Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1015
Toàn hệ thống 2734
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

HoChiMinhvoihocsinh

CHÀO NGÀY MỚI 5 THÁNG 9
Hoàng Kim
CNM365 Đức sáng Trần Thái Tông; Minh quân Trần Thánh Tông; Lời dặn của Thánh Trần, Giữ trong sáng Tiếng Việt; Lời thương; Ngày 5 tháng 9. Ngày khai trường của các trường học tại Việt Nam. Ngày 5 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh có Thư gửi các học sinh trong ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.  Ngày 5 tháng 9 năm 1962, Thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòaVương quốc Lào, sau năm 1975 thay thế là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Ngày 5 tháng 9 năm 1945, Bộ trưởng nội vụ Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Võ Nguyên Giáp ký sắc lệnh giải thể Đại Việt Quốc gia Xã hội ĐảngĐại Việt Quốc dân đảng với cáo buộc hai đảng này âm mưu tiến hành các hoạt động làm hại nền độc lập. Bài chọn lọc ngày 5 tháng 9 Đức sáng Trần Thái Tông; Minh quân Trần Thánh Tông; Lời dặn của Thánh Trần, Giữ trong sáng Tiếng Việt; Lời thương;. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-5-thang-9/

MINH QUÂN TRẦN THÁNH TÔNG
Hoàng Kim

Trần Thánh Tông sinh ngày 12 tháng 10 năm 1240, mất ngày 3 tháng 7 năm 1290 là  vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần, ở ngôi từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ năm 1278 đến năm 1290 lúc qua đời (hình Lăng Trần Thánh Tông ở Long Hưng, Thái Bình)Trần Thánh Tông là vua thánh nhà Trần: Vua nổi tiếng có lòng thương dân và đặc biệt thân thiết với anh em trong Hoàng tộc, điều hiếm thấy từ trước đến nay; Trần Thánh Tông có công rất lớn lúc làm Thái thượng hoàng đã cùng với con trai là vua Trần Nhân Tông lãnh đạo quân dân Đại Việt giành chiến thắng trong hai cuộc chiến cuối cùng chống lại quân đội nhà Nguyê
n sang thôn tính nước ta lần thứ hai năm1285 và lần thứ ba năm 1287; Nước Đại Việt suốt thời Trần Thánh Tông làm vua và làm Thái Thượng hoàng là rất hưng thịnh, hùng mạnh, phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục không để cho nhà Nguyên thôn tính.

Trần Thánh Tông cuộc đời và di sản

Vua Trần Thánh Tông tên thật Trần Hoảng là con trai thứ hai của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh), mẹ là Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu Lý thị, công chúa nhà Lý, con gái của Lý Huệ Tông và Linh Từ Quốc mẫu. Anh trai lớn của ông, Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang tuy danh nghĩa là con lớn nhất, nhưng thực tế là con của Khâm Minh đại vương Trần Liễu. Như vậy, ông là Hoàng đích trưởng tử (con trai lớn nhất và do chính thất sinh ra) của Trần Thái Tông hoàng đế.

Vua Trần Thánh Tông sinh ngày 25 tháng 9 âm lịch, năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (1240), và ngay lập tức được lập làm Hoàng thái tử, ngự ở Đông cung. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, trước khi Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu mang thai ông, Thái Tông hoàng đế nằm mơ thấy Thượng Đế trao tặng bà một thanh gươm báu.

Vua Trần Thánh Tông có vợ là  Nguyên Thánh hoàng hậu Trần Thiều (?– 1287), con gái An Sinh Vương Trần Liễu, mới đầu phong làm Thiên Cảm phu nhân, sau phong lên làm Hoàng hậu. Năm 1278, Trần Nhân Tông tôn làm Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu

Vua Trần Thánh Tông có bốn con: 1) đích trưởng tử là Trần Khâm, tức Nhân Tông Duệ Hiếu hoàng đế, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu; 2) Tá Thiên đại vương Trần Đức Việp (1265 – 1306), mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu. 3) Thiên Thuỵ công chúa, chị gái Nhân Tông, mất cùng ngày với Nhân Tông (3 tháng 11 âm lịch, 1308), lấy Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu;4)  Bảo Châu công chúa, lấy con trai thứ của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu.

Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ nhất năm 1257, vào ngày 24 tháng 12 năm Nguyên Phong thứ 7 (1257), Thái tử Trần Hoảng đã cùng với vua Trần Thái Tông ngự lâu thuyền mà kéo quân đến Đông Bộ Đầu, đập tan tác quân Nguyên Mông trong Trận Đông Bộ Đầu, buộc họ phải rút chạy và chấm dứt cuộc xâm lược Đại Việt.

Vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng ngày 24 tháng 2, năm 1258 (Nguyên Phong thứ 8). Vua Trần Thánh Tông đổi niên hiệu là Thiệu Long, xưng làm Nhân Hoàng, tôn vua chalàm Thái thượng hoàng, tôn hiệu là Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế .

Vua Trần Thánh Tông ở ngôi 21 năm, đất nước được yên trị . Vua nổi tiếng là vị hoàng đế nhân hậu, hòa ái đối với mọi người từ trong ra ngoài. Ông thường nói rằng: “Thiên hạ là của ông cha để lại, nên để anh em cùng hưởng phú quý chung”.Do vậy, các hoàng thân trong nội điện thường ăn chung cỗ và ngủ chơi chung nhà rất đầm ấm, chỉ khi có việc công, hay buổi chầu, thì mới phân thứ tự theo phép nước .

Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang, trên danh nghĩa là con trưởng của vua Trần Thái Tông, nhưng thực ra là con trai của An Sinh đại vương Trần Liễu cùng Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu. Trần Quốc Khang tuy là con trưởng  của vua Trần Thái Tông, nhưng  xuất thân đặc biệt nên chịu mọi sự suy xét trong hoàng tộc. Sử cũ kể lại, có lần Trần Thánh Tông cùng với người anh cả là Trần Quốc Khang chơi đùa trước mặt Thái thượng hoàng. Thượng hoàng mặc áo bông trắng, Trần Quốc Khang múa kiểu người Hồ, Thượng hoàng bèn cởi áo ban cho. Vua Trần Thánh Tông thấy vậy cũng múa kiểu người Hồ để đòi thưởng áo bông. Quốc Khang bèn nói:Quý nhất là ngôi vua, tôi đã không tranh với chú hai rồi. Nay đức chí tôn cho tôi thứ nhỏ mọn này mà chú hai cũng muốn cướp sao?

Thượng hoàng Thái Tông cười nói với Quốc Khang:

Vậy ra con coi ngôi vua cũng chỉ như cái áo choàng này thôi à?

Thượng hoàng Thái Tông khen Quốc Khang, rồi ban áo cho ông. Trong Hoàng gia, cha con, anh em hòa thuận không xảy ra xích mích.] Vào tháng 9 năm 1269, Vua Trần Thánh Tông phong cho Trần Quốc Khang làm Vọng Giang phiêu kỵ Đô thượng tướng quân. Một lần khác, vào mùa xuân năm 1270, Trần Quốc Khang xây vương phủ hoành tráng tại Diễn Châu, vua Trần Thánh Tông bèn cho người đến xem. Hoảng sợ, Quốc Khang đành phải dựng tượng Phật tại nơi này – sau trở thành chùa Thông.

Vua Trần Thánh Tông rất quan tâm giáo dục, Trần Ích Tắc, em trai Trần Thánh Tông nổi tiếng là một người hay chữ trong nước được cử mở trường dạy học để các văn sĩ học tập. Danh nho Mạc Đĩnh Chi, người đỗ trạng nguyên đời Trần Anh Tông sau này cũng học ở trường ấy.

