Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1326
Toàn hệ thống 2914
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

DenthoNguyenThiBichChau

CHÀO NGÀY MỚI 4 THÁNG 3
Hoàng Kim

CNM365Chào ngày mới 4 tháng 3Hoa Đất; Về nơi cát đá; Hậu Trần trong sử Việt; Đặng Dung thơ Cảm hoài; Nhà Trần trong sử Việt; Ngày 4 tháng 3 năm 1377 nhằm ngày 24 tháng 1 năm Đinh Tỵ vua Trần Duệ Tông chết trận trong khi đang dẫn quân tấn công Chiêm Thành, bị quân Chiêm phục kích trong thành Đồ Bàn và vua chết trong loạn quân Đại Việt đại bại. Trước đó, bà thần phi Nguyễn Thị Bích Châu đã tình nguyện hiến thân cho thần biển để giúp chồng tiến quân (đền thờ Bà Hải ở Hà Tĩnh, hình). Thượng hoàng Trần Nghệ Tông thấy ông vì nước mà bỏ mình nên cho xây dựng Hy lăng trên núi Đạm Thủy, chiêu hồn về thờ cúng tại Hy lăng và cho lập con trưởng của ông là Kiến Đức đại vương nối nghiệp nhà Trần, tức là Trần Phế Đế. Sau đó Trần Phế Đế bị thượng hoàng Trần Nghệ Tông giáng làm Linh Đức vương rồi bắt thắt cổ chết. Quyền thần Lê Quý Ly  khởi nghiệp nhà Hồ. Ngày 4 tháng 3 năm 1877 ngày sinh Garrett Morgan, nhà phát minh và doanh nhân người Mỹ gốc Phi cũng là một nhà lãnh đạo chính trị có ảnh hưởng. Phát minh đáng chú ý nhất của Morgan là máy hút khói. Morgan cũng phát hiện và phát triển một giải pháp xử lý và làm thẳng tóc bằng hóa chất (mất năm 1963). Ngày 4 tháng 3 năm 1852 ,ngày mất  Nikolai Vasilievich Gogol là một nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng Nga và Ukraina. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông Những linh hồn chết, được xem là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của văn học Nga và Ukraina.Bài viết chọn lọc ngày 4 tháng 3: Hoa Đất; Về nơi cát đá; Hậu Trần trong sử Việt; Đặng Dung thơ Cảm hoài; Nhà Trần trong sử Việt; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-4-thang-3/

HOA ĐẤT
Hoàng Kim

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để sau mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non

Hoa Đấthttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-dat/; Nơi một trời thương nhớ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/noi-mot-troi-thuong-nho/. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-3/

VỀ NƠI CÁT ĐÁ
Hoàng Kim

Về nơi cát đá em ơi
Mình cùng tỉnh thức những lời nhân gian
Quê em thăm thẳm Tháp Chàm
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ
Hoa trên cát, núi Phổ Đà
Tháp BÀ CHÚA NGỌC dẫu xa mà gần.

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương cát đá cũng cần có nhau
Dấu xưa mưa gió dãi dầu
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.

Đỉnh mây gặp buổi thanh nhàn
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh
Cát vàng, biển biếc, nắng thanh
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm.

Mời xem tiếp các hình ảnh sâu lắng dấu tích thời gian https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ve-noi-cat-da/

HẬU TRẦN TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim


Ngày 4 tháng 3 năm 1377 nhằm ngày 24 tháng 1 năm Đinh Tỵ vua Trần Duệ Tông chết trận trong khi đang dẫn quân tấn công Chiêm Thành, bị quân Chiêm phục kích trong thành Đồ Bàn và vua chết trong loạn quân Đại Việt đại bại. Trước đó, bà thần phi Nguyễn Thị Bích Châu đã tình nguyện hiến thân cho thần biển để giúp chồng tiến quân (đền thờ Bà Hải ở Hà Tĩnh, hình). Thượng hoàng Trần Nghệ Tông thấy ông vì nước mà bỏ mình nên cho xây dựng Hy lăng trên núi Đạm Thủy, chiêu hồn về thờ cúng tại Hy lăng và cho lập con trưởng của ông là Kiến Đức đại vương nối nghiệp nhà Trần, tức là Trần Phế Đế. Sau đó Trần Phế Đế bị thượng hoàng Trần Nghệ Tông giáng làm Linh Đức vương rồi bắt thắt cổ chết. Quyền thần Lê Quý Ly  khởi nghiệp nhà Hồ.

Nguyễn Trãi, vị anh hùng dân tộc, hậu duệ nhà Trần, từng ngắm biển và viết những câu tuyệt bút: “Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc? Anh hùng để hận, dễ gì nguôi?”

CỬA BIỂN

Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi
Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi !
Lật thuyền, thấm thía dân như nước
Cậy hiểm, mong manh: mệnh ở trời
Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc ?
Anh hùng để hận, dễ gì nguôi ?
Xưa nay trời đất vô cùng ý
Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời

(Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU)

Nguyên văn chữ Hán

樁木重重海浪前
沉江鐵鎖亦徒然
覆舟始信民猶水
恃險難憑命在天
禍福有媒非一日
英雄遺恨幾千年
乾坤今古無窮意
卻在滄浪遠樹烟

Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền
Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên
Phúc chu thủy tín dân do thủy
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Họa phúc hữu môi phi nhất nhật
Anh hùng di hận kỷ thiên niên.
Càn khôn kim cổ vô cùng ý,
Khước tại thương lang viễn thụ yên.

Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN

Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển
Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi.
Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước
Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời.
Họa phúc có manh mối không phải một ngày
Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau.
Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng
Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời

Nhà Trần trong sử Việt thời thịnh thế bài học lịch sử lớn nhất là vua tôi đồng lòng, toàn dân gắng sức Hậu Trần trong sử Việt thơi suy vong thì bài học lịch sử lớn nhất là cần phải biết nhận diện và chống mưu mô hiểm ác của kẻ xiểm nịnh, không để người chính trực bị hàm oan, cần biết trọng dụng hiền tài, đặt vân mệnh nhân dân đất nước lên trên lợi cá nhân https://hoangkimlong.wordpress.com/2019/03/04/nha-tran-trong-su-viet-7/

Lễ rước nước tại Thái Miếu Nhà Trần và hồ Trại Lốc ở Đông Triều 2019 (ảnh: http://nhatranodongtrieu.vn)

Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều gồm 18 điểm di tích chính: Thái miếu, đền An Sinh, chùa thượng Ngọa Vân, chùa trung Ngọa Vân, chùa Hồ Thiên, chùa Quỳnh Lâm, chùa Ngọc Thanh, lăng Tư Phúc, lăng Đồng Thái, Nguyên lăng, di tích Đá Chồng, am Mộc Cảo, nhà ga Cáp treo… Thái miếu nhà Trần là một trong những di tích quan trọng nằm trong quần thể Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Thái miếu là chốn linh thiêng nhất, là nơi thờ cúng tổ tiên của nhà Trần và 14 vị vua Trần. Chính vì thế, nơi đặt Thái miếu (thường là ở quê gốc của đức Thái tổ) vẫn được coi là kinh đô thứ hai của triều Trần .

