Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1639
Toàn hệ thống 3732
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 16 THÁNG 3
Hoàng Kim

CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 3. Thầy Quyền thâm canh lúa; Câu chuyện ảnh tháng Ba; Selma Nobel văn học; 500 năm nông nghiệp Brazil; Ngày 16 tháng 3 năm 1940 ngày mất của Selma Lagerlöf, Nobel văn học người Thụy Điển (sinh năm 1858). 16 kiệt tác của bà nổi bật nhất là Chuyến phiêu lưu kỳ thú của Nils Holgerssons trên khắp Thụy Điển (1906) truyện thiếu nhi đã kết hợp được sự trong sáng và giản dị của ngôn ngữ, vẻ đẹp của văn phong và trí tưởng tượng phong phú với sức mạnh đạo lý và độ sâu của các cảm xúc tín ngưỡng. Ngày 16 tháng 3 năm 1979 Chiến tranh biên giới Việt-Trung chính thức kết thúc, Trung Quốc tuyên bố hoàn thành việc rút quân khỏi Việt Nam, Ngày 16 tháng 3 năm 1925, Động đất ở Đại Lý Vân Nam, Trung Quốc khiến khoảng 5.000 người thiệt mạng. Bài chọn lọc ngày 16 tháng 3: Thầy Quyền thâm canh lúa; Câu chuyện ảnh tháng Ba; Selma Nobel văn học; 500 năm nông nghiệp Brazil; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-3/

 

 

 

 

THẦY QUYỀN THÂM CANH LÚA
Hoàng Kim

Giáo sư tiến sĩ Mai Văn Quyền sinh ngày 24 tháng 4 năm 1936, khai sinh ngày 16 tháng 3 năm 1938, là nhà khoa học xanh, chuyên gia hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực thâm canh lúa, hệ thống nông nghiệp, sinh lý thực vật và quản lý bền vững đất nước cây trồng. Giáo sư là thầy hướng dẫn 12 tiến sĩ khoa học nông nghiệp đã bảo vệ thành công, nhiều thạc sỹ, kỹ sư nông học, tác giả của sáu sách chuyên khảo và nhiều bài báo, bài viết đăng trên các tạp chí, sách ở trong và ngoài nước. Giáo sư Mai Văn Quyền từ năm 2007 đến nay là cộng tác viên thường xuyên của đài VOV 2 phát thanh mỗi tuần 2 lần các nội dung về phân bón trong khuôn khổ hợp tác giữa Đài VOV2 với công ty Cổ phần phân bón Binh Điền. Giáo sư là chuyên gia của chương trình VTV “Đồng hành và chia sẻ” hàng tuần trả lời các câu hỏi của nông dân cả nước qua thư bạn nghe đài, là cộng tác viên của báo Nông nghiệp Việt Nam và các báo nông nghiệp, viết bài phổ biến khoa học trong lĩnh vực phân bón và cây trồng. Với cương vị là chủ tịch Hội đồng khoa học của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền, hàng năm tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sử dụng phân bón cho nông dân Việt Nam, Campuchia, và Myanmar, qua đó tạo thêm điều kiện tăng thêm sự hiểu biết và thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ các nước với nhân dân và chính phủ Việt Nam. Thầy là tấm gương phúc hậu, minh triết, tận tâm trong nghiên cứu, giảng dạy nông học, đồng hành cùng nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam. Bước vào năm 2019, giáo sư Mai Văn Quyền sang tuổi 85 và Thầy vẫn đang sung sức đi tới trong tốp đầu của các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam thời hiện đại. Ơn Thầy. Hoàng Kim, kính tặng thầy Mai Văn Quyền và những người Thầy quý mến. Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày, Trán tư lự, cha thường suy nghĩ,  Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất, Cái chết giằng cha ra khỏi tay con, Mắt cha lắng bao niềm ao ước, Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy, Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ, Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng Thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ. Chúc mừng Thầy Quyền vui khỏe hạnh phúc trường thọ
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-quyen-nghe-nong-cua-chung-toi/

THẦY QUYỀN GƯƠNG SÁNG NGHỊ LỰC

Quê hương và gia đình

 

Giáo sư Mai Văn Quyền sinh ngày 24 tháng 4 năm 1936, khai sinh ngày 16 tháng 3 năm 1938. Quê quán tại thôn Thủy Khê, xã Vĩnh Liêm, huyện Vĩnh Linh (sau giải phóng đổi thành xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh) tỉnh Quảng Trị, nguyên Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, đã nghĩ hưu, hiện thường trú tại BA4-8, khu phố Cảnh viên 2, Đường C, phường Tân Phú, Phú Mỹ Hưng, Quận 7 thành phố Hồ Chí Minh,

Giáo sư xuất thân trong một gia đình rất nghèo, bố mất sớm khi thầy mới sinh, chưa biết mặt. Mẹ là Trương Thị Iu, thời đánh Mỹ bị quản thúc tại gia vì trước có tham gia hội mẹ chiến sĩ thời chống Pháp, và có con ở miền Bắc. Mẹ lao động lam lũ để nuôi con, các anh chị đều làm thuê, làm mướn, mò cua bắt ốc, đánh cá sông và cá đồng. Bà mất do bom Napan của Mỹ ngày 12 tháng 8 âm lịch năm 1967, tại quê. Chị cả là Mai Thị Miến lấy chồng khác xã, đã mất cùng hai người con vào tháng 11 năm 1951, do bom Pháp ném trúng nhà. Chị thứ hai Mai Thị Lũy có hoạt động phụ nữ kháng Pháp, mất năm 1986. Anh thứ ba gia nhập bộ đội Vệ Quốc Đoàn, chống Pháp, bị thương, giải ngũ. Sau này bị Mỹ-Ngụy trả thù, bắt giam, tra tấn dã man. Sau khi được thả ra đã ra Bắc chữa bệnh và đã mất ngày 21 tháng 6, năm 1965 tại Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Anh thứ tư là Mai Phú, tham gia họat động bộ đội địa phương chống Pháp, khi Mỹ xâm lược miền Nam có tham gia đường dây họat động bí mật ở quê, sau bị lộ đã đưa gia đình ra sơ tán ở Tân Kỳ, Nghệ An, mất năm 1984 tại quê. Sau này, giáo sư đã tìm cách quy tập mộ của người anh ở Thanh Hóa về cùng một chỗ với bố, mẹ và người anh kế tại cồn Cát, thôn Thủy Khê, đồng thời hổ trợ để các cháu tu bổ phần mộ cho hai chị gái nằm ở hai quê khác nhau để tỏ lòng biết ơn bố mẹ sinh thành nuôi dưỡng và sự chăm sóc của các anh chị cho đến ngày người rời quê sống ở nơi xa.

Giáo sư có vợ là Lê Thị Thanh Vân, sinh năm 1943, người cùng quê và hai con trai Mai Việt Cường, sinh năm 1969 và Mai Trúc Quỳnh sinh năm 1972, đều thành đạt, có gia đình riêng, mỗi gia đình đều có hai con. Cô Lê Thị Thanh Vân là kỹ sư bảo vệ thực vật, tốt nghiệp đại học năm 1966, công tác tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, cô về hưu non tháng 5 năm 1990 do sức khỏe với thời gian công tác 24 năm 6 tháng khi cô đang còn ở IRRI.

Tuổi thơ gian khó

 

Giáo sư Mai Văn Quyền do xuất thân trong một gia đình rất nghèo, nên bản thân sớm biết quí trọng sản phẩm lao động và có tinh thần tự lực vươn lên, biết thông cảm và giàu lòng thương yêu những người nghèo khó. Tuổi thơ, khi các chị lần lượt đi lấy chồng, các anh đi làm thuê, ở nhà một mình, lúc 4-5 tuổi, cậu bé Mai Văn Quyền đã biết lao động  phụ mẹ như nuôi lợn, gà, mót củi, lấy nước, nấu ăn, dọn dẹp việc nhà. Do là con út, cả nhà không ai được đi học, nguyện vọng của mẹ muốn cho đi học chữ Hán để sau này có thể đọc được văn tự, khế ước. Bảy tuổi cậu đi học một buổi còn một buổi làm các việc nhà. Không có đèn, cậu đã đốt củi hay dùng hạt bưởi xâu lại đốt lên xem chữ để học. Ấy vậy mà bài nào cũng thuộc, chữ viết đẹp, ngoan ngoãn, lễ phép nên luôn được thầy yêu, bạn mến. Do nhà quá nghèo nên việc học thường đứt đoạn.Tuy vậy, cậu học rất giỏi, khi bắt đầu đọc được khế ước, thì Cách mạng tháng Tám bùng nổ, sách vỡ bị cháy, nên hiện không còn dấu tích học chữ nho. Trong những năm kháng Pháp, cậu được cử làm đội trưởng thiếu niên Tiền Phong, hăng hái hoạt động giúp bộ đội nắm tin tức, hành tung của địch, giúp dân cất dấu lương thực và báo động khi có giặc về càn, đồng thơi vẫn theo học tiểu học, và tham gia dạy bình dân học vụ để xóa nạn mù chữ cho bà con trong thôn. Tuổi thơ gian khó và giàu ý chí tự lực vươn lên, nhờ vậy mà cậu khá thành thạo các việc nội trợ cũng như các hoạt động sản xuất đồng áng như gieo trồng chăm sóc khoai, sắn, xay lúa, giã gạo. Những công việc như vậy đã giúp rất nhiều khi thoát ly gia đình ra vùng tự do tự lập để theo học văn hóa.

Thoát ly gia đình

 

Từ năm 1950- 1951, giặc Pháp tăng cường càn quét vùng du kích, nên trường học luôn bị bắn phá, buộc phải dời rất nhiều chỗ, gây khó khăn cho học sinh theo học.Trước tình hình đó, Chính quyền cho phép ai có điều kiện thoát ly ra vùng tự do để học thì tìm cách để thoát ly. Một nhóm bạn học lớp Bốn cùng thôn, rủ nhau lên chiến khu Ba Lòng để xin giấy thông hành ra Thanh Nghệ Tĩnh học.Vượt đường số Một, lánh qua các bót gác của Pháp để lên chiến khu, nhóm đã có giấy thông hành sau 4 ngày đi về. Tháng 11/1952 nhóm cùng nhau lên đường ra Thanh-Nghệ-Tịnh. Vượt đường rừng lên chiến khu Thủy Ba thì tối. Hôm sau đi đến chân núi U Bò (thuộc địa phận Quảng Bình) thì cũng vừa tối. Dừng lại, nấu ăn, ngủ lại, rạng sáng leo núi U-Bò, trưa lên đến đỉnh núi, tối xuống núi, đi qua xóm Cà, xóm Rẫy (nơi quân Pháp hay phục kích).Từ xóm Cà, xóm Rẫy đến Gia Hưng, tối đi đò dọc từ Gia Hưng ra Minh Cầm, Minh Lệ, Lệ Sơn thì trời sáng. Sau đó đi xe Gòn (Vagon tàu hỏa) ra Thanh Luyện của Hà Tĩnh, từ đó đi đò đến Đức Thọ,  Hà Tĩnh là vùng tự do của khu Bốn. Hành trang của cậu vẻn vẹn chỉ có chiếc balo cũ của người anh đi bộ đội tặng cho, cùng vài bộ áo quần cộc cũ kỹ, kèm theo chiếc áo tơi và bao gạo lên đường. Khi đến Đức Thọ, Hà Tĩnh, mặc dầu lạ lẫm nhưng nhóm vẫn phải chia nhau tự đi liên hệ nhà dân để xin ở trọ. Nhóm ba bạn thân được cho ở trong nhà anh chị tên là Túy, gia đình có nghề làm bún bán để sống. Không ai bảo cậu, cậu vẫn tự nguyện cùng thức khuya dậy sớm, giã gạo lấy bột để làm bún với gia chủ. Nhờ vậy mà anh chị Túy nuôi cả nhóm ăn ở mà không lấy tiền trọ. Sau vài tháng, nhóm được chuyển sang Nghệ An để theo học lớp 5 cho đến lớp 7. Thời gian này lúc đầu ở trọ, trong gia đình thầy giáo Võ Tá Phi. Thầy Phi người Hươngg Sơn, Hà Tĩnh, đã từng vào Huế học, và đã kết duyên với cô Tôn Nữ Hồng Điểm là em gái của cố Giáo sư Tôn Thất Tùng. Nhà ở của thầy Phi là một ga xép của ga tàu hỏa còn sót lại. Nhà chật nên chỉ nhận hai học trò trọ học. Cậu và một bạn cùng làng là Trần Viết An (đã mất ở Hà nội). Lúc đầu không có tiền trả tiền cơm, nhưng Thầy vẫn cho ở trọ. Cảm kích lòng tốt của Thầy, cậu đã tham gia tích cực vào làm các công việc lặt vặt như gánh nước, bổ củi và đặc biệt là tham gia trồng thuốc lá sợi vàng cùng gia đình để đỡ bớt gánh nặng cho Thầy. Vì gia đình thầy có cả thảy 6 người mà chỉ trông vào đồng lương ít ỏi của Thầy để sống đã là việc quá sức, nay lại nhận thêm 2 học sinh vùng Bình Trị Thiên cùng ở để cái khó lại chồng lên cái khó thì làm sao mà gánh nổi. Đất đai để trồng thuốc là khai thác hai mép đường sắt đã bị phá hoại, nhặt các thứ do trâu bò thải ra dọc bờ ruộng để làm phân. Cũng nhờ vậy mà cậu bé biết thêm nghề trồng và chế biến thuốc lá sợi vàng. Sau này cũng nhờ hoàn cảnh khó khăn đó mà Thầy đã giúp cậu và bạn cậu xin được học bỗng, mỗi tháng được 25 kg gạo. Có ngần ấy gạo, cộng thêm khoai sắn coi như nạn đói cả nhà đã bị đẩy lùi. Nhờ vậy cậu bé yên tâm tối tối xách chiếc đèn chai đến trường theo học, còn ban ngày lại theo nghề kinh doanh thuốc lá. Cuộc sống như vậy kéo dài hơn một năm thì cậu được chuyển đến trọ học ở xã Nam Trung, Nam Đàn. Nơi đó vốn là cơ sở cũ của trường Nguyễn Công Trứ đã tồn tại nhiều năm. Nhưng do máy bay của Pháp bắn phá ác liệt nên trường phải dời lên Bạch Ngọc để vừa lánh bom đạn, vừa mở rộng quy mô dạy và học cho nhiều thế hệ. Ở môi trường mới, câu cũng trải qua nhiều phương cách sống, vì có nhiều anh em học sinh Bình- Trị-Thiên chuyển đến. Lúc đầu ở theo nhóm, tự đi lấy củi, nấu nướng lấy ăn để học. Phương cách này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, sau đó phải phân tán nhỏ để ở trọ trong từng hộ khác nhau. Cậu được phân vào ở một gia đình có 9 người con gái. Người ta gọi đùa là chim cu rơi vào hũ nếp. Nhờ có nguồn vốn biết dân vận, nên ngay từ đầu cậu bé đã được ưu ái, chỗ ăn chỗ ở khá yên lành, gia chủ rất quý. Thế nhưng do ở xa trường nên về sau đành phải xa tổ ấm mới nhen nhóm để về chỗ ở mới gần trường hơn. Lần này cậu cũng may mắn được ở trọ trong một gia đình đơn chiếc, một mẹ, một con. Tên mẹ là Phạm Thị Em, nhưng thường được gọi tên là mẹ Sung. Người con duy nhất của mẹ lúc ấy đang ở trong quân ngũ. Vì vậy mẹ coi cậu như con đẻ và ở đây cậu bé phát huy hết khả năng dân vận. Cậu có số gạo học bỗng đã có, thay người con trai vắng nhà làm mọi việc, nên cuộc sống dù còn nhiều khó khăn nhưng tinh thần lại rất thoải mái. Mẹ yêu cậu như người con đẻ của mẹ. Ở đây cậu bé lại học thêm được nghề mới là chèo đò và trồng dâu nuôi tằm. Thời gian này cũng phải học ban đêm, nên ban ngày cậu có thời gian để cùng đi lao động trồng dâu, hái lá dâu nuôi tằm, cậu biết cả thuật ngữ tằm ăn lên hay tằm ăn rỗi, biết gột trứng tằm, biết cả kéo tơ để lấy nhộng chiên ăn. Vào tháng 7 năm 1954, khi hiệp nghị Giơneve về Việt Nam được ký, đất nước bị chia cắt làm hai miền. Cậu dù nhớ nhà, rất muốn về thăm gia đình, thăm người mẹ yêu thương của cậu, nhưng do một mặt không có tiền lộ phí, mặt khác cậu được giải thích là chỉ hai năm là có tổng tuyển cử, đất nước được thống nhất rồi về một thể. Vậy là cậu yên trí ở lại theo học cho hết cấp hai. Thế rồi cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất đã diễn ra.Trong thời gian ấy đã có quá nhiều sự kiện xảy ra. Cậu vừa là trưởng ban tổ chức đám cưới cho con trai của mẹ và nhiều anh bộ đội khác, lại tổ chức dạy bình dân học vụ. Nhưng đáng nhớ nhất, có lúc cười ra nước mắt là những năm cải cách ruộng đất, cậu cùng với một người bạn khác cùng quê là Nguyễn Tiến Bội, hiện đang sống ở Tân Bình, cùng nhau chịu trách nhiệm viết khẩu hiệu quảng bá cho chiến dịch giảm tô, cải cách ruộng đất, phát thanh, tổ chức cổ động. Trong đó có sự kiện đáng nhớ nhất là ban ngày đi học cùng bạn bè nhưng buổi tối thì đi gác để quản thúc chính người bạn học của mình. Vì gia đình của các bạn ấy bị quy là phú nông hay địa chủ. Biết là không hợp với đạo lý làm người, nhưng thuở ấy nếu không làm theo lệnh của Đội thì chính bản thân của cậu cũng bị quy là có tư tưởng chống đối và việc ghi vào lý lịch hay nặng hơn là đuổi học sẽ phải xảy ra. Kỹ niệm lớn nhất trong quảng đời trọ học ở Nam Trung, Nam Đàn là mọi người dù khi sung sướng hay lúc gian khổ, cậu cũng đều nhận được những lời khen, lời an ủi. Câu nói thường nghe nhất là “không biết ai có phúc đã đẻ ra cậu ấy mà ngoan thế”. Vì vậy ai cũng sẵn lòng mời cậu về ở với gia đình họ. Thế rồi đã đến lúc phải tạm rời cái nơi có nhiều kỹ niệm đáng nhớ ấy để đến Vinh, theo học cấp 3, đó là năm 1956. Thành phố Vinh cũng như nhiều thị xã khác phải tiêu thổ kháng chiến, nên nhiều nhà cửa, đền chùa bị phá hủy. Thành phố lúc ấy cũng chẳng khác nào nơi thôn quê. Các học sinh cũng phải được phân tán ở trong nhà dân. Cậu và một bạn lớn tưổi hơn, người cùng quê, tên là Lê Văn Tài (sau nhiều năm vắng tin nay được biết là đang còn sống ở gần khu Phong Nha –Kẻ Bàng, rất gần Đồng hới, 87 tuổi). Hai bạn được phân trọ học trong một gia đình nghèo có tên là ông bà Tân. Ở đây cậu cũng được nhận sự ân cần niềm nở của nhà chủ. Sau một học kỳ, khi nhà trường làm được những ngôi nhà lá thì tất cả các học sinh Trị-Thiên đều được dời về ở trong ký túc xá của trường. Lúc này Nhà nước có thực hiện chế độ trợ cấp cho học sinh miền Nam ăn học, Cậu và các bạn miền Nam khác được cấp áo quần, chăn màn và tiền ăn hàng tháng, nhờ vậy cuộc sống từ đó được cải thiện hơn. Giai đoạn này cậu được cử làm hiệu đoàn phó và cán sự đoàn thanh niên lao động và cũng được công nhận là đối tượng Đảng. Kết thúc cấp 3, bạn bè ai cũng háo hức chuẩn bị đi thi vào đại học. Lúc bấy trong trường, nhóm năm, nhóm ba truyền nhau câu nói: “Nhất Y, nhì Dược, Tạm được Bách khoa, Sư phạm loại ra, Nông Lâm bỏ xó” nên rất ít bạn ghi tên thi vào sư phạm và nông lâm. Vì vậy nhà trường kêu gọi các đoàn viên ghi tên vào hai trường này. Cậu là cán bộ đoàn lại là đối tượng đảng nên đã hăng hái ghi tên thi vào Đại Học Nông Lâm

