Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1040
Toàn hệ thống 2148
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 8 THÁNG 4
Hoàng Kim


CNM365 Chào ngày mới 8 tháng 4. Hữu Ngọc từ điển văn hóa Việt; Trăng rằm đêm Thanh Minh; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Ngày 8 tháng 4 năm 1820, Tượng thần Vệ Nữ thành Milo được một nông dân phát hiện tại đảo Milos, Ottoman. Bức tượng có niên đại từ thời Hy Lạp cổ đại. Tượng thần Vệ Nữ thành Milo là một tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ đại nổi tiếng nhất, khắc họa vị nữ thần tình yêu và sắc đẹp của người Hy Lạp.tên là thần Vệ nữ” Venus Aphrodite. Tượng được điêu khắc trên chất liệu cẩm thạch, hơi lớn hơn người thật, với chiều cao 203 cm, nhưng đã mất hai tay. Theo một đoạn văn khắc trên cái bệ ngày nay đã mất, mọi người cho rằng đây là tác phẩm của Alexandros xứ Antioch; trước kia tượng từng bị nhầm là tác phẩm của nhà điêu khắc Praxiteles. Ngày 8 tháng 4 năm 1710, Khang Hi tự điển là bộ tự điển chữ Hán có tầm ảnh hưởng lớn, được coi là một trong những công cụ tra cứu đắc dụng trong nghiên cứu chữ Hán hay Hán học nói chung của các học giả quan tâm đến lãnh vực này trên toàn thế giới được Khang Hy Đế triều Thanh hạ chỉ biên soạn. Khang Hi tự điển cả thảy có 47.035 chữ phân làm 12 tập theo Thập nhị địa chi, trong đó mỗi tập lại được chia ra 3 quyển Thượng, Trung, Hạ, dựa vào vận mẫu, thanh điệu và âm tiết mà phân loại. Sách do Trương Ngọc Thư Trần Đình Kính chủ biên cùng một tập thể học giả ưu tú thực hiện trong sáu năm và được hoàn thành năm Khang Hi thứ 25 (1716). Sách khởi đầu vào năm Hoàng đế Khang Hi thứ 19 (1710, cũng là năm F.P. De La Croix đặt lời đề tựa cho cuốn Ngàn lẻ một đêm). Ngày 8 tháng 4 năm 1904, Quảng trường Longacre tại Manhattan, New York được đổi tên thành Quảng trường Times theo tên báo The New York Times. Tờ báo này là một nhật báo được xuất bản tại Thành phố New York bởi Arthur O. Sulzberger Jr. và được phân phối ở khắp Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới. Nó là tờ báo lớn, danh tiếng và là một của những tờ báo quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1851. Bài chọn lọc ngày 8 tháng 4: Hữu Ngọc từ điển văn hóa Việt; Trăng rằm đêm Thanh Minh; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-8-thang-4/

 

 

HỮU NGỌC TỪ ĐIỂN VĂN HÓA VIỆT
Hoàng Kim


Trăm tuổi người tiên đẹp sánh đôi
Thung dung rạng rỡ nét xuân tươi
Hữu Ngọc tròn duyên văn hóa Việt
Tình yêu đất nước sáng muôn đời.

Chúc mừng ông bà Hữu Ngọc trăm năm hạnh phúc
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/huu-ngoc-tu-dien-van-hoa-viet/ . theo Ngọc Hà báo Dân sinh mục Văn hóa 12:27- 19/03/2020 (Dân sinh) – Ở tuổi 102 (2020), nhà văn hóa Hữu Ngọc vừa cho ra mắt bộ sách mới “Cảo thơm lần giở” gồm 2 quyển với dung lượng gần 1.000 trang. Có thể nói, việc ra mắt sách ở cái tuổi xưa nay hiếm quả là có một không hai, không chỉ ở Việt Nam mà có lẽ ngay cả trên thế giới. http://baodansinh.vn/nha-van-hoa-huu-ngoc-trai-long-ve-cuoc-doi-trong-cao-thom-lan-gio-20200319110358036.htm — cùng với Quangtuyen TranQuyen Mai Van.

Tôi xin chép lại nguyên văn bài viết của Ngọc Hà trên báo Dân sinh trước khi có bàn luận:
Nhà văn hóa Hữu Ngọc giành Giải thưởng Lớn vì tình yêu Hà Nội

NHÀ VĂN HÓA HỮU NGỌC TRÃI LÒNG VỀ CUỘC ĐỜI TRONG “CẢO THƠM LẦN GIỞ” Ngọc Hà

Bộ sách chắt lọc những trải nghiệm, suy ngẫm của tác giả về “cuộc đời và xã hội qua lăng kính tư duy của những trí tuệ uyên thâm trên thế giới”, là thành quả miệt mài lao động chữ nghĩa, xuất – nhập khẩu văn hóa: Quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới và giới thiệu tinh hoa văn hóa thế giới đến Việt Nam của
nhà văn hóa Hữu Ngọc.

 

Nhà văn hóa Hữu Ngọc trải lòng về cuộc đời trong "Cảo thơm lần giở" - Ảnh 1.

 

Bộ sách giới thiệu cuộc đời và tư duy của hơn 180 danh nhân Đông Tây kim cổ, trải rộng trên nhiều lĩnh vực: Tôn giáo, văn hóa, triết học, khoa học, văn học, nghệ thuật, đạo đức học, xã hội học, sử học, tâm lí học, chính trị học… đại diện cho các nền văn hóa của nhân loại; từ những giáo chủ như Phật Thích Ca, Chúa Jésus, tiên tri Muhammad; những triết gia như Khổng Tử, Sokrates, Hegel, Sartre…; những nhà khoa học như Darwin, Einstein; những nhà văn, nhà thơ như Shakespeare, Cesvantes, Dante, Goethe, Dostoyevsky, Lỗ Tấn, Tagor, Molière…; những chính khách như Kennedy, Mandela, Obama…; những nhà chiến lược quân sự như Tôn Tử, Machiavelli…; những nghệ sĩ như Leona de Vinci, Picasso, Guitry… Trong tập sách này, nhà văn hóa Hữu Ngọc cũng trân trọng giới thiệu về 3 vị danh nhân Việt Nam được tổ chức thế giới UNESCO công nhận là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh; và thiền sư Thích Nhất Hạnh. Qua lăng kính của nhà văn hóa Hữu Ngọc, mỗi danh nhân được khắc họa một cách súc tích về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, học thuyết. Với mỗi danh nhân, tác giả cũng cẩn trọng lựa chọn những câu danh ngôn nổi tiếng, tiêu biểu thể hiện tư tưởng, học thuyết của vị danh nhân ấy.

Cuốn sách được sắp xếp theo thứ tự ABC khiến nó có cấu trúc giống như từ điển. Tuy nhiên, theo nhà văn người Mỹ Lady Borton – một người bạn thân thiết của tác giả: “Thực ra đây không phải là một từ điển theo đúng quy tắc, vì nó không mang tính khách quan khoa học của một tác phẩm kinh điển. Có thể coi đó là một tập kí đậm màu sắc cá nhân”.

Nhưng có lẽ, chính màu sắc cá nhân đó khiến cho những câu chuyện trong sách trở nên gần gũi, mang lại cảm xúc, ấn tượng cho người đọc, chứ không đơn thuần là một cuốn từ điển mang tính thông tin.

 

Nhà văn hóa Hữu Ngọc trải lòng về cuộc đời trong "Cảo thơm lần giở" - Ảnh 3.

 

Nhẩn nha đọc “Cảo thơm lần giở” cũng giống như “thực hiện một chuyến lãng du văn hóa qua thời gian và không gian”. Nhà văn hóa Hữu Ngọc nói về cuốn sách của mình: “Cuộc hành hương tìm về quá khứ của bản thân tác giả đã đem lại cho tác giả chút bình thản để hồi tưởng những chuyện riêng tư và cả những sự kiện quốc gia và quốc tế đương thời… Trong quá trình hồi tưởng, tác giả luôn băn khoăn về ý nghĩa các sự việc đã qua, rồi từ đó suy ngẫm về ý nghĩa đời người và phận người… Có phải ai cũng như danh họa Gauguin để có thể dùng một bức họa giải đáp mấy câu hỏi siêu hình muôn thuở: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đi đâu? Cuộc hành hương của tác giả rẽ sang ngả khác: Qua thư tịch, đi “gõ cửa” các danh nhân thế giới để tìm những giải đáp cho câu hỏi trên. Thành quả “tầm sư” ấy là cuốn sách này”.

Đọc cuốn sách, độc giả có thể mường tượng được phần nào bối cảnh xã hội, nền giáo dục, văn hóa Việt Nam qua hành trình học tập, công tác của tác giả xuyên suốt một thế kỷ.

Mượn ý thơ trong Truyện Kiều “Cảo thơm lần giở” – nghĩa là mở lại những pho sách quý làm tiêu đề, lấy hai câu đề tựa bộ sách cũng là câu mở đầu và kết thúc Truyện Kiều: “Trăm năm trong cõi người ta”, “Mua vui cũng được một vài trống canh”, nhà văn hóa Hữu Ngọc quả là có ý muốn tổng kết cả một đời suy tưởng của mình trong bộ sách. Nhưng có lẽ cũng như đại thi hào Nguyễn Du, nhà văn hóa Hữu Ngọc viết bộ sách không chỉ để “mua vui”.

 

Nhà văn hóa Hữu Ngọc sinh ngày 22/12/1918 tại Hà Nội. Trong suốt cuộc đời lao động chữ nghĩa miệt mài của mình, ông đã được trao tặng nhiều giải thưởng danh giá như: 2 Huân chương Độc lập; Huân chương Chiến công; Huân chương Cành cọ Hàn lâm (Pháp); Huân chương Bắc Đẩu (Thụy Điển); Giải Mot d’or (Pháp); Giải Vàng Sách Việt Nam 2006; Giải Đồng Sách Việt Nam 2015; Giải thưởng Quốc gia Sách Việt Nam 2017; Giải Nhất toàn quốc 2015 về Thông tin Đối ngoại; Giải thưởng Lớn Bùi Xuân Phái về Tình yêu Hà Nội 2017…

 

HỮU NGỌC TỪ ĐIỂN VĂN HÓA VIỆT
Hoàng Kim

Nhà văn hóa Hữu Ngọc, sách và đời, là từ điển văn hóa Việt. Cụ Hữu Ngọc sinh năm 1918 tại Hà Nội, gốc gia đình ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Cụ là ông tiên giữa đời thường, dạo chơi trong văn hóa Việt, trọn trăm năm vẫn trí tuệ, minh triết. “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” của cụ Hữu Ngọc học mà chơi, chơi mà học. Ở đó là một rừng thiêng cổ tích văn hóa Việt, một từ điển bách khoa toàn thư, đậm đặc thông tin, ít chữ nhiều nghĩa, là “văn chương điện tín, mỗi chữ là một thông tin” (chữ của Trần Đăng Khoa). Hai bộ sách lớn tiếng Việt và tiếng Anh đều dày 1048 trang và rất chuẩn mực. Với 357 bài là 357 từ khóa văn hóa Việt phủ kín ba mảng lớn: Đất Việt (103 bài), Lịch sử – Truyền thống (150 bài) và Văn hóa – Bản sắc dân tộc – Văn học – Nghệ thuật (122 bài). Sách soi thấu nhiều ngõ ngách lịch sử văn hóa. Ta tìm trong những câu chuyện ông kể như mừng rỡ gặp được người thầy thông tuệ và  gặp lại chính mình. Dạo chơi cùng cụ Hữu Ngọc  “Lãng du trong văn hóa Việt Nam”, lắng nghe cụ trò chuyện qua trang sách, bạn sẽ thấu hiếu câu nói của Bruno – nhà ngoại giao Bỉ:  “Tôi bàng hoàng vì chỉ nửa giờ gặp ông Hữu Ngọc, tôi hiểu văn hoá Việt Nam bằng cả bấy lâu tôi đọc bao nhiêu cuốn sách và tìm hiểu nền văn hoá của dân tộc ông. Tôi vô cùng cảm ơn ông”. Loạt tác phẩm của nhà văn hóa Hữu Ngọc là ngọc cho đời “Phác thảo chân dung văn hóa Pháp,” “Mảnh trời Bắc Âu,””Văn hóa Thụy Điển,” “Hồ sơ văn hóa Mỹ,” “Chân dung văn hóa Nhật Bản.” “Chìa khóa để biết và hiểu Lào”. Đời và sách cụ Hữu Ngọc là nhịp cầu văn hóa nối dân tộc Việt với Thế giới.