Sau nỗi oan ngất trời Huệ Vũ Vương Trần Quốc Chẩn bị Anh Tư phu nhân mẹ của thái tử Trần Vượng đầu độc chết, năm 1329, Minh Tông nhường ngôi cho Hoàng thái tử Trần Vượng, sử gọi là Trần Hiến Tông. Lệ Thánh hoàng hậu được tôn là Lệ Thánh Thái thượng hoàng hậu. Trần Hiển Tông làm Hoàng đế được 13 năm thì qua đời, không có con cái. Lúc này, Lệ Thánh hoàng hậu đã sinh Cung Túc vương Trần Nguyên Dục, Thiên Ninh công chúa Trần Ngọc Tha và Hoàng tử Trần Hạo. Trong số đó, Trần Hạo thông minh, nhanh nhẹn hơn cả nên được Trần Minh Tông chọn làm Hoàng đế kế vị, tức Trần Dụ Tông. Minh Tông vẫn giữ quyền điều hành đất nước. 

Năm 1258, Thượng hoàng Minh Tông qua đời, Lệ Thánh hoàng hậu được tôn làm Tuyên Thánh hoàng thái hậu. Khi Minh Tông mất, bà muốn đi tu, nhưng nghe theo lời dặn cuối của Minh Tông, nên bà đã không thụ giới nhà Phật mà ở ngôi Thái hậu để  kiềm chế những sai lầm của vua Dụ Tông, như việc Dụ Tông chút nữa là sát hại Thái úy Cung Tĩnh Đại vương Trần Nguyên Trác. Thái hậu đã ngăn cản vua giết Nguyên Trác vì tội “Nguyên Trác yểm bùa hại vua. Đại Việt Sử ký toàn thư có chép một giai thoại về bà: Thái hậu vốn người nhân hậu, có nhiều công lao giúp rập

Trước kia, khi Minh Tông còn ngự ở Bắc Cung, có tên gác cổng bắt được con cá bống trong giếng Nghiêm Quang, trong mồm có ngậm vật gì, moi ra thì thấy có chữ, đó là bùa yểm, có ghi các tên Dục Tông, Cung Túc, Thiên Ninh (đều là các con đẻ của Hiến Từ). Tên gác cổng cầm lá bùa tâu lên vua. Minh Tông sợ lắm, truyền bắt hết các cung nhân, bà mụ, thị tỳ trong cung để tra hỏi.Thái hậu thưa: “Khoan đã, sợ trong đó có kẻ bị oan, thiếp xin tự mình bí mật xét hỏi đã”. Minh Tông nghe theo. Thái hậu sai người hỏi tên gác cổng rằng: “Gần đây, phòng nào trong cung mua cá bống?”. Tên gác cổng trả lời là thứ phi Triều Môn. Thái hậu nói cho Minh Tông biết. Minh Tông lập tức ra lệnh tra xét cho ra. Thái hậu tâu:“Đây là việc trong cung, không nên để hở ra ngoài. Thứ phi Triều Môn là con gái của Cung Tĩnh Vương, nếu để hở ra thì Quan gia sẽ sinh hiềm khích với Thái úy. Thiếp xin ỉm việc này đi không xét hỏi nữa!”. Minh Tông khen bà là người hiền. Đến khi Minh Tông băng, tướng quân Trần Tông Hoắc muốn tỏ ra trung thành với Dụ Tông, thêu dệt việc đó ra, làm Thiếu úy suýt nữa bị hại, nhờ Thái hoàng cố sức cứu đỡ mới thoát. Người bấy giờ ca ngợi bà là đã trọn đạo làm mẹ, tuy là phận con đích, con thứ không giống nhau, mà lòng nhân từ thì đối với con nào cũng thế, làm cho ân nghĩa vua tôi, anh em, cha con không một chút thiếu sót, từ xưa đến nay chưa có ai được như vậy. Người xưa có nói “Nghiêu Thuấn trong nữ giới”, Thái hậu được liệt vào hàng ấy. Bà từng hối tiếc về việc lập Nhật Lễ. Nhật Lễ ngấm ngầm đánh thuốc độc giết bà.”

Dương Nhật Lễ tên khác Trần Nhật Kiên là một vị vua  nhà Trần không có miếu hiệu,  còn gọi Hôn Đức công kế vị Trần Dụ Tông. Ông ở ngôi từ ngày 15 tháng 6 năm Kỷ Dậu (tức 18 tháng 7 năm 1369) đến ngày 13 tháng 11 năm Canh Tuất (tức 1 tháng 12 năm 1370). Ông chỉ đặt một niên hiệu Đại Định và ở ngôi hơn 1 năm thì bị Cung Định vương Trần Phủ truất ngôi. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, không rõ Dương Nhật Lễ sinh năm nào, ông vốn là con của kép hát Dương Khương. Mẹ ông là vợ Dương Khương, là một người múa hay lại có nhan sắc, do hay diễn Tây Vương Mẫu trong vở Vương Mẫu hiến bàn đào, bà được gọi thông dụng là Vương mẫu. Khi Vương Mẫu đã có mang ông nhưng đã bị Cung Túc vương Trần Nguyên Dục, anh cùng mẹ của Trần Dụ Tông lấy làm vợ. Khi ông sinh ra, Cung Túc vương Dục nhận làm con mình. Ngày 25 tháng 5 năm Kỷ Dậu (tức 29 tháng 6 năm 1369), Trần Dụ Tông băng hà. Trước khi mất, ông đã ban chiếu truyền ngôi cho Dương Nhật Lễ (trên danh nghĩa là con của người anh ruột của vua). Hiến Từ Thái hậu đồng ý di chiếu cho đón ông lên ngôi, đặt niên hiệu Đại Định và truy tặng Cung Túc vương là Hoàng thái bá. Cùng lúc này, sứ đoàn nhà Minh sang sắc phong cho Trần Dụ Tông tới Việt Nam. Nhật Lễ (tên ngoại giao với nhà Minh là Trần Nhật Kiên) xin được thụ phong nhưng sứ nhà Minh là Trương Dĩ Ninh không đồng ý. Nhật Lễ phải cử sứ là Đỗ Thuấn Khâm sang nhà Minh báo tang và cầu phong. Theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận, Đại Định Đế lên ngôi nhưng bỏ bễ công việc, ham chơi, rượu chè, cho đón cha ruột Dương Khương vào triều, giữ chức Lệnh thư gia, có ý đổi sang họ Dương khiến các quan trong triều bất bình. Hiến Từ Thái hậu, mẹ Dụ Tông tỏ ý hối hận việc lập Nhật Lễ. Nhật Lễ bèn ngầm đánh thuốc độc giết chết bà vào ngày 14 tháng 12 năm Kỷ Dậu (tức 12 tháng 1 năm 1370). Đêm ngày 20 tháng 9 năm Canh Tuất (tức 9 tháng 10 năm 1370), cha con quan Thái tể Cung Tĩnh vương Trần Nguyên Trác, Trần Nguyên Tiết và hai người con của Thiên Ninh công chúa, chị gái Dụ Tông đem người tôn thất vào thành định giết Đại Định. Đại Định Đế trèo qua tường, nấp dưới cầu mới. Mọi người lùng không thấy, giải tán ra về. Khi trời sắp sáng, Đại Định Đế vào cung, chia người đi bắt Nguyên Trác cùng 17 người chủ mưu và giết hết.