Người nhà quê ra thủ đô

 

Hè 1959, kết thúc phổ thông, cậu chia tay thầy và bạn, tạm biệt mái trường đơn sơ nhưng thân yêu và chứa đầy kỹ niệm để ra Hà Nội. Cậu chưa biết thủ đô Hà Nội, chỉ nhớ chuyện ngay từ lúc cách mạng mới bùng nổ, lúc ấy ở quê cậu, vào năm 1945, trong một cuộc mít tinh, một vị lãnh đạo hô to: Tất cả hướng về thủ đô Hà Nội chào cờ, chào! Mọi người đều răm rắp làm theo. Nay nghe nói được đi Hà Nội thì hồi hộp lắm. Cả đoàn lớp 10 với hành trang đơn giản bước lên tàu. Ra Hà Nội cậu may mắn có người bạn thân cùng lớp tên là Phạm Ngọc Du, thường gọi là Du A, có bà chị làm bác sĩ ở bệnh viện Bạch Mai, được cấp một phòng nhỏ làm nhà ở, nên cả hai đều nương tựa vào chị trong thời gian chuẩn bị thi Đại học. Bước lên tàu là xa trường và xa gia đình mẹ Sung thương yêu cậu như người ruột thịt. Hoàn cảnh giao thông và kinh tế lúc ấy chỉ biết đi nhưng khó hẹn ngày về. Tàu bắt đầu chuyển bánh. Lần đầu tiên được bước lên tàu hỏa đi thủ đô nhưng thấy cũng chẳng khác cái xe gòn ngày từ quê nhà ra Hà Tĩnh là bao. Tuy vậy, cậu cũng cảm thấy lâng lâng trong lòng, thỏa sức ngắm nhìn thế giới đang lùi lại phía sau. Đến thủ đô Hà nội, đúng là Thủ đô, đẹp hơn thành phố Vinh, nơi cậu vừa tốt nghiệp phổ thông nhiều lắm. Thủ đô có có Hồ Tây rộng bao la, có hồ Hoàn Kiếm, có Vườn Bạch Thảo, có Công viên Bảy Mẫu, nhiều nhà xây và cây xanh mà thành phố Vinh không có. Đặc biệt là có tàu điện chạy kêu leng keng mà trẻ con nhảy lên rồi nhảy xuống vẫn an toàn. Cậu và bạn cậu cũng tranh thủ đi tàu điện cho biết. Nhảy tàu từ phố Bạch Mai, đi đến Hà Đông rồi quay lại vẫn chưa thấy chán. Sau khi thi xong, đôi bạn lại tiếp tục lội bộ quanh thủ đô ngày này qua ngày khác, ngắm nhìn thiên hạ và phong cảnh. Người thủ đô lúc ấy sao mà hiền hòa đến thế.

Hồi hộp và chờ đợi

 

Số may, nên bạn Du A cũng thi cùng trường, nhưng thi vào thủy sản. Nhờ vậy đi lại từ bệnh viện Bạch Mai đến Văn Điển đã có bạn đồng hành và nhờ vậy đôi chân vẫn đi mà không biết mỏi. Từ lúc đi thăm dò để biết trường đóng ở đâu, rồi đến ngày tựu trường nghe giáo sư Bùi Huy Đáp, hiệu trưởng trường nói chuyện với thí sinh, rồi hôm sau đến thi đều nhờ đôi chân vạn dặm. Thời ấy làm gì có xe bus, tắc xi hay xe ôm, mà dẫu có cũng không biết lấy tiền đâu mà chi trả. Vì vậy, lội bộ là phương pháp bền vững nhất. Thi xong là những ngày chờ đợi, mãi cho đến ngày công bố kết quả dán ở ngoài cổng trường. Chữ được đánh máy trên giấy pơlua, chữ tỏ chữ mờ, tìm mãi không thấy tên cho đến khi thấy tên Mai Văn Quyền xuất hiện ở một trang riêng nhưng không biết xếp vào khoa nào, lớp nào. Cuối cũng tìm gặp được thầy Toản trưởng phòng giáo vụ mới được thầy giải thích là đã đậu rồi, nhưng còn chờ xếp lớp. Dầu vậy hai bạn ra về với vẻ mặt hoan hỷ báo với chị Hữu chị ruột của bạn Du A biết là các em của chị đã đậu đại học. Sau này, những ngày chờ đợi kéo dài và cậu được chọn cho đi học ngoại ngữ để đi Liên Xô, nên danh sách đã gửi về trường chuyên tu ngoại ngữ ở Gia Thượng, Gia Lâm, Cậu cần liên hệ với trường để biết thông tin chi tiết. Thế là lại thêm một tin mừng nữa, nhưng phải tiếp tục chờ đợi. Vì trường ngoại ngữ khai giảng chậm hơn, nên cậu tìm về người quen ở Gia Lâm để tá túc.Về sau cậu được xếp vào lớp học tiếng Nga, nhưng ở trong một lớp không có bạn nào cùng trường cả. Cậu học khá, được cử làm lớp phó phụ trách sinh hoạt. Về sau cậu được kết nạp Đảng lớp đảng viên Hồ Chí Minh 6/1 tại trường. Lâu nay việc kết nạp đảng tại trường chuyên tu ngoại ngữ hiếm khi xảy ra, vì thời gian học ngắn, không đủ để qua thử thách. Nhưng với Cậu, nhờ có thầy Nguyễn Tài Đại, vốn có thời làm thư ký cho Bác Hồ, rồi làm bí thư Đảng ủy của trường Huỳnh Thúc Kháng, đang ra học tại trường Đảng nên có dịp ghé đến trường trình bày để kết nạp Đảng cho cậu Quyền, coi như trường Huỳnh Thúc Kháng nhờ trường Ngoại ngữ kết nạp thay vì trước đây chưa thu xếp kết nạp được. Dù học tốt, được kết nạp Đảng, nhưng Cậu phải ở lại nước vì sức khỏe không đủ do bị đau bào tử nặng. Thế là vui buồn lẫn lộn. Số là năm 1959, nhiều học sinh bị đau phổi, dạ dày hay đau ốm hơn vẫn được cử đi học nước ngoài nói là học vì Miền Nam ruột thịt. Nhưng một số khá lớn trong đó, giữa chừng phải về nước vì không chịu nổi thời tiết khắc nghiệt. Tạm biệt bạn bè để trở lại nơi thi vào để học. Trở về trường mới, bị lùi lại mộ năm nên học khóa 5, Cậu được cử làm lớp trưởng của lớp cây trồng 5, có 92 sinh viên. Lúc này cậu mang trong mình bệnh đau dạ dày mạn tính. Nhưng do bản chất cần cù, chịu khó và nhẫn nại, nên cậu vượt qua, vừa học giỏi, vừa lãnh đạo lớp xuất sắc nên năm nào cậu cũng làm lớp trưởng. Cũng tại đây, cậu bắt đầu phác đồ điều trị bệnh dạ dày cho riêng mình. Bác sĩ tây y nói bệnh dạ dày ít khi chữa lành ngoài phương pháp phẫu thuật, nhưng với phác đồ điều trị kiên trì sau 26 năm bệnh dày dày của cậu đã phải chấm dứt.

Trở thành cán bộ Nhà nước

 

Tháng 4 năm 1964 tốt nghiệp đại học loại xuất sắc (bằng đỏ). Cậu được thầy Đào Thế Tuấn nhận về làm việc tại phòng sinh lý cây trồng thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đóng ở Văn Điển, Hà Nội. Năm 1965, giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, cơ quan sơ tán về nông thôn, nhưng người cán bộ trẻ mới ra trường này vẫn hăng hái tham gia các đề tài nghiên cứu bệnh lúa vàng lụi rồi nghiên cứu sinh lý ruộng lúa năng suất cao. Về sau khi thầy Uyển được cử đi nghiên cứu sinh năm 1967, cậu được giao nhiệm vụ phụ trách phòng sinh lý với chức danh phó phòng, đảm nhiệm công việc của thầy Đào Thế Tuấn phải làm trưởng đoàn đi chỉ đạo sản xuất ở Nghệ An. Cậu một mình vừa tổ chức sơ tán, vừa xây lán trại cho cán bộ ở, vừa liên hệ địa phương xin đất để làm thí nghiệm, vẫn đảm bảo công việc của Viện giao tốt đẹp. Dù gian khổ mấy cũng hoàn thành tốt công việc. Năm 1972, Quảng Trị được giải phóng một phần rộng lớn, Bộ định cử cậu đi tiếp quản Quảng Trị, nhưng lại có trường phái khác đề nghị cho cậu đi học tiếp, và ý tưởng này đã thắng. Bộ Nông nghiệp thông báo cho cậu được chuẩn bị thi tuyển sinh. Đây cũng là bước ngoặt, vì trước năm 1991, chỉ có tuyển không có thi (dựa vào lý lịch và một phần là học lực là chính, những bạn ở miền Nam thì phần lớn do Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam giới thiệu). Nhưng từ năm 1971 là phải thi tuyển. Đầu năm 1972, cậu thi trúng tuyển, đi học ngoại ngữ. Cậu học giỏi ngoại ngữ và cả chính trị vì giáo trình ngoại ngữ không khác với giáo trình mà cậu được học năm 1959-1960. Cuối khóa học, vào lúc thi cử, vợ và con đều nằm bệnh viện, một chốn ba nơi. Vợ ốm phải phẫu thuật ở bệnh viện K, con đau sốt cao ở tại Hà Đông mà nhà và việc làm thì ở Văn Điển. Tình cảnh ấy cậu nghĩ rằng giống như năm 1960, sẽ khó có thể xuất ngoại. Cậu nghĩ đi học thêm là tốt, nhưng sức khỏe của vợ con là quan trọng hơn. Dầu vậy, cậu vẫn thi tốt và mọi việc rồi cũng được thu xếp ổn thỏa. Cậu được cử đi học Liên Xô nhưng chưa tìm được thầy hướng dẫn, nên Mặt trận đề nghị chuyển qua Đông Âu, thế là lại chờ đợi và cuối cùng được báo là đi học ở Bungari. Đi học là có quyền lợi nên đáng lẽ năm 1973 cậu được nâng lương. (5 năm mới được xét nâng lương). Nhưng khốn nổi chỉ tiêu nâng lương chỉ có 3% mà đơn vị của cậu có nhiều người khóa 1 khóa 2 chưa được nâng lương. Nếu một lúc cậu nhận được hai vinh dự thì có người sẽ không được nâng lương. Thế là cậu nhường suất nâng lương cho người khác. Kết quả là sau 14 năm cậu mới được nâng một bậc lương. Khi sang nước bạn, do chỉ muốn được rảnh thì giờ để học nên cậu từ chối làm đoàn trưởng hay làm chi ủy. Cũng may là có nhiều người muốn làm các chức vụ ấy nên cậu dễ dàng thực hiện được nguyện vọng. Nhưng rồi đến năm cuối, do có nhiều sự việc xảy ra, nên cậu bị điều ra làm Bí thư. Thế là mọi việc đều được sắp xếp ổn thỏa.

Gương sáng Gia đình Nông nghiệp

 

Về nước, tiến sĩ Mai Văn Quyền lại tiếp tục công tác tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (Hà Nội). Từ tháng 11 năm 1979 được cử vào xây dựng cơ sở II tại TP Hồ Chí Minh cho đến tháng 1 năm 1981. Cũng cần nói thêm rằng trong khi tiến sĩ được cử dẫn một đoàn cán bộ khoa học gồm cả trồng trọt và chăn nuôi vào xây dựng cơ sở II ở 12 Nguyễn chí Thanh, năm 1959, thì tiến sĩ vừa đóng vai trò là cán bộ khoa học, vừa là Đảng Ủy Viên của Viện để tổ chức đơn vị Đảng cho cơ sở II, vì hai thầy Viện Phó đang còn ngoài Đảng. Nhiệm vụ nhóm cán bộ chuyên môn là phải đặt được các cơ sở nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó nhóm trồng trọt tổ chức nghiên cứu lúa ngắn ngày tại xã Bình Mỹ, còn nhóm chăn nuôi tổ chức nghiên cứu tại các trại chăn nuôi của thành phố. Chỉ sau một năm nhóm đã thiết lập được những kết quả đủ để cho cơ sở II bắt đầu phát huy thanh thế của Viện ở phía Nam

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam cơ sở II sáp nhập với Viện Kỹ thuật Nông nghiệp miền Đông Nam Bộ thành Viện Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Thời gian này tiến sĩ Mai Văn Quyền làm trưởng phòng trồng trọt, đảng ủy viên, kiêm bí thư chi bộ. Từ 1981 đến tháng 4 năm 1988, trưởng phòng Sinh lý – Đất phân, Đảng Ủy viên, bí thư chi bộ khối Trồng trọt, tham gia giảng dạy đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ nông học. Năm 1991, tiến sĩ Mai Văn Quyền được phong học hàm phó giáo sư; Tháng 7 năm 1996, tiến sĩ Mai Văn Quyền được phong học hàm giáo sư. Từ tháng tư năm 1988 đến tháng 9 năm 1999 làm Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Từ tháng 9 năm 1999 tham gia các dự án Quốc tế ngắn hạn, chủ tịch Hội đồng khoa học của Công ty phân bón Bình Điền cho đến nay.

Mai Văn Quyền quá trình học và làm

1956-1959: Học cấp Ba ở trường Huỳnh Thúc Kháng, Vinh

1959-1960: Học Ngoại ngữ Nga văn, Trường Đại học Ngoại ngữ, Gia Lâm, Hà Nội

1960-1964: Học Đại học, ngành cây trồng, tại Học Viện NL Gia Lâm, Hà Nội

1964-1967: Nghiên cứu sinh lý bệnh lúa vàng lụi tại các tỉnh phía Bắc. Kết quả nghiên cứu đã góp phần chứng minh bệnh vàng lụi không phải là bệnh sinh lý mà chỉ có các hiện tượng bên ngoài biểu hiện giống bệnh sinh lý. Kết luận này đã góp phần xây dựng phương pháp phòng trừ hợp lý và nhanh chóng dập tắt bệnh nguy hiễm này trên đồng ruộng các tỉnh phía Bắc. Sau đề tài bệnh lúa vàng lụi nối tiếp đến các đề tài khác như thâm canh lúa xuân, khảo nghiệm các cây trồng có nguồn gốc ôn đới, như lúa mì thấp cây, mạch ba gốc, hướng dương, củ cải đường, khoai tây, phương pháp phá miên trạng ở cây lúa….

1972-1973: và thi tuyển vào tháng 7/1973: Học ôn thi NCS tại Hà nội

1973-1974: Học ngoại ngữ tại Trường Đại học Ngoại ngữ Thanh Trì, Hà Nội

1975-6/1978: Nghiên cứu đặc điểm hoạt động quang hợp và khả năng di truyền của các giống ngô lá thẳng khi lai với các giống ngô lá thông thường (Gốc lá rộng). Đề tài nghiên cứu sinh.

1974- 6/1978: Học nghiên cứu sinh tại Bungaria; 6/1978:Tốt nghiệp Phó Tiến sĩ Sinh học về sinh lý cây trồng (nay là Tiến sĩ) tại Viện Sinh lý Thực vật PoPop, Xofia, Bungaria

2/1980-6/1980: Thực tập sinh nghiên cứu tính kháng phèn 2/1980-6/1980, tại IRRI

1979-1986: Nghiên cứu tính chống chịu phèn của lúa trên đất phèn ĐBSCL

1985-1988: Điều phối  viên chương trình nghiên cứu Mạng lưới Phân bón Quốc gia của Viện KHKTNNMN

1986. Học lớp hệ thống canh tác 6 tháng tại IRRI

1986-1999: Chủ trì các đề tài nghiên cứu Hệ thống Canh tác (HTCT) trên nền lúa.

1990-1999: Chủ nhiệm chương trình HTCT ở Đồng Tháp Mười trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện KHKTNNMN với quỹ viện trợ phát triển của Bỉ

1989-1990: Thực tập sinh (Visiting Scientist) tại IRRI (IRRI quy định tiêu chuẩn Post doc là từ khi có học vị tiến sĩ đến 10 năm, trên 10 năm được hưởng danh hiệu visiting scientist) 6/1990: Hoàn thành chương trình sau tiến sĩ (khách mời Visiting scientist) tại Viện Lúa IRRI

1991: được phong học hàm phó giáo sư

1991-1995: Điều phối viên chương trình nghiên cứu thâm canh lúa của Việt Nam

1991-1999: Thành viên ban điều phối màng lưới HTCT Việt Nam hợp tác với IDRC (do IDRC tài trợ).

1993-1996: Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu và phát triển HTCT trên đất dốc ở Miền Đông Nam Bộ trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện KHKTNNMN với trường Địa học KU-Leuven của Bỉ

4/1995: Cố vấn kỹ thuật đánh giá chương trình VIE/91/005 của Viện Lúa ĐBSCL do FAO tài trợ và IRRI cố vấn kỹ thuật.