 

 

HỮU NGỌC ĐỜI VÀ SÁCH VĂN HÓA

Nhà văn hóa Hữu Ngọc sinh ngày 1 tháng 1 năm 1918 tại Thuận Thành, Bắc Ninh, sống và làm việc tại Hà Nội. Ông là tác giả của hai bộ sách lớn Lãng Du Trong Văn Hoá Việt Nam và “Wandering through Vietnamese culture“. Bản tiếng Anh của sách này đã được tặng Giải Vàng sách Việt Nam 2006.  Nhà văn hóa Hữu Ngọc nay đã 98 tuổi nhưng ông vẫn đi và viết đều đặn. Cuộc đời ông giống như một nhịp cầu nối văn hóa Việt Nam với thế giới và thế giới với Việt Nam.

Tốt nghiệp tú tài triết học, Hữu Ngọc vào học trường Luật. Ngày ấy học luật để ra làm quan nhưng ông lại rẽ ngang sang nghề dạy học. Ông muốn đem lời nói từ trong con tim đến với học trò trong cảnh mất nước. Kháng chiến chín năm chống Pháp, ông làm Trưởng ban giáo dục tù, hàng binh Âu-Phi, có dịp lặn lội đi khắp các trại để làm công tác địch vận, giúp cho những người lính Âu-Phi trong đội quân xâm lược của thực dân Pháp hiểu về cuộc kháng chiến chính nghĩa và nền văn hóa của Việt Nam.

Sau năm 1954, ông có nhiều dịp đi công tác và hội thảo ở nhiều nước trên thế giới, đem tiếng nói chính nghĩa, yêu lao động, yêu hòa bình của dân tộc Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, làm cho họ hiểu đất nước và nền văn hóa của Việt Nam hơn.

Trong thời kỳ đổi mới, nhà văn hóa Hữu Ngọc lại càng “được mùa” nói chuyện văn hóa. Sức lan tỏa của những cuốn sách do ông viết làm bạn đọc gần xa tìm đến ông. Mỗi năm ông thường có trên 50 buổi nói chuyện cho người nước ngoài nhất là Mỹ, Pháp, có buổi lên đến hơn một trăm người nghe. Nhiều vị nguyên thủ quốc gia, nghị sĩ, giáo sư nhiều nước khi đến Việt Nam đã dành thời gian để nghe ông nói về văn hóa Việt Nam. Người nghe đặc biệt thích thú khi được ông phân tích quá trình hình thành và đặc điểm của nền văn hóa Việt Nam.

Ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng Huân chương Chiến công và Huân chương Độc lập, Chính phủ Thụy Điển tặng Huân chương “Ngôi sao phương Bắc”

Hữu Ngọc với tri thức sâu rộng, lại sử dụng thành thạo tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, sử dụng được chữ Hán, trên nữa thế kỷ cầm bút, ông đã góp cho đời một loạt tác phẩm viết về kho tàng văn hóa phong phú của nhiều dân tộc. Đó là “Phác thảo chân dung văn hóa Pháp,” “Mảnh trời Bắc Âu,””Văn hóa Thụy Điển,” “Hồ sơ văn hóa Mỹ,” “Chân dung văn hóa Nhật Bản.” “Chìa khóa để biết và hiểu Lào.”Ông dốc sức giới thiệu văn hóa Việt Nam ra nước ngoài, viết đều đặn hơn chục năm trời mục “Mạn đàm truyền thống” cho Le Courrier Viet Nam (tiếng Pháp) và Vietnam News (tiếng Anh). Mỗi bài viết của ông là một câu chuyên nhỏ dắt người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về nền văn hóa phong phú của Việt Nam.

Những bài viết đó của Hữu Ngọc đã được tập hợp thành một cuốn sách quý “Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam” bằng hai thứ tiếng Anh và Pháp. Cuốn sách đã được dùng làm món quà quý trao tặng các nguyên thủ quốc gia đến tham dự Hội nghị các nước có sử dụng tiếng Pháp lần thứ bảy tại Hà Nội năm 1997.

Tác phẩm của Hữu Ngọc đã được tập hợp thành bộ sách lớn “Lãng du trong văn hóa Việt Nam.” do Nhà Xuất bản Thanh Niên ấn hành năm 2007, phát hành bởi Fahasa, dày 1.048  trang. Cuốn sách tiếng Anh  “Sketches for a Portrait of Vietnamese Culture”  do Nhà Xuất bản Thế Giới xuất bản  lần đầu năm 1995 tái bản lần 2 năm 1997, lần 3 năm 1998; tái bản lần 4 năm 2004  và đổi thành tên mới “Wandering through Vietnamese culture”, tái bản lần 5, lần 6, lần 7, lần 8  vào các năm 2005, 2006, 2007, 2008 và đúc kết thành bộ sách lớn năm 2010. Thành công của cuốn sách tiếng Anh vượt ra ngoài sự mong đợi của tác giả, trở thành món quà tặng quý giá cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa Việt Nam.

Nhà văn Trần Đăng Khoa trong Vài nét Hữu Ngọc đã kể chuyện về ông ở đời thường: “Ngoài những trang viết, Hữu Ngọc còn có nhiều cuộc giao lưu quốc tế. Tôi cũng đã nhiều lần ngồi dự những cuộc gặp gỡ của ông. Những lúc ấy, Hữu Ngọc rất linh hoạt, khi nói tiếng Anh. Lúc chuyển tiếng Pháp, lúc lại quặt sang tiếng Đức. Ai hỏi ông bằng tiếng nước nào thì ông trả lời bằng tiếng nước đó. Hữu Ngọc có khả năng thôi miên người nghe bằng khối lượng kiến thức khá uyên bác của mình. Chúng ta hãy nghe chính những khán giả của ông bộc lộ:

Xin vô cùng đa tạ bài nói tuyệt vời của ông Hữu Ngọc ngày hôm qua ở Trung tâm văn hoá Nhật Hawii. Tất cả chúng tôi đều bị cuốn hút nghe ông kể về dĩ vãng và hiện tại ở Việt Nam (Paul Rehob Chủ tịch Phòng Thương mại Việt Mỹ ở bang Hawaii – Mỹ)

Bài thuyết trình của ông Hữu Ngọc thực là hoàn hảo. Có một thành viên trẻ của đoàn chúng tôi còn bảo phần của ông là điểm hay nhât của cả chương trình nói chung. Bản thân tôi thấy ông Hữu Ngọc sử dụng kỹ năng sư phạm hiện đại rất điêu luyện cho vốn hiểu biết sâu sắc của mình. Tôi ước ao giá được nghe bản thuyết trình này sớm hơn, khi tôi bắt đầu công tác ở Hà Nội. Một bài thuyết trình thật sáng sủa” (Bjorn Lasson, Phụ trách đoàn 30 chuyên gia và nhà doanh nghiệp Thuỵ Điển trong chuyến thăm Việt Nam)

Đối với nhà trí thức Việt Nam ưu tú này – Ông Hữu Ngọc ngôn ngữ của chúng ta, di sản nghệ thuật của chúng ta, toàn thể nền văn hoá của chúng ta, là bộ phận của nền văn hoá riêng của ông, bên cạnh nền văn hoá dân tộc, gắn chặt nhau và cùng toả sáng (Charles Foruniau Tiến sĩ sử học Pháp- Hội trưởng Hội Pháp Việt hữu nghị)

Ông Hữu Ngọc quả là một người phi thường – điểm nổi bật nhất ở Hội nghị là nghe ông Hữu Ngọc nói chuyện

Hay đến sửng sốt

Hữu Ngọc gây ấn tượng mạnh trong tôi. Rát khiêm tốn! Rất thông minh! Rất khoan dung!

Tôi bàng hoàng vì chỉ nửa giờ gặp ông Hữu Ngọc, tôi hiểu văn hoá Việt Nam bằng cả bấy lâu tôi đọc bao nhiêu cuốn sách và tìm hiểu nền văn hoá của dân tộc ông. Tôi vô cùng cảm ơn ông” (Bruno- Nhà ngoại giao Bỉ)

Ta có thể còn gặp rất nhiều những tiếng reo vui như thế của bạn bè quốc tế trong các trang báo chí nước ngoài. Tôi cũng muốn nói thêm một điều gì đó về ông. Nhưng rồi tôi lại im lặng. Khẳng định điều gì về ông bây giờ, dường như là …quá sớm. Bởi Hữu Ngọc đang sung sức. Ông vẫn đang đi. Trước mặt tôi vẫn thấp thoáng tấm lưng ông. Tấm lưng lầm lụi trong gió bụi…”

HỮU NGỌC CẢM NHẬN CỦA BẠN ĐỌC

Vinabook.com giới thiệu sách Lãng Du Trong Văn Hoá Việt Nam:

Bằng con mắt của một người thuần Việt, Hữu Ngọc nắm bắt được những vẻ đẹp của những nền văn minh nhân loại. Và bằng con mắt của nhân loại, ông phát hiện ra được những tính chất đặc sắc của Việt Nam mà nhiều khi người Việt ta lại không thể nhìn ra.

