi đem quân đi đánh quân của Hoàng Công Chất. Năm Đinh Sửu (1757), ông được thăng làm Hàn lâm viện Thị giảng. Trong năm này, ông viết Quần thư khảo biện. Năm Kỷ Mão (1759), vua Lê Ý Tông mất, triều đình cử ông làm Phó sứ, tước Dĩnh Thành bá, để cùng với Lê Duy Mật, Trịnh Xuân Chú cầm đầu phái đoàn sang nhà Thanh (Trung Quốc) báo tang và nộp cống (1760). Trên đường sang Yên Kinh (nay là Bắc Kinh), Lê Quý Đôn thấy các quan lại nhà Thanh có thói quen gọi đoàn sứ của nước Đại Việt (Nay là Việt Nam) là “di quan, di mục” (quan lại mọi rợ), ông lên tiếng phản đối, từ đấy họ mới gọi là “An Nam cống sứ”. Ông trong chuyến đi này đã được các quan lớn triều Thanh như Binh bộ Thượng thư Lương Thi Chinh, Công bộ Thượng thư Quy Hữu Quang và nhiều nho thần khác tìm đến thăm. Lê Quý Đôn tại điện Hồng Lô, đã  gặp đoàn sứ thần Triều Tiên do Hồng Khải Hi đứng đầu. Tại đây ông đã làm thơ với sứ thần Triều Tiên và các đại quan triều Thanh và cho họ xem ba tác phẩm của mình là Thánh mô hiền phạm lục, Quần thư khảo biệnTiêu Tương bách vịnh Tài văn chương và ứng đáp của ông làm cho họ tôn trọng và khen ngợi.

Lê Quý Đôn sau khi đi sứ về nước năm Nhâm Ngọ, (1762), được thăng chức Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, rồi làm Học sĩ ở Bí thư các.Năm Quý Mùi (1763), ông viết Bắc sứ thông lục và  được cử coi thi Hội. Năm Giáp Thân (1764), ông dâng sớ xin thiết lập pháp chế, vì thấy một số quan lại lúc bấy giờ “đã quá lạm dụng quyền hành, giày xéo lên pháp luật”, nhưng không được chúa nghe. Cũng trong năm đó, ông được cử làm Đốc đồng xứ Kinh Bắc, rồi đổi làm Tham chính xứ Hải Dương năm Ất Dậu (1765), song ông dâng sớ không nhận chức và xin về hưu. Theo Phan Huy Chú, lời sớ đại khái rằng: “Tấm thân từng đi muôn dặm còn sống về được, lại gặp cảnh vợ chết, con thơ phiêu bạt chỗ giang hồ, thần thực không thích làm quan nữa, xin cho về làng.” Được chấp thuận, ông trở về quê “đóng cửa, viết sách”. Đầu năm Đinh Hợi (1767), chúa Trịnh Doanh qua đời, Trịnh Sâm lên nối ngôi. Nghe theo lời tâu của Nguyễn Bá Lân, chúa cho triệu Lê Quý Đôn về triều, phong làm chức Thị thư, tham gia biên tập quốc sử, kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám.lên vua Lê Hiển Tông đọc. Tháng 9 năm đó, ông được cử làm Tán lý quân vụ trong đội quân của Nguyễn Phan (tước Phan Phái hầu) đi dẹp cuộc nổi dậy của Lê Duy Mật ở Thanh Hóa. Năm Mậu Tý (1768), ông làm xong bộ Toàn Việt thi lục, dâng lên chúa Trịnh. Năm Kỷ Sửu (1769), ông dâng khải xin lập đồn điền khẩn hoang ở Thanh Hóa. Năm Canh Dần (1770), bàn đến công lao đánh dẹp, ông được thăng làm Hữu thị lang bộ Hộ, kiêm Thiêm đô Ngự sử. Mùa thu năm ấy, ông và Đoàn Nguyễn Thục nhận lệnh đi khám duyệt hộ khẩu ở xứ Thanh Hóa. Xong việc trở về, ông tâu xin tha bớt các thuế thổ sản, thủy sản cho các huyện và thuế thân còn thiếu. Chúa Trịnh liền giao cho triều đình bàn và thi hành. Ít lâu sau, ông được thăng Tả thị lang bộ Lại. Khi lãnh trọng trách này, ông có tâu trình lên bốn điều, được chúa khen ngợi, đó là: 1) Sửa đổi đường lối bổ quan. 2) Sửa đổi chức vụ các quan. 3) Sửa đổi thuế khóa nhà nước. 4) Sửa đổi phong tục của dân. Năm Nhâm Thìn (1772), ông được cử đi điều tra về tình hình thống khổ của nhân dân và những việc nhũng lạm của quan lại ở Lạng Sơn. Năm Quý Tỵ (1773) đại hạn, ông tâu trình 5 điều, đại lược nói: “Phương pháp của cổ nhân đem lại khí hòa, dẹp tai biến, cốt lấy lễ mà cầu phúc của thần, lấy đức mà khoan sức dân” . Chúa nghe theo, bổ ông làm Bồi tụng (Phó Tể tướng), giữ việc dân chính, kiêm quản cơ Hữu hùng, tước Dĩnh Thành hầu. Trong năm này, ông viết Vân đài loại ngữ.

Lê Quý Đôn được cử giữ chức Lưu thủ ở Thăng Long tháng 10 năm Giáp Ngọ (1774), khi chúa Trịnh Sâm thân chinh mang quân đánh Thuận Hóa. Đầu năm Ất Mùi (1775), tướng Hoàng Ngũ Phúc đánh chiếm được Thuận Hóa. Tháng 2 năm đó, chúa Trịnh trở về kinh, rồi thăng ông làm Tả thị lang bộ Lại kiêm Tổng tài Quốc sử quán. Cũng trong năm đó xảy ra vụ Lê Quý Kiệt (con Lê Quý Đôn) đổi quyển thi với Đinh Thời Trung bị phát giác, cả hai đều bị tội. Vì là đại thần, Lê Quý Đôn được miễn nghị . Năm Bính Thân (1776), chúa Trịnh Sâm đặt ty trấn phủ ở Thuận Hóa. Lê Quý Đôn được cử làm Hiệp trấn Tham tán quân cơ, để cùng với Đốc suất kiêm Trấn phủ Bùi Thế Đạt tìm cách chống lại quân Tây Sơn. Tại đây, ông soạn bộ Phủ biên tạp lục. Ít lâu sau, ông được triệu về làm Thị lang bộ Hộ, kiêm chức Đô ngự sử  Năm Mậu Tuất (1778), được cử giữ chức Hành tham tụng, nhưng ông từ chối và xin đổi sang võ ban. Chúa Trịnh chấp thuận, cho ông làm Tả hiệu điểm quyền Phủ sự (quyền như Tể tướng, tạm coi việc phủ chúa), tước Nghĩa Phái hầu. Tháng 4 năm đó, Lê Thế Toại dâng bài khải công kích Lê Quý Đôn. Năm sau (1779), ông lại bị Hoàng Văn Đồng tố cáo, nên bị giáng chức. Năm Tân Sửu (1781), ông lại được giữ chức Tổng tài Quốc sử quán. Tháng 9 năm Nhâm Dần (1782), chúa Trịnh Sâm qua đời, Trịnh Cán được nối ngôi chúa. Chỉ vài tháng sau, quân tam phủ nổi loạn giết chết Quận Huy (Hoàng Đình Bảo), phế bỏ Trịnh Cán và Đặng Thị Huệ (vợ chúa Trịnh Sâm, mẹ Trịnh Cán), lập Trịnh Khải làm chúa. Nhớ lại hiềm riêng, Nguyễn Khản nói với chúa Trịnh Khải giáng chức Lê Quý Đôn]. Đầu năm Quý Mão (1783), ông nhận lệnh đi làm Hiệp trấn xứ Nghệ An. Ít lâu sau, ông được triệu về triều làm Thượng thư bộ Công  Trong bối cảnh kiêu binh gây rối, triều chính rối ren, nhân dân đói khổ,…Lê Quý Đôn lâm bệnh nặng. Sau đó, ông xin về quê mẹ là làng Nguyễn Xá (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) để chữa trị, nhưng không khỏi. Ông mất ngày 14 tháng 4 năm Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45 (tức 11 tháng 6 năm 1784), lúc 58 tuổi. Thương tiếc, chúa Trịnh Tông (tức Trịnh Khải) đã đề nghị với vua Lê Hiển Tông cho bãi triều ba ngày, cử Bùi Huy Bích làm chủ lễ tang, đồng thời cho truy tặng Lê Quý Đôn hàm Công bộ Thượng thư. Đến khi vua Lê Chiêu Thống nắm quyền chính, ông được gia tặng tước Dĩnh quận công.

LÊ QUÝ ĐÔN VĂN CHƯƠNG NẾT ĐẤT

Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn thời Lê mạt đã lưu lại một khối lượng tác phẩm thật đồ sộ, nổi bật nhất là các bộ sách:

1) Kiến văn tiểu lục (12 quyển), là những ghi chú nhỏ của Lê Quý Đôn (mà tiếng Anh ngày nay gọi là Notes) . Đó là Lê Quý Đôn tận mắt nhìn thấy, tai nghe, hoặc đọc được, và ông thật sự tâm đắc lưu ngay lại điều không nỡ quên này. Lê Quý Đôn chức quan như Phó Thủ Tướng Chính phủ ngày nay việc quan thật trọng trách và bận rộn. Tập bút ký này của Lê Quý Đôn thật sự quan trọng và quý giá nói về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ đời Trần đến đời Lê. Kiến văn tiểu lục là tác phẩm lớn, được chiêm nghiệm, biên soạn thật công phu và nghiêm cẩn, phản ánh trình độ học vấn uyên bác của Lê Quý Đôn. Sách đề cập tới nhiều lĩnh vực thuộc chế độ các vương triều Lý, Trần, từ thành quách, núi sông, đường xá, thuế má, phong tục tập quán, sản vật, mỏ đồng, mỏ bạc và cách khai thác, cho tới các lĩnh vực như thơ văn, sách vở… vớí nhiều lĩnh vực rất phong phú.

2) Đại Việt thông sử, còn gọi Lê triều thông sử, là bộ sử được viết theo thể ký truyện, chép sự việc theo từng loại, từng điều một cách hệ thống, bắt đầu từ Lê Thái Tổ qua Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Thuần Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông đến Cung Hoàng, trải qua mười đời vua, nếu kể cả Lê Nghi Dân thì là mười một đời vua, bao quát một thời gian hơn 100 năm của triều Lê, trong đó chứa đựng nhiều tài liệu mới mà các bộ sử khác không có, đặc biệt là về cuộc kháng chiến chống quân Minh. Đại Việt thông sử rất có ích cho những người làm công tác nghiên cứu lịch sử dân tộc, cụ thể là lịch sử dân tộc hồi thế kỷ XVI – XVII.