Anh khác mẹ của Trần Dụ Tông là Cung Định vương Trần Phủ (tức vua Trần Nghệ Tông),  vì có con gái làm Hoàng hậu của Nhật Lễ, sợ vạ lây đến mình nên tránh ra trấn Đà Giang (tức Gia Hưng), ngầm hẹn với các em là Cung Tuyên vương Trần Kính, Chương Túc thượng hầu Trần Nguyên Đán, Thiên Ninh công chúa Ngọc Tha hội ở sông Đại Lại, phủ Thanh Hóa để dấy quân. Trần Kính giúp ông đảm nhận việc sắm sửa mọi vũ khí, trang bị quân đội. Khi ấy, Đại Định Đế Dương Nhật Lễ chuyên dùng thiếu úy Trần Ngô Lang mà không biết Ngô Lang đồng mưu với Trần Phủ. Mỗi khi sai quân tướng đi đánh bắt, Ngô Lang đều bí mật bảo họ theo Trần Phủ đừng về nữa. Rất nhiều lần sai các quân Nam, Bắc đi đánh, đều không một ai trở về. Do đó quân của Trần Phủ, Trần Kính mạnh thêm. Ngày 13 tháng 11 năm Canh Tuất (tức 1 tháng 12 năm 1370), Trần Phủ đến phủ Kiến Hưng, truất Nhật Lễ làm Hôn Đức công.

Ngày 15, Phủ lên ngôi, tức Trần Nghệ Tông. Ngày 21 tháng ấy, Trần Phủ cùng Trần Kính và Thiên Ninh công chúa dẫn quân về kinh, sai giam Nhật Lễ ở phường Giang Khẩu. Dương Nhật Lễ tới lúc đó mới biết mình bị Trần Ngô Lang phản bội. Trong khi bị giam giữ, ông lừa gọi Trần Ngô Lang đến gần rồi bóp cổ giết chết Trần Ngô Lang. Trần Nghệ Tông bèn lập tức hạ lệnh giết chết Dương Nhật Lễ và con ông là Liễu, rồi sai đem chôn ở núi Đại Mông. Nhật Lễ ở ngôi được hơn một năm, không rõ thọ bao nhiêu tuổi. Sai lầm lớn nhất của Nhật Lễ là định đổi sang họ Dương khiến tôn thất nhà Trần nắm quyền bính khắp trong nước xúm lại tìm cách lật đổ. Tần Thủy Hoàng trước đây cũng phải đối mặt với tiếng tăm về thân thế và cũng có những việc làm thô bạo, thất đức nhưng đã khôn khéo suốt đời không đổi sang họ Lã, giết luôn Lã Bất Vi người bị dị nghị là cha mình, và tìm cách đàn áp thẳng tay những ai có ý định khơi chuyện này để chống đối. Bởi thế Tần Thủy Hoàng giữ được ngôi vị trọn vẹn. Nhật Lễ mắc hàng loạt sai lầm nên nhanh chóng bị lật đổ.

Vua Trần Duệ Tông là vua thứ 9 của nhà Trần, tên húy là Trần Kính, là con thứ 11 của vua Trần Minh Tông, là em của ba vị vua: Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông và Trần Nghệ Tông. Ông sinh ngày 2 tháng 6 năm Đinh Sửu (1337); năm 1372 được vua anh là Trần Nghệ Tông nhường ngôi, ở ngôi 6 năm, ngày 24 tháng 1 năm Đinh Tỵ (1377) tử trận tại thành Đồ Bàn (Vijaya), thọ 41 tuổi. Vua Trần Duệ Tông là người có cá tính mạnh mẽ, mang hoài bão chấn hưng quốc gia. Khi Trần Nghệ Tông tránh loạn của Dương Nhật Lễ, mọi vũ khí, quân đội đều do Trần Kính đảm nhận, do vậy, vua Nghệ Tông đã truyền ngôi cho em. Năm 1372, sau khi được vua anh Trần Nghệ Tông nhường ngôi, ông để tâm lo toan việc trị nước, kén tướng luyện quân, đặt khoa thi, lấy người tài, đồng thời chú trọng đề cao ý thức dân tộc, bảo vệ thuần phong mỹ tục, biểu hiện ý thức tự lập, tự cường. Để làm được điều đó, ông lệnh cho quân dân không được mặc áo kiểu người phương Bắc, không bắt chước tiếng nói của các nước Chiêm (Chăm-pa), quy định về mẫu mã các loại thuyền, xe, kiệu, tán, nghi, trượng và y phục.  Vào cuối thời Trần, lợi dụng tình hình Đại Việt suy  yếu,  quân  Chăm-pa  thường  xuyên  đem  quân quấy phá vùng biên giới, thậm chí nhiều lần đánh chiếm Thăng Long. Vì quá nôn nóng trong việc tiêu diệt họa xâm lấn của Chăm-pa, Trần Duệ Tông đã thân chinh đi đánh Chăm-pa. Tháng Giêng năm 1377 khi cầm quân tiến vào thành Đồ Bàn (Vijaya). Ngày 4 tháng 3 năm 1377 nhằm ngày 24 tháng 1 năm Đinh Tỵ vua Trần Duệ Tông chết trận trong khi đang dẫn quân tấn công Chiêm Thành, bị quân Chiêm phục kích trong thành Đồ Bàn (Bình Định) và vua chết trong loạn quân. Đại Việt đại bại. Trước đó, bà thần phi Nguyễn Thị Bích Châu vợ vua đã tình nguyện hiến thân cho thần biển để giúp chồng tiến quân (đền thờ Bà Hải ở Hà Tĩnh, hình). Thượng hoàng Trần Nghệ Tông thấy ông vì nước mà bỏ mình nên cho xây dựng Hy lăng trên núi Đạm Thủy, chiêu hồn về thờ cúng tại Hy lăng và cho lập con trưởng của ông là Kiến Đức đại vương nối nghiệp nhà Trần, tức là Trần Phế Đế. Cái chết của Duệ Tông là bước ngoặt lớn đối với nhà Trần thời hậu kỳ, Thượng hoàng Nghệ Tông nhu nhược, vốn hoàn toàn dựa vào ông nên khi ông mất đã hoàn toàn dựa vào Hồ Quý Ly, thế nước Đại Việt suy kém, quân Chăm-pa tự do hoành hành, tàn phá kinh đô Thăng Long. Cơ nghiệp nhà Trần từ đây suy sụp. Sau đó Trần Phế Đế bị thượng hoàng Trần Nghệ Tông giáng làm Linh Đức vương rồi bắt thắt cổ chết. Quyền thần Lê Quý Ly  khởi nghiệp nhà Hồ.