Thời vua Trần Thánh Tông nhân sự cũng được thay đổi. Ông xuống chiếu kén chọn văn học sĩ sung vào quan ở Quán và Các. Trước đó, theo quy chế cũ: “không phải người trong họ vua thì không được làm chức Hành khiển“. Nhưng bắt đầu từ đấy, nho sĩ văn học được giữ quyền bính làm hành khiển, như Đặng Kế làm Hàn lâm viện học sĩ, Đỗ Quốc Tá làm Trung thư sảnh trung thư lệnh, đều là nho sĩ văn học.  Vua Trần Thánh Tông cho phép các vương hầu, phò mã họp các dân nghèo để khẩn hoang]. Vương hầu có điền trang bắt đầu từ đấy.

Năm 1262, vua Trần Thánh Tông xuống lệnh cho quan quân chế tạo vũ khí và đúc thuyền. Tại chín bãi phù sa ở sông Bạch Hạc, Lục quân và Thủy quân nhà Trần đã tổ chức tập trận. Vào tháng 9 (âm lịch) năm ấy, ông truyền lệnh cho rà soát ngục tù, và thẳng tay xử lý những kẻ đã đầu hàng quân xâm lược Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất thời Nguyên Phong.

Vua Trần Thánh Tông còn cho Lê Văn Hưu tiếp tục biên soạn sách Đại Việt sử ký. Lê Văn Hưu đã làm được bộ sử sách gồm 30 quyển, chép từ đời Triệu Vũ Vương đến Lý Chiêu Hoàng. Việc biên tập bộ sử này được khởi đầu từ đời vua Trần Thái Tông, đến năm 1271 đời Thánh Tông mới hoàn thành.

Năm 1258, sau khi Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Thánh Tông sai sứ sang Nam Tống báo việc lên ngôi và được phong làm An Nam quốc vương. Mặc dù Nam Tống đã suy yếu trước sự uy hiếp của Mông Cổ, ông vẫn giữ quan hệ bang giao với Nam Tống ngoài ý nghĩa giao hảo nước lớn còn nhằm mục đích nắm tình hình phương bắc. Khi Thánh Tông sai sứ mang đồ cống sang, vua Tống cũng tặng lại các sản vật của Trung Quốc như chè, đồ sứ, tơ lụa; không những gửi cho Thánh Tông mà còn tặng cả sứ giả.  Sau này khi Nam Tống bị nhà Nguyên đánh bại, phải rút vào nơi hiểm yếu, mới không còn qua lại với Đại Việt. Nhiều quan lại và binh sĩ Tống không thần phục người Mông đã sang xin nương nhờ Đại Việt. Trần Thánh Tông tiếp nhận họ, ban cho chức tước và cử người quản lý.

Năm 1260, hoàng đế nhà Nguyên sai Mạnh Giáp, Lý Văn Tuấn mang chiếu chỉ sang Đại Việt tuyên dụ, với yêu cầu hệ thống chính quyền Đại Việt phải theo lối hoạt động của Thiên triều, không được dấy binh xâm lấn bờ cõi. Vào năm Tân Dậu 1261, niên hiệu Thiệu Long thứ 4, vua Trần Thánh Tông được vua Mông Cổ phong làm An Nam Quốc Vương, lại được trao cho 3 tấm gấm tây cùng với 6 tấm gấm kim thục. Trần Thánh Tông duy trì lệ cống nhà Nguyên 3 năm 1 lần, mỗi lần đều phải cống nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói và thợ thuyền mỗi hạng ba người, cùng với các sản vật như là sừng tê, ngà voi, đồi mồi, châu báu…

Vua nhà Nguyên lại đặt chức quan Darughachi tại Đại Việt để đi lại giám trị các châu quận Đại Việt; ý muốn can thiệp chính trị, tìm hiểu nhân vật, tài sản Đại Việt để liệu đường mà đánh chiếm. Thánh Tông bề ngoài tuy vẫn chịu thần phục, nhưng ông biết ý đồ của vua Mông, nên tiếp tục luyện binh dụng võ để chuẩn bị chiến tranh. Ông cho tuyển đinh tráng các lộ làm lính, phân làm quân và đô, bắt phải luyện tập luôn.

Năm 1271, Hốt Tất Liệt đặt quốc hiệu là Nguyên, bình định nốt miền nam Trung Quốc và dụ vua Đại Việt sang hàng, để khỏi cần động binh. Nhà Nguyên cứ vài năm lại cho sứ sang sách nhiễu và dụ vua Đại Việt sang chầu, nhưng vua Trần lấy cớ thoái thác.

Năm 1272, hoàng đế nhà Nguyên cho sứ sang lấy cớ tìm cột đồng trụ của Mã Viện trồng ngày trước, nhưng vua Thánh Tông sai quan sang nói rằng: cột ấy lâu ngày mất đi rồi, không biết đâu mà tìm nữa. Vua Nguyên bèn thôi không hỏi nữa.

Năm 1275, hoàng đế nhà Nguyên ra chiếu dụ đòi vua Đại Việt nộp sổ sách dân số, thu thuế khóa, trợ binh lực cho Thiên triều thông qua sự thống trị của quan Darughachi và đòi nhà vua phải đích thân tới chầu. Vua Thánh Tông sai sứ sang nói với hoàng đế nhà Nguyên rằng: Nước Nam không phải là nước Mường mán mà đặt quan giám trị, xin đổi quan Đại-lỗ-hoa-xích làm quan Dẫn tiến sứ.

Vua nhà Nguyên không cho, lại bắt vua Trần sang chầu. Thánh Tông cũng không chịu. Từ đấy vua nhà Nguyên thấy dùng ngoại giao để khuất phục nhà Trần không được, quyết ý cử binh sang đánh Đại Việt. Nguyên Thế Tổ cho quan ở biên giới do thám địa thế Đại Việt, Trần Thánh Tông cũng đặt quan quân phòng bị.

Theo sách “Các triều đại Việt Nam” của Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, “Nhìn chung, vua Trần Thánh Tông thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, chằm bảo vệ danh dự của Tổ quốc, ngăn chặn từ xa mọi sự dòm ngó, tạo sự xâm lược của nhà Nguyên.“ Tuy nhiên, sau khi nhà Nguyên diệt Nam Tống (1279), Đại Việt càng đứng trước nguy cơ bị xâm lăng từ đế quốc khổng lồ này.

Mùa đông, ngày 22 tháng 10 năm 1278, sau một năm Thái Tông Thượng hoàng đế băng hà, Thánh Tông hoàng đế nhường ngôi cho con trai là Thái tử Trần Khâm, tức Trần Nhân Tông. Thánh Tông lên làm Thái thượng hoàng, với tôn hiệu là Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng Đế. Trên danh nghĩa là Thái thượng hoàng, nhưng Trần Thánh Tông vẫn tham gia việc triều chính.

Quan hệ hai bên giữa Đại Việt và Đại Nguyên căng thẳng và đến cuối năm 1284 thì chiến tranh bùng nổ. Thượng hoàng Thánh Tông cùng Nhân Tông tín nhiệm thân vương là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, phong làm Quốc công Tiết chế chỉ huy quân đội trong nước để chống Nguyên Mông. Trong hai lần Chiến tranh với Nguyên Mông lần 2 và lần 3, thắng lợi có vai trò đóng góp của Thượng hoàng Thánh Tông.