3) Phủ biên tạp lục là tài liệu hệ thống hóa tình hình xã hội Đàng Trong từ thế kỷ thứ 18 trở về trước, để tìm kế sách an dân mà Lê Quý Đôn gọi là Phủ tức là phủ dụ “vổ yên trăm họ” . Bộ sásh này được viết trong thời gian Lê Quý Đôn làm quan Hiệp Trấn Thuận Hoá, tại vùng đất vốn trước đó là trung tâm chính trị toàn xứ Đàng Trong. Lê Quý Đôn đã tổ chức công việc biên soạn, cần cù làm việc, ghi chép cẩn trọng tỷ mỷ, đối chiếu xác minh chỉnh lí đúc kết hệ thống hóa tất cả những thông tin quan trọng về chính trị quân sự kinh tế văn hóa xã hội của xứ Đàng Trong tại tất cả các trấn, phủ, huyện, châu, tổng, xã, thuộc, trang, về chế độ công, tư điền, về lệ thuế khóa giáo dục, thi cử … Kết quả đúc kết hệ thống này đã tạo nên toàn cảnh của xứ Đàng Trong, về vai trò lịch sử của các chúa Nguyễn đối với đất phương Nam. Bộ sách này có giá trị to lớn mà chúng ta còn lưu giữ được đến ngày hôm nay, mà bất cứ người nào làm công tác nghiên cứu sử học và văn hoá học Việt Nam cũng đều đánh giá rất cao. Sau này ở Gia Định có Trịnh Hoài Đức là quan Hiệp trấn cũng đã viết bộ “Gia Định thành thông chí” hệ thống hóa thông tin Đàng Trong tương tự cách làm của Lê Quý Đôn.

4) Vân đài loại ngữ gồm 9 quyển, là “bách khoa thư” đồ sộ nhất thời Trung đại Việt Nam, tập hợp các tri thức về triết học, khoa học, văn học… sắp xếp có hệ thống theo Vũ trụ luận, địa lý, điển lệ, chế độ, văn nghệ, ngôn ngữ, văn tự, sản vật tự nhiên, xã hội… Vân đài loại ngữ là bộ sách đạt tới trình độ phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa khá cao, đánh dấu một bước tiến bộ vượt bậc đối với nền khoa học Việt Nam thời phong kiến, Tên sách Vân Đài Loại Ngữ được giảng nghĩa: Vân: là một loài cỏ có mùi thơm rất quyến rũ, gọi tên là cỏ vân hương. Đài : là cái đài, là nơi cao hơn hẳn. Đài là ngôi nhà cao có thể ngắm khắp bốn phương. Loại: là loài, là từng giống riêng. Ngoài ra, chữ loại cũng có nghĩa là sự tốt lành.
Ngữ : là lời nói, câu nói nhưng ở đây có nghĩa là lời nói đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa tinh vi.

5) Toàn Việt thi lục với 6 quyển, được hoàn thành vào năm 1768, tuyển chọn 2.000 bài thơ của 175 tác giả từ thời Lý đến đời Lê

6) Quế Đường thi tập, gồm 4 quyển tích hợp vài trăm bài làm ở trong nước và trong thời gian đi sứ ở Trung Quốc. Quế Đường thi tập Thi Viện có giới thiệu 225 bài thơ sáng tác bằng Hán văn. Tập thơ lần đầu tiên được tuyển chọn và dịch (44 bài) sang tiếng Việt năm 1976 do Ty Thông tin văn hoá Thái Bình ấn hành. Các bài thơ trong tập sách ( gồm 4 phần: Phiên âm (không có nguyên tác chữ Hán đi kèm); Dịch nghĩa; Dịch thơ và Chú thích) do nhà Hán học Đào Phương Bình thực hiện.

6) Quần thư khảo biện, Thánh mô hiền phạm lục và các tác phẩm khác (*) … là những tác phẩm chứa đựng nhiều quan điểm triết học, lịch sử, chính trị. do Lê Quý Đôn biên soạn, Theo Phan Huy Chú thì Lê Quý Đôn còn có Quế Đường văn tập, gồm 4 quyển, nhưng sách này đã mất.

(*) Dương Quảng Hàm đánh giá: Lê Quý Đôn thật là một nhà bác học ở đời Lê mạt: một tay ông đã biên tập, trứ thuật rất nhiều sách. Tác phẩm của ông tuy đã thất lạc ít nhiều, nhưng những bộ còn lưu lại cũng là một cái kho tài liệu để ta khảo cứu về lịch sử, địa dư và văn hóa của nước Việt. Các tác phẩm chữ Hán của Lê Quý Đôn có thể chia ra làm 5 loại 1.) Các sách bàn giảng về kinh, truyện như:
Dịch kinh phu thuyết (Lời bàn nông nổi về Kinh Dịch), gồm 6 quyển.Thư kinh diễn nghĩa (Giảng nghĩa Kinh Thư), gồm 3 quyển, đã được khắc in, có tựa của tác giả đề năm 1772. Xuân thu lược luận (Bàn tóm lược về kinh Xuân thu). 2. Các sách khảo cứu về cổ thư như:  Quần thư khảo biện (Xét bàn các sách), gồm 4 quyển, đã khắc in, có tựa của tác giả (đề năm 1757), của Chu Bội Liên (người nhà Thanh) và của Hồng Hải Hi (sứ Triều Tiên đề năm 1761). Thánh mô hiền phạm lục (Chép về mẫu mực của các bậc thánh hiền), gồm 12 quyển, có tựa của Chu Bội Liên và Hồng Khải Hi đề năm 1761; Vân Đài loại ngữ (Lời nói, chia ra từng loại, ở nơi đọc sách), gồm 4 quyển, viết năm 1773. Sách chia làm 9 mục, mỗi mục lại chia làm nhiều điều. Trong mỗi mục, tác giả trích dẫn các sách Trung Hoa (cổ thư, ngoại thư) nhiều quyển hiếm có, rồi lấy ý riêng của mình mà bàn. Xem sách này thì biết tác giả đã xem rộng đọc nhiều. 3. Các sách sưu tập thi văn như : Toàn Việt thi lục (Chép đủ thơ nước Việt), gồm 20 quyển (theo Phan Huy Chú), nhưng hiện còn 15 quyển. Sách do ông phụng chỉ biên tập, dâng lên vua Lê Hiển Tông xem năm 1768. Trong sách sưu tập thơ của các thi gia Việt Nam từ đời Lý đến đời Hậu Lê….Đây là một quyển sách quý để khảo cứu về tiểu sử và tác phẩm của các thi gia. Hoàng Việt văn hải (Bể văn ở nước Việt của nhà vua), là sách sưu tập các bài văn hay.4)  Các sách khảo về sử ký địa lý như  Đại Việt thông sử (còn gọi là “Lê triều thông sử”), gồm 30 quyển (theo Phan Huy Chú), viết năm 1749. Đây là bộ sử được viết theo thể kỷ truyện (chỉ có phần Bản kỷ là chép theo lối biên niên) chép từ thời vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đến vua Lê Cung Hoàng (theo Phàm lệ của tác giả). Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn truyền lại mấy phần là: -Đế kỷ (2 quyển), chép từ năm Lê Lợi khởi nghĩa (1418) đến năm ông mất (1433). -Nghệ văn chí (1 quyển), chép về sách vở văn chương. Liệt truyện (11 quyển), chép về các Hậu phi, Hoàng tử, Danh thần (đời vua Lê Thái Tổ) và Nghịch thần (từ cuối đời nhà Trần đến nhà Mạc); Quốc triều tục biên, gồm 8 quyển, chép theo thể biên niên, từ Lê Trang Tông (1533) đến Lê Gia Tông (1675), chép việc kỹ lưỡng, bổ sung chỗ còn thiếu trong sử cũ. Theo Dương Quảng Hàm, sách này đã thất lạc;.Bắc sứ thông lục (Chép đủ việc khi đi sứ sang Trung Quốc), 4 quyển, làm năm 1763. Trong sách ghi chép các công văn, thư từ, núi sông, đường sá, chuyện trò, đối ứng trong khi đi sứ (1760-1762); Phủ biên tạp lục (chép lẫn lộn về chính trị cõi biên thùy), gồm 6 quyển, làm khi tác giả được cử làm Hiệp trấn Tham tán quân cơ ở phủ Thuận Hóa (1776). Trong sách biên chép khá tường tận xã hội xứ Đàng Trong (nhất là xứ Thuận Hóa và xứ Quảng Nam) ở thế kỷ 18; Kiến văn tiểu lục (Chép vặt những điều thấy nghe), gồm 12 quyển, có tựa của tác giả đề năm 1777. Đây là tập bút ký nói về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ đời Trần đến đời Lê. Trong sách, tác giả đã đề cập tới nhiều lĩnh vực thuộc chế độ các vương triều Lý, Trần, từ thành quách núi sông, đường xá, thuế má, phong tục tập quán, sản vật, mỏ đồng, mỏ bạc và cách khai thác cho tới các lĩnh vực thơ văn, sách vở; Âm chất văn chú, gồm 2 quyển, đã khắc in, chép các bài huấn chú của các nhà ở Trung Quốc, có kèm theo lời đính chính của tác giả; Danh thần lục, gồm 2 quyển, chép công việc của các danh thần các triều; 5. Thơ văn Liên châu thi tập, gồm 4 quyển, chép thơ của Lê Quý Đôn cùng các thi gia khác, và những bài trả lời của các thi sĩ nhà Thanh và Cao Ly làm khi ông đi sứ sang Trung Quốc;Quế Đường thi tập (Tập thơ Quế Đường), gồm 4 quyển; Quế Đường văn tập (tập văn Quế Đường), gồm 3 quyển.Về văn Nôm, hiện nay còn: Bài “khải” viết bằng văn xuôi chép trong Bắc sứ thông lục.

Những chỉ dấu Sách tham khảo để tìm hiểu sâu hơn về Lê Quý Đôn bao gồm

  • Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí (tập 1 [mục Nhân vật chí] và tập 3 [mục Văn tịch chí]). Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992.
  • Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu (bản in lần thứ 10). Trung tâm học liệu xuất bản, Sài Gòn, 1986,
  • Thanh Lãng, Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyển thượng, Nxb. Trình bày, Sài Gòn, không ghi năm xuất bản.
  • Nguyễn Lộc, mục từ “Lê Quý Đôn” trong Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb. Thế giới, 2004.
  • Bùi Hạnh Cẩn, Lê Quý Đôn. Nxb Văn hóa, 1985.
  • Trịnh Vân Thanh, Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển (tập 1). Nxb Hồn Thiêng, Sài Gòn, 1966.
  • Văn Tân, “Con người và sự nghiệp Lê Quý Đôn” in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (tập 3). Nxb Thanh Niên, 2012.
  • Nhóm biên soạn sách Phủ biên tạp lục, “Tiểu sử Lê Quý Đôn”, in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (tập 3). Nxb Thanh Niên, 2012.
  • Trần Văn Giáp, Tìm hiểu khoa sách Hán Nôm (trọn bộ). Nxb Khao học xã hội, 2003.
  • Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập 6, phần “Tiểu sử Lê Quý Đôn”). Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1992.
  • Nguyễn Thạch Giang (chủ biên), Văn học thế kỷ 18. Nxb Khoa học xã hội, 2004.
  • Nguyễn Q. Thắng – Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, 1992.