12/1995: Cố vấn kỹ thuật đánh giá dự án công nghệ sau thu hoạch DANIDA tài trợ cho 4 tỉnh trồng lúa ở Việt Nam- Dự án tiền khả thi.

Tháng 7/1996: được phong học hàm giáo sư

1996-2002: Ủy viên HĐKH chuyên ngành trồng trọt và BVTV của Bộ NN&PTNT

1995-2012 Uỷ viên HĐKH chuyên ngành đất phân, đánh giá các sản phẩm phân bón do các công ty đăng ký khảo nghiệm

1996-2004: Ủy viên HĐKH (khách mời) của Viện Sinh học Nhiệt đới Việt Nam tại TP.HCM

1997: Phó chủ nhiệm chương trình đánh giá 10 năm khai thác Đồng Tháp 10, Đồng Bằng Sông Cửu Lông do Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chủ trì.

10/1999: Cố vấn kỹ thuật đánh giá kết quả thực hiện dự án phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, Dự án GCP/VIE/021 AUL do Úc tài trợ

1999-2002: Điều phối viên chương trình công nghệ sau thu hoach lúa ở ĐBSCL do chính phủ Pháp tài trợ cho Viện CN sau thu hoạch TP. HCM

9/2001-12/2002: Nhóm trưởng cố vấn kỹ thuật cho chương trình phát triển nông thôn Quảng Ngãi do Úc tài trợ.

7/2002: Cố vấn kỹ thuật cho Công ty tư vấn Lương Nông Quốc tế tại ĐBSCL

Tháng 10-11/2004 Cố vấn kỹ thuật vế phát triển khuyến nông, dự án tiền khả thi cho chương trình phát triển nông thôn tại Thừa Thiên-Huế, do Phần Lan tài trợ

7/2008: Cố vấn kỹ thuật đánh giá giữa kỳ chương trình VE/002 giữa chính phủ Luxambua với Tỉnh Hậu Giang và Đại học Cần Thơ về sử dụng cây lục bình cho sản xuất Biogas, điện, phân bón, thức ăn cho cá, trồng nấm để góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân trong tỉnh. Năm 2009, tiếp tục được mới đánh giá cuối kỳ cũng dự án nói trên

1999 đến năm 2019 Chủ tịch Hội đồng cố vấn khoa học cho Công ty Phân bón Bình Điền

MAI VĂN QUYỀN CON NGƯỜI VÀ TÁC PHẨM

Giáo sư Mai Văn Quyền đã đào tạo 12 tiến sĩ khoa học nông nghiệp (đến tháng 6/2008) nhiều thạc sỹ, kỹ sư nông học, viết sáu sách chuyên khảo và nhiều bài báo, bài viết đăng trên các tạp chí, sách ở trong và ngoài nước.Từ năm 2007-2014 cộng tác viên của đài VoV 2 phát thanh mỗi tuần 2 lần các nội dung về phân bón trong khuôn khổ hợp tác giữa Đài VOV2 với công ty Cổ phần phân bón Binh điền. Cũng từ năm 2007 là cộng tác viên cho tờ báo NNVN, viết bài phổ biến khoa học trong lĩnh vực phân bón và cây trồng. Hàng tuần trả lời các câu hỏi của nông dân cả nước qua thư bạn nghe đài thuộc chương trình Đồng hành và chia sẻ trong khuôn khổ hợp tác giữa đài VTV Cần Thơ với công ty Cổ phần phân bón Bình Điền. Với cương vị là chủ tịch Hội đồng khoa học của Công ty Cổ phần phân bón Bình điền, hàng năm tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sử dụng phân bón cho nông dân Việt Nam, Campuchia, và Myanmar, qua đó tạo thêm điều kiện tăng thêm sự hiểu biết và thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ các nước với nhân dân và chính phủ Việt nam. Dù tuổi cao nhưng trong suốt thời gian còn làm việc ở cơ quan nhà nước hay lúc đã về hưu vẫn được mời làm chủ tịch chấm các luận án tiến sĩ, chủ tịch thẩm định hay nghiệm thu các đề tài, các dự án từ cấp Bộ đến cấp tỉnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật, phổ biến khoa học kỹ thuật cho nông dân trong và ngoài nước.

Giáo sư Mai Văn Quyền được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3, Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng 3; Huy hiệu 40 năm tuổi đảng (2001); Huy hiệu 50 năm tuổi đảng (2011); Huy hiệu 55 tuổi đảng năm (2015); Huy hiệu vì sự nghiệp phát triển khoa học; Huy hiệu vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp; Huy tượng người bạn nhà nông; Hội viên danh dự Hội Nông dân Việt Nam; Hai năm chiến sĩ thi đua cấp Bộ; Nhiều năm chiến sĩ thi đua cấp Viện.

Giáo sư Mai Văn Quyền người thầy nghề nông phúc hậu, minh triết, tận tâm, nghị lực.

THẦY QUYỀN THÂM CANH LÚA

Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa. Thầy Mai Văn Quyền trọn đời làm nhà khoa học xanh, chuyên gia hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực thâm canh lúa, hệ thống nông nghiệp, sinh lý thực vật và quản lý bền vững đất nước cây trồng, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, Đó là lĩnh vực chính yếu, quan trọng, dâng hiến thầm lặng mà hiệu quả. Thầy Norman Borlaug nhà khoa học xanh, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong  cuộc chiến chống nghèo đói, đã có lời dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Thầy Quyền nghề nông của chúng tôi là một người thầy Việt gương soi mẫu mực thực

 

 

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 16 THÁNG 3
Hoàng Kim

CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 3. Thầy Quyền thâm canh lúa; Câu chuyện ảnh tháng Ba; Selma Nobel văn học; 500 năm nông nghiệp Brazil; Ngày 16 tháng 3 năm 1940 ngày mất của Selma Lagerlöf, Nobel văn học người Thụy Điển (sinh năm 1858). 16 kiệt tác của bà nổi bật nhất là Chuyến phiêu lưu kỳ thú của Nils Holgerssons trên khắp Thụy Điển (1906) truyện thiếu nhi đã kết hợp được sự trong sáng và giản dị của ngôn ngữ, vẻ đẹp của văn phong và trí tưởng tượng phong phú với sức mạnh đạo lý và độ sâu của các cảm xúc tín ngưỡng. Ngày 16 tháng 3 năm 1979 Chiến tranh biên giới Việt-Trung chính thức kết thúc, Trung Quốc tuyên bố hoàn thành việc rút quân khỏi Việt Nam, Ngày 16 tháng 3 năm 1925, Động đất ở Đại Lý Vân Nam, Trung Quốc khiến khoảng 5.000 người thiệt mạng. Bài chọn lọc ngày 16 tháng 3: Thầy Quyền thâm canh lúa; Câu chuyện ảnh tháng Ba; Selma Nobel văn học; 500 năm nông nghiệp Brazil; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-3/

 

 

 

 

THẦY QUYỀN THÂM CANH LÚA
Hoàng Kim

Giáo sư tiến sĩ Mai Văn Quyền sinh ngày 24 tháng 4 năm 1936, khai sinh ngày 16 tháng 3 năm 1938, là nhà khoa học xanh, chuyên gia hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực thâm canh lúa, hệ thống nông nghiệp, sinh lý thực vật và quản lý bền vững đất nước cây trồng. Giáo sư là thầy hướng dẫn 12 tiến sĩ khoa học nông nghiệp đã bảo vệ thành công, nhiều thạc sỹ, kỹ sư nông học, tác giả của sáu sách chuyên khảo và nhiều bài báo, bài viết đăng trên các tạp chí, sách ở trong và ngoài nước. Giáo sư Mai Văn Quyền từ năm 2007 đến nay là cộng tác viên thường xuyên của đài VOV 2 phát thanh mỗi tuần 2 lần các nội dung về phân bón trong khuôn khổ hợp tác giữa Đài VOV2 với công ty Cổ phần phân bón Binh Điền. Giáo sư là chuyên gia của chương trình VTV “Đồng hành và chia sẻ” hàng tuần trả lời các câu hỏi của nông dân cả nước qua thư bạn nghe đài, là cộng tác viên của báo Nông nghiệp Việt Nam và các báo nông nghiệp, viết bài phổ biến khoa học trong lĩnh vực phân bón và cây trồng. Với cương vị là chủ tịch Hội đồng khoa học của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền, hàng năm tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sử dụng phân bón cho nông dân Việt Nam, Campuchia, và Myanmar, qua đó tạo thêm điều kiện tăng thêm sự hiểu biết và thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ các nước với nhân dân và chính phủ Việt Nam. Thầy là tấm gương phúc hậu, minh triết, tận tâm trong nghiên cứu, giảng dạy nông học, đồng hành cùng nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam. Bước vào năm 2019, giáo sư Mai Văn Quyền sang tuổi 85 và Thầy vẫn đang sung sức đi tới trong tốp đầu của các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam thời hiện đại. Ơn Thầy. Hoàng Kim, kính tặng thầy Mai Văn Quyền và những người Thầy quý mến. Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày, Trán tư lự, cha thường suy nghĩ,  Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất, Cái chết giằng cha ra khỏi tay con, Mắt cha lắng bao niềm ao ước, Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy, Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ, Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng Thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ. Chúc mừng Thầy Quyền vui khỏe hạnh phúc trường thọ
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-quyen-nghe-nong-cua-chung-toi/

THẦY QUYỀN GƯƠNG SÁNG NGHỊ LỰC

Quê hương và gia đình

 

Giáo sư Mai Văn Quyền sinh ngày 24 tháng 4 năm 1936, khai sinh ngày 16 tháng 3 năm 1938. Quê quán tại thôn Thủy Khê, xã Vĩnh Liêm, huyện Vĩnh Linh (sau giải phóng đổi thành xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh) tỉnh Quảng Trị, nguyên Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, đã nghĩ hưu, hiện thường trú tại BA4-8, khu phố Cảnh viên 2, Đường C, phường Tân Phú, Phú Mỹ Hưng, Quận 7 thành phố Hồ Chí Minh,

Giáo sư xuất thân trong một gia đình rất nghèo, bố mất sớm khi thầy mới sinh, chưa biết mặt. Mẹ là Trương Thị Iu, thời đánh Mỹ bị quản thúc tại gia vì trước có tham gia hội mẹ chiến sĩ thời chống Pháp, và có con ở miền Bắc. Mẹ lao động lam lũ để nuôi con, các anh chị đều làm thuê, làm mướn, mò cua bắt ốc, đánh cá sông và cá đồng. Bà mất do bom Napan của Mỹ ngày 12 tháng 8 âm lịch năm 1967, tại quê. Chị cả là Mai Thị Miến lấy chồng khác xã, đã mất cùng hai người con vào tháng 11 năm 1951, do bom Pháp ném trúng nhà. Chị thứ hai Mai Thị Lũy có hoạt động phụ nữ kháng Pháp, mất năm 1986. Anh thứ ba gia nhập bộ đội Vệ Quốc Đoàn, chống Pháp, bị thương, giải ngũ. Sau này bị Mỹ-Ngụy trả thù, bắt giam, tra tấn dã man. Sau khi được thả ra đã ra Bắc chữa bệnh và đã mất ngày 21 tháng 6, năm 1965 tại Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Anh thứ tư là Mai Phú, tham gia họat động bộ đội địa phương chống Pháp, khi Mỹ xâm lược miền Nam có tham gia đường dây họat động bí mật ở quê, sau bị lộ đã đưa gia đình ra sơ tán ở Tân Kỳ, Nghệ An, mất năm 1984 tại quê. Sau này, giáo sư đã tìm cách quy tập mộ của người anh ở Thanh Hóa về cùng một chỗ với bố, mẹ và người anh kế tại cồn Cát, thôn Thủy Khê, đồng thời hổ trợ để các cháu tu bổ phần mộ cho hai chị gái nằm ở hai quê khác nhau để tỏ lòng biết ơn bố mẹ sinh thành nuôi dưỡng và sự chăm sóc của các anh chị cho đến ngày người rời quê sống ở nơi xa.

Giáo sư có vợ là Lê Thị Thanh Vân, sinh năm 1943, người cùng quê và hai con trai Mai Việt Cường, sinh năm 1969 và Mai Trúc Quỳnh sinh năm 1972, đều thành đạt, có gia đình riêng, mỗi gia đình đều có hai con. Cô Lê Thị Thanh Vân là kỹ sư bảo vệ thực vật, tốt nghiệp đại học năm 1966, công tác tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, cô về hưu non tháng 5 năm 1990 do sức khỏe với thời gian công tác 24 năm 6 tháng khi cô đang còn ở IRRI.

Tuổi thơ gian khó

 

Giáo sư Mai Văn Quyền do xuất thân trong một gia đình rất nghèo, nên bản thân sớm biết quí trọng sản phẩm lao động và có tinh thần tự lực vươn lên, biết thông cảm và giàu lòng thương yêu những người nghèo khó. Tuổi thơ, khi các chị lần lượt đi lấy chồng, các anh đi làm thuê, ở nhà một mình, lúc 4-5 tuổi, cậu bé Mai Văn Quyền đã biết lao động  phụ mẹ như nuôi lợn, gà, mót củi, lấy nước, nấu ăn, dọn dẹp việc nhà. Do là con út, cả nhà không ai được đi học, nguyện vọng của mẹ muốn cho đi học chữ Hán để sau này có thể đọc được văn tự, khế ước. Bảy tuổi cậu đi học một buổi còn một buổi làm các việc nhà. Không có đèn, cậu đã đốt củi hay dùng hạt bưởi xâu lại đốt lên xem chữ để học. Ấy vậy mà bài nào cũng thuộc, chữ viết đẹp, ngoan ngoãn, lễ phép nên luôn được thầy yêu, bạn mến. Do nhà quá nghèo nên việc học thường đứt đoạn.Tuy vậy, cậu học rất giỏi, khi bắt đầu đọc được khế ước, thì Cách mạng tháng Tám bùng nổ, sách vỡ bị cháy, nên hiện không còn dấu tích học chữ nho. Trong những năm kháng Pháp, cậu được cử làm đội trưởng thiếu niên Tiền Phong, hăng hái hoạt động giúp bộ đội nắm tin tức, hành tung của địch, giúp dân cất dấu lương thực và báo động khi có giặc về càn, đồng thơi vẫn theo học tiểu học, và tham gia dạy bình dân học vụ để xóa nạn mù chữ cho bà con trong thôn. Tuổi thơ gian khó và giàu ý chí tự lực vươn lên, nhờ vậy mà cậu khá thành thạo các việc nội trợ cũng như các hoạt động sản xuất đồng áng như gieo trồng chăm sóc khoai, sắn, xay lúa, giã gạo. Những công việc như vậy đã giúp rất nhiều khi thoát ly gia đình ra vùng tự do tự lập để theo học văn hóa.

Thoát ly gia đình

 