Năm 1289, sau khi chiến tranh kết thúc, Thượng hoàng lui về phủ Thiên Trường làm thơ. Các bài thơ thường được truyền lại là: “Hành cung Thiên Trường”, “Cung viên nhật hoài cực”.

Ngày 25 tháng 5, năm Trùng Hưng thứ 6 (1290), Thượng hoàng băng hà tại Nhân Thọ cung, hưởng thọ 51 tuổi. Miếu hiệu là Thánh Tông (聖宗), thụy hiệu là Hiến Thiên Thế Đạọ Huyền Công Thịnh Đức Nhân Minh Va7n Vũ Tuyên Hiếu hoàng đế . Ông được táng ở Dụ Lăng, phủ Long Hưng (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình ngày nay).

Ngày nay ở trung tâm thành phố Hà Nội có phố mang tên Trần Thánh Tông.

Vua Trần Thánh Tông  sùng đạo Phật, rất giỏi thơ văn, thường sáng tác thơ văn về thiền. Tác phẩm của Trần Thánh Tông có: Di hậu lục (Chép để lại cho đời sau), Cơ cầu lục (Chép việc nối dõi nghiệp nhà); Thiền tông liễu ngộ (Bài ca giác ngộ Thiền tông), Phóng ngưu (Thả trâu), Trần Thánh Tông thi tập (Tập thơ Trần Thánh Tông), Chỉ giá minh (Bài minh về sự cung kính)…Và một số thư từ ngoại giao, nhưng tất cả đều đã thất lạc, chỉ còn lại 6 bài thơ được chép trong Việt âm thi tập (5 bài) và Đại Việt sử ký toàn thư (1 bài) mà chúng tôi sẽ chép bổ sung vào cuối bài này.

Thơ Trần Thánh Tông  giàu chất trữ tình, kết hợp nhuần nhị giữa tinh thần tự hào về đất nước của người chiến thắng, với tình yêu cuộc sống yên vui, thanh bình, và phong độ ung dung, phóng khoáng của một người biết tự tin, lạc quan. Trong thơ, ông đã xen nhịp ba của thơ dân tộc với nhịp bốn quen thuộc của thơ Đường, tạo nên một nét mới về nhịp điệu thơ và về thơ miêu tả thiên nhiên.

Trong sách Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977, có bài thơ Chân tâm chi dụng của Trần Thánh Tông:

Dụng của chân tâm … 
Trần Thánh Tông

Dụng của chân tâm, 
Thông minh tịnh mịch. 
Không đến không đi, 
Không tổn không ích. 
Vào nhỏ vào to, 
Mặc thuận cùng nghịch. 
Động như hạc mây, 
Tĩnh như tường vách. 
Nhẹ tựa mảy lông, 
Nặng như bàn thạch. 
Trần trần trụi trụi, 
Làu làu trong sạch. 
Chẳng thể đo lường, 
Tuyệt vô tung tích. 
Nay ta vì ngươi, 
Tỏ bày rành mạch. 

Đại Việt Sử ký Toàn thư của nhà Hậu Lê ca ngợi Trần Thánh Tông “trung hiếu nhân thứ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau, cơ nghiệp nhà Trần được bền vững”, tuy nhiên trên quan điểm Nho giáo lại phê phán ông sùng đạo Phật “thì không phải phép trị nước hay của đế vương”. Sử gia Ngô Sĩ Liên ca ngợi công lao của ông: “Thánh Tông nối nghiệp Thái Tông, giữa chừng gặp giặc cướp biến loạn, ủy nhiệm cho tướng thần cùng với Nhân Tông giúp sức làm nên việc, khiến thiên hạ đã tan lại hợp, xã tắc nguy lại an. Suốt đời Trần không có việc giặc Hồ nữa, công to lắm.”  Giáo sư Trần Văn Giàu luận về “Nhân cách Trần Nhân Tông” nhưng nói đầy đủ là hai vua Trần vì Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông là người tham gia và lãnh đạo xuyên suốt cả ba lần quân dân Đại Việt đánh thắng quân Nguyên năm 1258, 1285 và 1287: …”Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắn thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại , đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm !” 

Trần Thánh Tông vua giỏi nhà Trần

xem tiếp: Minh quân Trần Thánh Tông
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-quan-tran-thanh-tong/

Giữ trong sáng tiếng Việt
KHEN VÀ CHÊ
Phan Chí Thắng

Nhiều khi ta phải khen (ca ngợi) hoặc chê (phê phán) một người, một ai đó.

Khen chê đòi hỏi kỹ năng và nhân cách.

Con người có hai phẩm chất chính là tài năng và nhân cách.
Ở mỗi người hai thứ này nhiều ít tỷ lệ khác nhau.

Với người có tài nhưng nhân cách kém ta chỉ ca ngợi tài năng, không nhắc gì đến nhân cách, âu cũng là một kiểu chê người ấy thiếu nhân cách vậy.

Tương tự, người tử tế tốt tính nhưng tài năng không bao nhiêu thì ta ca ngợi nhân cách người đó, không nhắc đến tài năng.

Với người có tài có đức thì:

1. Khen vì người ấy tốt với mình – mình là tiểu nhân.
2. Khen vì người ấy tốt với nhiều người – mình là trung nhân.
3. Khen vì người ấy có nhiều đóng góp cho xã hội, cho đất nước – mình mới là cao nhân.

Khen quá mức sẽ thành nịnh bợ, chê quá mức sẽ thành bôi xấu. Người quân tử không bao giờ làm vậy.

Chê cũng có 3 cấp độ:
1. Chê tật xấu của người khác – mình là người nhỏ nhen.
2. Chê những thất bại của người khác – mình quá tầm thường.
3. Chê những kẻ làm hại cho dân cho nước – mình là người biết điều.

Không khen không chê là mũ ni che tai, nhưng khen chê cũng phải trúng vì khi ta khen chê ai đó ta sẽ bộc lộ với mọi người ta là ai.

LỜI THƯƠNG
Hoàng Kim

Lời ru vui giữa đời thường
Lời yêu
Lời nhớ
Lời thương
Lời chờ ,,,

Lời trầm tĩnh, lời mơ hồ
Lời sâu sắc luận, lời thơ thẩn buồn

Đồng xuân ấm nắng thái dương
Nhớ ngôi sao mọc sớm hôm từng trời

Yêu thương tiếng Việt một đời
Học ăn học nói thành người có nhân

Cuộc đời thoáng chốc trăm năm
Lời thương còn lại …
Tri âm lâu bền !

GIỌT ĐẮNG
Hoàng Gia Cương

Mơ hồ đếm giọt càn khôn
Giọt thương
Giọt nhớ
Giọt buồn
Giọt vui …

Giọt rơi xuống cốc tan rồi
Giọt còn níu kéo một thời trầm luân!

Sóng duềnh lấp loáng vầng trăng
Từng ngôi sao rụng âm thầm nhả hương.

Dửng dưng quán cóc bên đường
Tri âm giọt đắng đã thường ngọt môi.

 

Dòng đời xuôi ngược ngược xuôi
Nhâm nhi cho tỉnh …
Lòng người đó em!

*
Tám bài thơ ‘Lời thương
Lắng đọng theo thời gian

LỜI THƯƠNG (8)
Hoàng Kim

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương sỏi đá cũng cần có nhau.