LÊ QUÝ ĐÔN QUẾ ĐƯỜNG THI TẬP

Quế Đường thi tập là trước tác của học giả Lê Quý Đôn, bao gồm 225 bài thơ sáng tác bằng Hán văn. Tập thơ lần đầu tiên được tuyển chọn và dịch (44 bài) sang tiếng Việt năm 1976 do Ty Thông tin văn hoá Thái Bình ấn hành. Các bài thơ trong tập sách ( gồm 4 phần: Phiên âm (không có nguyên tác chữ Hán đi kèm); Dịch nghĩa; Dịch thơ và Chú thích) do nhà Hán học Đào Phương Bình thực hiện. Theo Thi Viện đúc kết trích dẫn theo đường link dưới đây để hổ trợ nghiên cứu dịch thuật thơ văn Lê Quý Đôn

  1. Bắc Trấn hỷ vũ
  2. Cổ Lộng thành
  3. Do bản quốc phụ nữ phiêu bạt nội địa hữu cảm, thứ Huệ Hiên vận
  4. Du độ Kiển thiệp tiểu giản đắc bình địa kỳ 1
  5. Du độ Kiển thiệp tiểu giản đắc bình địa kỳ 2
  6. Dũng Liệt giang thượng
  7. Đại Đăng xuyên
  8. Đăng Xuyên Sơn nham
  9. Đề Chích Trợ sơn
  10. Để Dương Châu đăng chu
  11. Đề Từ Thức động
  12. Độ Lương Phúc tiểu giang
  13. Độ Thiên Đức giang
  14. Đông Cứu sơn
  15. Giản Triều Tiên quốc sứ Hồng Khải Hy, Triệu Vinh Tiến, Lý Huy Trung
  16. Khách trung nguyên đán – Tân Tỵ minh niên
  17. Kinh Quán Nẫm thiệp tiểu giản thuỷ đăng sơn lộ
  18. Liên nhật âm vũ ngẫu thư
  19. Phụng chỉ Nam hoàn chú Thông Châu
  20. Quan Đại Bi tự
  21. Tảo độ Hà Kiều ngọ, tại Cảnh Châu Đông Quang dịch mạn đề bích gian
  22. Thị Hạ Dã ngâm khoáng hữu cảm
  23. Thị Xuân Lai đê hựu túc Phổ Lộng
  24. Thôn xá dạ toạ
  25. Thứ Kiệm Đường phụng chỉ nghinh sứ thần tứ chương
  26. Trú Hoà Lạc
  27. Trú Hoài An phỏng Hoài Âm hầu điếu đài
  28. Vọng Thanh Hoa nhất đới duyên sơn ngẫu thành

LÊ QUÝ ĐÔN TINH HOA

Lê Quý Đôn tinh hoa lưu lại đây một ít ghi chú và cảm nhận lắng đọng nhất về bậc danh sĩ tinh hoa, nhà bác học và là nhà thơ lớn này. Lê Quý Đôn cuộc đời và sự nghiệp đã tỏa sáng từ thuở tài năng thần đồng cho tới khi ông được thỏa chí, trãi qua các chặng đường hoạn lộ thăng trầm tùy vua giỏi vua mạt và thời cuộc chuyển biến, cho tới khi vận hạn nhà Hậu Lê Trịnh leo lét như ngọn đèn trước gió. Lê Quý Đôn đã biết cách hành xử lỗi lạc và trọng tâm trước tác để minh triết bảo thân không bị cuốn vào vòng xoáy nghịch cảnh của Hoài Âm Hầu.

Kiệt tác
Trú Hoài An phỏng Hoài Âm hầu điếu đài ý tứ của ông sâu xa và khéo lạ lùng:








Trú Hoài An phỏng Hoài Âm hầu điếu đài

Văn thuyết Hàn hầu cựu điếu than,
Tiêu nhiên cảm cổ vấn Hoài An.
Kiền khôn không khoát anh hùng viễn,
Sơn thuỷ vi mang tín thệ hàn.
Du tử vô tình ca kích trúc,
Tướng quân hữu hận hối đăng đàn.
Nam Xương, Tứ Thượng giai đình trưởng,
Yếm bạc không ta tổng nhất ban.

Dịch nghĩa

Nghe nói đó là nơi câu cá khi xưa của Hàn hầu,
Nghĩ đến chuyện cũ, lòng cảm khái bèn tìm đến đất Hoài An.
Trời đất mênh mang, anh hùng đã xa khuất,
Sông núi lờ mờ, lời thề xưa đã nguội lạnh.
Du khách vô tình ca bài “kích trúc”,
Tướng quân hối hận đã lên đài nhận ấn phong hầu.
Những kẻ ở Nam Xương hay Tứ Thượng đều là đình trưởng,
Than ôi, bọn họ đều phường bạc bẽo cả.

Chú thích:
(1) Hàn hầu: Hoài âm hầu là tước phong của Hàn Tín.
(2) Hoài An: Địa danh thuộc tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), gần huyện Hoài Âm, đất phong của Hàn Tín.
(3) Khi phong tước hầu cho các công thần, Hán Cao Tổ có thề: “Dù cho sông Hoàng Hà cạn đi chỉ còn như cái đai áo, núi Thái Sơn mòn đi chỉ còn như hòn đá mài, thì đất phong vẫn còn đó, để lại cho con cháu muôn đời sau …”
(4) Kích trúc: gõ cái “trúc”, là một nhạc khí thời cổ. Bạn Kinh Kha là Cao Tiệm Ly gõ cái “trúc”, Kinh Kha hát hòa theo, trong đó có câu “Tráng sĩ một đi không trở về”, sau đó qua sông Dịch vào đất Tần. Lê Quý Đôn dùng hai chữ “kích trúc” để gợi lại số phận bi thảm của Hàn Tín bị Lã Hậu, vợ Hán Cao Tổ giết.
(5) Khi Hàn Tín bị buộc tội mưu phản, ông hối hận khi xưa đã lên đài bái nhận tước phong, coi đó là bước mở đầu cho những tai họa của mình sau này.
(6) Khi còn hàn vi, Hàn Tín phải nương nhờ một tên đình trưởng ở đất Nam Xương, hắn đối xử với Hàn Tín rất bạc. Lưu Bang vốn cũng xuất thân là một đình trưởng ở đất Bái (tức Tứ Thượng), nay ở về phía Đông huyện Bái, tỉnh Giang Tô.

Dịch thơ:
Nghe nói đài câu, dấu tướng Hàn,
Ngậm ngùi chuyện cũ đến Hoài An.
Đất trời man mác anh hùng vắng,
Sông núi lờ mờ ước thệ tan.
Du tử hát chi bài kích trúc,
Tướng quân hận mãi thuở đăng đàn.
Nam Xương, Tứ Thượng đều đình trưởng,
Bạc bẽo, chao ôi, vẫn một đoàn.
(Đào Phương Bình dịch)

Nguồn:
1. Đặng Đức Siêu, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000
2. Thơ Lê Quý Đôn (Tuyển một số bài trong Quế Đường thi tập), Ty Thông tin văn hoá Thái Bình, 1976

Lê Quý Đôn tại Kiến văn tiểu lục đã chép lại bài thơ Cao Biền, với ý tứ thật thâm trầm.

Hoàng Kim trong bài “Bí mật Cao Biền trong sử Việt” đã ghi lại như sau:”Tôi hôm nay khi đứng nơi có mả Cao Biền, trên ‘đỉnh núi không còn ghồ ghề’  nghe tiếng gió hàng dương rì rào thổi bản nhạc đồng quê mênh mang ” Khi đỉnh núi không còn ghồ ghề Khi nước sông ngừng chảy Khi thời gian ngừng lại, ngày tháng bất phân. Khi vạn vật trên đất trời hóa thành hư vô …” tôi mới cảm nhận hết sự sâu xa trong bài văn của tiến sĩ Vũ Khâm Lân viết năm 1743 về Trạng Trình “Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký” (Trích Gia phả dòng họ Trạng Trình): “Trình Quốc công Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (còn có tên khác là Nguyễn Văn Đạt) tự Hành Phủ, đạo hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Tiên tổ ngày xưa tu nhân, tích đức nhiều, nay không thể khảo cứu được, chỉ biết từ đời cụ tổ được tập phong Thiếu bảo Tư Quận công, cụ bà được phong Chính phu nhân Phạm Thị Trinh Huệ. Nguyên trước các cụ lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc hợp với kiểu đất của Cao Biền, tay phong thủy trứ danh đời Đường.” . Tôi bồi hồi thấu hiểu điều hay của Lê Quý Đôn khi chép lại bài thơ hay của Cao Biền gửi lại:

Mênh mông mây nước sắp về chiều,
Khói nội, gà gô khắc khoải kêu.
Muôn dặm anh về chầu đế khuyết,
Năm thu Nam tiến nhớ tâu triều.





An Nam tống Tào Biệt Sắc quy triều

Vân thuỷ thương mang nhật dục thu,
Dã yên thâm xứ giá cô sầu.
Tri quân vạn lý triều thiên khứ,
Vị thuyết chinh nam dĩ ngũ thu.

Nguồn: Lê Quý Đôn toàn tập, tập II: Kiến văn tiểu lục, Thiên chương (Văn thơ, Từ lệnh), Phạm Trọng Điềm phiên dịch và chú thích, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977

Lê Quý Đôn trong tập thơ Quế Đường thi tập có bài thơ Cổ Lộng thành thật sâu sắc :








Cổ Lộng thành

Hoang luỹ đồi viên tứ bách thu,
Qua đằng đậu mạn phóng xuân nhu.
Bích ba dĩ tẩy Trần vương hận,
Thanh thảo nan già Mộc Thạnh tu.
Hoàng độc vũ dư canh cổ kiếm,
Hàn cầm nguyệt hạ táo tàn lâu.
Phong cương hà dụng cần khai tịch?
Nghiêu Thuấn đương niên chỉ cửu châu!
Thành Cổ Lộng do Mộc Thạnh, tướng nhà Minh xây ở Ninh Bình.