Từ năm 1950- 1951, giặc Pháp tăng cường càn quét vùng du kích, nên trường học luôn bị bắn phá, buộc phải dời rất nhiều chỗ, gây khó khăn cho học sinh theo học.Trước tình hình đó, Chính quyền cho phép ai có điều kiện thoát ly ra vùng tự do để học thì tìm cách để thoát ly. Một nhóm bạn học lớp Bốn cùng thôn, rủ nhau lên chiến khu Ba Lòng để xin giấy thông hành ra Thanh Nghệ Tĩnh học.Vượt đường số Một, lánh qua các bót gác của Pháp để lên chiến khu, nhóm đã có giấy thông hành sau 4 ngày đi về. Tháng 11/1952 nhóm cùng nhau lên đường ra Thanh-Nghệ-Tịnh. Vượt đường rừng lên chiến khu Thủy Ba thì tối. Hôm sau đi đến chân núi U Bò (thuộc địa phận Quảng Bình) thì cũng vừa tối. Dừng lại, nấu ăn, ngủ lại, rạng sáng leo núi U-Bò, trưa lên đến đỉnh núi, tối xuống núi, đi qua xóm Cà, xóm Rẫy (nơi quân Pháp hay phục kích).Từ xóm Cà, xóm Rẫy đến Gia Hưng, tối đi đò dọc từ Gia Hưng ra Minh Cầm, Minh Lệ, Lệ Sơn thì trời sáng. Sau đó đi xe Gòn (Vagon tàu hỏa) ra Thanh Luyện của Hà Tĩnh, từ đó đi đò đến Đức Thọ,  Hà Tĩnh là vùng tự do của khu Bốn. Hành trang của cậu vẻn vẹn chỉ có chiếc balo cũ của người anh đi bộ đội tặng cho, cùng vài bộ áo quần cộc cũ kỹ, kèm theo chiếc áo tơi và bao gạo lên đường. Khi đến Đức Thọ, Hà Tĩnh, mặc dầu lạ lẫm nhưng nhóm vẫn phải chia nhau tự đi liên hệ nhà dân để xin ở trọ. Nhóm ba bạn thân được cho ở trong nhà anh chị tên là Túy, gia đình có nghề làm bún bán để sống. Không ai bảo cậu, cậu vẫn tự nguyện cùng thức khuya dậy sớm, giã gạo lấy bột để làm bún với gia chủ. Nhờ vậy mà anh chị Túy nuôi cả nhóm ăn ở mà không lấy tiền trọ. Sau vài tháng, nhóm được chuyển sang Nghệ An để theo học lớp 5 cho đến lớp 7. Thời gian này lúc đầu ở trọ, trong gia đình thầy giáo Võ Tá Phi. Thầy Phi người Hươngg Sơn, Hà Tĩnh, đã từng vào Huế học, và đã kết duyên với cô Tôn Nữ Hồng Điểm là em gái của cố Giáo sư Tôn Thất Tùng. Nhà ở của thầy Phi là một ga xép của ga tàu hỏa còn sót lại. Nhà chật nên chỉ nhận hai học trò trọ học. Cậu và một bạn cùng làng là Trần Viết An (đã mất ở Hà nội). Lúc đầu không có tiền trả tiền cơm, nhưng Thầy vẫn cho ở trọ. Cảm kích lòng tốt của Thầy, cậu đã tham gia tích cực vào làm các công việc lặt vặt như gánh nước, bổ củi và đặc biệt là tham gia trồng thuốc lá sợi vàng cùng gia đình để đỡ bớt gánh nặng cho Thầy. Vì gia đình thầy có cả thảy 6 người mà chỉ trông vào đồng lương ít ỏi của Thầy để sống đã là việc quá sức, nay lại nhận thêm 2 học sinh vùng Bình Trị Thiên cùng ở để cái khó lại chồng lên cái khó thì làm sao mà gánh nổi. Đất đai để trồng thuốc là khai thác hai mép đường sắt đã bị phá hoại, nhặt các thứ do trâu bò thải ra dọc bờ ruộng để làm phân. Cũng nhờ vậy mà cậu bé biết thêm nghề trồng và chế biến thuốc lá sợi vàng. Sau này cũng nhờ hoàn cảnh khó khăn đó mà Thầy đã giúp cậu và bạn cậu xin được học bỗng, mỗi tháng được 25 kg gạo. Có ngần ấy gạo, cộng thêm khoai sắn coi như nạn đói cả nhà đã bị đẩy lùi. Nhờ vậy cậu bé yên tâm tối tối xách chiếc đèn chai đến trường theo học, còn ban ngày lại theo nghề kinh doanh thuốc lá. Cuộc sống như vậy kéo dài hơn một năm thì cậu được chuyển đến trọ học ở xã Nam Trung, Nam Đàn. Nơi đó vốn là cơ sở cũ của trường Nguyễn Công Trứ đã tồn tại nhiều năm. Nhưng do máy bay của Pháp bắn phá ác liệt nên trường phải dời lên Bạch Ngọc để vừa lánh bom đạn, vừa mở rộng quy mô dạy và học cho nhiều thế hệ. Ở môi trường mới, câu cũng trải qua nhiều phương cách sống, vì có nhiều anh em học sinh Bình- Trị-Thiên chuyển đến. Lúc đầu ở theo nhóm, tự đi lấy củi, nấu nướng lấy ăn để học. Phương cách này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, sau đó phải phân tán nhỏ để ở trọ trong từng hộ khác nhau. Cậu được phân vào ở một gia đình có 9 người con gái. Người ta gọi đùa là chim cu rơi vào hũ nếp. Nhờ có nguồn vốn biết dân vận, nên ngay từ đầu cậu bé đã được ưu ái, chỗ ăn chỗ ở khá yên lành, gia chủ rất quý. Thế nhưng do ở xa trường nên về sau đành phải xa tổ ấm mới nhen nhóm để về chỗ ở mới gần trường hơn. Lần này cậu cũng may mắn được ở trọ trong một gia đình đơn chiếc, một mẹ, một con. Tên mẹ là Phạm Thị Em, nhưng thường được gọi tên là mẹ Sung. Người con duy nhất của mẹ lúc ấy đang ở trong quân ngũ. Vì vậy mẹ coi cậu như con đẻ và ở đây cậu bé phát huy hết khả năng dân vận. Cậu có số gạo học bỗng đã có, thay người con trai vắng nhà làm mọi việc, nên cuộc sống dù còn nhiều khó khăn nhưng tinh thần lại rất thoải mái. Mẹ yêu cậu như người con đẻ của mẹ. Ở đây cậu bé lại học thêm được nghề mới là chèo đò và trồng dâu nuôi tằm. Thời gian này cũng phải học ban đêm, nên ban ngày cậu có thời gian để cùng đi lao động trồng dâu, hái lá dâu nuôi tằm, cậu biết cả thuật ngữ tằm ăn lên hay tằm ăn rỗi, biết gột trứng tằm, biết cả kéo tơ để lấy nhộng chiên ăn. Vào tháng 7 năm 1954, khi hiệp nghị Giơneve về Việt Nam được ký, đất nước bị chia cắt làm hai miền. Cậu dù nhớ nhà, rất muốn về thăm gia đình, thăm người mẹ yêu thương của cậu, nhưng do một mặt không có tiền lộ phí, mặt khác cậu được giải thích là chỉ hai năm là có tổng tuyển cử, đất nước được thống nhất rồi về một thể. Vậy là cậu yên trí ở lại theo học cho hết cấp hai. Thế rồi cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất đã diễn ra.Trong thời gian ấy đã có quá nhiều sự kiện xảy ra. Cậu vừa là trưởng ban tổ chức đám cưới cho con trai của mẹ và nhiều anh bộ đội khác, lại tổ chức dạy bình dân học vụ. Nhưng đáng nhớ nhất, có lúc cười ra nước mắt là những năm cải cách ruộng đất, cậu cùng với một người bạn khác cùng quê là Nguyễn Tiến Bội, hiện đang sống ở Tân Bình, cùng nhau chịu trách nhiệm viết khẩu hiệu quảng bá cho chiến dịch giảm tô, cải cách ruộng đất, phát thanh, tổ chức cổ động. Trong đó có sự kiện đáng nhớ nhất là ban ngày đi học cùng bạn bè nhưng buổi tối thì đi gác để quản thúc chính người bạn học của mình. Vì gia đình của các bạn ấy bị quy là phú nông hay địa chủ. Biết là không hợp với đạo lý làm người, nhưng thuở ấy nếu không làm theo lệnh của Đội thì chính bản thân của cậu cũng bị quy là có tư tưởng chống đối và việc ghi vào lý lịch hay nặng hơn là đuổi học sẽ phải xảy ra. Kỹ niệm lớn nhất trong quảng đời trọ học ở Nam Trung, Nam Đàn là mọi người dù khi sung sướng hay lúc gian khổ, cậu cũng đều nhận được những lời khen, lời an ủi. Câu nói thường nghe nhất là “không biết ai có phúc đã đẻ ra cậu ấy mà ngoan thế”. Vì vậy ai cũng sẵn lòng mời cậu về ở với gia đình họ. Thế rồi đã đến lúc phải tạm rời cái nơi có nhiều kỹ niệm đáng nhớ ấy để đến Vinh, theo học cấp 3, đó là năm 1956. Thành phố Vinh cũng như nhiều thị xã khác phải tiêu thổ kháng chiến, nên nhiều nhà cửa, đền chùa bị phá hủy. Thành phố lúc ấy cũng chẳng khác nào nơi thôn quê. Các học sinh cũng phải được phân tán ở trong nhà dân. Cậu và một bạn lớn tưổi hơn, người cùng quê, tên là Lê Văn Tài (sau nhiều năm vắng tin nay được biết là đang còn sống ở gần khu Phong Nha –Kẻ Bàng, rất gần Đồng hới, 87 tuổi). Hai bạn được phân trọ học trong một gia đình nghèo có tên là ông bà Tân. Ở đây cậu cũng được nhận sự ân cần niềm nở của nhà chủ. Sau một học kỳ, khi nhà trường làm được những ngôi nhà lá thì tất cả các học sinh Trị-Thiên đều được dời về ở trong ký túc xá của trường. Lúc này Nhà nước có thực hiện chế độ trợ cấp cho học sinh miền Nam ăn học, Cậu và các bạn miền Nam khác được cấp áo quần, chăn màn và tiền ăn hàng tháng, nhờ vậy cuộc sống từ đó được cải thiện hơn. Giai đoạn này cậu được cử làm hiệu đoàn phó và cán sự đoàn thanh niên lao động và cũng được công nhận là đối tượng Đảng. Kết thúc cấp 3, bạn bè ai cũng háo hức chuẩn bị đi thi vào đại học. Lúc bấy trong trường, nhóm năm, nhóm ba truyền nhau câu nói: “Nhất Y, nhì Dược, Tạm được Bách khoa, Sư phạm loại ra, Nông Lâm bỏ xó” nên rất ít bạn ghi tên thi vào sư phạm và nông lâm. Vì vậy nhà trường kêu gọi các đoàn viên ghi tên vào hai trường này. Cậu là cán bộ đoàn lại là đối tượng đảng nên đã hăng hái ghi tên thi vào Đại Học Nông Lâm

Người nhà quê ra thủ đô

 

Hè 1959, kết thúc phổ thông, cậu chia tay thầy và bạn, tạm biệt mái trường đơn sơ nhưng thân yêu và chứa đầy kỹ niệm để ra Hà Nội. Cậu chưa biết thủ đô Hà Nội, chỉ nhớ chuyện ngay từ lúc cách mạng mới bùng nổ, lúc ấy ở quê cậu, vào năm 1945, trong một cuộc mít tinh, một vị lãnh đạo hô to: Tất cả hướng về thủ đô Hà Nội chào cờ, chào! Mọi người đều răm rắp làm theo. Nay nghe nói được đi Hà Nội thì hồi hộp lắm. Cả đoàn lớp 10 với hành trang đơn giản bước lên tàu. Ra Hà Nội cậu may mắn có người bạn thân cùng lớp tên là Phạm Ngọc Du, thường gọi là Du A, có bà chị làm bác sĩ ở bệnh viện Bạch Mai, được cấp một phòng nhỏ làm nhà ở, nên cả hai đều nương tựa vào chị trong thời gian chuẩn bị thi Đại học. Bước lên tàu là xa trường và xa gia đình mẹ Sung thương yêu cậu như người ruột thịt. Hoàn cảnh giao thông và kinh tế lúc ấy chỉ biết đi nhưng khó hẹn ngày về. Tàu bắt đầu chuyển bánh. Lần đầu tiên được bước lên tàu hỏa đi thủ đô nhưng thấy cũng chẳng khác cái xe gòn ngày từ quê nhà ra Hà Tĩnh là bao. Tuy vậy, cậu cũng cảm thấy lâng lâng trong lòng, thỏa sức ngắm nhìn thế giới đang lùi lại phía sau. Đến thủ đô Hà nội, đúng là Thủ đô, đẹp hơn thành phố Vinh, nơi cậu vừa tốt nghiệp phổ thông nhiều lắm. Thủ đô có có Hồ Tây rộng bao la, có hồ Hoàn Kiếm, có Vườn Bạch Thảo, có Công viên Bảy Mẫu, nhiều nhà xây và cây xanh mà thành phố Vinh không có. Đặc biệt là có tàu điện chạy kêu leng keng mà trẻ con nhảy lên rồi nhảy xuống vẫn an toàn. Cậu và bạn cậu cũng tranh thủ đi tàu điện cho biết. Nhảy tàu từ phố Bạch Mai, đi đến Hà Đông rồi quay lại vẫn chưa thấy chán. Sau khi thi xong, đôi bạn lại tiếp tục lội bộ quanh thủ đô ngày này qua ngày khác, ngắm nhìn thiên hạ và phong cảnh. Người thủ đô lúc ấy sao mà hiền hòa đến thế.

Hồi hộp và chờ đợi

 

Số may, nên bạn Du A cũng thi cùng trường, nhưng thi vào thủy sản. Nhờ vậy đi lại từ bệnh viện Bạch Mai đến Văn Điển đã có bạn đồng hành và nhờ vậy đôi chân vẫn đi mà không biết mỏi. Từ lúc đi thăm dò để biết trường đóng ở đâu, rồi đến ngày tựu trường nghe giáo sư Bùi Huy Đáp, hiệu trưởng trường nói chuyện với thí sinh, rồi hôm sau đến thi đều nhờ đôi chân vạn dặm. Thời ấy làm gì có xe bus, tắc xi hay xe ôm, mà dẫu có cũng không biết lấy tiền đâu mà chi trả. Vì vậy, lội bộ là phương pháp bền vững nhất. Thi xong là những ngày chờ đợi, mãi cho đến ngày công bố kết quả dán ở ngoài cổng trường. Chữ được đánh máy trên giấy pơlua, chữ tỏ chữ mờ, tìm mãi không thấy tên cho đến khi thấy tên Mai Văn Quyền xuất hiện ở một trang riêng nhưng không biết xếp vào khoa nào, lớp nào. Cuối cũng tìm gặp được thầy Toản trưởng phòng giáo vụ mới được thầy giải thích là đã đậu rồi, nhưng còn chờ xếp lớp. Dầu vậy hai bạn ra về với vẻ mặt hoan hỷ báo với chị Hữu chị ruột của bạn Du A biết là các em của chị đã đậu đại học. Sau này, những ngày chờ đợi kéo dài và cậu được chọn cho đi học ngoại ngữ để đi Liên Xô, nên danh sách đã gửi về trường chuyên tu ngoại ngữ ở Gia Thượng, Gia Lâm, Cậu cần liên hệ với trường để biết thông tin chi tiết. Thế là lại thêm một tin mừng nữa, nhưng phải tiếp tục chờ đợi. Vì trường ngoại ngữ khai giảng chậm hơn, nên cậu tìm về người quen ở Gia Lâm để tá túc.Về sau cậu được xếp vào lớp học tiếng Nga, nhưng ở trong một lớp không có bạn nào cùng trường cả. Cậu học khá, được cử làm lớp phó phụ trách sinh hoạt. Về sau cậu được kết nạp Đảng lớp đảng viên Hồ Chí Minh 6/1 tại trường. Lâu nay việc kết nạp đảng tại trường chuyên tu ngoại ngữ hiếm khi xảy ra, vì thời gian học ngắn, không đủ để qua thử thách. Nhưng với Cậu, nhờ có thầy Nguyễn Tài Đại, vốn có thời làm thư ký cho Bác Hồ, rồi làm bí thư Đảng ủy của trường Huỳnh Thúc Kháng, đang ra học tại trường Đảng nên có dịp ghé đến trường trình bày để kết nạp Đảng cho cậu Quyền, coi như trường Huỳnh Thúc Kháng nhờ trường Ngoại ngữ kết nạp thay vì trước đây chưa thu xếp kết nạp được. Dù học tốt, được kết nạp Đảng, nhưng Cậu phải ở lại nước vì sức khỏe không đủ do bị đau bào tử nặng. Thế là vui buồn lẫn lộn. Số là năm 1959, nhiều học sinh bị đau phổi, dạ dày hay đau ốm hơn vẫn được cử đi học nước ngoài nói là học vì Miền Nam ruột thịt. Nhưng một số khá lớn trong đó, giữa chừng phải về nước vì không chịu nổi thời tiết khắc nghiệt. Tạm biệt bạn bè để trở lại nơi thi vào để học. Trở về trường mới, bị lùi lại mộ năm nên học khóa 5, Cậu được cử làm lớp trưởng của lớp cây trồng 5, có 92 sinh viên. Lúc này cậu mang trong mình bệnh đau dạ dày mạn tính. Nhưng do bản chất cần cù, chịu khó và nhẫn nại, nên cậu vượt qua, vừa học giỏi, vừa lãnh đạo lớp xuất sắc nên năm nào cậu cũng làm lớp trưởng. Cũng tại đây, cậu bắt đầu phác đồ điều trị bệnh dạ dày cho riêng mình. Bác sĩ tây y nói bệnh dạ dày ít khi chữa lành ngoài phương pháp phẫu thuật, nhưng với phác đồ điều trị kiên trì sau 26 năm bệnh dày dày của cậu đã phải chấm dứt.

Trở thành cán bộ Nhà nước

 

Tháng 4 năm 1964 tốt nghiệp đại học loại xuất sắc (bằng đỏ). Cậu được thầy Đào Thế Tuấn nhận về làm việc tại phòng sinh lý cây trồng thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đóng ở Văn Điển, Hà Nội. Năm 1965, giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, cơ quan sơ tán về nông thôn, nhưng người cán bộ trẻ mới ra trường này vẫn hăng hái tham gia các đề tài nghiên cứu bệnh lúa vàng lụi rồi nghiên cứu sinh lý ruộng lúa năng suất cao. Về sau khi thầy Uyển được cử đi nghiên cứu sinh năm 1967, cậu được giao nhiệm vụ phụ trách phòng sinh lý với chức danh phó phòng, đảm nhiệm công việc của thầy Đào Thế Tuấn phải làm trưởng đoàn đi chỉ đạo sản xuất ở Nghệ An. Cậu một mình vừa tổ chức sơ tán, vừa xây lán trại cho cán bộ ở, vừa liên hệ địa phương xin đất để làm thí nghiệm, vẫn đảm bảo công việc của Viện giao tốt đẹp. Dù gian khổ mấy cũng hoàn thành tốt công việc. Năm 1972, Quảng Trị được giải phóng một phần rộng lớn, Bộ định cử cậu đi tiếp quản Quảng Trị, nhưng lại có trường phái khác đề nghị cho cậu đi học tiếp, và ý tưởng này đã thắng. Bộ Nông nghiệp thông báo cho cậu được chuẩn bị thi tuyển sinh. Đây cũng là bước ngoặt, vì trước năm 1991, chỉ có tuyển không có thi (dựa vào lý lịch và một phần là học lực là chính, những bạn ở miền Nam thì phần lớn do Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam giới thiệu). Nhưng từ năm 1971 là phải thi tuyển. Đầu năm 1972, cậu thi trúng tuyển, đi học ngoại ngữ. Cậu học giỏi ngoại ngữ và cả chính trị vì giáo trình ngoại ngữ không khác với giáo trình mà cậu được học năm 1959-1960. Cuối khóa học, vào lúc thi cử, vợ và con đều nằm bệnh viện, một chốn ba nơi. Vợ ốm phải phẫu thuật ở bệnh viện K, con đau sốt cao ở tại Hà Đông mà nhà và việc làm thì ở Văn Điển. Tình cảnh ấy cậu nghĩ rằng giống như năm 1960, sẽ khó có thể xuất ngoại. Cậu nghĩ đi học thêm là tốt, nhưng sức khỏe của vợ con là quan trọng hơn. Dầu vậy, cậu vẫn thi tốt và mọi việc rồi cũng được thu xếp ổn thỏa. Cậu được cử đi học Liên Xô nhưng chưa tìm được thầy hướng dẫn, nên Mặt trận đề nghị chuyển qua Đông Âu, thế là lại chờ đợi và cuối cùng được báo là đi học ở Bungari. Đi học là có quyền lợi nên đáng lẽ năm 1973 cậu được nâng lương. (5 năm mới được xét nâng lương). Nhưng khốn nổi chỉ tiêu nâng lương chỉ có 3% mà đơn vị của cậu có nhiều người khóa 1 khóa 2 chưa được nâng lương. Nếu một lúc cậu nhận được hai vinh dự thì có người sẽ không được nâng lương. Thế là cậu nhường suất nâng lương cho người khác. Kết quả là sau 14 năm cậu mới được nâng một bậc lương. Khi sang nước bạn, do chỉ muốn được rảnh thì giờ để học nên cậu từ chối làm đoàn trưởng hay làm chi ủy. Cũng may là có nhiều người muốn làm các chức vụ ấy nên cậu dễ dàng thực hiện được nguyện vọng. Nhưng rồi đến năm cuối, do có nhiều sự việc xảy ra, nên cậu bị điều ra làm Bí thư. Thế là mọi việc đều được sắp xếp ổn thỏa.