LỜI THƯƠNG (7)
Hoàng Kim
nối vần Thuận Nghĩa, Chí Thắng

Lời ru yêu thương của mẹ
Tiếng lòng đằm thắm của cha
Nỗi nhớ thèm như bầu sữa
An nhiên nhú giữa ông bà

Có một vườn thiêng cổ tích
Nước xanh cây xanh cỏ xanh
Tung tăng bướm tung tăng gió
Say mê chim hót đầu cành

Nơi có một trời thương nhớ
Suốt đời ta chẳng quên nhau
Suối nhạc hồn thơ rộng mở
Đất thương trời bắc nhịp cầu …

Hoàng Kim

Hôm về em ngọt tiếng ru hời
Thuận Nghĩa

một hôm em về đồng rộng
một hôm em về khơi xa
hình như anh ngồi trên cát
khe tay vốc chảy nuột nà

hình như anh ngồi với hát
vuốt lời có cánh bay qua
đám mây dưới lời bàng bạc
môi em trôi dải lụa là

một hôm em về tán lá
một hôm em về gốc cây
anh như dế mèn thuở nọ
tanh tách đá hẫng chân ngày

anh như dế mèn năm ấy
phiêu lưu trong tiếng ru đêm
môi rằm ngang trời ngầy ngậy
cắn lên anh miếng dịu mềm

một hôm em về ghế đá
một hôm em về công viên
anh thành một nhành cỏ úa
run lên dưới gót ảo huyền

một hôm đột nhiên là thật
(ước thế có làm sao không?)
bàn tay nắm nhau rất chặt
mình đi đến tận vô cùng

là hôm rất chi dễ chịu
anh như cái gã thợ cày
ngửa nằm bên bờ ruộng cạn
ngắm nhìn cò lã lơi bay

và em con chim chiền chiện
lích chích trên nhành bông lau
được không xin làm ngọn gió
vời nâng cánh em qua đầu

và em con chuồn chuồn ớt
về cay cay một khoảng đời
anh tô lên hoàng hôn đỏ
hẹn một chân trời sinh sôi

anh tô lên đôi mày ấy
màu của buổi chiều vô ưu
một hôm em về là vậy
giấc anh lìm lịm ngủ vùi

một hôm em về là vậy
ngọt lành đưa những tao nôi
anh như những ngày thơ dại
bình yên trong tiếng ru hời...

Thuận Nghĩa
Mùa Trăng Tròn

Ở đâu
Phan Chí Thắng

Ở đâu có một ngôi nhà bé
Cửa sổ đèn khuya bóng em ngồi
Giai điệu dân ca ngân nhè nhẹ
Tự tình dạ khúc gửi xa xôi

Ở đâu có một khuôn vườn lặng
Em nở dùm tôi những nụ hồng
Chim hót chào reo bình minh nắng
Sương mòn xao xuyến như mắt mong

Ở đâu có một trời thương nhớ
Em thấu dùm tôi nỗi cháy lòng

Ở đâu có một con thuyền nhỏ
Chở những vần thơ tôi sang sông

Phan Chí Thắng

LỜI THƯƠNG (6)
Hoàng Kim

Chuyển mùa trời mưa ẩm
Ngắm cảnh nhớ Đào Công
Việc chờ người vẫn đợi
Thao thức thương người hiền.

Thung dung chào ngày mới
Lời thương vui trong ngần
Phúc hậu sống an nhiên
Đêm qua rồi ngày tới.

“Ngược gió đi không nản.
Rừng thông tuyết phủ dày.
Ngọa Long cương đâu nhỉ.
Đầy trời hoa tuyết bay

LỜI THƯƠNG (5)
Hoàng Kim

Thái Sơn nhớ bạn thương lời nhắn
Thanh Lương Từ Hiếu bước thanh nhàn
‘Bất đáo Trường Thành phi hảo hán’
Linh Giang Kỳ Lộ đối Trường Giang.

LỜI THƯƠNG (4)
Hoàng Kim

Em cũng đi anh cũng đi
Đường trần thăm thẳm bước say mê
Núi Thái anh lên ban mai hửng
Cổng Trời em đến nắng lên hương.

Thăm thăm trời thăm thẳm mây
Ai xui ai đến hiểm sơn này
Tự do hai tiếng ngời tâm đức
Thung dung đời thanh thản vui.

Câu li biệt lẽ hợp tan
Thời thế muôn năm biếng luận bàn
Tình Yêu Cuộc Sống đi cùng Bụt
Cửa nhà mình lối nhỏ bình an.

LỜI THƯƠNG (3)
Hoàng Kim

Nhớ người thuở ấy thăm nhau.
Bút vàng ruộng rẫy và câu ân tình.
Thương chùm mận hậu rung rinh.
Thủy chung bạn quý để dành người thân

LỜI THƯƠNG (2)
Hoàng Kim

Cánh cò bay trong mơ
ca dao em và tôi
bảng lãng cánh cò
bay giữa nhân gian.

Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về’
bâng khuâng Cánh cò
Thương lời ru của mẹ:

“Tháng giêng, tháng hai,
Tháng ba, tháng bốn,
Tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi dạm
Được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên
Mua con gà mái
Về nuôi hắn đẻ
Ra mười quả trứng
Một trứng: ung
Hai trứng: ung
Ba trứng: ung
Bốn trứng: ung
Năm trứng: ung
Sáu trứng: ung
Bảy trứng: ung
Còn ba trứng
Nở được ba con
Con: diều tha
Con: quạ bắt
Con: mặt cắt xơi

Đừng than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.

Cánh cò quê hương
vầng trăng mẹ hiền
mang đến cho em
giấc mơ hạnh phúc

khi ban mai tỉnh thức
mọc sớm sao Thần Nông
thăm thẳm giữa tâm hồn
Cánh cò bay trong mơ …

Ai viết cho ai Những câu thơ lưu lạc.
Giữa trần gian thầm lặng tháng năm dài ?
“Thập tải luân giao cầu cổ kiếm.
Nhất sinh đê thủ bái hoa mai”.

Mười năm lưu lạc tìm gươm báu
Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai.
“Nghêu ngao vui thú yên hà.
Mai là bạn cũ, hạc là người quen”.

Cánh cò bay trong mơ
Gốc mai vàng trước ngõ
Nhà tôi có chim về làm tổ
Hoa đồng nội và em

LỜi THƯƠNG (1)
Hoàng Kim

Khoác thêm tấm áo trời se lạnh
Đông tàn xuân đến đó rồi em
Phúc hậu mỗi ngày chăm việc thiện
Yêu thương xa cách hóa gần thêm

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-thuong/

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

  • Đức sáng Trần Thái Tông
  • Minh quân Trần Thánh Tông
  • Lời dặn của Thánh Trần
  • Thế giới còn đổi thay
  • HoChiMinhvoihocsinh

    CHÀO NGÀY MỚI 5 THÁNG 9
    Hoàng Kim
    CNM365 Đức sáng Trần Thái Tông; Minh quân Trần Thánh Tông; Lời dặn của Thánh Trần, Giữ trong sáng Tiếng Việt; Lời thương; Ngày 5 tháng 9. Ngày khai trường của các trường học tại Việt Nam. Ngày 5 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh có Thư gửi các học sinh trong ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.  Ngày 5 tháng 9 năm 1962, Thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòaVương quốc Lào, sau năm 1975 thay thế là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Ngày 5 tháng 9 năm 1945, Bộ trưởng nội vụ Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Võ Nguyên Giáp ký sắc lệnh giải thể Đại Việt Quốc gia Xã hội ĐảngĐại Việt Quốc dân đảng với cáo buộc hai đảng này âm mưu tiến hành các hoạt động làm hại nền độc lập. Bài chọn lọc ngày 5 tháng 9 Đức sáng Trần Thái Tông; Minh quân Trần Thánh Tông; Lời dặn của Thánh Trần, Giữ trong sáng Tiếng Việt; Lời thương;. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-5-thang-9/