Bàn về các làng quê truyền thống Việt Nam, Hữu Ngọc cho rằng, do chiến tranh, do kinh tế thị trường, lại ảnh hưởng văn hoá phương Tây, các làng truyền thống của Việt Nam, hầu hết đã ít nhiều bị “ô nhiễm” văn hoá. Có chăng, chỉ còn mỗi làng Đường Lâm. Cũng theo Hữu Ngọc, Đường Lâm có thể xem là mẫu làng truyền thống Việt Nam duy nhất còn lại khá hoàn hảo, ít bị ô nhiễm nhất. Nhà nghiên cứu văn hoá Thái Lan Thainaitis nói với Hữu Ngọc rằng “cần thiết phải cảnh báo để người dân nhận thức về di sản văn hoá của mình trước khi nó bị lãng quên và bị thời gian hủy diệt. Đường Lâm vừa là thắng cảnh đẹp, vừa được tạo nên bởi chính bàn tay của người Việt Nam – đó chính là văn hoá văn minh của nước Việt Nam có một lịch sử lâu dài… Cảnh đẹp Hạ Long là do thiên nhiên tạo nên, không giống như Đường Lâm chỉ do con người tạo dựng”. Cảnh quan Đường Lâm dường như vẫn giữ được vẻ xưa. Nói như hoạ sĩ Phan Kế An, trước kia theo tục lệ làng, không ai được xây dựng nhà cao hơn mái đình. Tuy lệ ấy đã nhạt đi, có vài ba nhà cao tầng đựơc xây nhưng không đáng kể. Cái chính ít xây là do dân nghèo, nông nghiệp là chính, buôn bán ít, nghề phụ chỉ có một số nghề truyền thống: giò chả, nuôi gà, làm kẹo bột, chè lam, bánh bỏng, dệt vải và làm tương. Đưa ra mấy thông tin như thế, rồi Hữu Ngọc bình một câu sắc lẻm mà không kém phần chua xót. May quá! không ngờ chính “cái nghèo đã cứu vớt được một di sản văn hoá”.

Không ít người đã đi Côn Minh bằng đường xe lửa. Nhưng không mấy ai để ý đến con đường sắt này. Trong một bài viết rất ngắn về Lào Cai, mảnh đất biên cương nơi địa đầu Tổ quốc, Hữu Ngọc cho ta biết: “Đường xe lửa Lào Cai – Côn Minh, hoàn thành năm 1910, mà thực dân Pháp khoe là một kỳ công kỹ thuật và một thắng cảnh du lịch. Đây là một trong những đường xe lửa ngoạn mục nhất và hiểm trở nhất Châu Á. Nó băng qua những quang cảnh đa dạng, khi thì đi sâu vào rừng nhiệt đới bao la, khi thì trèo những ngọn núi cheo leo, khi thì uốn khúc ở bên đáy vực thẳm”. Nếu chỉ dừng lại như thế, đoạn văn chẳng ấn tượng gì, cũng không có giá trị gì ngoài một chi tiết thông tin về năm ra đời của con đường sắt. Nhưng Hữu Ngọc đã đẩy lên một nấc nữa: “có điều cuốn này không nói là xây dựng tuyến đường này, công ty xe lửa Vân Nam của Pháp đã làm chết năm vạn cu-li Trung Quốc và Việt Nam”. Và thế là ngay lập tức, ta sẽ nhìn con đường sắt ấy bằng một con mắt khác.

Cũng đề cập đến mảnh đất địa đầu tổ quốc này, Hữu Ngọc còn bàn đến một địa danh với mấy tình tiết khá thú vị. Qua bài viết của Hữu Ngọc, ở thị xã Lào Cai, theo nhân dân kể lại, thì địa danh Cốc Lếu cũng mang ý nghĩa bảo tồn Văn hoá Việt: Cốc Lếu có nghĩa là gốc gạo. Đồn rằng theo lệnh Minh Mạng, người Việt ở đâu đều phải trồng cây gạo để đánh dấu lãnh thổ. Hoá ra thời xưa, cha ông ta đã cắm mốc lãnh thổ… bằng cây.”

Sách hay Bùi Việt Thắng giới thiệu sách Lãng du trong văn hóa Việt Nam: “Cuốn sách có độ dày 1.030 trang (in khổ lớp 15 x 22,7), nó giống như một “bách khoa toàn thư” thu nhỏ, một cẩm nang văn hóa Việt Nam tiện lợi và bổ ích không chỉ cho bạn bè quốc tế muốn hiểu văn hóa Việt Nam mà còn tối cần thiết cho chính mỗi người Việt Nam chúng ta nếu muốn hiểu rõ cội nguồn, truyền thống và tương lai văn hóa dân tộc.

 Trước khi “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” với vai trò là “sứ giả văn hóa”, Hữu Ngọc đã chu du tới các nền văn hóa lớn như Pháp, Mỹ và các nước Bắc Âu. Tôi rất tâm đắc với ý kiến của nhà thơ Trần Đăng Khoa: “Hữu Ngọc là người Việt Nam, nhưng ông cũng là công dân của cả một thế giới rộng lớn. Ông kết hợp và tận dụng được cùng một lúc hai “nguồn lực” đó (vài nét về Hữu Ngọc – Lời đầu sách).

 “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” không phải là một công trình nghiên cứu văn hóa theo lối hàn lâm, cũng không phải là một cuốn sách chuyên khảo dạng chuyên đề mà có thể coi như là một tập bút ký hoành tráng với tổng số 357 bài (mỗi bài chỉ khoảng 2,5 trang và ngót 1.000 chữ).

Cuốn sách được cấu tạo bởi 3 mảng lớn: Đất Việt (103 bài), Lịch sử – Truyền thống (150 bài) và Văn hóa – Bản sắc dân tộc – Văn học – Nghệ thuật (122 bài). Một cuốn sách đồ sộ, “nặng ký”, nhưng đọc không mệt, không chán vì lối viết của Hữu Ngọc vốn “chữ ít nghĩa nhiều”, nói một cách khác là chữ ít nhưng lượng thông tin nhiều.

Thật không quá lời và có lẽ cũng không làm nhà văn hóa, “sứ giả văn hóa” Hữu Ngọc tự ái khi Trần Đăng Khoa nhận xét đây là kiểu “văn chương điện tín. Mỗi chữ là một thông tin”. Đúng là một cuộc lãng du chữ nghĩa trong thế giới văn hóa Việt Nam qua bàn tay nghệ nhân Hữu Ngọc với những “bí kíp” tuyệt chiêu. Bạn bè quốc tế và cả người Việt Nam sẽ làm một cuộc lãng du trên một đất nước có hàng nghìn năm lịch sử, có bề dày văn hóa như Việt Nam.

Đặc sắc nhất của “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” của Hữu Ngọc, theo tôi, tập trung rõ nhất ở phần thứ ba cuốn sách với tựa đề: Văn hóa – Bản sắc dân tộc – Văn học – Nghệ thuật.

Như chúng ta biết, văn học  nghệ thuật là bộ phận quan trọng của văn hóa, qua văn học nghệ thuật mà người ta nhìn thấu và cảm thức được văn hóa của một dân tộc khác. Mặt khác giao lưu văn hóa của nhân loại cũng có nhiều cách thức, con đường khác nhau nhưng qua và nhờ văn học nghệ thuật là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất (chẳng hạn mấy chục năm đầu thế kỷ XX người Việt Nam đã hiểu được thần thái văn hóa Pháp qua Victor Hugo).

Trong phần quan trọng này, khi bàn về bản sắc văn hóa dân tộc nếu chú ý chúng ta thấy Hữu Ngọc đã tiến hành phương pháp so sánh A với B để thấy rõ A hơn.

Vì thế không có gì lạ Hữu Ngọc đã viết một loạt để so sánh, để tìm ra cái giống cũng như cái khác của văn hóa Việt Nam so với thế giới: Giao lưu văn hóa Đông Tây, Cái nhìn của hôm nay, Giao thoa văn hóa Đông Tây, Kết hợp những giá trị văn hóa Đông Tây, Gặp gỡ văn hóa phương Tây, Sợi dây vô hình Đông Tây, Giao thoa văn hóa…

Một cách đặt vấn đề như thế là khoa học và nhân văn bởi vì Việt Nam đang trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, chúng ta không thể đóng cửa để tự mình “mẹ hát con khen hay” hoặc hơn thế “ta là ta mà cứ mê ta” mãi được. Từ cuối thế kỷ XX và đặc biệt ở thế kỷ XXI này, mỗi cư dân trên trái đất này đều thấm nhuần một sự thật giản dị “Trái đất là ngôi nhà chung của thế giới”. Cả nhân loại đã hát chung bài Chúc mừng năm mới, đã cùng đón Lễ Giáng sinh, Lễ tình yêu…

Hữu Ngọc trong công trình “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” cũng đã bộc lộ một thái độ khoa học trung thực khi một mặt đề cao “tính cộng đồng của người Việt” như một nét trội trong tính cách, bản sắc dân tộc nhưng mặt khác cũng đặt vấn đề nghiêm túc “tất cả mọi truyền thống đều là thay đổi”.

Đi sâu vào vấn đề này tác giả đã có sự kiến giải khá thuyết phục: “Làm thế nào để có thể bảo tồn được truyền thống dân tộc trong bối cảnh một nền văn hóa toàn cầu viễn thông tin học có khuynh hướng phá vỡ các đặc điểm dân tộc? Phải chăng phải bám một cách máy móc vào những giá trị cũ, coi như bất di bất dịch hay chỉ cần giữ cái cốt, cái tinh túy, mà biến đổi theo hơi thở của nhịp sống”.

Trên tinh thần này toàn bộ 357 bài viết của Hữu Ngọc trong “Lãng du văn hóa Việt Nam” đã làm phát lộ được “hơi thở của nhịp sống” văn hóa Việt Nam. Ai đó nhận xét đúng về cách viết về văn hóa của Hữu Ngọc là “ròng ròng sự sống” mà vẫn uyên thâm, uyên bác.

Khi bàn về bản sắc văn hóa dân tộc Hữu Ngọc cũng đã đứng trên lập trường khoa học biện chứng để bàn tới vấn đề “tiếp biến văn hóa”. Theo cách lý giải của tác giả, trong quan niệm hiện nay “đối thoại văn hóa” là một phương thức tiếp biến văn hóa.

Đã có một thời gian khá dài chúng ta diễn trò “độc thoại” trên nhiều lĩnh vực, trong đó có văn hóa. Đã đến lúc, do hoàn cảnh lịch sử “thiên thời địa lợi nhân hòa”, sự giao lưu văn hóa của Việt Nam với thế giới đã rộng mở và chính giao lưu tạo ra hiện tượng tiếp biến (tiếp thu và cải tiến) văn hóa.

Đọc “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” thấy thêm một Hữu Ngọc nhạy cảm và tinh tế khi bàn về văn học nghệ thuật. Những bài viết của ông về lĩnh vực này vừa thể hiện một Hữu Ngọc – nhà nghiên cứu vừa thể hiện một Hữu Ngọc – người cảm thụ sành điệu. Những bài viết về thơ chữ Hán, thơ Đường, Truyện Kiều, về tranh Hàng Trống, về nghệ thuật gốm, về âm nhạc, điện ảnh… đều tránh được lối “cưỡi ngựa xem hoa” nhưng cũng không quá tỉa tót tỉ mỉ.