Gương sáng Gia đình Nông nghiệp

 

Về nước, tiến sĩ Mai Văn Quyền lại tiếp tục công tác tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (Hà Nội). Từ tháng 11 năm 1979 được cử vào xây dựng cơ sở II tại TP Hồ Chí Minh cho đến tháng 1 năm 1981. Cũng cần nói thêm rằng trong khi tiến sĩ được cử dẫn một đoàn cán bộ khoa học gồm cả trồng trọt và chăn nuôi vào xây dựng cơ sở II ở 12 Nguyễn chí Thanh, năm 1959, thì tiến sĩ vừa đóng vai trò là cán bộ khoa học, vừa là Đảng Ủy Viên của Viện để tổ chức đơn vị Đảng cho cơ sở II, vì hai thầy Viện Phó đang còn ngoài Đảng. Nhiệm vụ nhóm cán bộ chuyên môn là phải đặt được các cơ sở nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó nhóm trồng trọt tổ chức nghiên cứu lúa ngắn ngày tại xã Bình Mỹ, còn nhóm chăn nuôi tổ chức nghiên cứu tại các trại chăn nuôi của thành phố. Chỉ sau một năm nhóm đã thiết lập được những kết quả đủ để cho cơ sở II bắt đầu phát huy thanh thế của Viện ở phía Nam

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam cơ sở II sáp nhập với Viện Kỹ thuật Nông nghiệp miền Đông Nam Bộ thành Viện Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Thời gian này tiến sĩ Mai Văn Quyền làm trưởng phòng trồng trọt, đảng ủy viên, kiêm bí thư chi bộ. Từ 1981 đến tháng 4 năm 1988, trưởng phòng Sinh lý – Đất phân, Đảng Ủy viên, bí thư chi bộ khối Trồng trọt, tham gia giảng dạy đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ nông học. Năm 1991, tiến sĩ Mai Văn Quyền được phong học hàm phó giáo sư; Tháng 7 năm 1996, tiến sĩ Mai Văn Quyền được phong học hàm giáo sư. Từ tháng tư năm 1988 đến tháng 9 năm 1999 làm Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Từ tháng 9 năm 1999 tham gia các dự án Quốc tế ngắn hạn, chủ tịch Hội đồng khoa học của Công ty phân bón Bình Điền cho đến nay.

Mai Văn Quyền quá trình học và làm

1956-1959: Học cấp Ba ở trường Huỳnh Thúc Kháng, Vinh

1959-1960: Học Ngoại ngữ Nga văn, Trường Đại học Ngoại ngữ, Gia Lâm, Hà Nội

1960-1964: Học Đại học, ngành cây trồng, tại Học Viện NL Gia Lâm, Hà Nội

1964-1967: Nghiên cứu sinh lý bệnh lúa vàng lụi tại các tỉnh phía Bắc. Kết quả nghiên cứu đã góp phần chứng minh bệnh vàng lụi không phải là bệnh sinh lý mà chỉ có các hiện tượng bên ngoài biểu hiện giống bệnh sinh lý. Kết luận này đã góp phần xây dựng phương pháp phòng trừ hợp lý và nhanh chóng dập tắt bệnh nguy hiễm này trên đồng ruộng các tỉnh phía Bắc. Sau đề tài bệnh lúa vàng lụi nối tiếp đến các đề tài khác như thâm canh lúa xuân, khảo nghiệm các cây trồng có nguồn gốc ôn đới, như lúa mì thấp cây, mạch ba gốc, hướng dương, củ cải đường, khoai tây, phương pháp phá miên trạng ở cây lúa….

1972-1973: và thi tuyển vào tháng 7/1973: Học ôn thi NCS tại Hà nội

1973-1974: Học ngoại ngữ tại Trường Đại học Ngoại ngữ Thanh Trì, Hà Nội

1975-6/1978: Nghiên cứu đặc điểm hoạt động quang hợp và khả năng di truyền của các giống ngô lá thẳng khi lai với các giống ngô lá thông thường (Gốc lá rộng). Đề tài nghiên cứu sinh.

1974- 6/1978: Học nghiên cứu sinh tại Bungaria; 6/1978:Tốt nghiệp Phó Tiến sĩ Sinh học về sinh lý cây trồng (nay là Tiến sĩ) tại Viện Sinh lý Thực vật PoPop, Xofia, Bungaria

2/1980-6/1980: Thực tập sinh nghiên cứu tính kháng phèn 2/1980-6/1980, tại IRRI

1979-1986: Nghiên cứu tính chống chịu phèn của lúa trên đất phèn ĐBSCL

1985-1988: Điều phối  viên chương trình nghiên cứu Mạng lưới Phân bón Quốc gia của Viện KHKTNNMN

1986. Học lớp hệ thống canh tác 6 tháng tại IRRI

1986-1999: Chủ trì các đề tài nghiên cứu Hệ thống Canh tác (HTCT) trên nền lúa.

1990-1999: Chủ nhiệm chương trình HTCT ở Đồng Tháp Mười trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện KHKTNNMN với quỹ viện trợ phát triển của Bỉ

1989-1990: Thực tập sinh (Visiting Scientist) tại IRRI (IRRI quy định tiêu chuẩn Post doc là từ khi có học vị tiến sĩ đến 10 năm, trên 10 năm được hưởng danh hiệu visiting scientist) 6/1990: Hoàn thành chương trình sau tiến sĩ (khách mời Visiting scientist) tại Viện Lúa IRRI

1991: được phong học hàm phó giáo sư

1991-1995: Điều phối viên chương trình nghiên cứu thâm canh lúa của Việt Nam

1991-1999: Thành viên ban điều phối màng lưới HTCT Việt Nam hợp tác với IDRC (do IDRC tài trợ).

1993-1996: Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu và phát triển HTCT trên đất dốc ở Miền Đông Nam Bộ trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện KHKTNNMN với trường Địa học KU-Leuven của Bỉ

4/1995: Cố vấn kỹ thuật đánh giá chương trình VIE/91/005 của Viện Lúa ĐBSCL do FAO tài trợ và IRRI cố vấn kỹ thuật.

12/1995: Cố vấn kỹ thuật đánh giá dự án công nghệ sau thu hoạch DANIDA tài trợ cho 4 tỉnh trồng lúa ở Việt Nam- Dự án tiền khả thi.

Tháng 7/1996: được phong học hàm giáo sư

1996-2002: Ủy viên HĐKH chuyên ngành trồng trọt và BVTV của Bộ NN&PTNT

1995-2012 Uỷ viên HĐKH chuyên ngành đất phân, đánh giá các sản phẩm phân bón do các công ty đăng ký khảo nghiệm

1996-2004: Ủy viên HĐKH (khách mời) của Viện Sinh học Nhiệt đới Việt Nam tại TP.HCM

1997: Phó chủ nhiệm chương trình đánh giá 10 năm khai thác Đồng Tháp 10, Đồng Bằng Sông Cửu Lông do Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chủ trì.

10/1999: Cố vấn kỹ thuật đánh giá kết quả thực hiện dự án phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, Dự án GCP/VIE/021 AUL do Úc tài trợ

1999-2002: Điều phối viên chương trình công nghệ sau thu hoach lúa ở ĐBSCL do chính phủ Pháp tài trợ cho Viện CN sau thu hoạch TP. HCM

9/2001-12/2002: Nhóm trưởng cố vấn kỹ thuật cho chương trình phát triển nông thôn Quảng Ngãi do Úc tài trợ.

7/2002: Cố vấn kỹ thuật cho Công ty tư vấn Lương Nông Quốc tế tại ĐBSCL

Tháng 10-11/2004 Cố vấn kỹ thuật vế phát triển khuyến nông, dự án tiền khả thi cho chương trình phát triển nông thôn tại Thừa Thiên-Huế, do Phần Lan tài trợ

7/2008: Cố vấn kỹ thuật đánh giá giữa kỳ chương trình VE/002 giữa chính phủ Luxambua với Tỉnh Hậu Giang và Đại học Cần Thơ về sử dụng cây lục bình cho sản xuất Biogas, điện, phân bón, thức ăn cho cá, trồng nấm để góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân trong tỉnh. Năm 2009, tiếp tục được mới đánh giá cuối kỳ cũng dự án nói trên

1999 đến năm 2019 Chủ tịch Hội đồng cố vấn khoa học cho Công ty Phân bón Bình Điền

MAI VĂN QUYỀN CON NGƯỜI VÀ TÁC PHẨM

Giáo sư Mai Văn Quyền đã đào tạo 12 tiến sĩ khoa học nông nghiệp (đến tháng 6/2008) nhiều thạc sỹ, kỹ sư nông học, viết sáu sách chuyên khảo và nhiều bài báo, bài viết đăng trên các tạp chí, sách ở trong và ngoài nước.Từ năm 2007-2014 cộng tác viên của đài VoV 2 phát thanh mỗi tuần 2 lần các nội dung về phân bón trong khuôn khổ hợp tác giữa Đài VOV2 với công ty Cổ phần phân bón Binh điền. Cũng từ năm 2007 là cộng tác viên cho tờ báo NNVN, viết bài phổ biến khoa học trong lĩnh vực phân bón và cây trồng. Hàng tuần trả lời các câu hỏi của nông dân cả nước qua thư bạn nghe đài thuộc chương trình Đồng hành và chia sẻ trong khuôn khổ hợp tác giữa đài VTV Cần Thơ với công ty Cổ phần phân bón Bình Điền. Với cương vị là chủ tịch Hội đồng khoa học của Công ty Cổ phần phân bón Bình điền, hàng năm tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sử dụng phân bón cho nông dân Việt Nam, Campuchia, và Myanmar, qua đó tạo thêm điều kiện tăng thêm sự hiểu biết và thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ các nước với nhân dân và chính phủ Việt nam. Dù tuổi cao nhưng trong suốt thời gian còn làm việc ở cơ quan nhà nước hay lúc đã về hưu vẫn được mời làm chủ tịch chấm các luận án tiến sĩ, chủ tịch thẩm định hay nghiệm thu các đề tài, các dự án từ cấp Bộ đến cấp tỉnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật, phổ biến khoa học kỹ thuật cho nông dân trong và ngoài nước.

Giáo sư Mai Văn Quyền được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3, Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng 3; Huy hiệu 40 năm tuổi đảng (2001); Huy hiệu 50 năm tuổi đảng (2011); Huy hiệu 55 tuổi đảng năm (2015); Huy hiệu vì sự nghiệp phát triển khoa học; Huy hiệu vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp; Huy tượng người bạn nhà nông; Hội viên danh dự Hội Nông dân Việt Nam; Hai năm chiến sĩ thi đua cấp Bộ; Nhiều năm chiến sĩ thi đua cấp Viện.

Giáo sư Mai Văn Quyền người thầy nghề nông phúc hậu, minh triết, tận tâm, nghị lực.

THẦY QUYỀN THÂM CANH LÚA

Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa. Thầy Mai Văn Quyền trọn đời làm nhà khoa học xanh, chuyên gia hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực thâm canh lúa, hệ thống nông nghiệp, sinh lý thực vật và quản lý bền vững đất nước cây trồng, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, Đó là lĩnh vực chính yếu, quan trọng, dâng hiến thầm lặng mà hiệu quả. Thầy Norman Borlaug nhà khoa học xanh, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong  cuộc chiến chống nghèo đói, đã có lời dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Thầy Quyền nghề nông của chúng tôi là một người thầy Việt gương soi mẫu mực thực tiễn về sự phúc hậu minh triết tận tâm nghị lực trong lớp người Thầy mà chúng tôi với đông đảo sinh viên và nông dân may mắn được học và cùng làm việc .

 

 

ThayQuyennghenongcuachungtoi
GS TS Mai Văn Quyền (phải) và Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp PTNT PGS. TS. Lê Quốc Doanh

 

 

Thầy Quyền nghề nông của chúng tôi trên 80 xuân mà vẫn phong độ, vui vẻ lội đồng và họp bạn nhà nông cùng thứ trưởng Lê Quốc Doanh, các anh Nguyễn Văn Bộ, Le Thanh Tung với nhiều thầy bạn khác của Nông nghiệp Việt Nam ngày nay.

 

 

 

 

Đời tôi thật tâm đắc “Lúa siêu xanh Việt Nam”, “Cách mạng sắn Việt Nam”, “Giống khoai lang Việt Nam” “Ngô Việt Nam và những người thầy”, “Thầy bạn trong đời tôi”, “Con đường lúa gạo Việt Nam” là bài học lớn. Người thầy lớn bên mình là gương sáng. Tôi nói chuyện với Hoàng Long con tôi đang nối nghiệp giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỷ thuật Cây Lương thực Việt Nam về thầy Quyền thâm canh lúa, bài học của thầy “Thâm canh lúa ở Việt Nam” đã được in thành sách, cùng biết bao bài học thấm thía khác về sinh lý thực vật, hệ thống cây trồng, hệ thống nông nghiệp, sinh thái môi trường, đất phân, bảo tồn và phát triền, mà cao nhất là sự phúc hậu, minh triết, tận tâm, yêu thương qúy trọng con người

 

 

LuaSieuXanhVietNam1

 

 

Lúa siêu xanh Việt Nam là sự tiếp nối Thâm canh lúa Việt Nam .Tôn vinh hạt ngọc Việt, tỏa sáng Việt Nam con đường xanh là sự tiếp nối công việc của Thầy và hàng loạt những người thầy lớn. Từ hoa lúa đến hột lúa đến cây lúa đến hạt gạo đến nấu cơm và bát cơm là một quá trình thấm nhiều mồ hôi, công sức, trí tuệ, cần có tầm nhìn, sự đầu tư khoa học công nghệ và tấm lòng.  Hạt ngọc Việt thật giống như Tiếng Việt trong câu thơ của Lưu Quang Vũ “Ôi Tiếng Việt như bùn và như lụa. Óng tre ngà và mềm mại như tơ” “Ôi Tiếng Việt suốt đời ta mắc nợ. Quên nỗi mình, quên áo mặc cơm ăn. Trời xanh quá, môi tôi hồi hộp quá. Tiếng Việt ơi tiếng Việt xót xa tình”. Nếu thay chữ “Tiếng Việt” bằng “hạt ngọc” hoặc “hạt ngọc Việt” thì thân phận của tiếng Việt cũng đúng hoàn toàn như thân phận cây lúa, người nông dân làm lúa, người nghiên cứu, giảng dạy và khuyến nông cây lúa. Sự nhọc nhằn nhiều hơn là vinh quang, có bùn và có lụa, nhưng đó chính lại là văn minh gốc và thế mạnh Việt Nam lan tỏa ra thế giớí. Và đó cũng là hình ảnh người Thầy nghề nông của chúng tôi.

 

 

thayquyennghenongcuachungtoi

 

 

Thật hạnh phúc khi chặng đường mới nông nghiệp, tôi được trò chuyện với thầy bạn, bà con nông dân và các em sinh viên hôm nay về những tấm gương thực tiễn đời thường, mà thầy Quyền luôn tốt đẹp trong số đó. Dạy học không chỉ là trao truyền tinh hoa kiến thức nghề nông mà còn thắp lên ngọn lửa! Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌCCÂY LƯƠNG THỰC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.

Thầy Quyền thâm canh lúa. Thầy Quyền nghề nông của chúng tôi.

 

 

 

 

CÂU CHUYỆN ẢNH THÁNG BA
Hoàng Kim

Đến với Tây Nguyên mới,
nhớ lớp học trên đồng.

Trại Giống Lúa Phú Thiện
bạn
Dư Thị Mỹ Hạnh
làm cao học lúa thơm
chọn giống chất lượng cao
cách bón phân hiệu quả.

Đinh Văn Thăng Ba Na
làm đề tài tốt nghiệp
kỹ sư ngành nông học
chọn giống lúa siêu xanh.

Đặng Văn Hải Gia Lai
chọn giống lúa cao sản
triển vọng vùng Tây Nguyên.
Câu chuyện ảnh tháng Ba
nối dài bài học quý

 

 

 

 

xem tiếp thông tin và hình ảnh Câu chuyện ảnh tháng Ba https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-chuyen-anh-thang-ba/

 

 

 

 

SELMA NOBEL VĂN HỌC
Hoàng Kim
Selma Ottiliana Lovisa Lagerlöf (20 tháng 10 năm 1858 – 16 tháng 3 năm 1940) là nữ nhà văn Thụy Điển, đoạt giải Nobel Văn học năm 1909. Bà là nhà văn nữ đầu tiên trên thế giới đoạt giải thưởng này.

Selma cuộc đời và sự nghiệp
Selma Lagerlöf sinh ở tỉnh Värmland, Thụy Điển. Năm 1888, bà lên Stockholm học trường Sư phạm nữ Hoàng gia. Sau khi tốt nghiệp, Lagerlöf dạy học ở Landskrona (miền cực Nam Thụy Điển). Tại đây, bà bắt đầu viết tiểu thuyết đầu tay Truyền thuyết Gösta Berlings (1891), cuốn sách được tặng giải nhất của một cuộc thi văn học và mang lại danh tiếng cho nữ nhà văn trẻ, từ đó bà đã quyết định dành trọn đời mình cho sự nghiệp sáng tác văn học.

Từ giữa thập niên 1890, được nhận trợ cấp của vua Oscar II và sự giúp đỡ tài chính của Viện Hàn lâm Thụy Điển, Selma Lagerlöf đi du lịch qua các nước Ý, Palestine, Ai Cập và viết các tác phẩm Những phép lạ của tên nghịch Chúa và tác phẩm đỉnh cao của mình là Jerusalem. Năm 1904 bà được tặng huy chương vàng của Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển. Với số tiền bán sách, bà đã mua lại trang trại của gia đình bị bán đi trước đây do túng thiếu. Năm 1906 Lagerlöf xuất bản cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của mình, được cả thế giới yêu thích, là Chuyến phiêu lưu kỳ thú của Nils Holgerssons trên khắp Thụy Điển. Năm 1909, bà được trao giải Nobel vì những tác phẩm đã kết hợp được “sự trong sáng và giản dị của ngôn ngữ, vẻ đẹp của văn phong và trí tưởng tượng phong phú với sức mạnh đạo lý và độ sâu của các cảm xúc tín ngưỡng.” Những năm sau đó, bà tiếp tục viết về vùng quê Värmland với những truyền thuyết và giá trị văn hóa của nó, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phong trào phụ nữ, chống chiến tranh. Bà đã giúp nhiều nhà hoạt động văn hóa Đức thoát khỏi sự truy bức của chủ nghĩa phát xít, trong đó có nữ nhà văn Nelly Sachs, người nhận giải Nobel Văn học năm 1966 cùng với nhà văn Samuel Agnon. Selma Lagerlöf mất tại nhà riêng năm 81 tuổi.