    MINH QUÂN TRẦN THÁNH TÔNG
    Hoàng Kim

    Trần Thánh Tông sinh ngày 12 tháng 10 năm 1240, mất ngày 3 tháng 7 năm 1290 là  vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần, ở ngôi từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ năm 1278 đến năm 1290 lúc qua đời (hình Lăng Trần Thánh Tông ở Long Hưng, Thái Bình)Trần Thánh Tông là vua thánh nhà Trần: Vua nổi tiếng có lòng thương dân và đặc biệt thân thiết với anh em trong Hoàng tộc, điều hiếm thấy từ trước đến nay; Trần Thánh Tông có công rất lớn lúc làm Thái thượng hoàng đã cùng với con trai là vua Trần Nhân Tông lãnh đạo quân dân Đại Việt giành chiến thắng trong hai cuộc chiến cuối cùng chống lại quân đội nhà Nguyê
    n sang thôn tính nước ta lần thứ hai năm1285 và lần thứ ba năm 1287; Nước Đại Việt suốt thời Trần Thánh Tông làm vua và làm Thái Thượng hoàng là rất hưng thịnh, hùng mạnh, phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục không để cho nhà Nguyên thôn tính.

    Trần Thánh Tông cuộc đời và di sản

    Vua Trần Thánh Tông tên thật Trần Hoảng là con trai thứ hai của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh), mẹ là Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu Lý thị, công chúa nhà Lý, con gái của Lý Huệ Tông và Linh Từ Quốc mẫu. Anh trai lớn của ông, Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang tuy danh nghĩa là con lớn nhất, nhưng thực tế là con của Khâm Minh đại vương Trần Liễu. Như vậy, ông là Hoàng đích trưởng tử (con trai lớn nhất và do chính thất sinh ra) của Trần Thái Tông hoàng đế.

    Vua Trần Thánh Tông sinh ngày 25 tháng 9 âm lịch, năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (1240), và ngay lập tức được lập làm Hoàng thái tử, ngự ở Đông cung. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, trước khi Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu mang thai ông, Thái Tông hoàng đế nằm mơ thấy Thượng Đế trao tặng bà một thanh gươm báu.

    Vua Trần Thánh Tông có vợ là  Nguyên Thánh hoàng hậu Trần Thiều (?– 1287), con gái An Sinh Vương Trần Liễu, mới đầu phong làm Thiên Cảm phu nhân, sau phong lên làm Hoàng hậu. Năm 1278, Trần Nhân Tông tôn làm Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu

    Vua Trần Thánh Tông có bốn con: 1) đích trưởng tử là Trần Khâm, tức Nhân Tông Duệ Hiếu hoàng đế, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu; 2) Tá Thiên đại vương Trần Đức Việp (1265 – 1306), mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu. 3) Thiên Thuỵ công chúa, chị gái Nhân Tông, mất cùng ngày với Nhân Tông (3 tháng 11 âm lịch, 1308), lấy Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu;4)  Bảo Châu công chúa, lấy con trai thứ của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu.

    Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ nhất năm 1257, vào ngày 24 tháng 12 năm Nguyên Phong thứ 7 (1257), Thái tử Trần Hoảng đã cùng với vua Trần Thái Tông ngự lâu thuyền mà kéo quân đến Đông Bộ Đầu, đập tan tác quân Nguyên Mông trong Trận Đông Bộ Đầu, buộc họ phải rút chạy và chấm dứt cuộc xâm lược Đại Việt.

    Vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng ngày 24 tháng 2, năm 1258 (Nguyên Phong thứ 8). Vua Trần Thánh Tông đổi niên hiệu là Thiệu Long, xưng làm Nhân Hoàng, tôn vua chalàm Thái thượng hoàng, tôn hiệu là Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế .

    Vua Trần Thánh Tông ở ngôi 21 năm, đất nước được yên trị . Vua nổi tiếng là vị hoàng đế nhân hậu, hòa ái đối với mọi người từ trong ra ngoài. Ông thường nói rằng: “Thiên hạ là của ông cha để lại, nên để anh em cùng hưởng phú quý chung”.Do vậy, các hoàng thân trong nội điện thường ăn chung cỗ và ngủ chơi chung nhà rất đầm ấm, chỉ khi có việc công, hay buổi chầu, thì mới phân thứ tự theo phép nước .

    Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang, trên danh nghĩa là con trưởng của vua Trần Thái Tông, nhưng thực ra là con trai của An Sinh đại vương Trần Liễu cùng Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu. Trần Quốc Khang tuy là con trưởng  của vua Trần Thái Tông, nhưng  xuất thân đặc biệt nên chịu mọi sự suy xét trong hoàng tộc. Sử cũ kể lại, có lần Trần Thánh Tông cùng với người anh cả là Trần Quốc Khang chơi đùa trước mặt Thái thượng hoàng. Thượng hoàng mặc áo bông trắng, Trần Quốc Khang múa kiểu người Hồ, Thượng hoàng bèn cởi áo ban cho. Vua Trần Thánh Tông thấy vậy cũng múa kiểu người Hồ để đòi thưởng áo bông. Quốc Khang bèn nói:Quý nhất là ngôi vua, tôi đã không tranh với chú hai rồi. Nay đức chí tôn cho tôi thứ nhỏ mọn này mà chú hai cũng muốn cướp sao?

    Thượng hoàng Thái Tông cười nói với Quốc Khang:

    Vậy ra con coi ngôi vua cũng chỉ như cái áo choàng này thôi à?

    Thượng hoàng Thái Tông khen Quốc Khang, rồi ban áo cho ông. Trong Hoàng gia, cha con, anh em hòa thuận không xảy ra xích mích.] Vào tháng 9 năm 1269, Vua Trần Thánh Tông phong cho Trần Quốc Khang làm Vọng Giang phiêu kỵ Đô thượng tướng quân. Một lần khác, vào mùa xuân năm 1270, Trần Quốc Khang xây vương phủ hoành tráng tại Diễn Châu, vua Trần Thánh Tông bèn cho người đến xem. Hoảng sợ, Quốc Khang đành phải dựng tượng Phật tại nơi này – sau trở thành chùa Thông.

    Vua Trần Thánh Tông rất quan tâm giáo dục, Trần Ích Tắc, em trai Trần Thánh Tông nổi tiếng là một người hay chữ trong nước được cử mở trường dạy học để các văn sĩ học tập. Danh nho Mạc Đĩnh Chi, người đỗ trạng nguyên đời Trần Anh Tông sau này cũng học ở trường ấy.

    Thời vua Trần Thánh Tông nhân sự cũng được thay đổi. Ông xuống chiếu kén chọn văn học sĩ sung vào quan ở Quán và Các. Trước đó, theo quy chế cũ: “không phải người trong họ vua thì không được làm chức Hành khiển“. Nhưng bắt đầu từ đấy, nho sĩ văn học được giữ quyền bính làm hành khiển, như Đặng Kế làm Hàn lâm viện học sĩ, Đỗ Quốc Tá làm Trung thư sảnh trung thư lệnh, đều là nho sĩ văn học.  Vua Trần Thánh Tông cho phép các vương hầu, phò mã họp các dân nghèo để khẩn hoang]. Vương hầu có điền trang bắt đầu từ đấy.

