Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 243
Toàn hệ thống 3409
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Năm 2008 nhờ giá muối cao nên người dân Ninh Thuận đã ào ạt chuyển những diện tích nuôi tôm sú sang làm muối. Năm nay bước vào vụ sản xuất mới, giá muối vẫn đứng ở mức cao nên diêm dân rất phấn khởi, tuy nhiên nếu giá muối sụt giảm thì người làm muối lại rơi vào vòng luẩn quẩn đào – lấp.

 

Diêm dân phấn khởi

Cánh đồng muối thuộc khu phố Khánh Sơn và Khánh Giang, thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận những ngày này không khí thật nhộp nhịp. Khắp cánh đồng muối trên 20ha, diêm dân đang khẩn trương sửa chữa lại ruộng muối để kịp sản xuất vụ mới, người thì đắp lại bờ do mưa lũ làm sạt lở, người xúc đất trang nền…

Tại ruộng muối 0,5ha nhà bác Mười Châu, ba người đang miệt mài làm lại mặt ruộng và đắp bờ, bác Châu nói: Năm nay do đợt mưa lũ muộn đã ảnh hưởng đến vụ muối mới, đáng ra thời điểm này mọi năm là đã có muối rồi. Theo bác Châu trước đây toàn bộ cánh đồng này chuyên làm muối, nhưng đến thời kỳ con tôm sú hưng thịnh thì người dân lại đào ao nuôi tôm. Đến năm 2008, muối được giá nên bà con chuyển từ nuôi tôm sang làm muối, ào ào. Như nhà bác đã chuyển toàn bộ diện tích nuôi tôm sú không hiệu quả sang làm muối, chi phí mất trên 30 triệu đồng tiền san ủi, lấp đất và đắp bờ.

Cách không xa ruộng muối nhà bác Mười Châu là ruộng của anh Nguyễn Hồng Sơn. Anh Sơn cho biết: Chúng tôi hy vọng năm nay giá muối vẫn giữ ổn định như năm trước, nếu được vậy thì đời sống của người diêm dân mới khá lên được. Như mọi người, anh Sơn cũng chuyển từ ruộng tôm sang làm muối, tuy nhiên những năm trước do nuôi tôm bị thất bại nên năm ngoái anh không còn vốn, chỉ chuyển được 0,3ha từ tôm sang muối, năm nay anh chuyển nốt 0,3ha nữa.

Chỉ tay vào ruộng muối 0,35ha, anh Khoẻ cho biết: Cả nhà 6 người đều trông chờ vào ruộng muối này cả đấy chú ạ. Những năm trước nhà tôi nuôi tôm nhưng do thua lỗ lên trong năm nay đã chuyển toàn bộ sang làm muối.

Tuy nhiên bên cạnh niềm vui thì anh Khoẻ vẫn không khỏi lo lắng: Không biết giá muối còn giữ ổn định như hiện nay nữa hay không? Nếu giá xuống thấp thì không biết lấy đâu ra số tiền trên 10 triệu mà tôi đã vay trước đó đầu tư vào ruộng muối.

Tiếp tục xuôi xuống vùng muối trọng điểm Tri Hải, Phương Hải, đây là vùng sản xuất muối trọng điểm của huyện Ninh Hải. Đang cào mẻ muối đầu tiên của vụ mới, anh Nguyễn Huỳnh ở thôn Tri Thuỷ, xã Tri Hải thấy khách lạ tưởng tìm mua muối đã vội nói ngay: Muối nhà em đã có thương lái đến đặt mua trước rồi, chiều nay thu hoạch xong là họ đến nhận hàng ngay. "Vậy anh bán giá bao nhiêu?", tôi hỏi. "Thì cũng như vụ trước, muối trắng đẹp 1.300 đồng/kg, còn muối bị đen thì tuỳ, khoảng 1.000 đồng/kg".

Gia đình anh Trần Văn Khoẻ ở thôn Phương Cựu 3, xã Phương Hải cũng vừa mới thu hoạch xong mẻ muối đầu được 2 tấn bán ngay tại ruộng thu 2 triệu đồng.

Và những nguy cơ

Ông Châu Thăng Long, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT Ninh Thuận cho biết: Trong năm 2008 do muối được giá nên diện tích muối của toàn tỉnh đã tăng 96ha trong đó mở rộng mới 52ha, chuyển từ nuôi tôm sang là 44ha, nâng diện tích muối toàn tỉnh lên 1.431ha. Do giá muối hiện nay vẫn ở mức cao nên trong năm nay tại Ninh Thuận người dân vẫn tiếp tục mở rộng và chuyển đìa tôm sang làm muối.

Tuy nhiên theo ông Long thì mức độ chuyển đổi sẽ không bằng các năm trước bởi những diện tích đất thuận lợi cho việc mở rộng đồng muối cũng như diện tích nuôi tôm chuyển sang làm muối ở những vị trí tốt hầu như đã hết.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, để chuyển đổi hoặc đầu tư mới 1ha đất làm muối người dân phải chi phí từ 60 – 80 triệu đồng, đây là số tiền rất lớn đối với những người dân đã cạn kiệt nguồn vốn do đã thất bại trong việc nuôi con tôm sú. Để có tiền chuyển đổi đại đa số người diêm dân phải tìm đến nguồn vốn của ngân hàng. Lo lắng là ngày hôm nay muối ở mức cao nhưng có thể giá muối lại tụt giảm nghiêm trọng thì diêm dân lập tức ôm nợ. Lúc này họ cần điều tiết bình ổn giá của Nhà nước hơn bao giờ hết.

Ngọc Khanh

Số lần xem trang : 15088
Nhập ngày : 19-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  KINH NGHIỆM CHĂM SÓC LÚA MÙA "2 XANH, 2 VÀNG" (Báo NNVN - Số ra ngày 1/7/2009) (23-07-2009)

  TRỒNG CAM SÀNH CẢI TIẾN (Báo NNVN - Số ra ngày 30/6/2009) (23-07-2009)

  BA GIỐNG CỎ CHẤT LƯỢNG CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 29/6/2009) (23-07-2009)

  KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG TÔM LỘI (Báo NNVN - Số ra ngày 26/5/2009) (23-07-2009)

  TĂNG KHẢ NĂNG ĐẬU TRÁI CHO MÃNG CẦU XIÊM (Báo NNVN - Số ra ngày 26/6/2009) (23-07-2009)

  Aerogel vỏ trấu - Mặt hàng công nghệ cao (Báo NNVN - Số ra ngày 25/6/2009) (25-06-2009)

  TĂNG SỨC SỐNG CHO LỢN CON SAU CAI SỮA (Báo NNVN - Số ra ngày 25/6/2009) (25-06-2009)

  DIỆT TRỪ NHỆN ĐỎ HẠI CAM QUÝT BẰNG VÒI PHUN ÁP LỰC (Báo NNVN - Số ra ngày 23/6/2009) (25-06-2009)

  LỢI ÍCH CỦA KIẾN VÀNG VỚI VƯỜN CÂY ĂN TRÁI (Báo NNVN - Số ra ngày 23/6/2009) (25-06-2009)

  Kỹ thuật nuôi cá chình và cá bống tượng trong bể xi măng (Báo NNVN - Số ra ngày 23/6/2009) (25-06-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007