Nguồn: Quế Đường thi tập (tập 2), Lê Quý Đôn, NXB Đại học Sư phạm, 2020

Thành hoang, tường đổ, bốn trăm năm
Dưa đậu xum xuê toả rễ mầm
Cơn giận vua Trần, con sóng rửa
Hổ ngươi Mộc Thạnh cỏ khôn ngăn
Cày mưa bò khoẻ lật gươm cũ
Lầu nát chim kêu lạnh bóng trăng
Bờ cõi cần chi lo mở rộng
Chín châu Nghiêu, Thuấn đủ giang san

Nguồn: 300 bài thơ Việt chữ Hán (Hán tự Việt thi tam bách thủ), Ngô Văn Phú dịch, NXB Hội nhà văn, 2003

Lê Quý Đôn lâm bệnh nặng, mất vào ngày 11 tháng 6 năm 1784. Chúa Trịnh gãy cột chính. Nhân dân thì đói khổ, loạn kiêu binh xẩy ra; kẻ mưu mô đầy triều, nhà Tây Sơn trước ngõ, Quế Đường thi tập, tôi chọn chép thêm ba bài yêu thích Bắc Trấn hỷ vũ; Đề Từ Thức động; Đại Đăng xuyên, thay cho lời bình:

MỪNG MƯA Ở BẮC TRẤN
Nguyên tác Lê Quý Đôn
Dịch thơ Đào Nguyên Bình

Khô cằn nứt nẻ ruộng bờ căng
Đồng nội mưa tuôn xiết nỗi mừng
Tối đất đi bừa khen chú nghé
Dẫm mây cấy lúa khéo tay nàng
Bớt phần khó nhọc bao niềm nở
Hưởng thú phong đăng khắp rộn ràng
Lương thực rồi đây nhiều chất núi
Công ơn thần thánh đáng phô trương

Nguyên tác Bắc Trấn hỷ vũ








Bắc Trấn hỷ vũ

Quy sách kham kinh thổ khí cang,
Như kim tứ dã tịnh uông dương.
Phân khai nhật ảnh ngưu canh thảo,
Đạp phá vân quang nữ sáp ương.
Tỉnh khước cần lao tranh cổ vũ,
Hưởng tư phong túc cộng bình khang.
Trì kinh sùng tích nhân nhân khánh,
Ưng chí thần công thánh trạch tràng.

Dịch nghĩa

Ruộng đồng khô cằn nứt nẻ như những vệt trên mình rùa, trông rất sợ
Hiện nay bốn phía đồng nội đều mưa chan chứa
Tách khỏi bóng mặt trời, con trâu bừa cỏ
Dẫm vỡ ánh sáng mây, cô gái cấy lúa
Bớt hẳn sức khó nhọc, đua nhau cổ vũ
Hưởng sự phong túc ấy, cùng sống yên vui
Người người vui mừng, lương thực sẽ chất cao như gò núi
Được thử thách về công thần ơn thánh dài lâu
Bắc Ninh và Bắc Giang hồi xưa gọi là Bắc Trấn hay cũng gọi là Kinh Bắc. Lê Quý Đôn đã có thời gian làm quan ở đây.

Nguồn: Thơ Lê Quý Đôn (Tuyển một số bài trong Quế Đường thi tập), Ty Thông tin văn hoá Thái Bình, 1976


THƠ ĐỀ ĐỘNG TỪ THỨC
Nguyên tác Lê Quý Đôn

Nghe nói thần tiên chuyện cũng ngờ
Cửa hang đào biếc luống hoang sơ
Càn khôn một cõi cho Từ đến
Mây nước bao lâu để Giáng chờ
Trống đá trăng thanh vang tiếng dội
Bãi đêm muối nhạt đẫm sương vơ
Đời ai khổ những mơ tiên đó
Nào biết Thiên Thai lại hững hờ

Nguồn: Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004

Đề Từ Thức động

Văn đạo thần tiên sự diểu mang,
Bích Đào động khẩu thái hoang lương.
Càn khôn nhất hạt cùng Từ Thức,
Vân thuỷ song nga lão Giáng Hương.
Thạch động hữu thanh khao hiểu nguyệt,
Diêm điền vô vị nát thu sương.
Thế nhân khổ tác Thiên Thai mộng,
Thuỳ thức Thiên Thai diệc hí trường.

Dịch nghĩa

Nghe nói chuyện thần tiên là mơ mộng
Cửa động Bích Đào nay thật hoang lương
Từ Thức chỉ mặc áo vải thô đi tìm tiên khắp trời đất
Ở cảnh mây nước, hai mắt Giáng Hương mong (Từ Thức) đến già
Trăng gần sáng, nghe trong động đá, như có tiếng gõ kêu
Giọt sương thu thấm bãi muối, muối thành nhạt
Nhiều người cho rằng Từ Thức gặp tiên cũng như chuyện (Lưu Nguyễn) vào Thiên Thai
Nhưng ai ngờ Thiên Thai chỉ là một câu chuyện đùa

Động Từ Thức còn gọi là động Bích Đào, thuộc địa phận xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá, là một cảnh đẹp nổi tiếng của nước ta, có liên quan đến câu chuyện Từ Thức gặp tiên chép trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Hiện nay còn thấy hai bài thơ chữ Hán khắc trên vách động, một bài của Lê Quý Đôn được người sau cho khắc trên phiến đá dựng trong cửa động vào năm 1905, và một của chúa Trịnh Sâm đề năm 1771.






Đại Đăng xuyên

Tân cảnh lưu hồng thụ,
Tà dương há thuý vi.
Kê minh giang nguyệt thướng,
Thiền táo hải vân quy.
Trào thuỷ hữu triêu tịch,
Ngư ông vô thị phi.

Dịch nghĩa

Cảnh mới ghi dấu trên đám cỏ đỏ
Nắng chiều soi dọc giải núi giăng xanh
Gà gáy, trăng sông bắt đầu mọc
Tiếng ve chói tai, mây biển bay về
Nước triều có lúc sớm lúc tối
Ông chài chẳng thèm biết đến các việc phải trái
Sông Đại Đăng thuộc xã Yên Đăng huyện Yên Khang (nay là Yên Khánh), Ninh Bình.

Nguồn: 300 bài thơ Việt chữ Hán (Hán tự Việt thi tam bách thủ), Ngô Văn Phú dịch, NXB Hội nhà văn, 2003

Lê Quý Đôn tinh hoa, còn mãi với thời gian.

Thông tin tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/le-quy-don-tinh-hoa/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-11-thang-6/

TRẬN VŨ HÁN LỊCH SỬ
Hoàng Kim

Vũ Hán là địa linh long mạch Trung Quốc, nơi trầm tích lịch sử lắng đọng truyền kỳ. Trận Vũ Hán là một trận đánh lớn nhất, lâu nhất, dữ dội nhất của Chiến tranh Trung-Nhật,  bắt đầu vào ngày 11 tháng 6 năm 1938 và kết thúc vào 4 tháng sau. Lực lượng tham chiến là 1,1 triệu quân tinh nhuệ nhất của Quân đội Cách mạng Dân quốc thuộc Trung Hoa Dân quốc do Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch trực tiếp chỉ huy với sự hổ trợ của Không quân Liên Xô, đối trận là 35 vạn Lục quân binh chủng hợp thành đặc biệt tinh nhuệ của Đế quốc Nhật Bản do Đại tướng lùng danh Hata Shunroku chỉ huy. Chiến thắng thuộc về phía lục quân đế quốc Nhật Bản nhưng nỗ lực của quân Nhật đánh đòn kết liễu quân Trung Quốc đã không thành công. Quân Nhật sau trận Vũ Hán lịch sử này chỉ còn đủ sức đánh lớn Chiến dịch Ichi-Go (hay trận Đại Lục liên thông kết nối tuyến hậu cần chiến lược Bắc Kinh – Hà Nam– Vũ Hán – Hồ Nam – Quảng Tây nối Đông Dương) và chịu thất bại chung cuộc của phe Trục theo chủ nghĩa phát xít trước lực lượng Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trận Vũ Hán lịch sử liên quan chặt chẽ với sự kiện chấn động lụt Hoàng Hà vỡ đê giết chết 50 vạn dân thường làm bẻ gãy làm ‘Trung Quốc thời tiết mưa gió lầy lội, phá tan kế hoạch tốc chiến tốc thắng của địch’. Đây là chiến dịch đặc biệt quan trọng với mưu sâu kế hiểm ‘bất độc bất trượng phu’ của chiến tranh Trung Nhật cận hiện đại, nay còn nóng hổi tính thời sự.

Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông tại Hội nghị Trung Ương từ ngày 18 tháng 9 đến ngày 12 tháng 10 năm 1965, khi đưa ra phương lược “tam tuyến” định hướng chiến lược quốc gia xử lý tình huống chiến tranh lớn, ‘thập diện mai phục’ ‘tứ bề thọ địch’  Mao Trạch Đông chủ trượng tam tuyến, thế lớn Trung Nam Hải, cương nhu kết hợp để chống trả địch mạnh . Ông nói: Trung Quốc không sợ bom nguyên tử vì bất kỳ một ngọn núi nào cũng có thể ngăn chặn bức xạ hạt nhân. Dụ địch vào sâu nội địa tới bờ bắc Hoàng Hà và bờ nam Trường Giang, dùng kế “đóng cửa đánh chó” lấy chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, vận động chiến, đánh lâu dài níu chân địch, tận dụng thiên thời địa lợi nhân hòa, thời tiết mưa gió lầy lội, phá tan kế hoạch tốc chiến tốc thắng của địch. Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thượng Hải, Thiên Tân là bốn thành phố trực thuộc Trung Ương, chuyển hóa công năng để phát huy hiệu lực bảo tồn và phát triển. Trùng Khánh là thủ đô kháng chiến lúc đất nước Trung Hoa động loạn”… (xem thêm: Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình; Đi thuyền trên Trường Giang; Trung Quốc một suy ngẫm; Qua Trường Giang nhớ Mekong).
Trần Vũ Hán lịch sử bài học chiến tranh rất sâu sắc thật đáng suy ngẫm. Sơn Táp viết tiểu thuyết nổi tiếng” Thiếu nữ đánh cờ vây”. là một góc nhìn khác, mới lạ, độc  đáo

TÓM TẮT TRẬN VŨ HÁN
”Trận Vũ Hán hình thái chiến tranh và diễn biến  Đế quốc Nhật Bản đến đầu năm 1938, đã mở rộng vùng lãnh thổ rộng lớn toàn vùng Đông Nam Á và châu Đại Dương (hình) . Nhật quyết định đánh trận Vũ Hán để kết thúc trận chiến Trung Nhật. Trận Vũ Hán là đòn quyết định. Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, nằm ở ngã ba sông Dương Tử (Trường Giang) và sông Hán (Hán Thủy), nơi địa danh lịch sử với trận Xích Bích năm 208 thời Tam Quốc danh chấn Hoa Hạ.