    Năm 1262, vua Trần Thánh Tông xuống lệnh cho quan quân chế tạo vũ khí và đúc thuyền. Tại chín bãi phù sa ở sông Bạch Hạc, Lục quân và Thủy quân nhà Trần đã tổ chức tập trận. Vào tháng 9 (âm lịch) năm ấy, ông truyền lệnh cho rà soát ngục tù, và thẳng tay xử lý những kẻ đã đầu hàng quân xâm lược Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất thời Nguyên Phong.

    Vua Trần Thánh Tông còn cho Lê Văn Hưu tiếp tục biên soạn sách Đại Việt sử ký. Lê Văn Hưu đã làm được bộ sử sách gồm 30 quyển, chép từ đời Triệu Vũ Vương đến Lý Chiêu Hoàng. Việc biên tập bộ sử này được khởi đầu từ đời vua Trần Thái Tông, đến năm 1271 đời Thánh Tông mới hoàn thành.

    Năm 1258, sau khi Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Thánh Tông sai sứ sang Nam Tống báo việc lên ngôi và được phong làm An Nam quốc vương. Mặc dù Nam Tống đã suy yếu trước sự uy hiếp của Mông Cổ, ông vẫn giữ quan hệ bang giao với Nam Tống ngoài ý nghĩa giao hảo nước lớn còn nhằm mục đích nắm tình hình phương bắc. Khi Thánh Tông sai sứ mang đồ cống sang, vua Tống cũng tặng lại các sản vật của Trung Quốc như chè, đồ sứ, tơ lụa; không những gửi cho Thánh Tông mà còn tặng cả sứ giả.  Sau này khi Nam Tống bị nhà Nguyên đánh bại, phải rút vào nơi hiểm yếu, mới không còn qua lại với Đại Việt. Nhiều quan lại và binh sĩ Tống không thần phục người Mông đã sang xin nương nhờ Đại Việt. Trần Thánh Tông tiếp nhận họ, ban cho chức tước và cử người quản lý.

    Năm 1260, hoàng đế nhà Nguyên sai Mạnh Giáp, Lý Văn Tuấn mang chiếu chỉ sang Đại Việt tuyên dụ, với yêu cầu hệ thống chính quyền Đại Việt phải theo lối hoạt động của Thiên triều, không được dấy binh xâm lấn bờ cõi. Vào năm Tân Dậu 1261, niên hiệu Thiệu Long thứ 4, vua Trần Thánh Tông được vua Mông Cổ phong làm An Nam Quốc Vương, lại được trao cho 3 tấm gấm tây cùng với 6 tấm gấm kim thục. Trần Thánh Tông duy trì lệ cống nhà Nguyên 3 năm 1 lần, mỗi lần đều phải cống nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói và thợ thuyền mỗi hạng ba người, cùng với các sản vật như là sừng tê, ngà voi, đồi mồi, châu báu…

    Vua nhà Nguyên lại đặt chức quan Darughachi tại Đại Việt để đi lại giám trị các châu quận Đại Việt; ý muốn can thiệp chính trị, tìm hiểu nhân vật, tài sản Đại Việt để liệu đường mà đánh chiếm. Thánh Tông bề ngoài tuy vẫn chịu thần phục, nhưng ông biết ý đồ của vua Mông, nên tiếp tục luyện binh dụng võ để chuẩn bị chiến tranh. Ông cho tuyển đinh tráng các lộ làm lính, phân làm quân và đô, bắt phải luyện tập luôn.

    Năm 1271, Hốt Tất Liệt đặt quốc hiệu là Nguyên, bình định nốt miền nam Trung Quốc và dụ vua Đại Việt sang hàng, để khỏi cần động binh. Nhà Nguyên cứ vài năm lại cho sứ sang sách nhiễu và dụ vua Đại Việt sang chầu, nhưng vua Trần lấy cớ thoái thác.

    Năm 1272, hoàng đế nhà Nguyên cho sứ sang lấy cớ tìm cột đồng trụ của Mã Viện trồng ngày trước, nhưng vua Thánh Tông sai quan sang nói rằng: cột ấy lâu ngày mất đi rồi, không biết đâu mà tìm nữa. Vua Nguyên bèn thôi không hỏi nữa.

    Năm 1275, hoàng đế nhà Nguyên ra chiếu dụ đòi vua Đại Việt nộp sổ sách dân số, thu thuế khóa, trợ binh lực cho Thiên triều thông qua sự thống trị của quan Darughachi và đòi nhà vua phải đích thân tới chầu. Vua Thánh Tông sai sứ sang nói với hoàng đế nhà Nguyên rằng: Nước Nam không phải là nước Mường mán mà đặt quan giám trị, xin đổi quan Đại-lỗ-hoa-xích làm quan Dẫn tiến sứ.

    Vua nhà Nguyên không cho, lại bắt vua Trần sang chầu. Thánh Tông cũng không chịu. Từ đấy vua nhà Nguyên thấy dùng ngoại giao để khuất phục nhà Trần không được, quyết ý cử binh sang đánh Đại Việt. Nguyên Thế Tổ cho quan ở biên giới do thám địa thế Đại Việt, Trần Thánh Tông cũng đặt quan quân phòng bị.

    Theo sách “Các triều đại Việt Nam” của Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, “Nhìn chung, vua Trần Thánh Tông thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, chằm bảo vệ danh dự của Tổ quốc, ngăn chặn từ xa mọi sự dòm ngó, tạo sự xâm lược của nhà Nguyên.“ Tuy nhiên, sau khi nhà Nguyên diệt Nam Tống (1279), Đại Việt càng đứng trước nguy cơ bị xâm lăng từ đế quốc khổng lồ này.

    Mùa đông, ngày 22 tháng 10 năm 1278, sau một năm Thái Tông Thượng hoàng đế băng hà, Thánh Tông hoàng đế nhường ngôi cho con trai là Thái tử Trần Khâm, tức Trần Nhân Tông. Thánh Tông lên làm Thái thượng hoàng, với tôn hiệu là Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng Đế. Trên danh nghĩa là Thái thượng hoàng, nhưng Trần Thánh Tông vẫn tham gia việc triều chính.

    Quan hệ hai bên giữa Đại Việt và Đại Nguyên căng thẳng và đến cuối năm 1284 thì chiến tranh bùng nổ. Thượng hoàng Thánh Tông cùng Nhân Tông tín nhiệm thân vương là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, phong làm Quốc công Tiết chế chỉ huy quân đội trong nước để chống Nguyên Mông. Trong hai lần Chiến tranh với Nguyên Mông lần 2 và lần 3, thắng lợi có vai trò đóng góp của Thượng hoàng Thánh Tông.

    Năm 1289, sau khi chiến tranh kết thúc, Thượng hoàng lui về phủ Thiên Trường làm thơ. Các bài thơ thường được truyền lại là: “Hành cung Thiên Trường”, “Cung viên nhật hoài cực”.

    Ngày 25 tháng 5, năm Trùng Hưng thứ 6 (1290), Thượng hoàng băng hà tại Nhân Thọ cung, hưởng thọ 51 tuổi. Miếu hiệu là Thánh Tông (聖宗), thụy hiệu là Hiến Thiên Thế Đạọ Huyền Công Thịnh Đức Nhân Minh Va7n Vũ Tuyên Hiếu hoàng đế . Ông được táng ở Dụ Lăng, phủ Long Hưng (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình ngày nay).

    Ngày nay ở trung tâm thành phố Hà Nội có phố mang tên Trần Thánh Tông.