Selma tác phẩm lắng đọng
Selma có 16 tác phẩm lắng đọng:
1. Truyền thuyết Gösta Berlings (1891), tiểu thuyết
2. Những xiềng xích vô hình (1894), tập truyện ngắn
3. Những phép lạ của tên nghịch Chúa (1897), tiểu thuyết
4. Các nữ vương xứ Kungahälla (1899), tập truyện ngắn
5. Jerusalem (1901-1902), tiểu thuyết hai tập
6. Huyền thoại về Jesus (1904)
7. Chuyến phiêu lưu kỳ thú của Nils Holgerssons trên khắp Thụy Điển (1906)
sách thiếu nhi
8. Cô bé từ trang trại đầm lầy (1907), truyện thiếu nhi
9. Ngôi nhà của Liljecrona (1911), tiểu thuyết
10. Người xà ích (1912), tiểu thuyết
11. Hoàng đế nước Bồ Đào Nha (1914), tập truyện
12. Troll và mọi người (1915), tập truyện
13. Kẻ lùi bước (1918), tiểu thuyết
14. Mårbacka (1922), tự truyện về thời thơ ấu
15. Charlotte Löwensköld (1925), tiểu thuyết
16. Chiếc nhẫn của dòng họ Lowenskolds (1925), tiểu thuyết

Thông tin thư mục về bà đọc tại : Works by Selma Lagerlöf at Project Gutenberg ; The Nobel Prizes (tìm về năm 1909 hoặc thư mục những người đoạt giải Nobel văn học);
Works by Selma Lagerlöf at Project Runeberg (tiếng Thụy Điển) Selma Lagerlöf From Wikipedia, the free encyclopedia , Selma Ottilia Lovisa Lagerlöf (20 November 1858 – 16 March 1940) was a Swedish author. in LibriVox (*)

(*) Bộ sưu tập Audiobook miễn phí LibriVox

 

 

LandandFood

 

 

500 NĂM NÔNG NGHIỆP BRAZIL
Hoàng Kim

CNM365. Tôi kể về một thoáng Brazil đất nước con người và  500 năm nông nghiệp Brazil. Các chính khách chuyên gia hàng đầu Brazil đã soi lại 500 năm nông nghiệp Brazil trong sự hòa quyện với lịch sử đất nước và thương mại. Họ đã lần tìm trong những biến động của lịch sử vùng đất với các yếu tố nguồn lực căn bản Đất đai và Thức ăn (Land and Food) để bảo tồn và phát triển.

 

 

RiodeJaneiro

 

 

Vùng đất mới Rio của Brazil lần đầu tiên được khám phá vào ngày 1 tháng 1 năm 1502 do một đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha. Họ trở thành những người châu Âu đầu tiên tìm đến nơi này, hệt như cậu bé chăn cừu tìm thấy ốc đảo sa mạc trong hành trình tìm kho báu ở Kim Tự Tháp mà Paulo Coelho đã kể trong “O Alquimista” là kiệt tác của tâm hồn mà tôi đã viết ở Ngọc lục bảo Paulo Coelho. Thành phố Rio de Janeiro là thành phố đẹp giữa núi và biển, di sản thế giới được công nhận bởi UNESCO, một trong bảy kỳ quan thế giới mới.

Embrapa là tập đoàn nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Brazil lâu năm và khá hoàn hảo để đảm bảo các giải pháp khoa học và biến đổi phát triển bền vững. Trang web của chính họ là www.embrapa.br. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam hiện nay có đúc kết kinh nghiệm của Embrapa khi tái cấu trúc theo sự tư vấn của các chuyên giao FAO và UNDP. Trong những bài học lớn của đất nước này có Đất và Thức ăn, 500 năm nông nghiệp Brazil (Land and Food 500 years of Agriculture in Brazil).

 

 

Brazil9

 

 


Brazil đất nước và con người

Brazil khái lược bốn yếu tố chính: Đất nước (đất đai và thức ăn); Con người (tộc người, ngôn ngữ, văn hóa); Môi trường sống (khí hậu, danh thắng, vấn đề chung); Chế độ và  Kinh tế hiện trạng.

Nước Cộng hòa Liên bang Brasil gọi tắt Brasil  là quốc gia lớn nhất Nam Mỹ, với tổng diện tích 8.516.000 km², dân số 200,4 triệu người (năm 2013), lớn thứ năm trên thế giới về diện tích và dân số. Brazil là vùng nói tiếng Bồ Đào Nha duy nhất ở châu Mỹ và lớn nhất trên thế giới. Thủ đô của Brazil tại Brasilia, đơn vị tiền tệ là Real Brazil. Tổng thống đương nhiệm là bà Dilma Vana Rousseff sinh ngày 14 tháng 12, 1947. Bà là nhà kinh tế, chính khách lỗi lạc thuộc Đảng Công nhân, đắc cử chức tổng thống Brasil từ năm 2010 và là người phụ nữ đầu tiên thắng cử tổng thống Brasil. Vị trí Brazil trong chỉ mục xếp hạng quốc tế:

  • Xếp thứ 5 trên thế giới về dân số (Xem Danh sách các nước theo số dân).
  • Xếp thứ 5 trên thế giới về diện tích (Xem Danh sách các nước theo diện tích).
  • Xếp thứ 70/177 quốc gia về chỉ số phát triển con người (Xem Danh sách các quốc gia theo thứ tự về Chỉ số phát triển con người).
  • Xếp thứ 10 thế giới về GDP (theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF).
  • Xếp thứ 111/157 quốc gia về mức độ tự do kinh tế.
  • Xếp thứ 70/163 quốc gia về Chỉ số nhận thức tham nhũng.

 

 

VietnamBrazil

 

 

Brazil ở cách Việt Nam một biển rộng Thái Bình Dương và có nhiều tương đồng so với Trung Quốc. Việt Nam soi vào Trung Quốc quá khứ và soi vào Brazil hiện tại sẽ chứng ngộ nhiều điều sâu sắc của sự bảo tồn và phát triển. Brazil là một trong bốn nước nền kinh tế mới nổi BRIC (Brazil, Russia, India, China) đang ở giai đoạn phát triển kinh tế và quy mô tương đồng. Brazil có khí hậu trải dài trên năm dạng khí hậu khác nhau: xích đạo, nhiệt đới, nhiệt đới khô, núi cao và cận nhiệt đới. Hơn một nửa nước Brazil có điều kiện sinh thái tương đồng và gần giống khí hậu thủy thổ của Việt Nam.

Brazil là một nước cộng hòa liên bang được hình thành bởi liên hiệp của quận liên bang gồm 26 bang và 5.564 khu tự quản. Brasil tiếp giáp với 11 nước và vùng lãnh thổ Nam Mỹ: phía bắc giáp với Venezuela, Guyana, Suriname và Guyane thuộc Pháp; phía tây bắc giáp Colombia, phía tây giáp Bolivia và Peru, phía tây nam giáp Argentina và Paraguay, phía nam giáp  Uruguay, phía đông Brazil giáp Đại Tây Dương với đường bờ biển dài 7.491 km.

Môi trường tự nhiên Brasil được coi là quê hương của môi trường tự nhiên hoang dã phong phú, có nhiều tài nguyên tự nhiên ở các khu được bảo tồn. Brasil là quốc gia có diện tích lớn thứ năm trên thế giới, chỉ đứng sau Nga, Canada, Mỹ và Trung Quốc. Brasil là một trong những nước có nhiều hệ thống sông lớn nhất trên thế giới. Nước này có tổng cộng 8 bồn địa lớn, nước của các con sông đi qua các bồn địa này để thoát ra Đại Tây Dương. Sông Amazon là con sông lớn nhất thế giới tính theo dung lượng nước với lưu vực rộng lớn và màu mỡ đã tạo điều kiện cho những cánh rừng mưa nhiệt đới hùng vĩ phát triển cùng với một hệ thống sinh vật phong phú. Kế đến là  hệ thống sông Paraná và phụ lưu của nó.

 

 

ThacnuocIguazu

 

 


Sông Iguaçu nơi có thác nước Iguaçu nổi tiếng thế giới nằm giữa Brazil và Achentina. Bên cạnh đó còn có các sông Negro, São Francisco, Xingu, Madeira và Tapajos. Một số hòn đảo và đảo san hô trên Đại Tây Dương như Fernando de Noronha, Đảo san hô Rocas, Saint Peter và Paul Rocks, và Trindade và Martim Vaz cũng thuộc chủ quyền của Brasil. Địa hình của Brasil phân bố rất đa dạng và phức tạp.

Người Brasil hiện nay có tổ tiên khá đa dạng, gồm người da đỏ Châu Mỹ (chủ yếu là người Tupi và Guarani), người Châu Âu (chủ yếu là Bồ Đào Nha, Ý, Đức, Tây Ban Nha) và người Châu Phi (chủ yếu là Bantu và Yorùbá), với một số cộng đồng thiểu số Châu Á (chủ yếu là Nhật Bản), Liban, và Ả Rập Syria. Miền nam Brasil với đa số dân là con cháu người Âu còn ở phía đông nam và trung tây Brasil số lượng người da trắng tương đương người Phi và những người Brasil đa chủng khác. Đông bắc Brasil có đa số dân là con cháu người Bồ Đào Nha và Châu Phi, trong khi miền bắc Brasil có số lượng hậu duệ người da đỏ Châu Mỹ lớn nhất nước. Cơ cấu dân nhập cư Brasil có 79 triệu người Châu Phi và người đa chủng; 13 triệu người Ả Rập, chủ yếu từ Syria và Liban ở Đông Địa Trung Hải; 1,6 triệu người Châu Á, chủ yếu từ Nhật Bản; Những nhóm người đa chủng đông đảo nhất là người thuộc bán đảo Iberia, Ý và người Đức ở Trung Âu. Các nhóm thiểu số gồm người Slav (đa số là người Ba Lan, Ukraina và Nga). Những nhóm nhỏ hơn gồm người Armenia, người Phần Lan, người Pháp, người Hy Lạp, người Hungary, người Romania, người Anh và người Ireland. Trong số các nhóm thiểu số còn có 200.000 người Do Thái, chủ yếu là Ashkenazi. Theo hiến pháp năm 1988 của Brasil, phân biệt chủng tộc là một tội không được bảo lãnh và buộc phải ngồi tù. Đạo luật này được thi hành rất chặt chẽ. Người Brasil ngày nay phần lớn là người da trắng có tổ tiên gốc là người Bồ Đào Nha nhiều nhất vì nước này là thuộc địa của đế chế Bồ Đào Nha từ thế kỷ 16 đến thế kỉ 18 và tỷ lệ người Bồ Đào Nha và người Ý nhập cư khá cao  trong thế kỷ 19 và thế kỉ 20. Những khu định cư Bồ Đào Nha bắt đầu xuất hiện tại Brasil sau năm 1532 và cho tới nay người Bồ Đào Nha vẫn là những người Châu Âu duy nhất thực hiện thành công chính sách thực dân ở nước này và nền văn hóa Brasil chủ yếu dựa trên văn hoá Bồ Đào Nha. Các nước Châu Âu khác như Hà Lan và người Pháp cũng đã từng tìm cách thực dân hóa Brasil trong thế kỷ 17 nhưng không thành công. Người da đỏ bản xứ Brasil (khoảng 3-5 triệu người) phần lớn đã bị tiêu diệt hay đồng hóa bởi người Bồ Đào Nha. Những cuộc hôn nhân lai chủng giữa người Bồ Đào Nha và những người Brasil bản xứ từ thời kỳ đầu thực dân hoá Brasil, đến nay Brasil có gần một triệu người dân bản xứ và người lai bản xứ, chiếm gần  1% dân số nước này. Cộng đồng dân cư lớn thứ hai ở Brasil là người da đen, con cháu của những người nô lệ Châu Phi bị bắt tới đây từ thế kỷ 16 tới thế kỷ 19. Người da đen châu Phi có trên ba triệu người Angola, Nigeria, Benin, Togo, Ghana, Côte d’Ivoire và São Tomé e Príncipe đã bị bán qua Brasil cho tới khi chế độ buôn bán nô lệ chấm dứt vào năm 1850. Những người Châu Phi này sau đó đã lai tạp với người Bồ Đào Nha, trở thành một bộ phận dân cư lai khá lớn tại Brasil. Những nhóm người da trắng và da vàng của Châu Âu và châu Á tơi đây bắt đầu từ thế kỷ 19 với sự khuyến khích của chính phủ Brasil để thay thế nguồn nhân lực và lao động cũ là các cộng đồng nhân công và nô lệ. Người lai giữa các chủng tộc tạo nên một bản sắc đa chủng tộc đa văn hóa mà yếu tố chủ đạo là văn hóa ngôn ngữ Bồ Đào Nha.

Ngôn ngữ chính thức duy nhất tại Brasil là tiếng Bồ Đào Nha. Toàn bộ dân chúng sử dụng thứ tiếng này làm ngôn ngữ duy nhất được sử dụng trong các trường học, trên các phương tiện truyền thông, trong kinh doanh và mọi mục đích hành chính. Tiếng Bồ Đào Nha trở thành sinh tử phù đặc trưng riêng quốc gia ở Brasil và đã  phát triển độc lập với tiếng mẹ đẻ và trải qua ít sự thay đổi ngữ âm hơn so với tiếng Bồ Đào Nha gốc, vì thế nó thường được gọi là ngôn ngữ gốc “Camões”, vốn đã tồn tại ở thế kỷ 16, tương tự như thứ ngôn ngữ ở phía nam Brasil ngày nay, chứ không phải như ngôn ngữ nước Bồ Đào Nha hiện tại đã bị châu Âu pha tạp. Tiếng Bồ Đào Nha ở Brasil có ảnh hưởng rất lớn tới các ngôn ngữ da đỏ Châu Mỹ và ngôn ngữ Châu Phi. Những phương ngữ Bồ Đào Nha tại Brazil có nhiều khác biệt lớn với nhau về âm điệu, từ vựng và chính tả. Nhiều ngôn ngữ bản xứ được sử dụng hàng ngày trong các cộng đồng thổ dân. Hiện nay việc dạy các ngôn ngữ bản xứ đang được khuyến khích. Một số ngôn ngữ khác được con cháu những người nhập cư sử dụng, họ thường có khả năng nói cả hai thứ tiếng, tại các cộng đồng nông nghiệp ở phía nam Brasil. Tiếng Anh là một phần trong chương trình giảng dạy của các trường cao học, nhưng ít người Brasil thực sự thông thạo ngôn ngữ này. Đa số những người sử dụng tiếng Bồ Đào Nha đều có thể hiểu tiếng Tây Ban Nha ở mức độ này hay mức độ khác vì sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ cùng hệ Latinh.

Tôn giáo chủ yếu tại Brasil là Công giáo Rôma. Brasil là nước có cộng đồng người theo đạo Công giáo lớn nhất trên thế giới. tiếp đến là đạo Tin lành, Hồi giáo, Phật giáo. Cơ cấu tôn giáo của người dân Brasil như sau (theo cuộc điều tra của IBGE) 64,6% dân số theo Công giáo; 22,2% dân số theo Đạo Tin lành; 8,0% dân số tự cho mình là người theo Thuyết bất khả tri hay Thuyết vô thần; 2,0% dân số theo Thuyết thông linh; 2,7% dân số là thành viên của các tôn giáo khác. Một số tôn giáo đó là Mormon (227.000 tín đồ), Nhân chứng Jehovah (1.393.000 tín đồ), Phật giáo (244.000 tín đồ), Do Thái giáo (107.000 tín đồ), và Hồi giáo (35.000 tín đồ); 0,3% dân số theo các tôn giáo truyền thống Châu Phi như Candomblé, Macumba và Umbanda; 0,1% không biết; Một số người theo tôn giáo pha trộn giữa các tôn giáo khác nhau, như Công giáo, Candomblé, và tổng hợp các tôn giáo truyền thống Châu Phi.

Chế độ chính trị ở Brasil được chia thành các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoạt động của các nhánh này diễn ra độc lập với nhau và đồng thời được kiểm tra và điều chỉnh cân bằng sao cho thích hợp. Nhánh hành pháp và lập pháp được tổ chức ở cả 4 thực thể chính trị, trong khi nhánh tư pháp chỉ được tổ chức ở cấp Liên bang và bang. Theo hiến pháp, Brasil là một quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang, được tạo lập dựa trên 4 thực thể chính trị là Liên bang, bang, các chính quyền thành phố tự trị và quận liên bang. Không có sự phân cấp cụ thể nào về quyền lực giữa các thực thể chính trị này. Nhánh hành pháp được thực thi bởi chính phủ, trong khi nhánh lập pháp được thực thi bởi cả chính phủ và hai viện của quốc hội Brasil. Nhánh tư pháp hoạt động riêng rẽ với hai nhánh trên. Về nhánh hành pháp, người đứng đầu nhà nước là tổng thống Brasil có nhiệm kỳ 4 năm và được phép nắm tối đa 2 nhiệm kỳ. Đương kim tổng thống hiện nay của nước này là bà Dilma Rousseff, đắc cử tháng 10 năm 2010. Tổng thống có quyền chỉ định thủ tướng liên bang, có vai trò hỗ trợ cho tổng thống trong việc điều hành đất nước. Về nhánh lập pháp, Quốc hội của Brasil được chia làm 2 viện: thượng viện và hạ viện. Thượng viện Liên bang Brasil gồm có 81 ghế, phân bố đều mỗi 3 ghế cho 26 bang và quận liên bang (thủ đô) và có nhiệm kỳ 8 năm. Hạ viện có tổng cộng 513 ghế, được bầu cử theo nhiệm kỳ 4 năm và phân bố theo tỉ lệ bang. Một trong những nguyên tắc chính trị của nền cộng hòa là hệ thống đa đảng, như một sự đảm bảo về tự do chính trị. Hiện nay có tổng cộng 15 đảng chính trị lớn nhỏ có ghế trong Quốc hội Brasil. Bốn đảng lớn nhất hiện nay là Đảng Công nhân Brasil (PT), Đảng Dân chủ Xã hội Brasil (PSDB), Đảng Vận động Dân chủ Brasil (PMDB) và Đảng Dân chủ (tiền thân là Đảng Mặt trận Tự do – PFL). Luật pháp của Brasil dựa trên luật La Mã – Germania truyền thống. Hiến pháp Liên bang, được thông qua vào ngày 5 tháng 10 năm 1988 là bộ luật cơ bản nhất của Brasil. Tất cả những quyết định của nhánh lập pháp và tòa án đều phải dựa trên Hiến pháp Brasil. Các bang của Brasil đều có hiến pháp riêng của bang mình, nhưng không được trái với Hiến pháp Liên bang. Các chính quyền thành phố và quận liên bang không có hiến pháp riêng mà có bộ luật của riêng mình, gọi là luật cơ bản. Quyền lực pháp lý được thực thi bởi nhánh tư pháp, mặc dù trong một số trường hợp đặc biệt Hiến pháp Brasil cũng cho phép Thượng viện Liên bang thông qua những quyết định về mặt luật pháp. Cơ quan quyền lực cao nhất trong ngành tư pháp của Brasil là Tòa án Liên bang Tối cao. Tuy nhiên hệ thống tư pháp của Brasil bị chỉ trích làm việc kém hiệu quả trong vài thập kỉ qua trong việc thực hiện nốt các bước cuối của việc xét xử. Các vụ kiện cáo thường mất tới vài năm để giải quyết và đi đến phán quyết cuối cùng.