Chủ yếu là ông đi tìm cái “thần thái” của đối tượng bằng một lối viết tung bút – nghiêng về chấm phá, gợi mở suy tư và gieo tranh luận. ở vào độ tuổi chín mươi (ông sinh năm 1918) Hữu Ngọc vẫn rất trẻ trung và dí dỏm khi viết về Thế hệ ve sầu Choai choai… ở đó tác giả thể hiện mình như một nhà sư phạm và như một nhà tâm lý học.

Thấu thị bản chất sự vật đã được coi là thành công của người viết nhưng dự cảm được bước đi và tương lai của nó mới quan trọng, nói cách khác đó là năng lực dự báo khoa học của người nghiên cứu (cũng như sáng tác).

Hữu Ngọc trong “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” cũng là một nhà dự báo khi hướng tới những vấn đề văn hóa thế kỷ XXI? Thế kỷ XXI có cần đến thơ nữa không? Văn hóa và chiến tranh văn hóa.

Đọc “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” của Hữu Ngọc có cảm giác yên tâm về cái gọi là “tương lai văn hóa đọc” trong sự cạnh tranh của “văn hóa nghe nhìn” mà xã hội đang rất quan tâm. Những cuốn sách như thế vẫn rất cần thiết, bổ ích với chúng ta, trong đó có “Lãng du trong văn hóa Việt Nam”.

Nhà sử học Phan Huy Lê cảm nhận: “Hữu Ngọc là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng
về những tác phẩm giới thiệu văn hóa nước ngoài vào Việt Nam và văn hóa Việt
Nam ra nước ngoài. Trong cuốn sách này, tác giả xuất phát từ hiện thực hàng ngày ở Việt Nam để đi ngược lại nguồn gốc và đi sâu tìm hiểu tính độc đáo của văn hóa Việt Nam.

 

 

Chúc mừng hạnh phúc ông bà Hữu Ngọc như các vị tiên giữa đời thường, tiến sĩ nông học Hoàng Kim vui chúc xuân hai cụ nhân ngày 22 tháng 12 năm 2018 nhà văn hóa Hữu Ngọc tròn 100 tuổi :

Trăm tuổi người tiên đẹp sánh đôi
Thung dung rạng rỡ nét xuân tươi
Hữu Ngọc tròn duyên văn hóa Việt
Tình yêu đất nước sáng muôn đời.

HỮU NGỌC TỪ ĐIỂN VĂN HÓA VIỆT

Bộ sách lớn văn hóa Việt của Hữu Ngọc ví như bói Kiều, bạn có thể mở một mục bất kỳ để được vui đắm mình vào việc tìm hiểu một vùng đất hoặc một vấn đề lịch sử, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, văn học, nghệ thuật…  Nhưng hay nhất,  tốt nhất là khi bạn có một điều gì đó băn khoăn trong câu chuyện mà bạn có thể “hỏi” ở sách Hữu Ngọc thì nơi đó đúng là một pho từ điển văn hóa.

Tôi mấy hôm nay đang tìm hiểu về Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương, mở trang sách
Lãng du trong văn hóa Việt Nam đọc bài “Vịnh Hạ Long và thơ Hồ Xuân Hương” thấy cụ Hữu Ngọc viết:

“Các cụ ta ngày xưa thường hay ngâm vịnh cảnh đẹp, gửi tình cảm vào thiên nhiên
Vậy mà thơ cổ điển về vịnh Hạ Long thật hiếm, có lẽ vì nơi này hiểm trở, đi lại khó
khăn, xa nơi kinh tế văn hóa của cả nước là đồng bằng Bắc Bộ. Thơ nổi tiếng nhất
về vịnh Hạ Long có mấy bài của vua Lê Thánh Tông (kế kỷ 15) và chúa Trịnh
Cương (thế kỷ 18). Năm 1952, nhân làm sách Hán Nôm ở Pháp, học giả Hoàng
Xuân Hãn đã phát hiện ra trong mục “Quảng Yên” c

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 8 THÁNG 4
Hoàng Kim


CNM365 Chào ngày mới 8 tháng 4. Hữu Ngọc từ điển văn hóa Việt; Trăng rằm đêm Thanh Minh; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Câu chuyện ảnh tháng Tư.. Ngày 8 tháng 4 năm 1820, Tượng thần Vệ Nữ thành Milo được một nông dân phát hiện tại đảo Milos, Ottoman. Bức tượng có niên đại từ thời Hy Lạp cổ đại. Tượng thần Vệ Nữ thành Milo là một tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ đại nổi tiếng nhất, khắc họa vị nữ thần tình yêu và sắc đẹp của người Hy Lạp.tên là thần Vệ nữ” Venus Aphrodite. Tượng được điêu khắc trên chất liệu cẩm thạch, hơi lớn hơn người thật, với chiều cao 203 cm, nhưng đã mất hai tay. Theo một đoạn văn khắc trên cái bệ ngày nay đã mất, mọi người cho rằng đây là tác phẩm của Alexandros xứ Antioch; trước kia tượng từng bị nhầm là tác phẩm của nhà điêu khắc Praxiteles. Ngày 8 tháng 4 năm 1710, Khang Hi tự điển là bộ tự điển chữ Hán có tầm ảnh hưởng lớn, được coi là một trong những công cụ tra cứu đắc dụng trong nghiên cứu chữ Hán hay Hán học nói chung của các học giả quan tâm đến lãnh vực này trên toàn thế giới được Khang Hy Đế triều Thanh hạ chỉ biên soạn. Khang Hi tự điển cả thảy có 47.035 chữ phân làm 12 tập theo Thập nhị địa chi, trong đó mỗi tập lại được chia ra 3 quyển Thượng, Trung, Hạ, dựa vào vận mẫu, thanh điệu và âm tiết mà phân loại. Sách do Trương Ngọc Thư Trần Đình Kính chủ biên cùng một tập thể học giả ưu tú thực hiện trong sáu năm và được hoàn thành năm Khang Hi thứ 25 (1716). Sách khởi đầu vào năm Hoàng đế Khang Hi thứ 19 (1710, cũng là năm F.P. De La Croix đặt lời đề tựa cho cuốn Ngàn lẻ một đêm). Ngày 8 tháng 4 năm 1904, Quảng trường Longacre tại Manhattan, New York được đổi tên thành Quảng trường Times theo tên báo The New York Times. Tờ báo này là một nhật báo được xuất bản tại Thành phố New York bởi Arthur O. Sulzberger Jr. và được phân phối ở khắp Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới. Nó là tờ báo lớn, danh tiếng và là một của những tờ báo quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1851. Bài chọn lọc ngày 8 tháng 4: Hữu Ngọc từ điển văn hóa Việt; Trăng rằm đêm Thanh Minh; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-8-thang-4/

 

 

HỮU NGỌC TỪ ĐIỂN VĂN HÓA VIỆT
Hoàng Kim


Trăm tuổi người tiên đẹp sánh đôi
Thung dung rạng rỡ nét xuân tươi
Hữu Ngọc tròn duyên văn hóa Việt
Tình yêu đất nước sáng muôn đời.

Chúc mừng ông bà Hữu Ngọc trăm năm hạnh phúc
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/huu-ngoc-tu-dien-van-hoa-viet/ . theo Ngọc Hà báo Dân sinh mục Văn hóa 12:27- 19/03/2020 (Dân sinh) – Ở tuổi 102 (2020), nhà văn hóa Hữu Ngọc vừa cho ra mắt bộ sách mới “Cảo thơm lần giở” gồm 2 quyển với dung lượng gần 1.000 trang. Có thể nói, việc ra mắt sách ở cái tuổi xưa nay hiếm quả là có một không hai, không chỉ ở Việt Nam mà có lẽ ngay cả trên thế giới. http://baodansinh.vn/nha-van-hoa-huu-ngoc-trai-long-ve-cuoc-doi-trong-cao-thom-lan-gio-20200319110358036.htm — cùng với Quangtuyen TranQuyen Mai Van.

Tôi xin chép lại nguyên văn bài viết của Ngọc Hà trên báo Dân sinh trước khi có bàn luận:
Nhà văn hóa Hữu Ngọc giành Giải thưởng Lớn vì tình yêu Hà Nội

NHÀ VĂN HÓA HỮU NGỌC TRÃI LÒNG VỀ CUỘC ĐỜI TRONG “CẢO THƠM LẦN GIỞ” Ngọc Hà

Bộ sách chắt lọc những trải nghiệm, suy ngẫm của tác giả về “cuộc đời và xã hội qua lăng kính tư duy của những trí tuệ uyên thâm trên thế giới”, là thành quả miệt mài lao động chữ nghĩa, xuất – nhập khẩu văn hóa: Quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới và giới thiệu tinh hoa văn hóa thế giới đến Việt Nam của
nhà văn hóa Hữu Ngọc.

 

Nhà văn hóa Hữu Ngọc trải lòng về cuộc đời trong "Cảo thơm lần giở" - Ảnh 1.

 

Bộ sách giới thiệu cuộc đời và tư duy của hơn 180 danh nhân Đông Tây kim cổ, trải rộng trên nhiều lĩnh vực: Tôn giáo, văn hóa, triết học, khoa học, văn học, nghệ thuật, đạo đức học, xã hội học, sử học, tâm lí học, chính trị học… đại diện cho các nền văn hóa của nhân loại; từ những giáo chủ như Phật Thích Ca, Chúa Jésus, tiên tri Muhammad; những triết gia như Khổng Tử, Sokrates, Hegel, Sartre…; những nhà khoa học như Darwin, Einstein; những nhà văn, nhà thơ như Shakespeare, Cesvantes, Dante, Goethe, Dostoyevsky, Lỗ Tấn, Tagor, Molière…; những chính khách như Kennedy, Mandela, Obama…; những nhà chiến lược quân sự như Tôn Tử, Machiavelli…; những nghệ sĩ như Leona de Vinci, Picasso, Guitry… Trong tập sách này, nhà văn hóa Hữu Ngọc cũng trân trọng giới thiệu về 3 vị danh nhân Việt Nam được tổ chức thế giới UNESCO công nhận là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh; và thiền sư Thích Nhất Hạnh. Qua lăng kính của nhà văn hóa Hữu Ngọc, mỗi danh nhân được khắc họa một cách súc tích về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, học thuyết. Với mỗi danh nhân, tác giả cũng cẩn trọng lựa chọn những câu danh ngôn nổi tiếng, tiêu biểu thể hiện tư tưởng, học thuyết của vị danh nhân ấy.

Cuốn sách được sắp xếp theo thứ tự ABC khiến nó có cấu trúc giống như từ điển. Tuy nhiên, theo nhà văn người Mỹ Lady Borton – một người bạn thân thiết của tác giả: “Thực ra đây không phải là một từ điển theo đúng quy tắc, vì nó không mang tính khách quan khoa học của một tác phẩm kinh điển. Có thể coi đó là một tập kí đậm màu sắc cá nhân”.

Nhưng có lẽ, chính màu sắc cá nhân đó khiến cho những câu chuyện trong sách trở nên gần gũi, mang lại cảm xúc, ấn tượng cho người đọc, chứ không đơn thuần là một cuốn từ điển mang tính thông tin.