    Vua Trần Thánh Tông  sùng đạo Phật, rất giỏi thơ văn, thường sáng tác thơ văn về thiền. Tác phẩm của Trần Thánh Tông có: Di hậu lục (Chép để lại cho đời sau), Cơ cầu lục (Chép việc nối dõi nghiệp nhà); Thiền tông liễu ngộ (Bài ca giác ngộ Thiền tông), Phóng ngưu (Thả trâu), Trần Thánh Tông thi tập (Tập thơ Trần Thánh Tông), Chỉ giá minh (Bài minh về sự cung kính)…Và một số thư từ ngoại giao, nhưng tất cả đều đã thất lạc, chỉ còn lại 6 bài thơ được chép trong Việt âm thi tập (5 bài) và Đại Việt sử ký toàn thư (1 bài) mà chúng tôi sẽ chép bổ sung vào cuối bài này.

    Thơ Trần Thánh Tông  giàu chất trữ tình, kết hợp nhuần nhị giữa tinh thần tự hào về đất nước của người chiến thắng, với tình yêu cuộc sống yên vui, thanh bình, và phong độ ung dung, phóng khoáng của một người biết tự tin, lạc quan. Trong thơ, ông đã xen nhịp ba của thơ dân tộc với nhịp bốn quen thuộc của thơ Đường, tạo nên một nét mới về nhịp điệu thơ và về thơ miêu tả thiên nhiên.

    Trong sách Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977, có bài thơ Chân tâm chi dụng của Trần Thánh Tông:

    Dụng của chân tâm … 
    Trần Thánh Tông

    Dụng của chân tâm, 
    Thông minh tịnh mịch. 
    Không đến không đi, 
    Không tổn không ích. 
    Vào nhỏ vào to, 
    Mặc thuận cùng nghịch. 
    Động như hạc mây, 
    Tĩnh như tường vách. 
    Nhẹ tựa mảy lông, 
    Nặng như bàn thạch. 
    Trần trần trụi trụi, 
    Làu làu trong sạch. 
    Chẳng thể đo lường, 
    Tuyệt vô tung tích. 
    Nay ta vì ngươi, 
    Tỏ bày rành mạch. 

    Đại Việt Sử ký Toàn thư của nhà Hậu Lê ca ngợi Trần Thánh Tông “trung hiếu nhân thứ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau, cơ nghiệp nhà Trần được bền vững”, tuy nhiên trên quan điểm Nho giáo lại phê phán ông sùng đạo Phật “thì không phải phép trị nước hay của đế vương”. Sử gia Ngô Sĩ Liên ca ngợi công lao của ông: “Thánh Tông nối nghiệp Thái Tông, giữa chừng gặp giặc cướp biến loạn, ủy nhiệm cho tướng thần cùng với Nhân Tông giúp sức làm nên việc, khiến thiên hạ đã tan lại hợp, xã tắc nguy lại an. Suốt đời Trần không có việc giặc Hồ nữa, công to lắm.”  Giáo sư Trần Văn Giàu luận về “Nhân cách Trần Nhân Tông” nhưng nói đầy đủ là hai vua Trần vì Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông là người tham gia và lãnh đạo xuyên suốt cả ba lần quân dân Đại Việt đánh thắng quân Nguyên năm 1258, 1285 và 1287: …”Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắn thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại , đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm !” 

    Trần Thánh Tông vua giỏi nhà Trần

    xem tiếp: Minh quân Trần Thánh Tông
    https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-quan-tran-thanh-tong/

    Giữ trong sáng tiếng Việt
    KHEN VÀ CHÊ
    Phan Chí Thắng

    Nhiều khi ta phải khen (ca ngợi) hoặc chê (phê phán) một người, một ai đó.

    Khen chê đòi hỏi kỹ năng và nhân cách.

    Con người có hai phẩm chất chính là tài năng và nhân cách.
    Ở mỗi người hai thứ này nhiều ít tỷ lệ khác nhau.

    Với người có tài nhưng nhân cách kém ta chỉ ca ngợi tài năng, không nhắc gì đến nhân cách, âu cũng là một kiểu chê người ấy thiếu nhân cách vậy.

    Tương tự, người tử tế tốt tính nhưng tài năng không bao nhiêu thì ta ca ngợi nhân cách người đó, không nhắc đến tài năng.

    Với người có tài có đức thì:

    1. Khen vì người ấy tốt với mình – mình là tiểu nhân.
    2. Khen vì người ấy tốt với nhiều người – mình là trung nhân.
    3. Khen vì người ấy có nhiều đóng góp cho xã hội, cho đất nước – mình mới là cao nhân.

    Khen quá mức sẽ thành nịnh bợ, chê quá mức sẽ thành bôi xấu. Người quân tử không bao giờ làm vậy.

    Chê cũng có 3 cấp độ:
    1. Chê tật xấu của người khác – mình là người nhỏ nhen.
    2. Chê những thất bại của người khác – mình quá tầm thường.
    3. Chê những kẻ làm hại cho dân cho nước – mình là người biết điều.

    Không khen không chê là mũ ni che tai, nhưng khen chê cũng phải trúng vì khi ta khen chê ai đó ta sẽ bộc lộ với mọi người ta là ai.

    LỜI THƯƠNG
    Hoàng Kim

    Lời ru vui giữa đời thường
    Lời yêu
    Lời nhớ
    Lời thương
    Lời chờ ,,,

    Lời trầm tĩnh, lời mơ hồ
    Lời sâu sắc luận, lời thơ thẩn buồn

    Đồng xuân ấm nắng thái dương
    Nhớ ngôi sao mọc sớm hôm từng trời

    Yêu thương tiếng Việt một đời
    Học ăn học nói thành người có nhân

    Cuộc đời thoáng chốc trăm năm
    Lời thương còn lại …
    Tri âm lâu bền !

    GIỌT ĐẮNG
    Hoàng Gia Cương

    Mơ hồ đếm giọt càn khôn
    Giọt thương
    Giọt nhớ
    Giọt buồn
    Giọt vui …

    Giọt rơi xuống cốc tan rồi
    Giọt còn níu kéo một thời trầm luân!

    Sóng duềnh lấp loáng vầng trăng
    Từng ngôi sao rụng âm thầm nhả hương.

    Dửng dưng quán cóc bên đường
    Tri âm giọt đắng đã thường ngọt môi.

    Dòng đời xuôi ngược ngược xuôi
    Nhâm nhi cho tỉnh …
    Lòng người đó em!

    *
    Tám bài thơ ‘Lời thương
    Lắng đọng theo thời gian

    LỜI THƯƠNG (8)
    Hoàng Kim

    Ta đi về chốn trong ngần
    Để thương sỏi đá cũng cần có nhau.