ĐẶNG DUNG THƠ CẢM HOÀI
Hoàng Kim

Nhà Minh Trung Quốc vin cớ “hưng Trần, cầm Hồ” đem 20 vạn quân đánh chiếm Đại Việt lần 1 và 80 vạn quân do Trương Phụ Mộc Thạnh sang chiếm Đại Việt để biến thành quận huyện của Trung Hoa. Trần Ngỗi là con thứ của vua Trần Nghệ Tông dấy binh nổi lên chống lại quân Minh để khôi phục nhà Trần, tháng 10 năm 1407 lên ngôi vua xưng là Giản Định Đế. Đại tri châu Đặng Tất kéo quân đến hợp lực được phong làm Quốc Công. Đặng Tất phá được tri phủ giặc là Đặng Thế Căng ở cửa biển Nhật Lệ và đánh chiếm núi An Đại Lệ Thủy tháng 6 năm 1408. Sau đó lại đại phá quân Minh ở trận Bồ Cô tháng 12 năm 1408, nhưng vua tin lời gièm của bọn hoạn quan nên đã giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Đặng Dung là con của Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Dị là con của Nguyễn Cảnh Chân tuy căm phẩn vì cha không có tội mà bị giết nhưng không vì thù nhà mà bỏ việc nước. Hai người tìm minh chủ khác là Trần Quý Khoáng đón lên làm vua và tiếp tục chống quân Minh. Đặng Dung thơ “Cảm hoài” là kiệt tác nói về nói về nỗi lòng của bậc anh hùng trước thế sự buổi ấy

CẢM HOÀI
Đặng Dung

Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.

Bản dịch Phan Kế Bính Sách Văn đàn bảo giám (NXB Văn học, 2004) ghi người dịch là Trần Trọng Kim.
Nguồn:
1. Phan Kế Bính, “Đại Nam nhất thống chí”, Đông Dương tạp chí, số 116
2. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt, 1951
3. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm học liệu xuất bản, 1968

Nguyên tác:








Cảm hoài [Thuật hoài]

Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chúa hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.

Nguyễn Biểu ‘cỗ đầu người’ là hào khí Đông A, chuyện bi tráng tiếp nối.

Nguyễn Biểu người làng Nội Diên, xã Bình Hồ, huyện La Giang, sau đổi thành La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, thi đỗ Thái Học Sinh (Tiến Sĩ) khoảng năm 1357 cuối đời nhà Trần, làm quan đến chức Điện Tiền Đô Ngự Sử, cùng thời với Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị.

Khi quân Minh của Trương Phụ xâm chiếm nước ta, ông theo vua Trùng Quang mưu sự khởi nghĩa, khôi phục nhà Hậu Trần. Nhà Hậu Trần thất cơ, binh bại, sai Nguyễn Biểu đi sứ, gặp Trương Phụ xin cầu phong, cốt thực hiện kế hoãn binh, kéo dài thời gian để cho Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị xây dựng binh lực. Tướng Minh Trương Phụ tiếp sứ thần rất khinh bạc, ngạo mạn, sai quân dọn ra một mâm cỗ chỉ có một cái đầu người luộc chín, ép Nguyễn Biểu ăn, cốt để thị oai. Nguyễn Biểu ung dung ngồi vào mâm, nói rằng: “Mấy thuở được ăn thịt người phương Bắc (người Tàu)!”, nói đoạn, lấy đũa khoét đôi mắt, chấm muối ăn. Vừa ăn, vừa ngâm bài thơ Cỗ đầu người khiến Trương Phụ cũng phải kính phục, toan tha cho ông về. Hàng tướng là Phan Liêu lúc ấy ton hót với Phụ rằng Nguyễn Biểu nói: “Năng sảm nhân đầu, năng sảm Phụ” (có khả năng nuốt được cỗ đầu người, tất cũng có khả năng nuốt tươi được Trương Phụ). Trương Phụ giận lắm, đưa câu ấy ra bắt ông phải đối lại. Đối được mới cho về, không đối được thì chém. Nguyễn Biểu ung dung đối lại rằng: “Hựu tồn ngô thiệt, hựu tồn Trần” (còn ba tấc lưỡi của ta, nhà Trần vẫn còn!). Trương Phụ giận lắm, đổi ý không tha nữa, lại sai cắt lưỡi của ông:

-Thử xem cắt lưỡi nó đi, nhà Trần có còn được nữa hay không???

Kế đó, Phụ sai trói ông vào chân cầu, để cho nước thuỷ triều lên cao dìm chết. Tấm gương anh hùng của Nguyễn Biểu còn chói lọi mãi đến ngàn thu. Cái chết của Nguyễn Biểu thật đau thương, nhưng oai phong của ông khiến người Minh phải khiếp đảm. Uy vũ ấy tồn tại mãi cùng thanh sử vậy.

Cỗ đầu người
Ngọc thiện trân tu đã đủ mùi
Gia hào thêm có cỗ đầu người
Nem công chả phượng còn thua béo
Thịt gấu gan lân hẳn kém tươi
Cá lối lộc minh so có một
Vật bầy thỏ thủ bội hơn mười
Kìa kìa ngon ngọt tày vai lợn
Tráng sĩ như Phàn tiếng để đời!

