Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 366
Toàn hệ thống 3740
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Hỏi: Bà con làm vườn tại Sóc Trăng muốn tìm mua chế phẩm diệt trừ ruồi đục quả. Xin quí báo hướng dẫn cách sử dụng và cho biết địa chỉ liên hệ mua chế phẩm này?

Trả lời: Trong khuôn khổ chương trình dự án CS2/1998/005 "Quản lý dịch hại ruồi đục quả tăng cường sản xuất rau quả xuất khẩu", Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) đã hợp tác với nhà máy bia Foster Tiền Giang nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm SOFRI PROTEIN theo công nghệ của Australia để phòng trừ ruồi đục quả hại trái cây ở nước ta.

Theo đó, men bia (từ nhà máy bia FOSTER Tiền Giang) được đun nóng 65-70oC để làm bốc hơi cồn, chưng cất làm giảm thể tích 50% để đạt độ pH từ 5,7-5,8 rồi tiếp tục được phân giải protein bằng enyme papain (0,2%) ở nhiệt độ dưới 70oC để tạo ra protein thuỷ phân. Tiếp theo protein thuỷ phân được bảo quản trong Potassium sorbate 0,25% để tạo ra thành phẩm protein thuỷ phân sử dụng như một loại mồi nhử dẫn dụ rất hấp dẫn ruồi trưởng thành ăn trước khi sinh sản.

Chế phẩm SOFRI PROTEIN được pha thêm 5% thuốc trừ sâu để phun phòng trừ ruồi đục quả rất có hiệu quả, có thể bảo vệ được 95% sản lượng rau quả khỏi nạn ruồi đục với một lượng thuốc trừ sâu ít hơn 500 lần so với các phương pháp khác, nên rất an toàn và ít gây ô nhiễm môi trường. Theo tính toán của SOFRI, cứ 5 lần phun chế phẩm SOFRI PROTEIN trên diện tích 250ha tiết kiệm được 300 triệu đồng.

Chế phẩm được phun thử nghiệm trên diện rộng ở nhiều địa phương, trên nhiều loại rau quả khác nhau, trong nhiều năm qua đạt kết quả rất tốt: hiệu quả tiêu diệt và hạn chế gây hại của ruồi cao; tăng sản lượng và chất lượng rau quả thu hoạch; giảm chi phí trong sản xuất do giá thành rẻ; bảo vệ được môi trường và côn trùng có ích; không có dư lượng thuốc BVTV trên sản phẩm nên được thị trường nội địa chấp nhận, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu... Tháng 5/2006 chế phẩm SOFRI PROTEIN đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật, cho phép sử dụng rộng rãi trong sản xuất.

Qui trình phòng trừ:

- Trước khi phun chế phẩm SOFRI thuỷ phân, bà con cần thu gom hết trái rơi rụng trong vườn đem chôn sâu dưới đất có rải vôi bột để tiêu diệt hết trứng và dòi non nhằm tránh lây lan.

- Cách pha và bảo quản chế phẩm: Nếu phun cho diện tích lớn, nhiều cây, sử dụng bình bơm 10 lít: pha 1,5 lít bã protein + 50 ml thuốc Regent 5 SC. Sử dụng đến đâu, pha đến đó. Chế phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thường 26oC, nơi râm mát.

- Cách phun: Đối với các cây ăn quả phun mỗi cây khoảng 20-50 ml (tuỳ theo cây to hay nhỏ) thành các đốm nhỏ dưới tán cây. Đối với các loại rau, màu, các loại rau ăn trái có thể phun cách luống hoặc phun bỏ cách đoạn trên luống. Thời gian phun tốt nhất là từ 8-10 giờ sáng, tránh phun vào những ngày mưa chế phẩm sẽ không có tác dụng hấp dẫn và diệt ruồi. Chú ý: Phun mỗi tuần 1 lần cho tới khi thu hoạch, không nên phun trực tiếp lên trái và phun đồng loạt với diện tích lớn.

- Giai đoạn phun chế phẩm cho các loại rau quả: Đối với mướp, khổ qua (mướp đắng), bầu bí và sơ ri: nên phun ngay sau khi hoa thụ phấn; với thanh long, ổi, mận (doi): phun 20 ngày sau đậu trái; với nhãn, xoài, cam quýt: phun 2 tháng sau khi đậu trái.

- Có thể sử dụng chế phẩm SOFRI PROTEIN để làm bẫy bả diệt ruồi đực một cách đơn giản: tẩm 2ml dung dịch chế phẩm đã có pha thuốc trừ sâu vào bẫy (xem ảnh) đem treo dưới tán cây nơi râm mát, cách mặt đất 1-1,5m. Mỗi ha treo 20-30 bẫy, cứ 3-4 tuần thay bả 1 lần sẽ thu hút và tiêu diệt hết lượng ruồi đực nên sẽ có tác dụng giảm dần số lượng ruồi gây hại do con cái mất khả năng sinh sản.

Chế phẩm hiện có bán tại Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI): xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, ĐT: 073. 3893133 và các đại lý thuốc BVTV ở các tỉnh.

                           Công Hào

Số lần xem trang : 15083
Nhập ngày : 07-01-2009
Điều chỉnh lần cuối : 07-01-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  NUÔI TÔM QUẢNG CANH THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG (Báo NNVN - Số ra ngày 22/6/2009) (25-06-2009)

  QUY TRÌNH THÂM CANH MÔ HÌNH THÂM CANH LÚA - CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 8/6/2009) (25-06-2009)

  Phytoplasma tác nhân gây “bệnh nan y” trên cây mì (Báo NNVN - Số ra ngày 18/6/2009)(25-06-2009)

  NUÔI CẦY HƯƠNG ĐẠT HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 16/6/2009) (16-06-2009)

  Quảng Bình: Hiệu quả từ mô hình sản xuất giống lứa TBR-1 (Báo NNVN - Số ra ngày 16/6/2009) (16-06-2009)

  LIÊN KẾT TRONG CHUỖI SẢN XUẤT LÚA GẠO HÀNG HÓA (Báo NNVN - Số ra ngày 16/6/2009) (16-06-2009)

  CÁCH KHẮC PHỤC BỆNH ĐẬU GÀ (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009)

  Sử dụng magiê sunphát nâng cao năng suất, chất lượng chè (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009)

  Trung Quốc: Đã hiện thực hoá tiềm năng sản xuất trứng tại châu Phi (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009)

  MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ TRẢI LỜI VỀ CÂY MACADAMIA (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007