Brasil phát triển chính sách ngoại giao độc lập song song với phát triển kinh tế. Những năm gần đây, Brasil ngày càng tăng cường quan hệ với các nước Mỹ Latinh láng giềng, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong các sứ mệnh của Liên Hiệp Quốc. Chính sách ngoại giao của Brasil là có quan điểm hòa bình trong các vấn đề tranh chấp quốc tế và không can thiệp vào tình hình nước khác. Brasil là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và Khối Thị trường chung Nam Mỹ … Brasil thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 8 tháng 5 năm 1989.  Quân đội Brasil bao gồm 3 bộ phận chính là lục quân, hải quân và không quân. Lực lượng cảnh sát được coi là một nhánh của quân đội trong hiến pháp nhưng nằm dưới sự chỉ huy của mỗi bang. Brasil là quốc gia có lực lượng quân đội lớn nhất Mỹ Latinh, với tổng quân số là 28,7 vạn quân nhân vào năm 2006. Tổng thống Brasil cũng là tổng chỉ huy quân đội của nước này. Chi phí cho quân sự của Brasil năm 2006 ước tính đạt khoảng 2,6% GDP. Brasil có chế độ nghĩa vụ quân sự dành cho nam giới tuổi từ 21-45, kéo dài trong khoảng 9 đến 12 tháng, còn tự nguyện thì tuổi từ 17-45. Tuy nhiên, với một nước có dân số lớn như Brasil thì đa phần nam giới nước này không phải gọi nhập ngũ. Brasil là nước đầu tiên tại Nam Mỹ chấp nhận phụ nữ phục vụ trong quân ngũ vào thập niên 1980. Vai trò chủ yếu của quân đội Brasil là bảo vệ chủ quyền quốc gia và tham gia vào các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại nước ngoài. Brasil là quốc gia dẫn đầu khu vực Mỹ Latinh về chính trị và kinh tế. Tuy nhiên, những bất ổn về kinh tế và xã hội trong lòng Brasil đã ngăn cản nước này tiến lên trở thành một cường quốc có ảnh hưởng lớn trên thế giới.

Kinh tế Brasil là nền kinh tế lớn thứ tám trên thế giới dựa trên GDP danh nghĩa và xếp thứ bảy dựa trên GDP sức mua tương đương. Brasil là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Cải cách kinh tế đã đem lại cho đất nước sự công nhận mới của quốc tế. Brasil là thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, G20, CPLP, Liên minh Latin, Tổ chức các bang Ibero-Mỹ, Mercosul và Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ và là một trong bốn nước BRIC, biểu tượng của sự chuyển dịch quyền lực kinh tế thế giới từ nhóm nước G7 sang các nước đang phát triển mà ước đoán đến năm 2027 các nền kinh tế BRIC sẽ vượt qua nhóm G7. Brasil có nền kinh tế đa dạng ở mức thu nhập trung bình cao với mức độ phát triển rất khác nhau. Cơ cấu kinh tế của Brazil là: công nghiệp đa dạng,  nông nghiệp, dịch vụ,  gia công và khai mỏ.  Brasil có nguồn lao động dồi dào và GDP vượt xa nhiều quốc gia Mỹ Latinh khác. Brasil hiện nay đã mở rộng sự hiện diện của mình trong nền kinh tế thế giới với các sản phẩm xuất khẩu chính gồm: 1) nhóm sản phẩm của công nghiệp đa dạng (máy bay, xe ô tô, quặng sắt, thép, thiết bị điện tử. .); 2) nhóm sản phẩm nông sản và nông sản chế biến (cà phê,  đậu nành, nước cam,… ) nhóm sản phẩm gia công, tiểu thủ công và mỹ nghệ (dệt may, giày dép …). Brazil có đa số các ngành công nghiệp lớn của nằm ở phía nam và phía đông nam, còn vùng đông bắc là vùng nghèo nhất ở Brasil, nhưng hiện đang thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài. Brasil có lĩnh vực công nghiệp phát triển nhất Mỹ Latinh gồm các ngành công nghiệp đa dạng sản xuất ô tô, thép, hóa dầu tới máy tính, máy bay và các sản phẩm tiêu dùng.  Các công ty Brasil và các công ty đa quốc gia đầu tư mạnh vào công nghệ và thiết bị mới, một phần lớn trong số đó được nhập khẩu từ các công ty Bắc Mỹ nhờ nền kinh tế phát triển khá ổn định và kế hoạch Real. Brasil cũng sở hữu một nền công nghiệp dịch vụ đa dạng và có chất lượng cao. Những năm đầu thập niên 1990, lĩnh vực ngân hàng chiếm tới 16% GDP. Công nghiệp dịch vụ tài chính nước này, dù trải qua một quá trình tái cơ cấu rộng lớn, đã cung cấp tiền vốn cho nhiều công ty trong nước sản xuất ra các loại hàng hóa phong phú, lôi cuốn nhiều nhà đầu tư nước ngoài mới, kể cả các công ty tài chính lớn của Mỹ. Thị trường chứng khoán São Paulo và Rio de Janeiro đang trải qua quá trình hợp nhất. Brasil là nền kinh tế mới nổi, các vấn nạn chính cản trở sự phát triển là tham nhũng, nghèo đói, mù chữ.

 

 

500namNNBrazil

 

 

500 năm nông nghiệp Brazil

Các chính khách chuyên gia hàng đầu Brazil đã soi lại 500 năm nông nghiệp trong sự hòa quyện với lịch sử đất nước và thương mại. Họ đã lần tìm trong những rối loạn và biến động của lịch sử đất nước các yếu tố nguồn lực căn bản Đất đai và Thức ăn (Land and Food) để bảo tồn và phát triển. Gắn lịch sử các ngành hàng chính của đất nước với đất đai và thức ăn cùng với lịch sử và văn hóa của một vùng đất để thấu hiểu tâm linh vũ trụ và lòng người. Chúng ta đang đối thoại với nông nghiệp Brazil một trang sách mở. Tôi giật mình tự hỏi Việt Nam các vua chúa, tổng thống, chính khách và chuyên gia các triều đại đã thực sự coi trọng tựa đề sách này chưa?

 

 

500namBrazil

 

 

Brasil là quốc gia có tài nguyên môi trường và độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới, hơn hẳn so với mọi quốc gia khác. Bắc Brasil là những vùng đất thấp được che phủ bởi rừng Amazon. Nam Brazil có địa hình chủ yếu là đồi núi với nhiều dãy núi cao vùng bờ biển giáp Đại Tây Dương. Đỉnh núi cao nhất Brasil là đỉnh Pico da Neblina, cao 3.014 m thuộc cao nguyên Guiana. Nước này có số lượng động vật có vú nhiều nhất trên thế giới, đứng thứ nhì về tổng số các loài lưỡng cư và bướm, thứ ba thế giới về các loài chim và thứ năm thế giới về các loại bò sát. Rừng nhiệt đới Amazon là ngôi nhà của nhiều loài thực vật và động vật độc đáo tại Brasil. Về thực vật, ở Brasil người ta đã phát hiện được hơn 55.000 loài, xếp thứ nhất trên thế giới và 30% trong số đó là những loài thực vật đặc hữu của Brasil. Khu vực Rừng Đại Tây Dương là nơi tập trung rất nhiều các loài thực vật khác nhau, bao gồm các loài nhiệt đới, cận nhiệt đới và rừng ngập mặn. Vùng Pantanal là một vùng đất ẩm và là nhà của khoảng 3500 loài thực vật trong khi Cerrado là một trong những vùng savan đa dạng nhất trên thế giới. Về động vật, Brasil nổi tiếng với các loài báo jaguar, báo sư tử, thú ăn kiến, cá piranha, loài trăn khổng lồ anaconda… và rất nhiều các loài linh trưởng, chim và côn trùng khác chỉ có tại đất nước này. Tuy nhiên trong những thập kỉ gần đây, sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số quá mức đang có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của Brasil. Sự phá rừng lấy gỗ và đất canh tác, bao gồm cả hợp pháp và bất hợp pháp đang tàn phá những khu rừng lớn tại nước này, đe dọa gây ra những thảm họa nghiêm trọng về môi trường. Từ năm 2002 đến năm 2006, rừng Amazon đã bị mất đi một phần diện tích xấp xỉ nước Áo. Dự kiến đến năm 2020, ít nhất 50% các loài sinh vật tại Brasil sẽ đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Chính phủ Brasil trước tình hình này, đã ban hành nhiều chính sách nhằm bảo về môi trường. Một mạng lưới các khu vực bảo vệ đã được thiết lập trên diện tích hơn 2 triệu km² (khoảng một phần tư diện tích Brasil) để bảo vệ những vùng rừng và các hệ sinh thái tại nước này. Dẫu vậy việc bảo vệ môi trường tại Brasil cũng gặp nhiều khó khăn.

Lịch sử Brasil khái lược được chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ tiền Colombo và thời kỳ hậu Colombo.

 

 

Brasil2

 

 

Thời kỳ tiền Colombo. Con người cổ Brazil theo hóa thách khảo cổ đã có ít nhất 8000 năm. Ai là người đầu tiên đến Brasil vẫn còn là điều tranh cãi. Một số nhà khảo cổ học cho rằng những thợ săn châu Á di cư qua eo biển Bering qua Alaska, xuống châu Mỹ rồi đến Brasil là những cư dân đầu tiên. Một số nhà khảo cổ khác lại cho rằng người châu Úc và châu Phi là những cư dân cổ hơn tại Brasil. Trong khi người da đỏ bản địa hiển nhiên là đã có từ trước ở Brasil nhưng tộc người vùng này theo di chỉ là những cư dân  du mục săn bắn, đánh bắt cá và trồng trọt, họ không có chữ viết và không có những dấu vết công trình kiến trúc quy mô gửi lại hậu thế cho nên việc tìm hiểu về họ rất khó khăn.

 

 

Brasilthodan

 

 


Thổ dân Brasil – tranh của Jean-Baptiste Debret Thuộc địa Brasil 1509. Người châu Âu khi tìm ra Brasil thì cho rằng mật độ thổ dân ở Brasil rất thấp, dân số chỉ có khoảng một triệu người nhưng chưa thể hoàn toàn tin vì đây là sử liệu của phía “người da trắng Bồ Đào Nha” và có tàn sát người da đỏ của suốt thời kỳ đầu . Ngày nay, thổ dân da đỏ ở Brasil một phần bị lai với các chủng tộc khác hoặc sống nguyên thủy trong những rừng Amazon. Người da đỏ ở phía tây dãy núi Andes thì phát triển những quốc gia thành thị có nền văn hóa cao hơn, tiêu biểu như Đế chế Inca ở Peru.

Thời kỳ hậu Colombo tại Brazil được tính từ khi  Brasil được khám phá bởi nhà thám hiểm Pedro Álvares Cabral người Bồ Đào Nha vào ngày 22 tháng 4 năm 1500. Một cách vắn tắt, lịch sử Brazil từ thế kỷ 15 cho đến ngày nay được chia thành sáu phân kỳ: 1) Thuộc địa Brasil;  2) Đế chế Brasil; 3) Nền Cộng hòa cũ (1889-1930);  4) Chủ nghĩa dân túy và sự phát triển (1930-1964); 5) Chế độ độc tài quân sự (1964-1985); 6) Brasil từ năm 1985 đến nay. Câu chuyện này đã được kể ởTừ Điển Bách Khoa Mở Wikipedia tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Bồ Đào Nha mục từ Brazil.

1) Thuộc địa Brasil của Bồ Đào Nha.  Người Bồ Đào Nha thời kỳ đầu khai thác thuộc địa Brazil quan tâm nhất là cây vang (trong tiếng Bồ Đào Nha là Pau-Brasil), một loại cây cung cấp nhựa để làm phẩm nhuộm màu đỏ trong may mặc. Tên gọi Brasil bắt nguồn từ tên của mặt hàng xuất khẩu chủ lực này.  Hoạt động thương mại chính đầu tiên của người Bồ Đào Nha là tổ chức trồng trọt và buôn bán với Trung Quốc, Ấn Độ Indonesia là những nước cần nhiều phẩm nhuộm vải may mặc này.  Người Pháp và Hà Lan cũng muốn lập thuộc địa tại Brasil song cuối cùng đều thất bại trước người Bồ Đào Nha. Sang thế kỉ 17, mía đường dần thay thế cây vang để trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Brasil. Các quý tộc và chủ đất người Bồ Đào Nha đã lập ra các đồn điền trồng mía rộng lớn và bắt hàng triệu người da đen từ châu Phi sang làm nô lệ làm việc trên các đồn điền này. Người da đen bị đối xử rất khắc nghiệt nên họ đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh, mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa năm 1835 tại Salvador, Bahia song không thành công.

2) Thời kỳ đế chế Bồ Đào Nha tại Brazil. Năm 1808, hoàng gia Bồ Đào Nha cùng chính phủ đã di cư đến thủ đô lúc bấy giờ của Brasil là Rio de Janeiro. Đây là sự di cư xuyên lục địa của một hoàng tộc duy nhất trong lịch sử để trốn chạy khỏi sự truy quét của quân đội Napoléon . Năm 1815, vua João VI của Bồ Đào Nha tuyên bố Brasil là một vương quốc hợp nhất với Bồ Đào Nha và Algarve (nay là miền nam Bồ Đào Nha). Brasil từ đó, quyền nhiếp chính vẫn nằm trong tay của Bồ Đào Nha nhưng danh nghĩa thì không còn là một thuộc địa nữa. Năm 1821, con trai ông là Pedro lên nối ngôi vua Brasil khi vua cha João VI trở về Bồ Đào Nha. Ngày 7 tháng 9 năm 1822, Pedro đã tuyên bố thành lập Đế chế Brasil độc lập khi phong trào đấu tranh của người dân Brasil dâng cao đói hỏi ly khai khỏi Bồ Đào Nha “Độc lập hay là Chết”. Vua Pedro tự phong làm Hoàng đế Pedro I của Brasil và thường được biết đến với tên gọi Dom Pedro. Hoàng đế Pedro I trở về Bồ Đào Nha vào năm 1831 do những bất đồng với các chính trị gia Brasil. Con trai ông là vua Pedro II lên ngôi năm 1840 khi mới 14 tuổi sau 9 năm chế độ nhiếp chính. Pedro II đã xây dựng một chế độ quân chủ gần giống nghị viện kéo dài đến năm 1889 khi ông bị phế truất trong một cuộc đảo chính để thành lập nước cộng hòa. Vua Pedro II trước khi kết thúc thời gian cai trị của mình, đã xóa bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ tại Brasil vào năm 1888. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến ông bị giới chủ nô căm ghét và loại bỏ khỏi ngai vàng.

3) Nền Cộng hòa cũ (1889-1930)đã phế truất vua và bầu Tổng thống. Vua Pedro II bị phế truất vào ngày 15 tháng 11 năm 1889 trong một cuộc đảo chính quân sự của những người cộng hòa. Tướng Deodero de Fonseca, người lãnh đạo cuộc đảo chính đã trở thành tổng thống trên thực tế đầu tiên của Brasil. Tên của đất nước được đổi thành Cộng hòa Hợp chúng quốc Brasil (đến năm 1967 thì đổi lại thành Cộng hòa Liên bang Brasil như ngày nay). Trong khoảng thời gian từ năm 1889 đến năm 1930, Brasil là một quốc gia với chính phủ theo thể chế dân chủ lập hiến, với chức tổng thống luân phiên giữa hai bang lớn là São Paulo và Minas Gerais. Cuối thế kỉ 19, cũng là thời kỳ lên ngôi của cây cà phê trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Brasil thay cho mía đường. Việc buôn bán cà phê với nước ngoài đã làm nên sự thịnh vượng của Brasil về mặt kinh tế, đồng thời cũng thu hút một số lượng đáng kể người nhập cư đến từ các quốc gia châu Âu, chủ yếu là Italia và Đức. Dân số tăng lên cùng với nguồn nhân công dồi dào đã cho phép đất nước Brasil phát triển các ngành công nghiệp và mở rộng lãnh thổ vào sâu hơn trong lục địa. Thời kỳ này, với tên gọi là “Nền Cộng hòa cũ” kết thúc năm 1930 do cuộc đảo chính quân sự mà sau đó Getúlio Vargas lên chức tổng thống.

4) Chủ nghĩa dân túy và sự phát triển (1930-1964) Getúlio Vargas lên nắm quyền sau cuộc đảo chính của giới quân sự năm 1930. Tổng thống Getúlio Vargas đã cai trị Brasil  như một nhà độc tài xen kẽ với những thời kỳ dân chủ  trong suốt hai nhiệm kỳ 1930-1934 và 1937-1945. Chính phủ Brasil sau những năm 1930 vẫn hướng trọng tâm vào các dự án phát triển nông nghiệp, công nghiệp và mở mang vùng lãnh thổ nội địa rộng lớn của Brasil và tiếp tục thành công trong việc tạn dụng sức mạnh nông nghiệp làm giá đở kinh tế cho sự phát triển lành mạnh ít nợ nần.  Tổng thống Getúlio Vargas tiếp tục được bầu làm tổng thống Brasil trong khoảng thời gian 1951-1954. Getúlio Vargas đã có những ý tưởng mới về nền chính trị của Brasil để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển đất nước. Ông hiểu rằng trong bối cảnh nền công nghiệp đang phát triển mạnh tại Brasil lúc bấy giờ, những người công nhân sẽ trở thành một thế lực chính trị đông đảo tại đây, kèm theo một hình thức quyền lực chính trị mới – chủ nghĩa dân túy. Nắm bắt được điều đó, tổng thống Vargas đã kiểm soát nền chính trị của Brasil một cách tương đối ổn định trong vòng 15 năm đến khi ông tự tử vào năm 1954. Sau hai giai đoạn độc tài dưới thời tổng thống Getúlio Vargas, nhìn chung chế độ dân chủ đã chiếm ưu thế tại Brasil trong khoảng thời gian 1945-1964. Một trong những sự kiện quan trọng diễn ra trong thời kỳ này là thủ đô của Brasil được chuyển từ thành phố Rio de Janeiro sang thành phố Brasilia.