Hậu Trần trong sử Việt, một bài học sâu sắc.

xem tiếp : Nhà Trần trong sử Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-tran-trong-su-viet/

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Secret Garden – Bí mật vườn thiêng 
Những bài hát hay nhất của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (25 bài)
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực 

DenthoNguyenThiBichChau

CHÀO NGÀY MỚI 4 THÁNG 3
Hoàng Kim

CNM365Chào ngày mới 4 tháng 3Hoa Đất; Về nơi cát đá; Hậu Trần trong sử Việt; Đặng Dung thơ Cảm hoài; Nhà Trần trong sử Việt; Ngày 4 tháng 3 năm 1377 nhằm ngày 24 tháng 1 năm Đinh Tỵ vua Trần Duệ Tông chết trận trong khi đang dẫn quân tấn công Chiêm Thành, bị quân Chiêm phục kích trong thành Đồ Bàn và vua chết trong loạn quân Đại Việt đại bại. Trước đó, bà thần phi Nguyễn Thị Bích Châu đã tình nguyện hiến thân cho thần biển để giúp chồng tiến quân (đền thờ Bà Hải ở Hà Tĩnh, hình). Thượng hoàng Trần Nghệ Tông thấy ông vì nước mà bỏ mình nên cho xây dựng Hy lăng trên núi Đạm Thủy, chiêu hồn về thờ cúng tại Hy lăng và cho lập con trưởng của ông là Kiến Đức đại vương nối nghiệp nhà Trần, tức là Trần Phế Đế. Sau đó Trần Phế Đế bị thượng hoàng Trần Nghệ Tông giáng làm Linh Đức vương rồi bắt thắt cổ chết. Quyền thần Lê Quý Ly  khởi nghiệp nhà Hồ. Ngày 4 tháng 3 năm 1877 ngày sinh Garrett Morgan, nhà phát minh và doanh nhân người Mỹ gốc Phi cũng là một nhà lãnh đạo chính trị có ảnh hưởng. Phát minh đáng chú ý nhất của Morgan là máy hút khói. Morgan cũng phát hiện và phát triển một giải pháp xử lý và làm thẳng tóc bằng hóa chất (mất năm 1963). Ngày 4 tháng 3 năm 1852 ,ngày mất  Nikolai Vasilievich Gogol là một nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng Nga và Ukraina. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông Những linh hồn chết, được xem là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của văn học Nga và Ukraina.Bài viết chọn lọc ngày 4 tháng 3: Hoa Đất; Về nơi cát đá; Hậu Trần trong sử Việt; Đặng Dung thơ Cảm hoài; Nhà Trần trong sử Việt; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-4-thang-3/

HOA ĐẤT
Hoàng Kim

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để sau mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non

Hoa Đấthttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-dat/; Nơi một trời thương nhớ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/noi-mot-troi-thuong-nho/. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-3/

VỀ NƠI CÁT ĐÁ
Hoàng Kim

Về nơi cát đá em ơi
Mình cùng tỉnh thức những lời nhân gian
Quê em thăm thẳm Tháp Chàm
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ
Hoa trên cát, núi Phổ Đà
Tháp BÀ CHÚA NGỌC dẫu xa mà gần.

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương cát đá cũng cần có nhau
Dấu xưa mưa gió dãi dầu
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.

Đỉnh mây gặp buổi thanh nhàn
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh
Cát vàng, biển biếc, nắng thanh
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm.

Mời xem tiếp các hình ảnh sâu lắng dấu tích thời gian https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ve-noi-cat-da/

HẬU TRẦN TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim


Ngày 4 tháng 3 năm 1377 nhằm ngày 24 tháng 1 năm Đinh Tỵ vua Trần Duệ Tông chết trận trong khi đang dẫn quân tấn công Chiêm Thành, bị quân Chiêm phục kích trong thành Đồ Bàn và vua chết trong loạn quân Đại Việt đại bại. Trước đó, bà thần phi Nguyễn Thị Bích Châu đã tình nguyện hiến thân cho thần biển để giúp chồng tiến quân (đền thờ Bà Hải ở Hà Tĩnh, hình). Thượng hoàng Trần Nghệ Tông thấy ông vì nước mà bỏ mình nên cho xây dựng Hy lăng trên núi Đạm Thủy, chiêu hồn về thờ cúng tại Hy lăng và cho lập con trưởng của ông là Kiến Đức đại vương nối nghiệp nhà Trần, tức là Trần Phế Đế. Sau đó Trần Phế Đế bị thượng hoàng Trần Nghệ Tông giáng làm Linh Đức vương rồi bắt thắt cổ chết. Quyền thần Lê Quý Ly  khởi nghiệp nhà Hồ.

Nguyễn Trãi, vị anh hùng dân tộc, hậu duệ nhà Trần, từng ngắm biển và viết những câu tuyệt bút: “Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc? Anh hùng để hận, dễ gì nguôi?”

CỬA BIỂN

Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi
Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi !
Lật thuyền, thấm thía dân như nước
Cậy hiểm, mong manh: mệnh ở trời
Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc ?
Anh hùng để hận, dễ gì nguôi ?
Xưa nay trời đất vô cùng ý
Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời

(Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU)

Nguyên văn chữ Hán

樁木重重海浪前
沉江鐵鎖亦徒然
覆舟始信民猶水
恃險難憑命在天
禍福有媒非一日
英雄遺恨幾千年
乾坤今古無窮意
卻在滄浪遠樹烟

Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền
Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên
Phúc chu thủy tín dân do thủy
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Họa phúc hữu môi phi nhất nhật
Anh hùng di hận kỷ thiên niên.
Càn khôn kim cổ vô cùng ý,
Khước tại thương lang viễn thụ yên.

Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN

Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển
Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi.
Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước
Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời.
Họa phúc có manh mối không phải một ngày
Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau.
Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng
Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời

Nhà Trần trong sử Việt thời thịnh thế bài học lịch sử lớn nhất là vua tôi đồng lòng, toàn dân gắng sức Hậu Trần trong sử Việt thơi suy vong thì bài học lịch sử lớn nhất là cần phải biết nhận diện và chống mưu mô hiểm ác của kẻ xiểm nịnh, không để người chính trực bị hàm oan, cần biết trọng dụng hiền tài, đặt vân mệnh nhân dân đất nước lên trên lợi cá nhân https://hoangkimlong.wordpress.com/2019/03/04/nha-tran-trong-su-viet-7/

Lễ rước nước tại Thái Miếu Nhà Trần và hồ Trại Lốc ở Đông Triều 2019 (ảnh: http://nhatranodongtrieu.vn)

Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều gồm 18 điểm di tích chính: Thái miếu, đền An Sinh, chùa thượng Ngọa Vân, chùa trung Ngọa Vân, chùa Hồ Thiên, chùa Quỳnh Lâm, chùa Ngọc Thanh, lăng Tư Phúc, lăng Đồng Thái, Nguyên lăng, di tích Đá Chồng, am Mộc Cảo, nhà ga Cáp treo… Thái miếu nhà Trần là một trong những di tích quan trọng nằm trong quần thể Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Thái miếu là chốn linh thiêng nhất, là nơi thờ cúng tổ tiên của nhà Trần và 14 vị vua Trần. Chính vì thế, nơi đặt Thái miếu (thường là ở quê gốc của đức Thái tổ) vẫn được coi là kinh đô thứ hai của triều Trần .