 

Nhà văn hóa Hữu Ngọc trải lòng về cuộc đời trong "Cảo thơm lần giở" - Ảnh 3.

 

Nhẩn nha đọc “Cảo thơm lần giở” cũng giống như “thực hiện một chuyến lãng du văn hóa qua thời gian và không gian”. Nhà văn hóa Hữu Ngọc nói về cuốn sách của mình: “Cuộc hành hương tìm về quá khứ của bản thân tác giả đã đem lại cho tác giả chút bình thản để hồi tưởng những chuyện riêng tư và cả những sự kiện quốc gia và quốc tế đương thời… Trong quá trình hồi tưởng, tác giả luôn băn khoăn về ý nghĩa các sự việc đã qua, rồi từ đó suy ngẫm về ý nghĩa đời người và phận người… Có phải ai cũng như danh họa Gauguin để có thể dùng một bức họa giải đáp mấy câu hỏi siêu hình muôn thuở: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đi đâu? Cuộc hành hương của tác giả rẽ sang ngả khác: Qua thư tịch, đi “gõ cửa” các danh nhân thế giới để tìm những giải đáp cho câu hỏi trên. Thành quả “tầm sư” ấy là cuốn sách này”.

Đọc cuốn sách, độc giả có thể mường tượng được phần nào bối cảnh xã hội, nền giáo dục, văn hóa Việt Nam qua hành trình học tập, công tác của tác giả xuyên suốt một thế kỷ.

Mượn ý thơ trong Truyện Kiều “Cảo thơm lần giở” – nghĩa là mở lại những pho sách quý làm tiêu đề, lấy hai câu đề tựa bộ sách cũng là câu mở đầu và kết thúc Truyện Kiều: “Trăm năm trong cõi người ta”, “Mua vui cũng được một vài trống canh”, nhà văn hóa Hữu Ngọc quả là có ý muốn tổng kết cả một đời suy tưởng của mình trong bộ sách. Nhưng có lẽ cũng như đại thi hào Nguyễn Du, nhà văn hóa Hữu Ngọc viết bộ sách không chỉ để “mua vui”.

Nhà văn hóa Hữu Ngọc sinh ngày 22/12/1918 tại Hà Nội. Trong suốt cuộc đời lao động chữ nghĩa miệt mài của mình, ông đã được trao tặng nhiều giải thưởng danh giá như: 2 Huân chương Độc lập; Huân chương Chiến công; Huân chương Cành cọ Hàn lâm (Pháp); Huân chương Bắc Đẩu (Thụy Điển); Giải Mot d’or (Pháp); Giải Vàng Sách Việt Nam 2006; Giải Đồng Sách Việt Nam 2015; Giải thưởng Quốc gia Sách Việt Nam 2017; Giải Nhất toàn quốc 2015 về Thông tin Đối ngoại; Giải thưởng Lớn Bùi Xuân Phái về Tình yêu Hà Nội 2017…

 

HỮU NGỌC TỪ ĐIỂN VĂN HÓA VIỆT
Hoàng Kim

Nhà văn hóa Hữu Ngọc, sách và đời, là từ điển văn hóa Việt. Cụ Hữu Ngọc sinh năm 1918 tại Hà Nội, gốc gia đình ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Cụ là ông tiên giữa đời thường, dạo chơi trong văn hóa Việt, trọn trăm năm vẫn trí tuệ, minh triết. “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” của cụ Hữu Ngọc học mà chơi, chơi mà học. Ở đó là một rừng thiêng cổ tích văn hóa Việt, một từ điển bách khoa toàn thư, đậm đặc thông tin, ít chữ nhiều nghĩa, là “văn chương điện tín, mỗi chữ là một thông tin” (chữ của Trần Đăng Khoa). Hai bộ sách lớn tiếng Việt và tiếng Anh đều dày 1048 trang và rất chuẩn mực. Với 357 bài là 357 từ khóa văn hóa Việt phủ kín ba mảng lớn: Đất Việt (103 bài), Lịch sử – Truyền thống (150 bài) và Văn hóa – Bản sắc dân tộc – Văn học – Nghệ thuật (122 bài). Sách soi thấu nhiều ngõ ngách lịch sử văn hóa. Ta tìm trong những câu chuyện ông kể như mừng rỡ gặp được người thầy thông tuệ và  gặp lại chính mình. Dạo chơi cùng cụ Hữu Ngọc  “Lãng du trong văn hóa Việt Nam”, lắng nghe cụ trò chuyện qua trang sách, bạn sẽ thấu hiếu câu nói của Bruno – nhà ngoại giao Bỉ:  “Tôi bàng hoàng vì chỉ nửa giờ gặp ông Hữu Ngọc, tôi hiểu văn hoá Việt Nam bằng cả bấy lâu tôi đọc bao nhiêu cuốn sách và tìm hiểu nền văn hoá của dân tộc ông. Tôi vô cùng cảm ơn ông”. Loạt tác phẩm của nhà văn hóa Hữu Ngọc là ngọc cho đời “Phác thảo chân dung văn hóa Pháp,” “Mảnh trời Bắc Âu,””Văn hóa Thụy Điển,” “Hồ sơ văn hóa Mỹ,” “Chân dung văn hóa Nhật Bản.” “Chìa khóa để biết và hiểu Lào”. Đời và sách cụ Hữu Ngọc là nhịp cầu văn hóa nối dân tộc Việt với Thế giới.

 

 

HỮU NGỌC ĐỜI VÀ SÁCH VĂN HÓA

Nhà văn hóa Hữu Ngọc sinh ngày 1 tháng 1 năm 1918 tại Thuận Thành, Bắc Ninh, sống và làm việc tại Hà Nội. Ông là tác giả của hai bộ sách lớn Lãng Du Trong Văn Hoá Việt Nam và “Wandering through Vietnamese culture“. Bản tiếng Anh của sách này đã được tặng Giải Vàng sách Việt Nam 2006.  Nhà văn hóa Hữu Ngọc nay đã 98 tuổi nhưng ông vẫn đi và viết đều đặn. Cuộc đời ông giống như một nhịp cầu nối văn hóa Việt Nam với thế giới và thế giới với Việt Nam.

Tốt nghiệp tú tài triết học, Hữu Ngọc vào học trường Luật. Ngày ấy học luật để ra làm quan nhưng ông lại rẽ ngang sang nghề dạy học. Ông muốn đem lời nói từ trong con tim đến với học trò trong cảnh mất nước. Kháng chiến chín năm chống Pháp, ông làm Trưởng ban giáo dục tù, hàng binh Âu-Phi, có dịp lặn lội đi khắp các trại để làm công tác địch vận, giúp cho những người lính Âu-Phi trong đội quân xâm lược của thực dân Pháp hiểu về cuộc kháng chiến chính nghĩa và nền văn hóa của Việt Nam.

Sau năm 1954, ông có nhiều dịp đi công tác và hội thảo ở nhiều nước trên thế giới, đem tiếng nói chính nghĩa, yêu lao động, yêu hòa bình của dân tộc Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, làm cho họ hiểu đất nước và nền văn hóa của Việt Nam hơn.

Trong thời kỳ đổi mới, nhà văn hóa Hữu Ngọc lại càng “được mùa” nói chuyện văn hóa. Sức lan tỏa của những cuốn sách do ông viết làm bạn đọc gần xa tìm đến ông. Mỗi năm ông thường có trên 50 buổi nói chuyện cho người nước ngoài nhất là Mỹ, Pháp, có buổi lên đến hơn một trăm người nghe. Nhiều vị nguyên thủ quốc gia, nghị sĩ, giáo sư nhiều nước khi đến Việt Nam đã dành thời gian để nghe ông nói về văn hóa Việt Nam. Người nghe đặc biệt thích thú khi được ông phân tích quá trình hình thành và đặc điểm của nền văn hóa Việt Nam.

Ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng Huân chương Chiến công và Huân chương Độc lập, Chính phủ Thụy Điển tặng Huân chương “Ngôi sao phương Bắc”

Hữu Ngọc với tri thức sâu rộng, lại sử dụng thành thạo tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, sử dụng được chữ Hán, trên nữa thế kỷ cầm bút, ông đã góp cho đời một loạt tác phẩm viết về kho tàng văn hóa phong phú của nhiều dân tộc. Đó là “Phác thảo chân dung văn hóa Pháp,” “Mảnh trời Bắc Âu,””Văn hóa Thụy Điển,” “Hồ sơ văn hóa Mỹ,” “Chân dung văn hóa Nhật Bản.” “Chìa khóa để biết và hiểu Lào.”Ông dốc sức giới thiệu văn hóa Việt Nam ra nước ngoài, viết đều đặn hơn chục năm trời mục “Mạn đàm truyền thống” cho Le Courrier Viet Nam (tiếng Pháp) và Vietnam News (tiếng Anh). Mỗi bài viết của ông là một câu chuyên nhỏ dắt người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về nền văn hóa phong phú của Việt Nam.

Những bài viết đó của Hữu Ngọc đã được tập hợp thành một cuốn sách quý “Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam” bằng hai thứ tiếng Anh và Pháp. Cuốn sách đã được dùng làm món quà quý trao tặng các nguyên thủ quốc gia đến tham dự Hội nghị các nước có sử dụng tiếng Pháp lần thứ bảy tại Hà Nội năm 1997.

Tác phẩm của Hữu Ngọc đã được tập hợp thành bộ sách lớn “Lãng du trong văn hóa Việt Nam.” do Nhà Xuất bản Thanh Niên ấn hành năm 2007, phát hành bởi Fahasa, dày 1.048  trang. Cuốn sách tiếng Anh  “Sketches for a Portrait of Vietnamese Culture”  do Nhà Xuất bản Thế Giới xuất bản  lần đầu năm 1995 tái bản lần 2 năm 1997, lần 3 năm 1998; tái bản lần 4 năm 2004  và đổi thành tên mới “Wandering through Vietnamese culture”, tái bản lần 5, lần 6, lần 7, lần 8  vào các năm 2005, 2006, 2007, 2008 và đúc kết thành bộ sách lớn năm 2010. Thành công của cuốn sách tiếng Anh vượt ra ngoài sự mong đợi của tác giả, trở thành món quà tặng quý giá cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa Việt Nam.