    LỜI THƯƠNG (7)
    Hoàng Kim
    nối vần Thuận Nghĩa, Chí Thắng

    Lời ru yêu thương của mẹ
    Tiếng lòng đằm thắm của cha
    Nỗi nhớ thèm như bầu sữa
    An nhiên nhú giữa ông bà

    Có một vườn thiêng cổ tích
    Nước xanh cây xanh cỏ xanh
    Tung tăng bướm tung tăng gió
    Say mê chim hót đầu cành

    Nơi có một trời thương nhớ
    Suốt đời ta chẳng quên nhau
    Suối nhạc hồn thơ rộng mở
    Đất thương trời bắc nhịp cầu …

    Hoàng Kim

    Hôm về em ngọt tiếng ru hời
    Thuận Nghĩa

    một hôm em về đồng rộng
    một hôm em về khơi xa
    hình như anh ngồi trên cát
    khe tay vốc chảy nuột nà

    hình như anh ngồi với hát
    vuốt lời có cánh bay qua
    đám mây dưới lời bàng bạc
    môi em trôi dải lụa là

    một hôm em về tán lá
    một hôm em về gốc cây
    anh như dế mèn thuở nọ
    tanh tách đá hẫng chân ngày

    anh như dế mèn năm ấy
    phiêu lưu trong tiếng ru đêm
    môi rằm ngang trời ngầy ngậy
    cắn lên anh miếng dịu mềm

    một hôm em về ghế đá
    một hôm em về công viên
    anh thành một nhành cỏ úa
    run lên dưới gót ảo huyền

    một hôm đột nhiên là thật
    (ước thế có làm sao không?)
    bàn tay nắm nhau rất chặt
    mình đi đến tận vô cùng

    là hôm rất chi dễ chịu
    anh như cái gã thợ cày
    ngửa nằm bên bờ ruộng cạn
    ngắm nhìn cò lã lơi bay

    và em con chim chiền chiện
    lích chích trên nhành bông lau
    được không xin làm ngọn gió
    vời nâng cánh em qua đầu

    và em con chuồn chuồn ớt
    về cay cay một khoảng đời
    anh tô lên hoàng hôn đỏ
    hẹn một chân trời sinh sôi

    anh tô lên đôi mày ấy
    màu của buổi chiều vô ưu
    một hôm em về là vậy
    giấc anh lìm lịm ngủ vùi

    một hôm em về là vậy
    ngọt lành đưa những tao nôi
    anh như những ngày thơ dại
    bình yên trong tiếng ru hời...

    Thuận Nghĩa
    Mùa Trăng Tròn

    Ở đâu
    Phan Chí Thắng

    Ở đâu có một ngôi nhà bé
    Cửa sổ đèn khuya bóng em ngồi
    Giai điệu dân ca ngân nhè nhẹ
    Tự tình dạ khúc gửi xa xôi

    Ở đâu có một khuôn vườn lặng
    Em nở dùm tôi những nụ hồng
    Chim hót chào reo bình minh nắng
    Sương mòn xao xuyến như mắt mong

    Ở đâu có một trời thương nhớ
    Em thấu dùm tôi nỗi cháy lòng

    Ở đâu có một con thuyền nhỏ
    Chở những vần thơ tôi sang sông

    Phan Chí Thắng

    LỜI THƯƠNG (6)
    Hoàng Kim

    Chuyển mùa trời mưa ẩm
    Ngắm cảnh nhớ Đào Công
    Việc chờ người vẫn đợi
    Thao thức thương người hiền.

    Thung dung chào ngày mới
    Lời thương vui trong ngần
    Phúc hậu sống an nhiên
    Đêm qua rồi ngày tới.

    “Ngược gió đi không nản.
    Rừng thông tuyết phủ dày.
    Ngọa Long cương đâu nhỉ.
    Đầy trời hoa tuyết bay

    LỜI THƯƠNG (5)
    Hoàng Kim

    Thái Sơn nhớ bạn thương lời nhắn
    Thanh Lương Từ Hiếu bước thanh nhàn
    ‘Bất đáo Trường Thành phi hảo hán’
    Linh Giang Kỳ Lộ đối Trường Giang.

    LỜI THƯƠNG (4)
    Hoàng Kim

    Em cũng đi anh cũng đi
    Đường trần thăm thẳm bước say mê
    Núi Thái anh lên ban mai hửng
    Cổng Trời em đến nắng lên hương.

    Thăm thăm trời thăm thẳm mây
    Ai xui ai đến hiểm sơn này
    Tự do hai tiếng ngời tâm đức
    Thung dung đời thanh thản vui.

    Câu li biệt lẽ hợp tan
    Thời thế muôn năm biếng luận bàn
    Tình Yêu Cuộc Sống đi cùng Bụt
    Cửa nhà mình lối nhỏ bình an.

    LỜI THƯƠNG (3)
    Hoàng Kim

    Nhớ người thuở ấy thăm nhau.
    Bút vàng ruộng rẫy và câu ân tình.
    Thương chùm mận hậu rung rinh.
    Thủy chung bạn quý để dành người thân

    LỜI THƯƠNG (2)
    Hoàng Kim

    Cánh cò bay trong mơ
    ca dao em và tôi
    bảng lãng cánh cò
    bay giữa nhân gian.

    Con cò đi đón cơn mưa
    Tối tăm mù mịt ai đưa cò về’
    bâng khuâng Cánh cò
    Thương lời ru của mẹ:

    “Tháng giêng, tháng hai,
    Tháng ba, tháng bốn,
    Tháng khốn, tháng nạn
    Đi vay đi dạm
    Được một quan tiền
    Ra chợ Kẻ Diên
    Mua con gà mái
    Về nuôi hắn đẻ
    Ra mười quả trứng
    Một trứng: ung
    Hai trứng: ung
    Ba trứng: ung
    Bốn trứng: ung
    Năm trứng: ung
    Sáu trứng: ung
    Bảy trứng: ung
    Còn ba trứng
    Nở được ba con
    Con: diều tha
    Con: quạ bắt
    Con: mặt cắt xơi

    Đừng than phận khó ai ơi
    Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.

    Cánh cò quê hương
    vầng trăng mẹ hiền
    mang đến cho em
    giấc mơ hạnh phúc

    khi ban mai tỉnh thức
    mọc sớm sao Thần Nông
    thăm thẳm giữa tâm hồn
    Cánh cò bay trong mơ …

    Ai viết cho ai Những câu thơ lưu lạc.
    Giữa trần gian thầm lặng tháng năm dài ?
    “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm.
    Nhất sinh đê thủ bái hoa mai”.

    Mười năm lưu lạc tìm gươm báu
    Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai.
    “Nghêu ngao vui thú yên hà.
    Mai là bạn cũ, hạc là người quen”.

    Cánh cò bay trong mơ
    Gốc mai vàng trước ngõ
    Nhà tôi có chim về làm tổ
    Hoa đồng nội và em

    LỜi THƯƠNG (1)
    Hoàng Kim

    Khoác thêm tấm áo trời se lạnh
    Đông tàn xuân đến đó rồi em
    Phúc hậu mỗi ngày chăm việc thiện
    Yêu thương xa cách hóa gần thêm

    https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-thuong/

    Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
    CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

    Video yêu thích

    Beethoven – Für Elise (60 Minutes Version)
    KimYouTube

    Trở về trang chính
    Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

    Số lần xem trang : 15354
    Nhập ngày : 05-09-2020
    Điều chỉnh lần cuối :

    Ý kiến của bạn về bài viết này


    In trang này

    Lên đầu trang

    Gởi ý kiến

      CNM365 Tình yêu cuộc sống

      Mười hai ngày ở Ghana(07-07-2014)

      Suy ngẫm từ núi Xanh, Bắc Kinh(11-06-2014)

      Một Nguyên Ngọc thanh xuân trong bút ký Tây Nguyên(04-06-2014)

      Minh triết Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ(05-05-2014)

      Hạnh phúc đâu chỉ là đích đến(16-04-2014)

      Thơ vui ngày 8 tháng 3(07-03-2014)

      Những bài thơ hay về Mẹ (09-02-2014)

      Đầu xuân nghĩ ngợi về nông nghiệp (09-02-2014)

      Kính chào sự dấn thân cho sự nghiệp lớn(01-01-2014)

      Chào ngày mới CNM Nov 13(13-11-2013)

    Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007