Sau nỗi oan ngất trời Huệ Vũ Vương Trần Quốc Chẩn bị Anh Tư phu nhân mẹ của thái tử Trần Vượng đầu độc chết, năm 1329, Minh Tông nhường ngôi cho Hoàng thái tử Trần Vượng, sử gọi là Trần Hiến Tông. Lệ Thánh hoàng hậu được tôn là Lệ Thánh Thái thượng hoàng hậu. Trần Hiển Tông làm Hoàng đế được 13 năm thì qua đời, không có con cái. Lúc này, Lệ Thánh hoàng hậu đã sinh Cung Túc vương Trần Nguyên Dục, Thiên Ninh công chúa Trần Ngọc Tha và Hoàng tử Trần Hạo. Trong số đó, Trần Hạo thông minh, nhanh nhẹn hơn cả nên được Trần Minh Tông chọn làm Hoàng đế kế vị, tức Trần Dụ Tông. Minh Tông vẫn giữ quyền điều hành đất nước. 

Năm 1258, Thượng hoàng Minh Tông qua đời, Lệ Thánh hoàng hậu được tôn làm Tuyên Thánh hoàng thái hậu. Khi Minh Tông mất, bà muốn đi tu, nhưng nghe theo lời dặn cuối của Minh Tông, nên bà đã không thụ giới nhà Phật mà ở ngôi Thái hậu để  kiềm chế những sai lầm của vua Dụ Tông, như việc Dụ Tông chút nữa là sát hại Thái úy Cung Tĩnh Đại vương Trần Nguyên Trác. Thái hậu đã ngăn cản vua giết Nguyên Trác vì tội “Nguyên Trác yểm bùa hại vua. Đại Việt Sử ký toàn thư có chép một giai thoại về bà: Thái hậu vốn người nhân hậu, có nhiều công lao giúp rập

Trước kia, khi Minh Tông còn ngự ở Bắc Cung, có tên gác cổng bắt được con cá bống trong giếng Nghiêm Quang, trong mồm có ngậm vật gì, moi ra thì thấy có chữ, đó là bùa yểm, có ghi các tên Dục Tông, Cung Túc, Thiên Ninh (đều là các con đẻ của Hiến Từ). Tên gác cổng cầm lá bùa tâu lên vua. Minh Tông sợ lắm, truyền bắt hết các cung nhân, bà mụ, thị tỳ trong cung để tra hỏi.Thái hậu thưa: “Khoan đã, sợ trong đó có kẻ bị oan, thiếp xin tự mình bí mật xét hỏi đã”. Minh Tông nghe theo. Thái hậu sai người hỏi tên gác cổng rằng: “Gần đây, phòng nào trong cung mua cá bống?”. Tên gác cổng trả lời là thứ phi Triều Môn. Thái hậu nói cho Minh Tông biết. Minh Tông lập tức ra lệnh tra xét cho ra. Thái hậu tâu:“Đây là việc trong cung, không nên để hở ra ngoài. Thứ phi Triều Môn là con gái của Cung Tĩnh Vương, nếu để hở ra thì Quan gia sẽ sinh hiềm khích với Thái úy. Thiếp xin ỉm việc này đi không xét hỏi nữa!”. Minh Tông khen bà là người hiền. Đến khi Minh Tông băng, tướng quân Trần Tông Hoắc muốn tỏ ra trung thành với Dụ Tông, thêu dệt việc đó ra, làm Thiếu úy suýt nữa bị hại, nhờ Thái hoàng cố sức cứu đỡ mới thoát. Người bấy giờ ca ngợi bà là đã trọn đạo làm mẹ, tuy là phận con đích, con thứ không giống nhau, mà lòng nhân từ thì đối với con nào cũng thế, làm cho ân nghĩa vua tôi, anh em, cha con không một chút thiếu sót, từ xưa đến nay chưa có ai được như vậy. Người xưa có nói “Nghiêu Thuấn trong nữ giới”, Thái hậu được liệt vào hàng ấy. Bà từng hối tiếc về việc lập Nhật Lễ. Nhật Lễ ngấm ngầm đánh thuốc độc giết bà.”

Dương Nhật Lễ tên khác Trần Nhật Kiên là một vị vua  nhà Trần không có miếu hiệu,  còn gọi Hôn Đức công kế vị Trần Dụ Tông. Ông ở ngôi từ ngày 15 tháng 6 năm Kỷ Dậu (tức 18 tháng 7 năm 1369) đến ngày 13 tháng 11 năm Canh Tuất (tức 1 tháng 12 năm 1370). Ông chỉ đặt một niên hiệu Đại Định và ở ngôi hơn 1 năm thì bị Cung Định vương Trần Phủ truất ngôi. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, không rõ Dương Nhật Lễ sinh năm nào, ông vốn là con của kép hát Dương Khương. Mẹ ông là vợ Dương Khương, là một người múa hay lại có nhan sắc, do hay diễn Tây Vương Mẫu trong vở Vương Mẫu hiến bàn đào, bà được gọi thông dụng là Vương mẫu. Khi Vương Mẫu đã có mang ông nhưng đã bị Cung Túc vương Trần Nguyên Dục, anh cùng mẹ của Trần Dụ Tông lấy làm vợ. Khi ông sinh ra, Cung Túc vương Dục nhận làm con mình. Ngày 25 tháng 5 năm Kỷ Dậu (tức 29 tháng 6 năm 1369), Trần Dụ Tông băng hà. Trước khi mất, ông đã ban chiếu truyền ngôi cho Dương Nhật Lễ (trên danh nghĩa là con của người anh ruột của vua). Hiến Từ Thái hậu đồng ý di chiếu cho đón ông lên ngôi, đặt niên hiệu Đại Định và truy tặng Cung Túc vương là Hoàng thái bá. Cùng lúc này, sứ đoàn nhà Minh sang sắc phong cho Trần Dụ Tông tới Việt Nam. Nhật Lễ (tên ngoại giao với nhà Minh là Trần Nhật Kiên) xin được thụ phong nhưng sứ nhà Minh là Trương Dĩ Ninh không đồng ý. Nhật Lễ phải cử sứ là Đỗ Thuấn Khâm sang nhà Minh báo tang và cầu phong. Theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận, Đại Định Đế lên ngôi nhưng bỏ bễ công việc, ham chơi, rượu chè, cho đón cha ruột Dương Khương vào triều, giữ chức Lệnh thư gia, có ý đổi sang họ Dương khiến các quan trong triều bất bình. Hiến Từ Thái hậu, mẹ Dụ Tông tỏ ý hối hận việc lập Nhật Lễ. Nhật Lễ bèn ngầm đánh thuốc độc giết chết bà vào ngày 14 tháng 12 năm Kỷ Dậu (tức 12 tháng 1 năm 1370). Đêm ngày 20 tháng 9 năm Canh Tuất (tức 9 tháng 10 năm 1370), cha con quan Thái tể Cung Tĩnh vương Trần Nguyên Trác, Trần Nguyên Tiết và hai người con của Thiên Ninh công chúa, chị gái Dụ Tông đem người tôn thất vào thành định giết Đại Định. Đại Định Đế trèo qua tường, nấp dưới cầu mới. Mọi người lùng không thấy, giải tán ra về. Khi trời sắp sáng, Đại Định Đế vào cung, chia người đi bắt Nguyên Trác cùng 17 người chủ mưu và giết hết.