Nhà văn Trần Đăng Khoa trong Vài nét Hữu Ngọc đã kể chuyện về ông ở đời thường: “Ngoài những trang viết, Hữu Ngọc còn có nhiều cuộc giao lưu quốc tế. Tôi cũng đã nhiều lần ngồi dự những cuộc gặp gỡ của ông. Những lúc ấy, Hữu Ngọc rất linh hoạt, khi nói tiếng Anh. Lúc chuyển tiếng Pháp, lúc lại quặt sang tiếng Đức. Ai hỏi ông bằng tiếng nước nào thì ông trả lời bằng tiếng nước đó. Hữu Ngọc có khả năng thôi miên người nghe bằng khối lượng kiến thức khá uyên bác của mình. Chúng ta hãy nghe chính những khán giả của ông bộc lộ:

Xin vô cùng đa tạ bài nói tuyệt vời của ông Hữu Ngọc ngày hôm qua ở Trung tâm văn hoá Nhật Hawii. Tất cả chúng tôi đều bị cuốn hút nghe ông kể về dĩ vãng và hiện tại ở Việt Nam (Paul Rehob Chủ tịch Phòng Thương mại Việt Mỹ ở bang Hawaii – Mỹ)

Bài thuyết trình của ông Hữu Ngọc thực là hoàn hảo. Có một thành viên trẻ của đoàn chúng tôi còn bảo phần của ông là điểm hay nhât của cả chương trình nói chung. Bản thân tôi thấy ông Hữu Ngọc sử dụng kỹ năng sư phạm hiện đại rất điêu luyện cho vốn hiểu biết sâu sắc của mình. Tôi ước ao giá được nghe bản thuyết trình này sớm hơn, khi tôi bắt đầu công tác ở Hà Nội. Một bài thuyết trình thật sáng sủa” (Bjorn Lasson, Phụ trách đoàn 30 chuyên gia và nhà doanh nghiệp Thuỵ Điển trong chuyến thăm Việt Nam)

Đối với nhà trí thức Việt Nam ưu tú này – Ông Hữu Ngọc ngôn ngữ của chúng ta, di sản nghệ thuật của chúng ta, toàn thể nền văn hoá của chúng ta, là bộ phận của nền văn hoá riêng của ông, bên cạnh nền văn hoá dân tộc, gắn chặt nhau và cùng toả sáng (Charles Foruniau Tiến sĩ sử học Pháp- Hội trưởng Hội Pháp Việt hữu nghị)

Ông Hữu Ngọc quả là một người phi thường – điểm nổi bật nhất ở Hội nghị là nghe ông Hữu Ngọc nói chuyện

Hay đến sửng sốt

Hữu Ngọc gây ấn tượng mạnh trong tôi. Rát khiêm tốn! Rất thông minh! Rất khoan dung!

Tôi bàng hoàng vì chỉ nửa giờ gặp ông Hữu Ngọc, tôi hiểu văn hoá Việt Nam bằng cả bấy lâu tôi đọc bao nhiêu cuốn sách và tìm hiểu nền văn hoá của dân tộc ông. Tôi vô cùng cảm ơn ông” (Bruno- Nhà ngoại giao Bỉ)

Ta có thể còn gặp rất nhiều những tiếng reo vui như thế của bạn bè quốc tế trong các trang báo chí nước ngoài. Tôi cũng muốn nói thêm một điều gì đó về ông. Nhưng rồi tôi lại im lặng. Khẳng định điều gì về ông bây giờ, dường như là …quá sớm. Bởi Hữu Ngọc đang sung sức. Ông vẫn đang đi. Trước mặt tôi vẫn thấp thoáng tấm lưng ông. Tấm lưng lầm lụi trong gió bụi…”

HỮU NGỌC CẢM NHẬN CỦA BẠN ĐỌC

Vinabook.com giới thiệu sách Lãng Du Trong Văn Hoá Việt Nam:

Bằng con mắt của một người thuần Việt, Hữu Ngọc nắm bắt được những vẻ đẹp của những nền văn minh nhân loại. Và bằng con mắt của nhân loại, ông phát hiện ra được những tính chất đặc sắc của Việt Nam mà nhiều khi người Việt ta lại không thể nhìn ra.

Bàn về các làng quê truyền thống Việt Nam, Hữu Ngọc cho rằng, do chiến tranh, do kinh tế thị trường, lại ảnh hưởng văn hoá phương Tây, các làng truyền thống của Việt Nam, hầu hết đã ít nhiều bị “ô nhiễm” văn hoá. Có chăng, chỉ còn mỗi làng Đường Lâm. Cũng theo Hữu Ngọc, Đường Lâm có thể xem là mẫu làng truyền thống Việt Nam duy nhất còn lại khá hoàn hảo, ít bị ô nhiễm nhất. Nhà nghiên cứu văn hoá Thái Lan Thainaitis nói với Hữu Ngọc rằng “cần thiết phải cảnh báo để người dân nhận thức về di sản văn hoá của mình trước khi nó bị lãng quên và bị thời gian hủy diệt. Đường Lâm vừa là thắng cảnh đẹp, vừa được tạo nên bởi chính bàn tay của người Việt Nam – đó chính là văn hoá văn minh của nước Việt Nam có một lịch sử lâu dài… Cảnh đẹp Hạ Long là do thiên nhiên tạo nên, không giống như Đường Lâm chỉ do con người tạo dựng”. Cảnh quan Đường Lâm dường như vẫn giữ được vẻ xưa. Nói như hoạ sĩ Phan Kế An, trước kia theo tục lệ làng, không ai được xây dựng nhà cao hơn mái đình. Tuy lệ ấy đã nhạt đi, có vài ba nhà cao tầng đựơc xây nhưng không đáng kể. Cái chính ít xây là do dân nghèo, nông nghiệp là chính, buôn bán ít, nghề phụ chỉ có một số nghề truyền thống: giò chả, nuôi gà, làm kẹo bột, chè lam, bánh bỏng, dệt vải và làm tương. Đưa ra mấy thông tin như thế, rồi Hữu Ngọc bình một câu sắc lẻm mà không kém phần chua xót. May quá! không ngờ chính “cái nghèo đã cứu vớt được một di sản văn hoá”.

Không ít người đã đi Côn Minh bằng đường xe lửa. Nhưng không mấy ai để ý đến con đường sắt này. Trong một bài viết rất ngắn về Lào Cai, mảnh đất biên cương nơi địa đầu Tổ quốc, Hữu Ngọc cho ta biết: “Đường xe lửa Lào Cai – Côn Minh, hoàn thành năm 1910, mà thực dân Pháp khoe là một kỳ công kỹ thuật và một thắng cảnh du lịch. Đây là một trong những đường xe lửa ngoạn mục nhất và hiểm trở nhất Châu Á. Nó băng qua những quang cảnh đa dạng, khi thì đi sâu vào rừng nhiệt đới bao la, khi thì trèo những ngọn núi cheo leo, khi thì uốn khúc ở bên đáy vực thẳm”. Nếu chỉ dừng lại như thế, đoạn văn chẳng ấn tượng gì, cũng không có giá trị gì ngoài một chi tiết thông tin về năm ra đời của con đường sắt. Nhưng Hữu Ngọc đã đẩy lên một nấc nữa: “có điều cuốn này không nói là xây dựng tuyến đường này, công ty xe lửa Vân Nam của Pháp đã làm chết năm vạn cu-li Trung Quốc và Việt Nam”. Và thế là ngay lập tức, ta sẽ nhìn con đường sắt ấy bằng một con mắt khác.

Cũng đề cập đến mảnh đất địa đầu tổ quốc này, Hữu Ngọc còn bàn đến một địa danh với mấy tình tiết khá thú vị. Qua bài viết của Hữu Ngọc, ở thị xã Lào Cai, theo nhân dân kể lại, thì địa danh Cốc Lếu cũng mang ý nghĩa bảo tồn Văn hoá Việt: Cốc Lếu có nghĩa là gốc gạo. Đồn rằng theo lệnh Minh Mạng, người Việt ở đâu đều phải trồng cây gạo để đánh dấu lãnh thổ. Hoá ra thời xưa, cha ông ta đã cắm mốc lãnh thổ… bằng cây.”

Sách hay Bùi Việt Thắng giới thiệu sách Lãng du trong văn hóa Việt Nam: “Cuốn sách có độ dày 1.030 trang (in khổ lớp 15 x 22,7), nó giống như một “bách khoa toàn thư” thu nhỏ, một cẩm nang văn hóa Việt Nam tiện lợi và bổ ích không chỉ cho bạn bè quốc tế muốn hiểu văn hóa Việt Nam mà còn tối cần thiết cho chính mỗi người Việt Nam chúng ta nếu muốn hiểu rõ cội nguồn, truyền thống và tương lai văn hóa dân tộc.

 Trước khi “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” với vai trò là “sứ giả văn hóa”, Hữu Ngọc đã chu du tới các nền văn hóa lớn như Pháp, Mỹ và các nước Bắc Âu. Tôi rất tâm đắc với ý kiến của nhà thơ Trần Đăng Khoa: “Hữu Ngọc là người Việt Nam, nhưng ông cũng là công dân của cả một thế giới rộng lớn. Ông kết hợp và tận dụng được cùng một lúc hai “nguồn lực” đó (vài nét về Hữu Ngọc – Lời đầu sách).

 “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” không phải là một công trình nghiên cứu văn hóa theo lối hàn lâm, cũng không phải là một cuốn sách chuyên khảo dạng chuyên đề mà có thể coi như là một tập bút ký hoành tráng với tổng số 357 bài (mỗi bài chỉ khoảng 2,5 trang và ngót 1.000 chữ).

Cuốn sách được cấu tạo bởi 3 mảng lớn: Đất Việt (103 bài), Lịch sử – Truyền thống (150 bài) và Văn hóa – Bản sắc dân tộc – Văn học – Nghệ thuật (122 bài). Một cuốn sách đồ sộ, “nặng ký”, nhưng đọc không mệt, không chán vì lối viết của Hữu Ngọc vốn “chữ ít nghĩa nhiều”, nói một cách khác là chữ ít nhưng lượng thông tin nhiều.

Thật không quá lời và có lẽ cũng không làm nhà văn hóa, “sứ giả văn hóa” Hữu Ngọc tự ái khi Trần Đăng Khoa nhận xét đây là kiểu “văn chương điện tín. Mỗi chữ là một thông tin”. Đúng là một cuộc lãng du chữ nghĩa trong thế giới văn hóa Việt Nam qua bàn tay nghệ nhân Hữu Ngọc với những “bí kíp” tuyệt chiêu. Bạn bè quốc tế và cả người Việt Nam sẽ làm một cuộc lãng du trên một đất nước có hàng nghìn năm lịch sử, có bề dày văn hóa như Việt Nam.

Đặc sắc nhất của “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” của Hữu Ngọc, theo tôi, tập trung rõ nhất ở phần thứ ba cuốn sách với tựa đề: Văn hóa – Bản sắc dân tộc – Văn học – Nghệ thuật.

Như chúng ta biết, văn học  nghệ thuật là bộ phận quan trọng của văn hóa, qua văn học nghệ thuật mà người ta nhìn thấu và cảm thức được văn hóa của một dân tộc khác. Mặt khác giao lưu văn hóa của nhân loại cũng có nhiều cách thức, con đường khác nhau nhưng qua và nhờ văn học nghệ thuật là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất (chẳng hạn mấy chục năm đầu thế kỷ XX người Việt Nam đã hiểu được thần thái văn hóa Pháp qua Victor Hugo).

Trong phần quan trọng này, khi bàn về bản sắc văn hóa dân tộc nếu chú ý chúng ta thấy Hữu Ngọc đã tiến hành phương pháp so sánh A với B để thấy rõ A hơn.

