Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 21
Toàn hệ thống 3263
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

 

 Sự ấm lên của các đại dương có thể khiến trái đất nghiêng thêm và xoay nhanh hơn trong thế kỷ tới.

Địa cầu tự xoay quanh một trục nghiêng 23,5° so với phương thẳng đứng. Tuy nhiên góc nghiêng này không cố định. Sự phân bố khối lượng trên trái đất liên tục biến động nên vị trí của trục trái đất cũng thay đổi không ngừng.

(Trục của trái đất sẽ nghiêng thêm nếu lượng khí thải nhà kính vẫn tăng trong thế kỷ tới. Ảnh: physorg.com.)

Địa cầu tự xoay quanh một trục nghiêng 23,5° so với phương thẳng đứng. Tuy nhiên góc nghiêng này không cố định. Sự phân bố khối lượng trên trái đất liên tục biến động nên vị trí của trục trái đất cũng thay đổi không ngừng.

“Nếu bạn tăng khối lượng ở một phía của địa cầu, trục xoay của nó sẽ thay đổi chút ít”, Felix Landerer, một nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), giải thích.
Từ lâu giới khoa học đã biết rằng hiệu ứng nhà kính tác động tới độ nghiêng của trục trái đất. Chẳng hạn, cực bắc của hành tinh đang dịch chuyển về phía 79 độ kinh tây – đường kinh tuyến đi qua thành phố Toronto (Canada) và thành phố Panama. Tốc độ di chuyển vào khoảng 10 cm/năm. Nguyên nhân là tình trạng tan băng ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á khiến khối lượng cực bắc giảm dần.
Sự di chuyển của nước ngọt từ những tảng băng tan cũng tác động tới trục trái đất. Theo tính toán của Landerer, quá trình tan băng ở đảo Greenland khiến trục trái đất tiếp tục nghiêng thêm 26 mm mỗi năm. Tốc độ đó có thể tăng đáng kể trong những năm tới.
Trong nghiên cứu mới nhất, nhóm của Landerer phát hiện sự gia tăng của các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính cũng làm tăng độ nghiêng của trái đất.
Theo tính toán của họ, nếu lượng khí CO2 tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2000 tới 2100, các đại dương sẽ ấm lên và mở rộng. Khi đó nước sẽ bị đẩy về phía các thềm lục địa nông hơn, khiến cực bắc của trục trái đất dịch chuyển xấp xỉ 15 mm mỗi năm về phía bang Alaska và quần đảo Hawaii của Mỹ.
“Các đại dương hấp thụ ít nhất 80% lượng nhiệt mà hiệu ứng nhà kính gây nên. Tuy nhiên, sự dịch chuyển của cực bắc sẽ không đủ mạnh để gây nên những xáo trộn đối với khí hậu trái đất”, Landerer nói.
Cách đây vài năm, nhóm của Landerer từng chứng minh rằng tình trạng ấm lên toàn cầu có thể khiến sự phân bố khối lượng trên trái đất thay đổi. Cụ thể, vật chất sẽ dồn về các vĩ độ cao khiến hành tinh xoay nhanh hơn.
Minh Long (theo Newscientist)

Số lần xem trang : 14914
Nhập ngày : 21-08-2009
Điều chỉnh lần cuối : 21-08-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  2009 bội thu những khám phá thực vật(31-12-2009)

  Nuôi cấy giống ngô có tính chống chịu mặn cao(21-12-2009)

  Thiếu nữ 19 thành giáo sư trẻ nhất thế giới(07-12-2009)

  Nhận biết thuốc trừ sâu bằng que thử (07-12-2009)

  Táo tươi giòn trong nhiều tháng(22-11-2009)

  Phương pháp mới hấp thụ khí thải công nghiệp(13-11-2009)

  Khám phá xác ướp động vật ở Ai Cập(29-10-2009)

  Thực vật cũng nhận biết 'giọt máu đào(26-10-2009)

  Vẻ đẹp “cây ăn thịt”(24-10-2009)

  Biến phân thành tiền(19-10-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007