Anh khác mẹ của Trần Dụ Tông là Cung Định vương Trần Phủ (tức vua Trần Nghệ Tông),  vì có con gái làm Hoàng hậu của Nhật Lễ, sợ vạ lây đến mình nên tránh ra trấn Đà Giang (tức Gia Hưng), ngầm hẹn với các em là Cung Tuyên vương Trần Kính, Chương Túc thượng hầu Trần Nguyên Đán, Thiên Ninh công chúa Ngọc Tha hội ở sông Đại Lại, phủ Thanh Hóa để dấy quân. Trần Kính giúp ông đảm nhận việc sắm sửa mọi vũ khí, trang bị quân đội. Khi ấy, Đại Định Đế Dương Nhật Lễ chuyên dùng thiếu úy Trần Ngô Lang mà không biết Ngô Lang đồng mưu với Trần Phủ. Mỗi khi sai quân tướng đi đánh bắt, Ngô Lang đều bí mật bảo họ theo Trần Phủ đừng về nữa. Rất nhiều lần sai các quân Nam, Bắc đi đánh, đều không một ai trở về. Do đó quân của Trần Phủ, Trần Kính mạnh thêm. Ngày 13 tháng 11 năm Canh Tuất (tức 1 tháng 12 năm 1370), Trần Phủ đến phủ Kiến Hưng, truất Nhật Lễ làm Hôn Đức công.

Ngày 15, Phủ lên ngôi, tức Trần Nghệ Tông. Ngày 21 tháng ấy, Trần Phủ cùng Trần Kính và Thiên Ninh công chúa dẫn quân về kinh, sai giam Nhật Lễ ở phường Giang Khẩu. Dương Nhật Lễ tới lúc đó mới biết mình bị Trần Ngô Lang phản bội. Trong khi bị giam giữ, ông lừa gọi Trần Ngô Lang đến gần rồi bóp cổ giết chết Trần Ngô Lang. Trần Nghệ Tông bèn lập tức hạ lệnh giết chết Dương Nhật Lễ và con ông là Liễu, rồi sai đem chôn ở núi Đại Mông. Nhật Lễ ở ngôi được hơn một năm, không rõ thọ bao nhiêu tuổi. Sai lầm lớn nhất của Nhật Lễ là định đổi sang họ Dương khiến tôn thất nhà Trần nắm quyền bính khắp trong nước xúm lại tìm cách lật đổ. Tần Thủy Hoàng trước đây cũng phải đối mặt với tiếng tăm về thân thế và cũng có những việc làm thô bạo, thất đức nhưng đã khôn khéo suốt đời không đổi sang họ Lã, giết luôn Lã Bất Vi người bị dị nghị là cha mình, và tìm cách đàn áp thẳng tay những ai có ý định khơi chuyện này để chống đối. Bởi thế Tần Thủy Hoàng giữ được ngôi vị trọn vẹn. Nhật Lễ mắc hàng loạt sai lầm nên nhanh chóng bị lật đổ.

Vua Trần Duệ Tông là vua thứ 9 của nhà Trần, tên húy là Trần Kính, là con thứ 11 của vua Trần Minh Tông, là em của ba vị vua: Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông và Trần Nghệ Tông. Ông sinh ngày 2 tháng 6 năm Đinh Sửu (1337); năm 1372 được vua anh là Trần Nghệ Tông nhường ngôi, ở ngôi 6 năm, ngày 24 tháng 1 năm Đinh Tỵ (1377) tử trận tại thành Đồ Bàn (Vijaya), thọ 41 tuổi. Vua Trần Duệ Tông là người có cá tính mạnh mẽ, mang hoài bão chấn hưng quốc gia. Khi Trần Nghệ Tông tránh loạn của Dương Nhật Lễ, mọi vũ khí, quân đội đều do Trần Kính đảm nhận, do vậy, vua Nghệ Tông đã truyền ngôi cho em. Năm 1372, sau khi được vua anh Trần Nghệ Tông nhường ngôi, ông để tâm lo toan việc trị nước, kén tướng luyện quân, đặt khoa thi, lấy người tài, đồng thời chú trọng đề cao ý thức dân tộc, bảo vệ thuần phong mỹ tục, biểu hiện ý thức tự lập, tự cường. Để làm được điều đó, ông lệnh cho quân dân không được mặc áo kiểu người phương Bắc, không bắt chước tiếng nói của các nước Chiêm (Chăm-pa), quy định về mẫu mã các loại thuyền, xe, kiệu, tán, nghi, trượng và y phục.  Vào cuối thời Trần, lợi dụng tình hình Đại Việt suy  yếu,  quân  Chăm-pa  thường  xuyên  đem  quân quấy phá vùng biên giới, thậm chí nhiều lần đánh chiếm Thăng Long. Vì quá nôn nóng trong việc tiêu diệt họa xâm lấn của Chăm-pa, Trần Duệ Tông đã thân chinh đi đánh Chăm-pa. Tháng Giêng năm 1377 khi cầm quân tiến vào thành Đồ Bàn (Vijaya). Ngày 4 tháng 3 năm 1377 nhằm ngày 24 tháng 1 năm Đinh Tỵ vua Trần Duệ Tông chết trận trong khi đang dẫn quân tấn công Chiêm Thành, bị quân Chiêm phục kích trong thành Đồ Bàn (Bình Định) và vua chết trong loạn quân. Đại Việt đại bại. Trước đó, bà thần phi Nguyễn Thị Bích Châu vợ vua đã tình nguyện hiến thân cho thần biển để giúp chồng tiến quân (đền thờ Bà Hải ở Hà Tĩnh, hình). Thượng hoàng Trần Nghệ Tông thấy ông vì nước mà bỏ mình nên cho xây dựng Hy lăng trên núi Đạm Thủy, chiêu hồn về thờ cúng tại Hy lăng và cho lập con trưởng của ông là Kiến Đức đại vương nối nghiệp nhà Trần, tức là Trần Phế Đế. Cái chết của Duệ Tông là bước ngoặt lớn đối với nhà Trần thời hậu kỳ, Thượng hoàng Nghệ Tông nhu nhược, vốn hoàn toàn dựa vào ông nên khi ông mất đã hoàn toàn dựa vào Hồ Quý Ly, thế nước Đại Việt suy kém, quân Chăm-pa tự do hoành hành, tàn phá kinh đô Thăng Long. Cơ nghiệp nhà Trần từ đây suy sụp. Sau đó Trần Phế Đế bị thượng hoàng Trần Nghệ Tông giáng làm Linh Đức vương rồi bắt thắt cổ chết. Quyền thần Lê Quý Ly  khởi nghiệp nhà Hồ.