Vì thế không có gì lạ Hữu Ngọc đã viết một loạt để so sánh, để tìm ra cái giống cũng như cái khác của văn hóa Việt Nam so với thế giới: Giao lưu văn hóa Đông Tây, Cái nhìn của hôm nay, Giao thoa văn hóa Đông Tây, Kết hợp những giá trị văn hóa Đông Tây, Gặp gỡ văn hóa phương Tây, Sợi dây vô hình Đông Tây, Giao thoa văn hóa…

Một cách đặt vấn đề như thế là khoa học và nhân văn bởi vì Việt Nam đang trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, chúng ta không thể đóng cửa để tự mình “mẹ hát con khen hay” hoặc hơn thế “ta là ta mà cứ mê ta” mãi được. Từ cuối thế kỷ XX và đặc biệt ở thế kỷ XXI này, mỗi cư dân trên trái đất này đều thấm nhuần một sự thật giản dị “Trái đất là ngôi nhà chung của thế giới”. Cả nhân loại đã hát chung bài Chúc mừng năm mới, đã cùng đón Lễ Giáng sinh, Lễ tình yêu…

Hữu Ngọc trong công trình “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” cũng đã bộc lộ một thái độ khoa học trung thực khi một mặt đề cao “tính cộng đồng của người Việt” như một nét trội trong tính cách, bản sắc dân tộc nhưng mặt khác cũng đặt vấn đề nghiêm túc “tất cả mọi truyền thống đều là thay đổi”.

Đi sâu vào vấn đề này tác giả đã có sự kiến giải khá thuyết phục: “Làm thế nào để có thể bảo tồn được truyền thống dân tộc trong bối cảnh một nền văn hóa toàn cầu viễn thông tin học có khuynh hướng phá vỡ các đặc điểm dân tộc? Phải chăng phải bám một cách máy móc vào những giá trị cũ, coi như bất di bất dịch hay chỉ cần giữ cái cốt, cái tinh túy, mà biến đổi theo hơi thở của nhịp sống”.

Trên tinh thần này toàn bộ 357 bài viết của Hữu Ngọc trong “Lãng du văn hóa Việt Nam” đã làm phát lộ được “hơi thở của nhịp sống” văn hóa Việt Nam. Ai đó nhận xét đúng về cách viết về văn hóa của Hữu Ngọc là “ròng ròng sự sống” mà vẫn uyên thâm, uyên bác.

Khi bàn về bản sắc văn hóa dân tộc Hữu Ngọc cũng đã đứng trên lập trường khoa học biện chứng để bàn tới vấn đề “tiếp biến văn hóa”. Theo cách lý giải của tác giả, trong quan niệm hiện nay “đối thoại văn hóa” là một phương thức tiếp biến văn hóa.

Đã có một thời gian khá dài chúng ta diễn trò “độc thoại” trên nhiều lĩnh vực, trong đó có văn hóa. Đã đến lúc, do hoàn cảnh lịch sử “thiên thời địa lợi nhân hòa”, sự giao lưu văn hóa của Việt Nam với thế giới đã rộng mở và chính giao lưu tạo ra hiện tượng tiếp biến (tiếp thu và cải tiến) văn hóa.

Đọc “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” thấy thêm một Hữu Ngọc nhạy cảm và tinh tế khi bàn về văn học nghệ thuật. Những bài viết của ông về lĩnh vực này vừa thể hiện một Hữu Ngọc – nhà nghiên cứu vừa thể hiện một Hữu Ngọc – người cảm thụ sành điệu. Những bài viết về thơ chữ Hán, thơ Đường, Truyện Kiều, về tranh Hàng Trống, về nghệ thuật gốm, về âm nhạc, điện ảnh… đều tránh được lối “cưỡi ngựa xem hoa” nhưng cũng không quá tỉa tót tỉ mỉ.

Chủ yếu là ông đi tìm cái “thần thái” của đối tượng bằng một lối viết tung bút – nghiêng về chấm phá, gợi mở suy tư và gieo tranh luận. ở vào độ tuổi chín mươi (ông sinh năm 1918) Hữu Ngọc vẫn rất trẻ trung và dí dỏm khi viết về Thế hệ ve sầu Choai choai… ở đó tác giả thể hiện mình như một nhà sư phạm và như một nhà tâm lý học.

Thấu thị bản chất sự vật đã được coi là thành công của người viết nhưng dự cảm được bước đi và tương lai của nó mới quan trọng, nói cách khác đó là năng lực dự báo khoa học của người nghiên cứu (cũng như sáng tác).

Hữu Ngọc trong “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” cũng là một nhà dự báo khi hướng tới những vấn đề văn hóa thế kỷ XXI? Thế kỷ XXI có cần đến thơ nữa không? Văn hóa và chiến tranh văn hóa.

Đọc “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” của Hữu Ngọc có cảm giác yên tâm về cái gọi là “tương lai văn hóa đọc” trong sự cạnh tranh của “văn hóa nghe nhìn” mà xã hội đang rất quan tâm. Những cuốn sách như thế vẫn rất cần thiết, bổ ích với chúng ta, trong đó có “Lãng du trong văn hóa Việt Nam”.

Nhà sử học Phan Huy Lê cảm nhận: “Hữu Ngọc là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng
về những tác phẩm giới thiệu văn hóa nước ngoài vào Việt Nam và văn hóa Việt
Nam ra nước ngoài. Trong cuốn sách này, tác giả xuất phát từ hiện thực hàng ngày ở Việt Nam để đi ngược lại nguồn gốc và đi sâu tìm hiểu tính độc đáo của văn hóa Việt Nam.

 

 

Chúc mừng hạnh phúc ông bà Hữu Ngọc như các vị tiên giữa đời thường, tiến sĩ nông học Hoàng Kim vui chúc xuân hai cụ nhân ngày 22 tháng 12 năm 2018 nhà văn hóa Hữu Ngọc tròn 100 tuổi :

Trăm tuổi người tiên đẹp sánh đôi
Thung dung rạng rỡ nét xuân tươi
Hữu Ngọc tròn duyên văn hóa Việt
Tình yêu đất nước sáng muôn đời.

HỮU NGỌC TỪ ĐIỂN VĂN HÓA VIỆT

Bộ sách lớn văn hóa Việt của Hữu Ngọc ví như bói Kiều, bạn có thể mở một mục bất kỳ để được vui đắm mình vào việc tìm hiểu một vùng đất hoặc một vấn đề lịch sử, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, văn học, nghệ thuật…  Nhưng hay nhất,  tốt nhất là khi bạn có một điều gì đó băn khoăn trong câu chuyện mà bạn có thể “hỏi” ở sách Hữu Ngọc thì nơi đó đúng là một pho từ điển văn hóa.

Tôi mấy hôm nay đang tìm hiểu về Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương, mở trang sách
Lãng du trong văn hóa Việt Nam đọc bài “Vịnh Hạ Long và thơ Hồ Xuân Hương” thấy cụ Hữu Ngọc viết:

“Các cụ ta ngày xưa thường hay ngâm vịnh cảnh đẹp, gửi tình cảm vào thiên nhiên
Vậy mà thơ cổ điển về vịnh Hạ Long thật hiếm, có lẽ vì nơi này hiểm trở, đi lại khó
khăn, xa nơi kinh tế văn hóa của cả nước là đồng bằng Bắc Bộ. Thơ nổi tiếng nhất
về vịnh Hạ Long có mấy bài của vua Lê Thánh Tông (kế kỷ 15) và chúa Trịnh
Cương (thế kỷ 18). Năm 1952, nhân làm sách Hán Nôm ở Pháp, học giả Hoàng
Xuân Hãn đã phát hiện ra trong mục “Quảng Yên” của cuốn sách chép tay “Đại Nam
dư địa chí ước biên” năm bài thơ chữ Hán về vịnh Hạ Long của Hồ Xuân Hương .
Những bài thơ này miêu tả phong cảnh vịnh Hạ Long khi thuyền len lõi qua những
núi đá mờ ảo. Non non nước nước, chim bay cá lặn, cảnh sắc huyền ảo dưới bóng
chiều tà. Để cảm thông với hồn thơ một nữ thi sĩ ngắm cảnh Hoa Phong (tên cũ vịnh Hạ Long) cách đây gần hai trăm năm, xin trích một bài (nguyên văn chữ Hán, bản
dịch của Hoàng Xuân Hãn):

Phiến phàm vô cấp độ Hoa Phong
Lá buồm không vội vượt qua vùng Hoa Phong)
Triệu bích đan nhai xuất thủy trung
(Vách đá đứng, sườn núi đỏ, giữa nước trỗi dựng lên)
Thủy thế mỗi tùy sơn diện chuyển
(Thế nước tùy chỗ theo núi mà biến chuyển)
Sơn hình tà kháo thủy môn thông
(Hình núi nghiêng mình, nép tựa cửa lạch, để nước thông qua)
Ngư long tạp xử thu yên bạc
(Cá rồng lẫn lộn, tăm khuất dưới tầng hơi nước mùa thu)
Âu lộ tề phi nhật chiếu hồng
(Âu cò cùng bay trong ánh đỏ mặt trời chiếu)
Ngọc động vân phòng tam bách lục
(Cõi tiên có ba trăm sáu động ngọc và phòng mây
)
Bất tri thùy thị thủy tinh cung
(Đây không biết chốn nào là cung Thủy tinh).

Phải chăng Hồ Xuân Hương , tác giả bài thơ Hán thanh tao và bác học này , cũng chính là cô Hồ Xuân Hương của truyền thống dân gian với những bài thơ Nôm châm biếm, đáo để, dục tình? Dựa vào thư tịch cổ , ông Hoàng Xuân Hãn khẳng định đúng là thế . Và ông đưa ra chân dung mchân dung một Hồ Xuân Hương trữ tình (qua tập Lưu Hương Ký) mà phần thơ giễu cợt làm lúc thiếu thời chỉ là một sắc thái”

Không ít người đã đi Hạ Long nhưng Hữu Ngọc chỉ bằng một vài nét chấm phá đã khái quát những tuyệt phẩm thơ cổ viết về danh thắng xinh đẹp Hạ Long giúp đánh thức sự tò mò tìm kiếm của những người nặng lòng với Hạ Long  và thi ca Việt thì ông quả thật là tài tình. Nhà văn hóa Hữu Ngọc còn đẩy lên một mức cao hơn khi viết “Vịnh Hạ Long và Hồ Xuân Hương”  giới thiệu kiệt tác thơ chữ Hán đặc sắc của bà chúa thơ Nôm, hé lộ năm bài thơ chữ Hán và tập Lưu Hương Ký của bà, cùng với sự phát hiện về một Hồ Xuân Hương ở sắc thái khác. Sách từ điển văn hóa của Hữu Ngọc rọi ánh sáng tìm kiếm một Hồ Xuân Hương khác, đó là bạn thân thiết của Nguyễn Du, giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử và bản sắc văn hóa Việt.

Hữu Ngọc, sách và đời, là từ điển văn hóa Việt.

