Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 42
Toàn hệ thống 3119
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

 

Các nhà khoa học Mỹ và Canada vừa phát hiện thực vật cũng có khả năng nhận biết "giọt máu đào" của mình và phản ứng theo những cách khác nhau. 
 

Phát hiện này đặc biệt quan trọng, giúp các nhà nghiên cứu có thể dựa vào đó để kích thích cây trồng tăng trưởng và cho năng suất cao.

Khi nghiên cứu cây cải lông biển, các nhà khoa học Canada phát hiện những cây được trồng từ hạt giống của cùng một cây mẹ khi được trồng cạnh nhau có sự phát triển tương đối đồng đều. Nhưng khi được trồng cùng với cây khác mẹ, chúng cạnh tranh nhau dữ dội bằng cách phát triển nhanh bộ rễ để hút nước và các dưỡng chất từ đất.

Cây Arabidopsis thaliana từ cùng một mẹ sống cạnh nhau thường kết lại với nhau hoặc mọc sát vào nhau. (Ảnh: Internet)


Các nhà khoa học thuộc Trường đại học Delaware (Mỹ) cũng tiến hành nghiên cứu cây dại có tên Latin là Arabidopsis thaliana, một loại cây thường được dùng làm mẫu khi nghiên cứu về thực vật.

Kết quả thí nghiệm cho thấy lá của những cây từ cùng một mẹ sống cạnh nhau thường kết lại với nhau hoặc mọc sát vào nhau, còn lá của những cây khác mẹ sống cạnh nhau lại mọc xa nhau và hướng thẳng lên trên để tránh chạm nhau. Bộ rễ của những cây khác mẹ cũng nhiều và lớn hơn bộ rễ của những cây cùng mẹ.

Theo giới chuyên môn, phát hiện này đặt ra một vấn đề cần làm rõ trong sản xuất nông nghiệp, đó là cây trồng sẽ phát triển như thế nào trong hình thức sản xuất độc canh, có cho năng suất cao không khi được lấy giống từ một nguồn và được trồng cạnh nhau.

Các chuyên gia nhận định trong môi trường đó, cây trồng sẽ tự cân bằng nguồn dinh dưỡng cho nhau nhưng lại không có đột biến để có thể tăng năng suất.

Theo Vietnamnet

Số lần xem trang : 14916
Nhập ngày : 26-10-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Cây ngón biển - phát hiện mới của ngành nông nghiệp(03-03-2010)

  Di sản của rừng - Nguyễn Đức Hiệp(28-02-2010)

  Quà tết tặng bạn(15-02-2010)

  Thuốc trừ sâu được bào chế từ nhiều loại gia vị(11-02-2010)

  Cà chua, khoai tây "2 trong 1"(22-01-2010)

  Thế giới sắp tái sinh một giống bò đã tuyệt chủng(18-01-2010)

  Phát hiện mới về chức năng thích nghi của thực vật(11-01-2010)

  LHQ phát động Năm Quốc tế đa dạng sinh học(11-01-2010)

  Châu chấu di chuyển theo xúc giác hay thị giác(05-01-2010)

  IPCC (GIEC) vị bác sĩ chẩn bệnh cho hành tinh(31-12-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007