Vũ Hán là thành phố cổ kính và hiện đại, Vũ Hán là trung tâm nghệ thuật và học thuật với Hoàng Hạc lâu xây dựng từ năm 223 được nhà thơ nổi tiếng Thôi Hiệu đời Đường đề thơ. Hán Khẩu của Vũ Hán thời nhà Nguyên là một trong 4 thương cảng sầm uất nhất Trung Hoa. Vũ Hán trong thập niên 1920, là thủ đô của chính phủ cực tả do Uông Tinh Vệ lãnh đạo, thời Chiến tranh Trung-Nhật từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1938 Vũ Hán là thủ đô kháng chiến của Tưởng Giới Thạch. Ngày nay Vũ Hán xếp thứ 3 ở Trung Quốc về sức mạnh khoa học và công nghệ, là thành phố đông dân nhất ở miền Trung Trung Quốc, với dân số năm 2007 là 9,7 người, cao hơn một ít so dân số thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 gần 8,6 triệu người.

Trận Vũ Hán mở màn từ đầu tháng 7 năm 1937. Lục quân Nhật Bản xuất phát từ phía Bắc Trung Quốc bắt đầu tiến công quy mô lớn. Chưa đầy một tháng sau, họ chiếm được Bắc Kinh và Thiên Tân. Tháng 8, quân Nhật chiếm được Sa Cáp Nhĩ và Tuy Viễn. Sau đó, họ đánh dọc theo tuyến đường sắt Bắc Bình-Hán Khẩu và Thiên Tân-Phổ Khẩu xuống vùng bình nguyên Hoa Bắc (khu vực sông Hoàng Hà). Đầu tháng 9, quân Nhật chiếm được Thái Nguyên và khai thác các mỏ than ở đây để cung cấp nhiên liệu cho mình. Từ Thái Nguyên, quân Nhật đánh sang Hân Khẩu, đánh bại cả liên quân Dân quốc, Cộng sản và quân phiệt địa phương Sơn Tây của Trung Quốc. Giữa tháng 12, quân Nhật chiếm được Thượng Hải. Từ Thượng Hải, quân Nhật dễ dàng chiếm được thủ đô Nam Kinh và gây ra một cuộc thảm sát tàn bạo ở đây. Tháng 5 năm 1938, quân Nhật chiếm được Từ Châu ở Giang Tô.

Thống chế Tưởng Giới Thạch trước sự tiến công nhanh mạnh và đặc biệt tinh nhuệ hiệu quả của quân Nhật, đã quyết định rút lui về phía Tây Nam và tạm rời thủ đô kháng chiến về Vũ Hán. Vũ Hán là thành phố lớn thứ hai ở châu thổ sông Dương Tử xét về dân số và về kinh tế. Quân Nhật cho rằng chiếm được Vũ Hán và bắt bộ tư lệnh quân đội Trung Quốc ở đây sẽ là đòn quyết định để kết thúc chiến tranh. Phía Trung Quốc thì quyết tâm bảo vệ Vũ Hán, cầm chân đối phương ở đây để đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Nhật và có thời gian cho trung ương di chuyển về Trùng Khánh. Tưởng Giới Thạch đã bố trí 1, 5 triệu quân của 120 sư đoàn tinh nhuệ nhất của mình tại Vũ Hán cùng các chỉ huy ưu tú nhất của Quân đội Cách mạng Dân quốc như Trần Thành, Tiết Nhạc, Ngô Kỳ Vỹ, Trương Phát Khuê, Vương Kính Cửu, Âu Chấn, Lý Tông Nhân, Tôn Liên Trọng. Đặc biệt, lần này phía Trung Quốc nhận được sự chi viện của Liên Xô bao gồm cả một phi đội máy bay chiến đấu. Lực lượng đối chiến quân Nhật là Phương diện quân Trung Chi Na do đại tướng Hata Shunroku chỉ huy. Phương diện quân này có 2 quân đoàn. Quân đoàn số 11 do trung tướng Okamura Yasuji chỉ huy gồm 6 sư đoàn. Quân đoàn số 2 do hoàng thân, trung tướng Higashikuni Naruhiko chỉ huy gồm 4 sư đoàn.

Ngày 28 tháng 2 năm 1938, không quân Nhật Bản đã đến ném bom xuống Vũ Hán. Tuy nhiên, quân Trung Quốc đã đẩy lui được. Ngày 29 tháng 4, máy bay Nhật lại đến ném bom Vũ Hán để kỷ niệm ngày sinh của Thiên hoàng Chiêu Hòa.[5] Quân Trung Quốc đã dự đoán được điều này và chuẩn bị kỹ lực lượng để giáng trả. Một trong những cuộc không chiến dữ dội nhất trong chiến tranh Trung-Nhật đã diễn ra. Không quân Trung Quốc đã bắn hạ 21 máy bay của quân Nhật và bản thân mất 12 máy bay. Cố gắng để có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc giao tranh ở Vũ Hán, quân Trung Quốc đã mở khẩu đê sông Hoàng Hà chỗ chảy qua Hoa Viên Khẩu gây ngập lụt trên diện rộng buộc quân Nhật phải hoãn tấn công. Trận lụt này được gọi là Lụt Hoàng Hà 1938. Tuy nhiên, nó đã cướp đi 50 vạn sinh mạng thường dân Trung Quốc.

Ở phía Nam sông Dương Tử, ngày 13 tháng 6, quân đoàn 11 của Nhật đổ bộ và chiếm được An Khánh, mở màn trận Vũ Hán. Quân Nhật tiến dọc theo bờ Nam sông Dương Tử đánh nhanh từ Đông sang Tây rồi quay lại về phía Đông. Lần lượt các thị trấn An Khánh, Cửu Giang, Thụy Xương, Nhược Hy, Tân Đàm Phố, Mã Đương, Phú Kim Sơn, Dương Tân, Đạt Chi, Kỳ Tha Thành bị quân Nhật chiếm. Ngày 1 tháng 10, sư đoàn số 106 quân đoàn 11 của quân Nhật do thiếu tướng Matsuura Junrokuro chỉ huy được lệnh đi vòng sau lưng quân Trung Quốc ở Nam Tầm tới vùng Vạn Gia Lĩnh để chia cắt quân Trung Quốc ở Nam Tấm với lực lượng phía sau. Tuy nhiên, ý đồ này bị quân Trung Quốc phát hiện. Khoảng 10 vạn quân Trung Quốc thuộc biên chế của 3 quân đoàn tăng cường thêm 8 sư đoàn và 1 trung đoàn nữa đã bao vây sư đoàn số 106 của quân Nhật. Tướng Nhật Okamura điều sư đoàn 27 đến giải vây cho sư đoàn 106 nhưng không thành công. Phần lớn sư đoàn 106 của Nhật, khoảng 10.000 người, đã bị tiêu diệt, chỉ có khoảng 1.700 người thoát được. Đây là lần đầu tiên trong chiến tranh Trung-Nhật, 1 sư đoàn của Nhật bị tiêu diệt. Tuy nhiên, phía quân Trung Quốc cũng bị thương vong tới 40.000 người. Đến ngày 29 tháng 10 (tức là sau 3 tháng rưỡi), quân Nhật đến được Vũ Xương sát thành phố Vũ Hán.

Ở phía Bắc sông Dương Tử, ngày 24 tháng 7, sư đoàn 6 quân đoàn 11 của Nhật từ An Huy đánh sang Thái Hồ. Quân Nhật đã chọc thủng phòng tuyến của quân Trung Quốc và đến ngày 3 tháng 8 đã chiếm được các huyện Thái Hồ, Túc Tùng và Hoàng Mai (Hồ Bắc). Tuy nhiên, đến cuối tháng 8, quân Trung Quốc giành lại được Thái Hồ và Túc Tùng. Quân Trung Quốc nhân đà đó tiến hành phản công, song thất bại và phải rút về Quảng Tế để củng cố lực lượng. Sau đó, họ cố gắng đánh vào sườn quân Nhật ở Hoàng Mai để kìm bước tiến của địch, song không thành công. Quảng Tế và Vũ Khuyết rơi vào tay quân Nhật. Các nỗ lực chặn địch của quân Trung Quốc đều thất bại vì quân Nhật có ưu thế hỏa lực và kinh nghiệm tác chiến vượt trội. Quân Nhật chiếm được Thiên Gia trấn vào ngày 29 tháng 9, Hoàng Pha vào ngày 24 tháng 10, áp sát Hán Khẩu. Đại Biệt Sơn là một dãy núi lớn giữa 2 tỉnh Hồ Bắc và An Huy, chạy dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam từ sông Hoài tới sông Dương Tử. Vùng này thuộc phạm vi của quân khu 5 của Trung Hoa Dân quốc. Quân đoàn 2 của Nhật bắt đầu tiến công vào Đại Biệt Sơn từ cuối tháng 8 theo 2 hướng. Sư đoàn 13 tấn công ở phía Nam. Sư đoàn 10 và sư đoàn 3 tấn công ở phía Bắc.

Ngày 12 tháng 10, cánh quân phía Bắc của quân đoàn 2 Nhật đánh đến Tín Dương và di chuyển về hướng Nam hỗ trợ cánh quân phía Nam. Ngày 24 tháng 10, quân đoàn 2 đánh đến Ma Thành, sau đó tiếp tục di chuyển xuống phía Nam cùng quân đoàn 11 hợp vây thành phố Vũ Hán. Quân Trung Quốc rút lui khỏi thành phố Vũ Hán để bảo toàn lực lượng. Ngày 26 tháng 10, Vũ Xương và Hán Khẩu thất thủ. Ngày 27, Hán Dương thất thủ. Theo Yoshiaki Yoshimi và Seiya Matsuno, Thiên hoàng Chiêu Hòa đã cho phép quân Nhật sử dụng vũ khí hóa học để đánh quân Trung Quốc. Trong tận Vũ Hán, Hoàng thân Kan’in đã truyền lệnh của Thiên hoàng dùng hơi độc 375 lần, từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1938, bắt chấp Điều 23 của Công ước Hague (1899 và 1907), Điều 171 của Hòa ước Versailles, Điều V của Hiệp ước hữu quan về sử dụng tàu ngầm và hơi độc trong chiến tranh[1] và một giải pháp đã được Hội Quốc Liên thông qua ngày 14 tháng 5 ngăn chặn Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng hơi độc.