ĐẶNG DUNG THƠ CẢM HOÀI
Hoàng Kim

Nhà Minh Trung Quốc vin cớ “hưng Trần, cầm Hồ” đem 20 vạn quân đánh chiếm Đại Việt lần 1 và 80 vạn quân do Trương Phụ Mộc Thạnh sang chiếm Đại Việt để biến thành quận huyện của Trung Hoa. Trần Ngỗi là con thứ của vua Trần Nghệ Tông dấy binh nổi lên chống lại quân Minh để khôi phục nhà Trần, tháng 10 năm 1407 lên ngôi vua xưng là Giản Định Đế. Đại tri châu Đặng Tất kéo quân đến hợp lực được phong làm Quốc Công. Đặng Tất phá được tri phủ giặc là Đặng Thế Căng ở cửa biển Nhật Lệ và đánh chiếm núi An Đại Lệ Thủy tháng 6 năm 1408. Sau đó lại đại phá quân Minh ở trận Bồ Cô tháng 12 năm 1408, nhưng vua tin lời gièm của bọn hoạn quan nên đã giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Đặng Dung là con của Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Dị là con của Nguyễn Cảnh Chân tuy căm phẩn vì cha không có tội mà bị giết nhưng không vì thù nhà mà bỏ việc nước. Hai người tìm minh chủ khác là Trần Quý Khoáng đón lên làm vua và tiếp tục chống quân Minh. Đặng Dung thơ “Cảm hoài” là kiệt tác nói về nói về nỗi lòng của bậc anh hùng trước thế sự buổi ấy

CẢM HOÀI
Đặng Dung

Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.

Bản dịch Phan Kế Bính Sách Văn đàn bảo giám (NXB Văn học, 2004) ghi người dịch là Trần Trọng Kim.
Nguồn:
1. Phan Kế Bính, “Đại Nam nhất thống chí”, Đông Dương tạp chí, số 116
2. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt, 1951
3. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm học liệu xuất bản, 1968

Nguyên tác:








Cảm hoài [Thuật hoài]

Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chúa hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.

Nguyễn Biểu ‘cỗ đầu người’ là hào khí Đông A, chuyện bi tráng tiếp nối.

Nguyễn Biểu người làng Nội Diên, xã Bình Hồ, huyện La Giang, sau đổi thành La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, thi đỗ Thái Học Sinh (Tiến Sĩ) khoảng năm 1357 cuối đời nhà Trần, làm quan đến chức Điện Tiền Đô Ngự Sử, cùng thời với Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị.

Khi quân Minh của Trương Phụ xâm chiếm nước ta, ông theo vua Trùng Quang mưu sự khởi nghĩa, khôi phục nhà Hậu Trần. Nhà Hậu Trần thất cơ, binh bại, sai Nguyễn Biểu đi sứ, gặp Trương Phụ xin cầu phong, cốt thực hiện kế hoãn binh, kéo dài thời gian để cho Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị xây dựng binh lực. Tướng Minh Trương Phụ tiếp sứ thần rất khinh bạc, ngạo mạn, sai quân dọn ra một mâm cỗ chỉ có một cái đầu người luộc chín, ép Nguyễn Biểu ăn, cốt để thị oai. Nguyễn Biểu ung dung ngồi vào mâm, nói rằng: “Mấy thuở được ăn thịt người phương Bắc (người Tàu)!”, nói đoạn, lấy đũa khoét đôi mắt, chấm muối ăn. Vừa ăn, vừa ngâm bài thơ Cỗ đầu người khiến Trương Phụ cũng phải kính phục, toan tha cho ông về. Hàng tướng là Phan Liêu lúc ấy ton hót với Phụ rằng Nguyễn Biểu nói: “Năng sảm nhân đầu, năng sảm Phụ” (có khả năng nuốt được cỗ đầu người, tất cũng có khả năng nuốt tươi được Trương Phụ). Trương Phụ giận lắm, đưa câu ấy ra bắt ông phải đối lại. Đối được mới cho về, không đối được thì chém. Nguyễn Biểu ung dung đối lại rằng: “Hựu tồn ngô thiệt, hựu tồn Trần” (còn ba tấc lưỡi của ta, nhà Trần vẫn còn!). Trương Phụ giận lắm, đổi ý không tha nữa, lại sai cắt lưỡi của ông:

-Thử xem cắt lưỡi nó đi, nhà Trần có còn được nữa hay không???

Kế đó, Phụ sai trói ông vào chân cầu, để cho nước thuỷ triều lên cao dìm chết. Tấm gương anh hùng của Nguyễn Biểu còn chói lọi mãi đến ngàn thu. Cái chết của Nguyễn Biểu thật đau thương, nhưng oai phong của ông khiến người Minh phải khiếp đảm. Uy vũ ấy tồn tại mãi cùng thanh sử vậy.

Cỗ đầu người
Ngọc thiện trân tu đã đủ mùi
Gia hào thêm có cỗ đầu người
Nem công chả phượng còn thua béo
Thịt gấu gan lân hẳn kém tươi
Cá lối lộc minh so có một
Vật bầy thỏ thủ bội hơn mười
Kìa kìa ngon ngọt tày vai lợn
Tráng sĩ như Phàn tiếng để đời!

Hậu Trần trong sử Việt, một bài học sâu sắc.

xem tiếp : Nhà Trần trong sử Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-tran-trong-su-viet/

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Secret Garden – Bí mật vườn thiêng 
Những bài hát hay nhất của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (25 bài)
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

Số lần xem trang : 15372
Nhập ngày : 05-03-2020
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 7(24-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 7(23-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 7(22-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 7(21-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 7(21-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 7(19-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 7(18-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 7(18-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 7(18-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 15 tháng 7(18-07-2019)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007