Hoàng Kim
(Nguồn:
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/huu-ngoc-tu-dien-van-hoa-viet/

 

 

TRĂNG RẰM ĐÊM THANH MINH
Hoàng Kim


Trăng xưa thơ Lý Bạch
“Ngẩng đầu ngắm trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương”
Trăng nay xuân cổ tích
Trăng rằm đêm Thanh Minh.

Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm.

 

 

(Nguồn: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-dem-thanh-minh/)

 

 

QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI
Hoàng Kim

Quảng Bình đất Mẹ ơn Người
Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê
Đinh ninh như một lời thề
Trọn đời trung hiếu để về dâng hương

Lòng son trung chính biết ơn
Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình
Về quê kính nhớ Tổ tiên
Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân

Đất trời ngày mới thanh tân
Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân.
Đường xuân như một dòng sông
Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi.

Hồn chính khí bốc lên ánh sáng
Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’.
Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa
Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt

 

 

BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN
Hoàng Kim

Ban mai đứng trước biển
Đảo Yến trong mắt ai
Thăm thẳm một tầm nhìn
Vị tướng của lòng dân.


Câu chuyện ảnh tháng Tư
THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI

Chúc mừng GS Trần Duy Quý và đồng sự với hai giống lúa mới BQ QJ4 và QP5 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quyết định công nhận giống tạm thời cuối năm 2016 và tháng 4 năm 2017. Hai giống lúa mới này hiện đang được sản xuất mở rộng và phát triển. “Quý lúa lan ly” trên bảy mươi xuân vẫn vui khỏe đi tới.

Trần Duy Quý8 tháng 4, 2017 Giống BQ lúa chất lượng năng suất khá cao trùng bình 65_75 tạ/ha cơm dẻo cấy được hai vụ chống chịu sâu bệnh khá thích ứng khá rộng từ huế trở ra

Trần Duy Quý8 tháng 4, 2017 Giống QJ4 là loại JAponica có chất lượng gạo cao thơm nhẹ dẻo năng suất cao chịu rét khỏe chống sâu bệnh khá có thể phát triển thành gạo hàng hóa
Giống còn có tên VAaS 16

Trần Duy Quý8 tháng 4, 2017 Giống BQ cấy theo công nghệ hiệu ứng hàng biên tại vĩnh phúc

Trần Duy Quý8 tháng 4, 2017 Giống lúa DT19 tại Hậu Giang vụ xuân 2017

LÚA SIÊU XANH PHÚ YÊN

Hai giống lúa siêu xanh GSR65 và GSR90 được tuyển chọn và phát triển ở tỉnh Phú Yên, Hai giống này được đánh giá và tuyển chọn trong bộ 12 giống lúa triển vọng thực hiện vụ đầu tiên trên vùng hạn Đồng Xuân, vùng mặn Tuy An và vùng thâm canh ở trại giống Hòa An và Hòa Đồng. Ảnh tại ruộng trồng trước đây (2014) và hiện nay (2020). Cám ơn cụ
Bình Khơi đã gợi lại nơi ruộng trồng. Ảnh thật đẹp ! Trúc Mai đọc lại bài trên báo Phú Yên Online Thứ Tư, 14/09/2016 14:00 CH”Triển vọng 2 giống “siêu lúa xanhhttp://baophuyen.com.vn/82/162257/trien-vong-2-giong–sieu-lua-xanh.html

Bình Khơi 8 tháng 4, 2020

GSR PY1
GSR PY3
GSR PY4
GSR PY5
GSR PY7
GSR PY8

Vu xuân năm 2014  anh Nguyễn Trọng Tùng, phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT cùng anh Phúc, anh Thắng, Hoàng Long, Trúc Mai, anh Mạnh, anh Minh, anh Tồn, cô Thỏa và tôi bắt đầu triển khai việc đánh giá và tuyển chọn 12 giống lúa triển vọng thực hiện vụ đầu tiên trên vùng hạn Đồng Xuân, vùng mặn Tuy An và vùng thâm canh ở trại giống lúa Hòa An và Hòa Đồng. Lúa Siêu Xanh Phú Yên thật tốt, hứa hẹn tuyển chọn được giống mới triển vọng.

Lúa siêu xanh Phú Yên08.04.2014https://hoangkimlong.wordpress.com/2014/04/08/lua-sieu-xanh-phu-yen/

Triển vọng 2 giống “siêu lúa xanh”
Báo Phú Yên Online Thứ Tư, 14/09/2016 14:00 CH

Mô hình khảo nghiệm giống “siêu lúa xanh” trồng tại xã Hòa Mỹ Tây (huyện Tây Hòa) – Ảnh: LÊ TRÂM

Vụ hè thu 2016, Sở NN-PTNT khảo nghiệm 4 giống lúa GSR 65, GSR 90, GSR 38 và Nam Ưu 1245. Đây là bộ giống “siêu lúa xanh” (Green Super Rice-GSR) được du nhập từ Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), trồng tại huyện Tây Hòa và PhúHòa. Cuối vụ năng suất lúa đạt từ 75-80 tạ/ha, chất lượng gạo tốt

Năng suất cao

Vụ hè thu năm nay, trên cánh đồng Cây Trảy, Hòn Đình Dưới thuộc xã Hòa Mỹ Tây (huyện Tây Hòa) gieo sạ 4 giống “siêu lúa xanh” là GSR 65, GSR 90, GSR 38 và Nam ưu 1245, trên diện tích 15ha. Trong quá trình sinh trưởng, lúa phát triển tốt, giai đoạn chắc xanh lúa phơi gié dài cả gang tay người lớn. Bà Phùng Thị Yên, thành viên tổ sản xuất giống của HTX Nông nghiệp Kinh doanh dịch vụ Hòa Mỹ Tây, cho hay: Cả cánh đồng Hòa Mỹ Tây rộng gần 100ha, nhưng khó có đám nào có năng suất cao bằng đám được trồng bởi giống GSR 65. Lúa chín sát cậy (gốc gié lúa), hạt sáng bóng mẩy, năng suất đạt trên 85 tạ/ha. Còn ruộng kề bên, không gieo sạ giống “siêu lúa xanh” thì lúa lép trong cậy, năng suất không quá 60 tạ/ha.

Đám ruộng rộng 2 sào trồng giống lúa GSR 90 nằm cạnh đường nội đồng Cây Trảy, năng suất cũng gần 85 tạ/ha. Ông Cao Văn An, nông dân ở xã Hòa Mỹ Tây tham gia mô hình, trầm trồ: “Cánh đồng này thời gian qua được trồng nhiều giống lúa khác nhau, nhưng chưa có giống nào đạt năng suất cao như giống này. Lúa GSR 90 chỉ sạ 4kg/sào, đến thời kỳ mạ đẻ nhiều nhánh, khi trổ đóng hạt dày, phơi gié hạt sáng trưng”.

Ông Nguyễn Trình, Trưởng Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Tây Hòa, nhận định: Vụ hè thu năm nay, thời tiết diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Sâu bệnh hại có chiều hướng gia tăng, gây hại mạnh nhất là bệnh khô vằn, thối thân thối bẹ, rầy nâu… Thế nhưng, với giống “siêu lúa xanh”, cây có sức sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu với sâu bệnh hại, hạn chế tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cho năng suất cao.

Các giống GSR 65, GSR 90, GSR 38 và Nam Ưu 1245 cũng được trồng khảo nghiệm tại Trại giống Nông nghiệp Hòa An (huyện Phú Hòa). Theo bà Phạm Thị Thỏa, Trưởng Trại giống Nông nghiệp Hòa An, trong thời gian trồng khảo nghiệm giống lúa thuộc bộ giống “siêu lúa xanh”, cuối vụ chúng tôi nhận thấy giống có năng suất cao nhất là giống GSR 65 đạt 96,3tạ/ha, cao hơn giống đối chứng ML48 là 27,4 tạ/ha (năng suất giống lúa ML48 chỉ đạt 68,8tạ/ha). Tiếp đến là các giống GSR 90, năng suất 88,57 tạ/ha; giống GSR 38 năng suất đạt 88,2 tạ/ha và Nam Ưu 1245 đạt năng suất 83,1 tạ/ha.

Tuyển chọn 2 giống “siêu lúa xanh”

Trước đó, từ năm 2015, Sở NN-PTNT tiến hành khảo nghiệm 10 giống lúa “siêu lúa xanh” gồm GSR 90, GSR 84, Nam Ưu 1245, GSR 38, GSR 54, GSR 89, Nam Ưu 1241, GSR 65, GSR 36, GSR 63. Trải qua 3 vụ trồng khảo nghiệm tại 2 điểm là Trại giống Nông nghiệp Hòa An và cánh đồng huyện Tây Hòa được theo dõi theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Đến nay, sở tuyển chọn 2 giống ưu tú phù hợp là GSR 65 và GSR 90. TS Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT, chủ nhiệm đề tài tuyển chọn giống lúa gạo năng suất cao, phẩm chất tốt từ nguồn gen lúa siêu xanh, cho hay: Giống GSR 65 và GSR 90 có các đặc tính sinh trưởng, phát triển khỏe, kháng sâu bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn ngày. Năng suất cao, đạt trung bình từ 75-80 tạ/ha, thâm canh có thể đạt trên 85-90 tạ/ha, gạo có chất lượng tốt. Thời gian đến, sở tiếp tục nghiên cứu quy trình canh tác phù hợp để phát huy tối đa tiềm năng năng suất của giống lúa. Đồng thời phối hợp với các địa phương sớm chuyển giao nhân rộng 2 giống lúa mới GSR 65 và GSR 90 đưa vào sản xuất đại trà nhằm góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo TS Hoàng Kim, giảng viên Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, người dày công nghiên cứu bộ giống “siêu lúa xanh”, một số giống của bộ giống lúa “siêu lúa xanh” hiện có phẩm chất gạo cao nhất trên thị trường thế giới. Vì vậy trong quá trình khảo nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu nông học, năng suất và phẩm chất hạt gạo đã tuyển chọn ra bộ giống lúa chủ lực tiến tới xây dựng cánh đồng lúa chất lượng cao. Đây là một trong những giải pháp xây dựng cánh đồng mẫu lúa chất lượng, tạo xu hướng sản xuất lúa hàng hóa. Qua đó chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, quy trình sản xuất mới cho nông dân mang lại nguồn thu nhập cao. 

MẠNH HOÀI NAM

 

 

Hoàng Kim Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đâycập nhật mỗi ngày

 

Ngày mới

 

Video nhạc tuyển
Lãng du trong văn hoá Việt Nam
Việt Nam quê hương tôi
KimYouTube

 

Trở về trang chính

Hoàng KimNgọc Phương NamThung dungDạy và họcCây Lương thựcDạy và HọcTình yêu cuộc sốngKim on LinkedInKim on FacebookKimTwitter

 

Số lần xem trang : 15320
Nhập ngày : 08-04-2020
Điều chỉnh lần cuối : 09-04-2020

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 5 tháng 3(05-03-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 3(04-03-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 3(03-03-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 3(02-03-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 3(01-03-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 2(28-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 2(27-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 2(26-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 2(25-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 2(24-02-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007