Sau 4 tháng kịch chiến, về cơ bản Hải quân và Không quân Trung Quốc đã bị Quân đội Nhật quét sạch. Vũ Hán rơi vào tay Quân đội Nhật Bản. Tuy nhiên, trận thắng tại Vũ Hán là một chiến thắng kiểu Pyrros của Quân đội Nhật Bản: trong khi Quân đội Nhật yếu đi vì thương vong, thì lực lượng Quân đội Trung Quốc sống sót vẫn còn khá đông. Nỗ lực của quân Nhật đánh đòn kết liễu quân Trung Quốc đã không thành công. Sau trận này, quân Nhật không còn sức đánh trận lớn nào nữa cho đến tận Chiến dịch Ichi-Go (là trận Đại Lục liên thông kết nối tuyến hậu cần chiến lược Bắc Kinh – Hà Nam– Vũ Hán – Hồ Nam – Quảng Tây nối Đông Dương) và chịu thất bại chung cuộc của phe Trục theo chủ nghĩa phát xít trước lực lượng Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

THIẾU NỮ ĐÁNH CỜ VÂY

Chiến tranh Trung Nhật cận hiện đại, trận Vũ Hán được nhiều chiến lược gia và sử gia nghiên cứu. Lục quân Đế quốc Nhật Bản làm chủ thế trận với ưu thế hỏa lực và kinh nghiệm tác chiến vượt trội đã chiếm được Vũ Hán, về cơ bản đã đánh thắng 120 sư đoàn thuộc loại thiện chiến nhất, quét sạch Hải quân và Không quân Quân đội Cách mạng Dân quốc của Trung Hoa Dân quốc do đích thân tổng thống, tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch là tướng lĩnh lão luyện, mưu lược chỉ huy, có sự hổ trợ của Không quân Liên Xô.

Nhật chịu thất bại chung cuộc tại Trung Quốc do “chiến lược bảo tồn sinh lực đánh lâu dài chịu mất đất đai” “chiến thuật biển người” sẵn sàng đánh đổi “thí quân” với tỷ lệ áp đảo chịu mất mát cao hơn thiệt hai nhiều hơn, “sách lược vũ trang dân chúng kháng Nhật” chịu sự thảm sát Thượng Hải, “tự mở khẩu đê sông Hoàng Hà” gây Lụt Hoàng Hà 1938 cướp đi 50 vạn sinh mạng thường dân Trung Quốc nhằm cản bước tiến quân Nhật; với nhiều bài học khác…

Trận Vũ Hán đã được chiến lược gia Mao Trạch Đông đúc kết bài học lịch sử trong đại kế TRUNG NAM HẢI. Mao Trạch Đông từ tổng kết kinh nghiệm của trận Vũ Hán và các trận đánh lớn trong lịch sử, từ giả thuyết chiến lược Chiến tranh thế giới thứ ba có thể xẩy ra với các hướng tấn công từ phía Bắc, phía Nam, phía Đông và phía Tây. Mao Trạch Đông đưa ra phương lược “tam tuyến” hướng xử lý khi có chiến tranh lớn, tại Hội nghị Trung Ương từ ngày 18 tháng 9 đến ngày 12 tháng 10 năm 1965. Ông nói:

Trung Quốc không sợ bom nguyên tử vì bất kỳ một ngọn núi nào cũng có thể ngăn chặn bức xạ hạt nhân. Dụ địch vào sâu nội địa tới bờ bắc Hoàng Hà và bờ nam Trường Giang, dùng kế “đóng cửa đánh chó” lấy chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, vận động chiến, đánh lâu dài níu chân địch, tận dụng thiên thời địa lợi nhân hòa, thời tiết mưa gió lầy lội, phá tan kế hoạch tốc chiến tốc thắng của địch. Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thượng Hải, Thiên Tân là bốn thành phố trực thuộc Trung Ương, chuyển hóa công năng để phát huy hiệu lực bảo tồn và phát triển. Trùng Khánh là thủ đô kháng chiến lúc đất nước Trung Hoa động loạn”…

Thiếu nữ đánh cờ vây là tác phẩm lớn của Sơn Táp ((Shan Sa, Yan Ni-Ni, Diêm Ni sinh ngày 26 tháng 10, 1972) nhà văn Pháp, người gốc Trung Quốc) liên quan gì tới câu chuyện tổn thất khó quên trên và chuyển tải thông điệp đau thương gì cho nhân loại hôm nay và hậu thế?

Ngày 26 tháng 10 là ngày sinh của Sơn Táp nhà văn Pháp gốc Trung Quốc sinh năm 1972, tác giả của tiểu thuyết “Thiếu nữ đánh cờ vây”. Trang cuối của sách đã viết: “Tôi ngã xuống người cô gái chơi cờ vây. Mặt em dường như hồng hơn ban nãy. Em mỉm cười. Tôi biết rằng chúng tôi sẽ chơi tiếp ván cờ ở nơi xa kia. Để có thể ngắm nhìn người tôi yêu dấu, tôi đã cố gắng giữ cho mắt mở… Chiến tranh bao giờ cũng đau thương, mất mát.”. Quyển sách tuyệt nhiên không nói gì đến chính trị lớn lao nhưng chuyển tải thông điệp: Nhân loại hãy cẩn thận ! ttps://www.facebook.com/daihocnonglam/posts/10207762073231438

Thiếu nữ đánh cờ vây , Sơn Táp
(Tựa của tác giả viết cho bản tiếng Trung):

Cuối tháng 9 năm 2001, tiểu thuyết Thiếu nữ đánh cờ vây của tôi được đề cử giải Goncurt Pháp. Cuối tháng 2, tiểu thuyết đó đoạt giải Goncurt dành cho học sinh Trung học. Trong thời gian này, tôi có tham gia các cuộc tọa đàm do nhà sách FNAC tổ chức tại các tỉnh ở Pháp. Mỗi lần đến đó, tôi luôn nhận được những tràng vỗ tay nồng nhiệt. Tôi nghĩ, điều đó không chỉ do tôi là tác giả của Thiếu nữ đánh cờ vây, mà còn vì tôi là người Trung Quốc, đại biểu cho một nền văn hóa còn rất xa cách và huyền bí.

Mỗi nhà văn đều cảm thấy vô cùng sung sướng khi được giao lưu với độc giả, song điều khiến tôi cảm động nhất là, như ý kiến của các độc giả trẻ, tuy văn hóa Trung Quốc và phương Tây dường như còn một “bức rào ngăn cách” vô hình, thế nhưng, bi kịch tình yêu trong Thiếu nữ đánh cờ vây đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng họ, họ như quên hẳn nhân vật nữ chính là học sinh trung học Trung Quốc những năm 30 thế kỷ XX, mà coi đó là những thanh niên Pháp thế kỷ XXI.

Từ năm 1931, ba tỉnh vùng Đông Bắc Trung Quốc bị địch chiếm đóng, đến năm 1937 Nhật Bản phát động toàn diện cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc, Thiếu nữ đánh cờ vây lấy bối cảnh từ những xung đột chính trị, kinh tế, văn hóa Trung Quốc, trong các thế xung đột đẫm máu này, tôi đã tạo nên một khoảng trời hòa bình: tại quảng trường Thiên Phong nho nhỏ, dưới lùm cây tỏa bóng, hai nhân vật chính nam và nữ gặp nhau cạnh chiếc bàn đá có khắc sẵn bàn cờ. Nhân vật nam là một gián điệp Nhật Bản, lạnh lùng tàn nhẫn mà si tình, nhân vật nữ là một cô gái Trung Quốc mới mười sáu tuổi, thuần khiết mà không ngây thơ, thông minh chứ không tàn nhẫn. Một ván cờ vây, cũng đủ để đánh mất mình trong chốn mê cung tình cảm. Mỗi ván cờ bày ra, là một giấc mơ diệu kỳ, khép một ván cờ, ai nấy lại trở về với thực tại phũ phàng. Thế giới của kỳ thủ nam là doanh trại, là phạm nhân chiến tranh, là tù ngục và thuốc súng, còn thế giới của kỳ thủ nữ là một gia đình quý tộc đã sa sút, là đòan thể thanh niên chống Nhật, là ba tỉnh vùng Đông Bắc Trung Quốc đang rên siết dưới gót giầy quân Nhật.

Đến nay, Thiếu nữ đánh cờ vây đã trở thành một trong những tiểu thuyết ăn khách nhất tại Pháp, đã được dịch ra hơn mười thứ tiếng. Tôi nghĩ cuốn sáh này sở dĩ đoạt giải thưởng văn học, được đông đảo bạn đọc yêu thích, là do nó đã chạm đến đáy sâu về tình cảm, về sự sinh tồn của người hiện đại. Sau sự kiện 11/9 ở Mỹ, xã hội phương Tây đớn đau trong việc kiếm tìm các loại định nghĩa mới, chẳng hạn thế nào là đen, thế nào là trắng, thế nào là phạm tội, thế nào là trừng phạt, thế nào là trung thành, thế nào là phản bội… Thế nhưng, Thiếu nữ đánh cờ vây lại chứng tỏ, trong bối cảnh hai nền văn hóa đối địch, đàn ông và đàn bà vẫn có thể đến với nhau và yêu trong sự đối lập, vẫn có được giây phút thăng hoa của tình yêu.

Khi viết đến trang cuối của Thiếu nữ đánh cờ vây, tôi không sao kìm được nước mắt. Nhiều độc giả viết thư bảo, sau khi đọc xong cuốn sách, họ cũng từng khóc nấc lên.

Thiếu nữ đánh cờ vây là một giấc mơ, mong sao những cảnh trầm luân và ái tình trong giấc mơ sẽ khiến con người có được sự tỉnh táo trước hiện thực, khiến con người có được khát vọng và niềm tin cháy bỏng về hạnh phúc và tương lai. (Trần Sơn dịch).

Sơn Táp (Shan Sa) sinh ra trong một gia đình trí thức cao cấp ở Bắc Kinh. Cha cô là giáo sư dạy ở Đại học Sorbonne từ trước đó và đã mang cô rời Trung Quốc đến Paris năm 1990 lúc Sơn Táp 18 tuổi. Sơn Táp ở Trung Quốc đã có thơ in thành tuyển tập lúc 8 tuổi. Năm 14 tuổi, cô đã được giải thưởng văn học thiếu nhi toàn quốc, gây chấn động văn đàn Trung Quốc, cô đã xuất bản được 4 tập thơ khi còn ở trong nước. Năm 1990 cô tốt nghiệp trung học tại trường Trung học liên thông Đại học Bắc Kinh, cùng năm đó cô được nhà thơ Ngải Thanh tiến cử đi du học tại Pari và định cư tại Pháp. Cô sang Paris theo cha . Từ năm 1994 đến năm 1996, cô làm thư ký cho họa sỹ Balthus. Năm 1997, với bút danh Shan Sa, cô từng bước chiếm lĩnh văn đàn Paris. Thiếu nữ đánh cờ vây là tác phẩm đầu tiên của cô đã được xuất bản trong và ngoài nước Pháp, được 4 giải văn học lớn của Pháp đề cử và đoạt giải thưởng văn học Goncourt dành cho giới trẻ.

Sơn Táp nói cô rất thích núi, thích nghe tiếng thông reo và đọc sách. Bút danh Sơn Táp của cô được gợi ý từ bài thơ cổ ngũ ngôn “Tùng thanh” của Bạch Cư Dị: “hàn sơn táp táp vũ, thu cầm lãnh lãnh huyền” (ào ào núi rét sa mưa, đờn cầm thu nẩy dây tơ lạnh lùng–Tản Đà dịch).

Cuối năm 2003, Shan Sa trở thành tâm điểm của giới báo chí và xuất bản Pháp vì một trận chiến ầm ĩ giữa hai Nhà xuất bản là Albin Michel và Grasset để giành quyền ấn hành cuốn Impératrice (Vương hậu) của cô. Ở Việt Nam tác phẩm ‘Thiếu nữ đánh cờ vây’ (nguyên tác tiếng Pháp: La joueuse de go) được Tố Châu dịch ra tiếng Việt và được Nhà xuất bản Văn học phát hành không bản quyền kể từ năm 2005 và đã được tái bản nhiều lần. Năm 2013, cuốn sách được Nhã Nam mua bản quyền và tái bản, vẫn liên kết nhà xuất bản Văn học.

‘Thiếu nữ đánh cờ vây’ lấy bối cảnh truyện diễn ra ở những năm 30 thế kỷ 20, khi mà tình hình chiến sự Trung – Nhật trở nên căng thẳng. Một viên sĩ quan trẻ tuổi Nhật con nhà gia thế trí thức, yêu nước nhưng kiêu ngạo và có phần sợ sệt trước cảnh lính Nhật tra tấn người Trung Quốc. Cô gái Trung Quốc trẻ đẹp người Mãn Châu, ít quan tâm chiến sự mà thao thức giấc mơ xuân thì. Chàng trai vì nhiệm vụ bí mật được phái đi thám thính vì biết tiếng Trung, gặp cô gái tại những ván cờ vây ở quảng trường Thiên Phong. Họ thành bạn và tri kỷ của nhau bên bàn cờ. Cô gái khi đang giả trai chạy trốn quân Nhật tập kích phát hiện và chúng định cưỡng hiếp cô thì viên sĩ quan trẻ người Nhật không thể cứu cô nên đã tự bắn chết cô gái và chính anh ta.

Trận Vũ Hán thiếu nữ đánh cờ vây, bài học lịch sử, đọc lại và suy ngẫm.

ĐI THUYỀN TRÊN TRƯỜNG GIANG

Đi thuyền trên Trường Giang
Thăm thẳm dòng sông phẳng
Chốn xưa trận Xích Bích
Sử thi Tô Đông Pha.

Người Việt xưa nơi này (*)
Bách Việt vùng Mân Việt
Trần Tự Minh nhà Trần
Nam tiến từ thời trước

Đại chiến hồ Bà Dương
Nhà Minh thành đế nghiệp
Ninh Minh giang chu hành*
Hoàng Hạc Lâu trời biếc

Sông quanh co thăm thẳm
Hiểm sâu như lòng người
Đi thuyền trên Trường Giang
Thương hoài thơ Tô Nguyễn

Nhớ giấc mơ Trung Hoa
Bảy ba vượt sông rộng **
Nguyễn Du hồn nơi nao
Trường Giang cuồn cuộn chảy

(*) Trường Giang (sông Dương Tử) ranh giới tự nhiên của tộc Bách Việt


(**) Sông Trường Giang nơi khoảng giữa đập Tam Hiệp và Vũ Hán có 5 sự kiện lớn của lịch sử: Sự kiện Trận Xích Bích đặc biệt nổi tiếng thời Tam Quốc; sự kiện “Đại chiến hồ Bà Dương” trận thủy chiến ác liệt bậc nhất cuối thời nhà Nguyên đầu thời Minh, có sự kiện “Ninh Minh giang chu hành” của Nguyễn Du là kiệt tác văn chương và sách trắng ngoại giao đầu triều Nguyễn Ánh đánh giá thái độ của nhà Thanh sự sâu hiểm sông Trường Giang như lòng người qua ‘bang giao tập ngoại giao thời Tây Sơn” với các sự kiện bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn và cái chết bí ẩn của Nguyễn Huệ; có sự kiện Chủ tịch Mao Trạch Đông bơi qua sông Trường Giang ngày 6/7/1966; có sự kiện đập Tam Hiệp bắt đầu tích nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003 đúng vào đêm trăng tròn 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, cũng là ngày Tam Hiệp (đản sanh, giác ngộ, giải thoát),

“Đại chiến hồ Bà Dương” là sự kiện lớn nhất thay đổi vận mệnh Trung Quốc cận đại xẩy ra ngày 3 tháng 10 năm 1363. Trần Hữu Lượng năm Chí Chính thứ 20 (1360) là Hán Vương giành trọn nửa nước, đã dẫn đội thủy quân mạnh từ Thái Thạch theo Trường Giang xuôi xuống phía đông, tiến công Chu Nguyên Chương và sau đó tử trận.. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương nhờ thắng này mà thồng nhất Trung Quốc và khai sáng nhà Minh Hạc vàng nghìn năm dấu tích cũ (*) Theo các bộ sử Việt như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án của Ngô Thời Sĩ, Đại nam thực lục, Đại Việt sử ký bản kỷ cùng gia phả nhà Trần để lại thì các bộ sử Việt đều khẳng định Trần Hữu Lượng là con thứ của Trần Ích Tắc. Sử Việt xác định Trần Ích Tắc có người con thứ là Trần Hữu Lượng ở Hồ Bắc. Trần Ích Tắc khi qua đời có con cả là Trần Hữu Thành thay cha dạy học cho Trần Hữu Lượng. Tổ tiên nhà Trần  là cụ tổ Trần Tự Minh thuộc nhóm tộc người Bách Việt ở vùng Mân Việt (nay thuộc Phúc Kiến – Trung Quốc), theo dòng người Bách Việt xuống phía Nam giúp vua An Dương Vương. Trần Tự Minh cùng Cao Lỗ từng là những vị tướng tài ba trụ cột, là hai cánh tay đắc lực giúp An Dương Vương nhiều lần đánh bại quân Triệu Đà.  Sau này Trần Hữu Lượng học theo cuốn sách Đông A võ phái của cụ tổ là Trần Tự An, noi gương tổ phụ khởi nghĩa chống Chu Nguyên Chương. Đại Việt Sử ký Toàn thư có viết rằng Trần Hữu Lượng từng sai sứ sang hòa thân với Trần Dụ Tông, liên minh với quân Đại Việt chống Nguyên:  “Giáp Ngọ, [Thiệu Phong] năm thứ 14 [1354], (Nguyên Chí Chính năm thứ 14). Mùa xuân, tháng 2, quan trấn giữ biên giới phía bắc cho chạy trạm tâu việc Trần Hữu Lượng nước Nguyên dấy binh, sai sứ sang xin hòa thân (Hữu Lượng là con Trần Ích Tắc)”. Tuy nhiên vua Trần là Trần Dụ Tông đã từ chối. Nhà Trần Đại Việt từ khi Trần Ích Tắc chạy theo quân Nguyên, đã xem ông ta là kẻ phản bội và không công nhận là dòng tộc nữa, nên đã từ chối “hòa thân”:

Nguyễn Du viết bài “Minh Ninh Giang Chu Hành” tả cảnh hiểm trở của sông Minh Ninh là sông Trường Giang ngày nay

ĐI THUYỀN TRÊN SÔNG MINH GIANG
Nguyễn Du thơ chữ Hán
Nhất Uyên dịch thơ

Vùng núi Việt Tây nhiều khe núi,
Qua nghìn năm chảy hợp thành sông.
Nước như đổ tự trời cao xuống,
Trên thác nghe gì chăng ?
Rồng thiêng nổi giận sấm đùng đùng
Dưới thác nghe thấy gì ?
Máy nỏ bật nhanh tên lìa dây,
Một dòng vạn dậm không ngừng chảy.
Núi cao giáp bờ như tường thành,
Ở giữa đá lạ chen chúc nổi.
Như rồng, rắn, cọp, beo, ngựa, trâu la liệt trước mặt bày.
Lớn như cái nhà, nhỏ như nắm tay,
Hòn cao như đứng, thấp ngủ say.
Hòn thẳng như chạy, cong vòng xoay,
Nghìn hình vạn vẽ không nói hết,
Giao long ra vào thành vực sâu.
Sóng vỗ phun bọt ngày đêm ầm ầm tiếng,
Nước lụt hạ dâng tuôn trào sôi.
Một ngày ba ngày lòng bồi hồi.
Bồi hồi lo sợ điều trông thấy,
Nguy thay hiểm thay chìm sâu không đáy.
Ai cũng nói đất Trung Hoa bằng phẳng,
Hóa ra đường Trung Hoa lại thế này.
Sâu hiểm quanh co giống lòng người,
Nguy vong, nghiêng đổ đều ý trời.
Tài cao văn chương thường bị ghét,
Thịt người là thứ ma quỷ thích,
Làm sao dẹp yên hết phong ba ?
Trung tín thảy không nhờ cậy được.
Không tin: “Ra cửa đường hiểm nguy“
Hãy  ngắm dòng sông cuồn cuộn chảy.

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
MINH NINH GIANG CHU HÀNH

Việt Tây sơn trung đa giản tuyền,
Thiên niên hợp chú thành nhất xuyên.
Tự cao nhi hạ như bát thiên,
Than thượng hà sở văn ?
Ứng long kích nộ lôi điển điển,
Than hạ hà sở kiến ?
Nổ cơ kịch phát thỉ ly huyền,
Nhất tả vạn lý vô đình yên.
Cao sơn giáp ngan như tường viên,
Trung hữu quái thạch sâm sâm nhiên.
Hữu như long, xà, hổ, báo, ngưu, mã la kỳ tiền.
Đại giả như ốc, tiểu như quyền.
Cao giả như lập, đê như miên,
Trực giả như tẩu,khúc như tuyền.
Thiên hình vạn trạng nan tận ngôn.
Giao ly xuất một thành trùng uyên,
Dũng đào phún mạt đạ tranh hôi huyên.
Hạ lao sơ trướng phí như tiên.
Nhất hành tam nhật tâm huyền huyền.
Tâm huyền huyền đa sở úy.
Nguy hồ đãi tai cốt một vô để.
Cộng đạo Trung Hoa lột thản bình,
Trung Hoa đạo Trung phù như thị !
Oa bàn khuất khúc tự nhân tâm,
Nguy vong khuynh phúc giai thiên ý.
Cao tài mỗi bị văn chương đố.
Nhân nhục tối vi ly mị hỷ,
Phong ba na đắc tận năng bình.
Trung tín đáo đầu vô túc thị.
Bất tín “xuất môn giai úy đồ “
Thị vọng thao thao thử giang thủy.

Chú Thích:
Minh Ninh giang:  sông Minh Giang chảy qua Minh Ninh. Ứng long: Rồng hiện.Trung tín: Đường Giới đời  Tống: Bình sinh thượng trung tín, Kim nhật nhiệm phong ba: Ngày thường giữ trung tín, Hôm nay mặc kệ phong ba….,Nguyễn Du viết : Đường Trung Hoa không bằng phẳng mà quanh co, sâu hiểm như lòng người. Trung tín thảy không nhờ cậy được.

TỪ TRƯỜNG GIANG TAM HIỆP ĐẾN MEKONG
Hoàng Kim

Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang và hệ thống các đập thủy điện điều tiết lượng nước tại thượng nguồn sông  Mekong ở Trung Quốc là những vấn đề ảnh hưởng hết sức sâu sắc đến trị thủy và quốc phòng, năng lượng, an sinh xã hội, môi trường. Đây là kế hoạch đặc biệt to lớn, tốn kém, lâu dài và gây nhiều tranh cải.

Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang

Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang tại Trung Quốc là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Năm 1992, Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc thông qua quyết nghị liên quan đến việc xây dựng đập Tam Hiệp trên Trường Giang. Đập Tam Hiệp bắt đầu tích nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003. Ngày lễ kỷ niệm này trùng khớp với ngày Phật đản Vesak Day là ngày kỷ niệm Đức Phật Như Lai Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào đêm trăng tròn 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, cũng là ngày Tam Hiệp (đản sanh, giác ngộ, giải thoát), và cũng trùng khớp với Ngày Quốc tế Thiếu nhi (năm 2015). Sông Trường Giang là sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới sau sông Nin ở Châu Phi và sông Amazon ở Nam Mỹ. Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang là hai con sông mẹ vĩ đại, quan trọng bậc nhất trong lịch sử văn hóa và kinh tế của Trung Quốc. Đồng bằng châu thổ sông Trường Giang màu mỡ tạo ra 20% GDP của Trung Quốc. Trường Giang chảy qua nhiều hệ sinh thái đa dạng và bản thân nó cũng là nơi sinh sống cho nhiều loài đặc hữu và loài nguy cấp như Cá sấu Trung Quốc và Cá tầm Dương Tử. Qua hàng ngàn năm, người dân đã sử dụng con sông để lấy nước, tưới tiêu, ngọt hóa, vận tải, công nghiệp, ranh giới và chiến tranh. Công trình thủy lợi đập Tam Hiệp trên Sông Trường Giang không chỉ là  đập thủy điện lớn nhất thế giới mà còn liên quan sâu xa tới đại kế “Tam tuyến” kết hợp chính trị, quân sự, kinh tế, quốc phòng của Mao Trạch Đông mà bạn cần đọc kỹ bài
Trận Vũ Hán bài học lịch sử.

Sông Mekong cũng là một trong những con sông lớn nhất thế giới, là sông lớn thứ 10 trên thế giới về lưu lượng nước và đứng thứ 12  trên thế giới về độ dài. Sông Mekong bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và đổ ra Biển Đông.  Sông Mekong có đặc điểm thủy năng nổi bật là vai trò điều tiết lượng nước “Biển Hồ” Tonlé Sap là hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á . Ngày nay, Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng hơn một chục đập thủy điện gồm Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, Tiểu Loan … ở phần thượng nguồn gây nhiều thay đổi về điều tiết trữ lượng nước, gia tăng mức độ xói mòn cũng như gây thiệt hại cho nông nghiệp và nguồn cá. Sông Mekong không những đặc biệt quan trọng đối với an sinh, lương thực, nguồn nước trong lưu vực mà còn ảnh hưởng rất sâu sắc tới hệ sinh thái, nghề cá và đời sống văn hóa. Sông Mekong hiện tồn tại nhiều vấn nạn như chưa quản lý phát triển bền vững an sinh, nghề cá trên sông, nghề rừng, nạn buôn lậu gỗ, buôn sinh vật lâm nông sản quý,  buôn ma túy, buôn người, … Nguyên nhân và giải pháp chính khắc phục những vấn nạn trên là thách thức rất lớn ở tầm liên quốc gia, đòi hỏi tầm nhìn sâu rộng và sự tham gia mạnh mẽ của hệ thống truyền thông !

Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang và một loạt đập như  Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, Tiểu Loan … trên Sông Mekong không phải là một câu chuyện nhất thời mà là một kế hoạch lâu dài có tính toán kỹ. Việc chọn tên Tam Hiệp và chọn ngày 1 tháng 6 Tam Hiệp Phật đản, giác ngộ và giải thoát cho ngày tích nước đầu tiên của con đập lớn nhất thế giới là giấc mơ lớn của một triều đại.

Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang có vị trí trọng yếu tại vùng Long Mạch Trung Hoa của núi Tuyết và lưu vực sông Dương Tử. Chuỗi địa danh huyền thoại Trung Khánh, Vũ Hán, Thượng Hải thăm thẳm một tầm nhìn.

Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn với Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận BìnhBiển Đông vạn dặm giúp chúng ta một góc nhìn tham chiếu.

Trung Hoa mới đang trỗi dậy. Mao Trạch Đông khởi xướng chính sách được phổ biến năm 1954 trong cuốn “Lịch sử Tân Trung Quốc” có kèm theo bản đồ, nhắc lại lời Mao: “Tất cả các lãnh thổ và hải đảo thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc đã từng bị phe đế quốc Tây phương và Nhật Bản chiếm đoạt từ giữa thế kỷ 19 đến sau thế chiến lần thứ nhất, như Ngoại Mông, Triều Tiên, An Nam, Mã Lai, Thái Lan, Miến Điện, Bhutan, Nepal, Ladakh, Hồng Kông, Macao, cùng những hải đảo Thái Bình Dương như Đài Loan, Bành Hồ, Ryukyu, Sakhalin, phải được giao hoàn cho Trung Quốc.” Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với cuốn sách lớn Những Suy tư từ sông Dương Tửcó đề cập sâu sắc đến vấn đề “Lịch sử Tân Trung Quốc” và Trận Vũ Hán lịch sử. Ông chọn phương lược Trung Nam Hài, ‘Tam tuyến” thái độ cương nhu kết hợp , kế lớn “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi, Một vành đai một con đường” “Chiến sói” cương nhiều hơn nhu để trỗi dậy, giành quyền chủ động trong cuộc đối đầu Mỹ Trung. Từ Tam Hiệp Trường Giang đến Mekong đang thay đổi sinh thái Trung Hoa và ảnh hưởng sâu sắc đến Đông Nam Á với Thế Giới.

Nhân loại hãy cẩn trọng !

 Suy ngẫm từ núi Xanh Bắc Kinh

Qua Trường Giang nhớ Mekong

Trung Quốc đang có một vị lãnh tụ cứng rắn định hình và đang tung hoành. Cục diện chính trị tại Trung Quốc đang thay đổi “có thể tốt hay xấu hơn, nhưng điều chắc chắn là không thể quay ngược lại được nữa”. Sông Trường Giang với đập Tam Hiệp đã hoạt động. Sông Mekong với đập Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, đã hoạt động, Tiểu Loan cùng nhiều đập khác đang định hình. Từ Tam Hiệp Trường Giang đến Mekong với hàng  chục đập ngăn đang thay đổi sinh thái Trung Hoa và ảnh hưởng sâu sắc đến Đông Nam Á .

4K Video Beauty of Nature

Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang ở Trung Quốc trong một lần xả nước năm 2016. Đây là đập thủy điện lớn nhất thế giới – Ảnh: AFP

Trung Quốc nắm trong tay vũ khí hủy diệt đáng sợ nào? Báo Tuổi trẻ trực tuyến ngày 27 tháng 8 năm 2017 dẫn lời chuyên gia Eugene K. Chow một chuyên gia về quan hệ quốc tế cho rằng Bắc Kinh đang nắm trong tay một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà cả thế giới không ngờ tới đó là đập nước. Tác giả Eugene K. Chow nhận định: “Với hơn 87.000 con đập và quyền kiểm soát cao nguyên Tây Tạng, thượng nguồn của 10 con sông lớn nuôi sống 2 tỉ người, Trung Quốc đang sở hữu một loại vũ khí hủy diệt. Chỉ với một cái gạt cần, họ có thể giải phóng hàng trăm triệu khối nước từ các con đập khổng lồ, gây ra những trận lụt khủng khiếp đủ sức định hình lại toàn bộ hệ thống sinh thái ở các nước hạ nguồn”. xem tiếp: https://tuoitre.vn/trung-quoc-nam-trong-tay-vu-khi-huy-diet-dang-so-nao-1375993.htm

Tam Hiệp Đạo Cô trong Truyện Kiều có nói lời tiên tri “thả một bè lau” với vãi Giác Duyên. Chúng ta hãy tự cũng cố và trầm tĩnh theo dõi.

Đi thuyền trên Trường Giang. Học thái độ của nước mà đi như dòng sông.

KÊNH ÔNG KIỆT GIỮA LÒNG DÂN.
Hoàng Kim


Thơ cho em giữa tháng năm này
Là lời người dân nói vể kênh ông Kiệt
Là con kênh xanh mang dòng nước mát
Làm ngọt ruộng đồng Tứ giác Long Xuyên

Con kênh T5 thoát lũ xả phèn
Dẫn nước ngọt về vùng quê nghèo khó
Tri Tôn, Tịnh Biên trong mùa mưa lũ
Giữa hoang hóa, sình lầy, thấm hiểu lòng dân

Nguyễn Công Trứ xưa khẩn hoang đất dinh điền
Thoại Ngọc Hầu mở mang kênh Vĩnh Tế
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân bền bỉ
Ân nghĩa cuộc đời lưu dấu nghìn năm.

Em ơi khi nuôi dạy con
Hãy dạy những điều vì dân, vì nước
Người ta sinh ra cho đến khi nhắm mắt
Đọng lại trong nhau vẫn chỉ những CON NGƯỜI.

xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/kenh-ong-kiet-giua-long-dan/

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

Số lần xem trang : 15360
Nhập ngày : 11-06-2020
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 3(02-03-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 3(01-03-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 2(29-02-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 2(28-02-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 2(27-02-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 2(26-02-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 2(25-02-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 2(24-02-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 2(23-02-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 2(22-02-2020)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007