5) Chế độ độc tài quân sự (1964-1985).  Xu hướng phát triển ổn định bền vững bị chỉ trích và phản đối mạnh mẽ của các lý thuyết gia và tướng lĩnh tham vọng muốn đẩy nhanh tiến trình tăng trưởng nóng kinh tế. Những khủng hoảng về mặt kinh tế, xã hội đã dẫn tới cuộc đảo chính của giới quân sự vào năm 1964. Cuộc đảo chính đã nhận được sự giúp đỡ của một số chính trị gia quan trọng, ví dụ như José de Magalhães Pinto, thống đốc bang Minas Gerais và nhận được sự hậu thuẫn của chính phủ Mỹ. Rốt cuộc, sau đảo chính, một chính phủ độc tài quân sự được thiết lập tại Brasil trong vòng 21 năm với việc quân đội kiểm soát toàn bộ nền chính trị của đất nước. Kinh tế Brasil trong những năm đầu tiên sau đảo chính, vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh do các chính sách cải cách kinh tế được ban hành, nhưng sau một thời gian thì bộc lộ những khuyết tật phải trả gía khiến nền kinh tế Brasil lâm vào tình trạng khó khăn. Nợ nước ngoài tăng nhanh trong khi hàng ngàn người Brasil bị chính phủ độc tài quân sự trục xuất, bắt giữ, tra tấn và thậm chí bị giết hại.

6) Brasil từ năm 1985 đến nay trở lại với tiến trình dân chủ. Năm 1985, Tancredo Neves được bầu làm tổng thống nhưng ông đã qua đời trước khi tuyên thệ nhậm chức, phó tổng thống José Sarney được cử lên thay thế. Vào tháng 12 năm 1989, Fernando Collor de Mello được bầu làm tổng thống và ông đã dành những năm đầu tiên của nhiệm kỳ để khắc phục tình trạng siêu lạm phát của Brasil, lúc bấy giờ đã đạt mức 25% mỗi tháng. Những tổng thống kế nhiệm ông đã tiếp tục duy trì các chính sách kinh tế mở như tự do thương mại và tiến hành tư nhân hóa các xí nghiệp của nhà nước.Tháng 1 năm 1995, Fernando Henrique Cardoso nhậm chức tổng thống Brasil sau khi đánh bại ứng cử viên cánh tả Lula da Silva. Ông đã có những kế hoạch cải cách kinh tế hiệu quả và đưa Brasil vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998. Năm 2000, tổng thống Condor đã yêu cầu phải công khai những tài liệu về mạng lưới các chế độ độc tài quân sự tại Nam Mỹ. Ngày nay, một trong những vấn đề khó khăn nhất của đất nước Brasil là sự bất bình đẳng trong thu nhập cũng như nhiều vấn đề xã hội nhức nhối khác. Vào thập niên 1990, vẫn còn khoảng một phần tư dân số Brasil sống dưới mức 1 đô la Mỹ một ngày trong khi có nhiều kẻ giàu có bất chính. Những căng thẳng về xã hội và kinh tế này đã giúp ứng cử viên cánh tả Lula de Silva thắng cử tổng thống vào năm 2002. Sau khi nhậm chức, các chính sách kinh tế dưới thời tổng thống Cardoso vẫn được duy trì. Mặc dù có một vài tai tiếng trong chính phủ song nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo của tổng thống Silva đã thu được thành công nhất định. Ông đã nâng mức lương tối thiểu từ 200 real lên 350 real trong vòng 4 năm, xây dựng chương trình Fome Zero (Không có người đói) để giải quyết nạn đói trong tầng lớp người nghèo tại Brasil. Những chính sách nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp và sự phụ thuộc vào dầu lửa cũng đã mang lại hiệu quả tích cực. Sau nhiều thập kỷ có mức lạm phát cao và nhiều nỗ lực kiểm soát, Brasil đã thực thi một chương trình ổn định kinh tế với tên gọi Kế hoạch Real (được đặt theo tên đồng tiền tệ mới real) vào tháng 7 năm 1994 trong thời kỳ nắm quyền của tổng thống Itamar Franco. Tỷ lệ lạm phát vốn từng đạt mức gần 5.000% thời điểm cuối năm 1993, đã giảm rõ rệt, ở mức thấp 2,5% vào năm 1998. Việc thông qua Luật Trách nhiệm Thuế năm 2000 đã cải thiện tình trạng thu thuế từ địa phương và từ các chính phủ liên bang, dù vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng và cải thiện các dịch vụ xã hội. Brasil là quốc gia đứng thứ mười thế giới về tiêu dùng năng lượng và thứ nhất tại khu vực Mỹ Latinh. Tuy nhiên, Brasil cũng lại là nước khai thác dầu mỏ và khí đốt nhiều nhất trong khu vực và là nhà sản xuất năng lượng ethanol lớn nhất trên thế giới. Brasil với sự đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất ethanol, được mệnh danh là một cường quốc về năng lượng sinh học của thế giới. Năng lượng ethanol ở Brasil được sản xuất từ cây mía, loại cây được trồng rất phổ biến tại Brasil. Chương trình đã thành công khi giảm số ô tô chạy bằng dầu hỏa tại Brasil, từ đó giảm sự phụ thuộc của nước này vào các nguồn dầu nhập khẩu. Brasil đứng thứ ba thế giới về sản lượng thủy điện, chỉ sau Trung Quốc và Canada. Năm 2004, thủy điện chiếm tới 83% tổng năng lượng sản xuất ra tại nước này. Brasil cùng với Paraguay sở hữu đập nước Itaipu, nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới hiện nay.

Nông nghiệp Brazil đi theo những bước thăng trầm của lịch sử đất nước. 500 năm có những đúc kết sâu sắc được nhìn lại tổng thể đưới những cặp mắt am hiểu và tỉnh táo của các chính khách lãnh đạo. Từ khi người Bồ Đào Nha xâm chiếm Brasil làm thuộc địa, nền khoa học kĩ thuật tại vùng đất này hầu như không được chú trọng phát triển bởi chính sách ngu dân để dễ thao túng và cai trị. Brazil tuy là một thuộc địa rộng lớn và có vai trò quan trọng đối với chính quốc Bồ Đào Nha nhưng lại là một vùng đất nghèo nàn và thất học. Mãi cho đến tận đầu thế kỉ 19, tại Brasil vẫn không có bất kỳ một trường đại học nào trong khi các thuộc địa láng giềng của Tây Ban Nha đã có những trường đại học đầu tiên ngay từ thế kỉ 16. Sự thay đổi chính sách giáo dục là từ năm 1807, hoàng gia Bồ Đào Nha buộc phải đến Rio de Janeiro để tránh cuộc tấn công của Napoléon I và đã khởi đầu cho thời kỳ phát triển khoa học và văn hóa tại vùng đất này. Từ đó đến nay việc nghiên cứu khoa học tại Brasil ngày nay được thực hiện rộng rãi trong khắp các trường đại học và học viện, với 73% nguồn quỹ được lấy từ những nguồn của chính phủ. Một số học viện khoa học nổi tiếng của Brasil là Học viện Oswaldo Cruz, Học viện Butantan, Trung tâm Công nghệ Vũ trụ của không quân, Tổ chức Nghiên cứu Nông nghiệp Brasil và INPE. Brasil là quốc gia có cơ sở tốt nhất Mỹ Latinh trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Vào ngày 14 tháng 10 năm 1997, Cơ quan Hàng không vũ trụ Brasil đã ký với NASA về việc cung cấp các phần thiết bị cho ISS. Urani cũng được làm giàu tại Nhà máy Năng lượng Nguyên tử Resende để giải quyết phần nào nhu cầu năng lượng của quốc gia. Brasil cũng là một trong hai nước ở khu vực Mỹ Latinh có phòng thí nghiệm máy gia tốc Synchrotron, một hệ thống thiết bị nhằm nghiên cứu nhiều ngành khoa học khác nhau như vật lí, hóa học, khoa học vật liệu và khoa học đời sống.

Nhiều vấn đề nông nghiệp Brazil đang được tỉnh táo nhìn lại sau 500 năm, gợi cho Việt Nam những góc nhìn tham chiếu về bảo tồn và phát triển nông nghiệp bền vững. Đó là “Kiệt tác của tâm hồn”.

Khi may mắn gặp được những kiệt tác của tâm hồn, lòng ta sâu lắng và tỉnh lặng hơn.

Hãy đi về phía mặt trời

Lên đường đi em
Bình minh đã rạng
Hãy đi về phía mặt trời !
Ta hãy chăm như con ong làm mật
Cuộc đời này là hương hoa.
Ngày mới yêu thương vẫy gọi,
Ngọc cho đời vui khỏe cho ta.Xem thêm

 

 

Paulo Coelho

 

 

NGỌC LỤC BẢO PAULO COELHO

Hoàng Kim

Ngày xưa có một người thợ đá thử 999.999 viên đá, đến viên đá cuối cùng đã tìm được một viên ngọc lục bảo quý giá vô ngần. Paulo Coelho là ngọc lục bảo của đất nước Brazil. Tác phẩm của ông “O Alquimista” là kiệt tác của tâm hồn. Tiểu thuyết này được dịch ra 56 thứ tiếng, bán chạy chỉ sau kinh Thánh, đến năm 2008 đã bán được hơn 65 triệu bản trên toàn thế giới. Cuốn sách với tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” do Alan R. Clarke chuyển ngữ, và bản tiếng Việt có tựa đề là “Nhà giả kim” do Lê Chu Cầu dịch, Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam và Nhà Xuất bản Văn hóa in và phát hành.  Điều gì đã làm cho nhà văn Brazil này được đọc nhiều nhất thế giới như vậy?

Bạn vào Google+ có thể nhanh chóng tìm thấy trang Paulo Coelho với ghi chú: Làm việc tại escritor; Đã theo học Santo Inacio, Rio de Janeiro; Hiện sống tại Genebra, Confederação Suíça; 2.125.931 người theo dõi và 89.976.943 lượt xem. Bạn cũng vào trang FaceBook và thấy Paulo Coelho với trên 27,897,938 người thích.

Paulo Coelho
sinh ngày 24 tháng 8 năm 1947 là tiểu thuyết gia nổi tiếng người
Brasil. Ông sinh tại Rio de Janeiro, bố ông là kỹ sư Pedro Queima de Coelho de Souza (đã mất năm 2011) mẹ là Lygia Coelho. Paulo Coelho có một em gái tên là Sonia Coelho. Ông vào học trường luật ở Rio de Janeiro, nhưng đã bỏ học năm 1970 để du lịch qua Mexico, Peru, Bolivia, Chile, châu Âu và Bắc Phi. Sau đó, ông trở về Brasil viết tiểu thuyết và cộng tác với một số nhạc sĩ như Raul Seixas soạn lời cho nhạc pop và nhạc dân tộc Brasil. Ông kết hôn với Christina Oiticica, sinh ngày 23 tháng 11 năm 1951 là một họa sĩ sinh ra và lớn lên tại thành phố Rio de Janeiro, Brasil, sau này trở thành một danh họa của trường phái sơn dầu nghệ thuật đất và sinh thái. Bà có phòng tranh riêng tại hơn sáu mươi phòng trưng bày trong hai mươi quốc gia. Vợ chồng của Paulo Coelho và Christina hiện định cư tại Rio de Janeiro  của Brasil, vừa có nhà riêng tại Tarbes ở Pháp.

Paulo Coelho sống khỏe bằng nghề viết văn. Ông là tác giả viết sách  tiếng Bồ Đào Nha bán chạy nhất mọi thời đại. Những sách của ông bán chạy nhất tại  Brasil, Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Canada, Ý, Israel, Hy Lạp. … Sách của ông đã được dịch ra 56 thứ tiếng và bán ra hơn 86 triệu bản của trên 150 nước. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng của các nước và tổ chức quốc tế, trong đó có nhiều giải thưởng rất danh tiếng.

 

 

TheAlchemist

 

 


O Alquimista
là kiệt tác của tâm hồn, với tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” do Alan R. Clarke dịch, có lẽ là tiểu thuyết danh giá và thành công nhất của Paulo Coelho. Sách đến năm 2008 đã bán được hơn 65 triệu bản trên thế giới và được dịch ra 56 thứ tiếng, trong đó có bản có
tiếng Việt với tựa đề là Nhà giả kim. Tác phẩm này được dựng thành phim do Lawrence Fishburne sản xuất, vì diễn viên này rất hâm mộ Paulo Coelho. Trong danh sách những người mến mộ tác phẩm khắp thế giới có cả cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton.

Điều gì đã làm cho tác phẩm này được nhiều người yêu mến đến vậy?

Tôi có ba điều tâm đắc nói về tác phẩm.

Thứ nhất. O Alquimista là kiệt tác của tâm hồn, mang thông điệp nhân văn “Hãy sống trọn vẹn ước mơ của mình!” tiếng nói yêu thương con người và khai mở tâm linh vũ trụ. Trước đây Goethe với sử thi Faust, Nỗi đau của chàng Werther đã nói lên những khát vọng ước mơ vươn tới của con người. Paulo Coelho qua câu chuyện sử thi về một cậu bé chăn cừu chí thiện và khát khao đi đến tận cùng của ước mơ. Cậu thích chăn cừu để được đi đó đây, vui thú với thiên nhiên và lao động hồn hậu, nghị lực, cẩn trọng, trí tuệ và cố gắng không ngừng.

Thứ hai. Văn của Paulo Coelho giản dị, trong sáng, minh triết, sáng sủa lạ lùng, rất giàu chất thơ và nhạc. Bản gốc O Alquimista tiếng Brazil theo lời của những người bạn của tôi ở EMBRAPA họ rất tự hào giới thiệu và ngưỡng mộ là Paulo Coelho viết văn Brazil rất hay. Về bản tiếng Anh cũng vậy được rất nhiều người thích. Bản tiếng Việt do Lê Chu Cầu dịch Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam và Nhà Xuất bản Văn hóa in và phát hành tôi say mê đọc thật thích thú. Văn chương đích thực của Paulo Coelho đã vượt qua được rào cản ngôn ngữ. Điều đó rõ ràng là chất lượng ngôn ngữ hàng đầu.

Thứ ba. Paulo Coelho thấu hiểu và hoạt dụng những bí nhiệm của cuộc Đại Hóa. Đoạn trích kinh Thánh Tân Ước, Lukas 10: 38-42, ở đầu sách; Phần “Vào truyện” nói về sự tích hoa Thủy tiên ở đầu sách và phần Phụ lục kể câu chuyện về Thánh nữ và Chúa Hài Đồng ở cuối sách đã chứng tỏ sự huyền diệu của kiệt tác. Paulo Coelho thật khéo kể chuyện. Lối dẫn truyện của ông hay ám ảnh.

Khi may mắn gặp được những kiệt tác của tâm hồn, lòng ta sâu lắng và tỉnh lặng hơn.

Hãy đi về phía mặt trời

Lên đường đi em
Bình minh đã rạng
Hãy đi về phía mặt trời !
Ta hãy chăm như con ong làm mật
Cuộc đời này là hương hoa.
Ngày mới yêu thương vẫy gọi,
Ngọc cho đời vui khỏe cho ta.

 

 

 

 

KIỆT TÁC CỦA TÂM HỒN

Hoàng Kim

Tôi may mắn đã tới  Rio de Janeiro thành phố núi và biển, một danh thắng của bảy kỳ quan thế giới mới nổi tiếng xinh đẹp tại Brazil, đọc kiệt tác “O Alquimista” của Paulo Coelho, cuốn sách bán chạy chỉ sau kinh Thánh, mang thông điệp nhân văn “Hãy sống trọn vẹn ước mơ của mình!” tiếng nói yêu thương con người và khai mở tâm linh vũ trụ. Các bạn ở EMBRAPA đã tặng tôi cuốn sách quý “Đất đai và thức ăn 500 năm nông nghiệp Brazil’ (Land and Food 500 years of Agriculture in Brazil), giúp tôi các chỉ dấu quan trọng để đi tới. Thật hạnh phúc và may mắn khi gặp được những kiệt tác của tâm hồn để lòng ta sâu lắng và tỉnh lặng hơn.Tôi khai bút đầu xuân: Lên đường đi em. Bình minh đã rạng. Hãy đi về phía mặt trời ! Ta hãy chăm như con ong làm mật. Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta.

Rio de Janeiro thành phố núi và biển

Trong tháng 5 và tháng 6 năm 2003, tôi được khảo sát một số nước trọng điểm sắn ở châu Phi và châu Mỹ, trong đó có Brazil và Colombia. Dịp này, tôi được làm việc với nhiều người bạn tốt tại EMBRAPA (Empresa Brasileira de Pesquisa Agropecuária) – CNPMF, Brazil và được chiêm ngưỡng Rio de Janeiro thành phố núi và biển, Di sản thế giới UNESCO, một trong bảy kỳ quan thế giới mới nổi tiếng xinh đẹp và quyến rũ.

 

 

Kim o Colombia

 

 

Hội thảo sắn CIAT ở Colombia “Phát triển của một giao thức cho các thế hệ sắn đơn bội kép và sử dụng chúng trong chọn giống” (The Development of a Protocol for the Generation of Cassava Doubled-Haploids and their Use in Breeding) đã giúp tôi dịp may này.  Rio de Janeiro thành phố đẹp giữa núi và biển được khám phá lần đầu tiên ngày  1 tháng 1 năm 1502 do một đoàn thám hiểm của Bồ Đào Nha trở thành những người châu Âu tìm đến vùng đất mới Rio, nay là thành phố Rio de Janeiro tại Brasil, Di sản thế giới được công nhận bởi UNESCO, một trong bảy kỳ quan thế giới mới. Brazil đất đai và thức ăn 500 năm lịch sử nông nghiệp của một vùng đất được ghi chép lại, bạn tôi nói khi tặng tôi cuốn sách Land and Food 500 years of Agriculture in Brazil”.

 

 

Baykyquanthegioimoi

 

 


Tượng Chúa Cứu Thế tại Rio de Janeiro của Brasil đã cùng với Vạn Lý Trường Thành, Đấu trường La Mã, Chichén Itzá , Machu Picchu,  Petra, Taj Mahal, làm thành  bảy kiệt tác kiến trúc nghệ thuật mới của văn minh nhân loại do mạng lưới toàn cầu bình chọn, bên cạnh Bảy kỳ quan thế giới cổ đại .

Rio de Janeiro là thành phố ở phía nam của Brasil với diện tích 1260 km² và dân số 5.613.000 người nhưng toàn vùng đô thị Rio de Janeiro có dân số lên đến 11.620.000 người.  Rio đã từng là thủ đô của Brasil giai đoạn 1763-1960 và thuộc Đế quốc Bồ Đào Nha từ 1808-1821.Thành phố này từng là thủ đô của Brazil cho đến năm 1960, khi Brasilia được chọn làm thủ đô.  Thành phố này từng là thủ đô của Brazil cho đến năm 1960, khi Brasilia được chọn làm thủ đô. Thành phố kỳ diệu này nổi tiếng với phong cảnh tự nhiên, nhạc samba và các lễ hội carnival, các loại hình âm nhạc khác và các  bãi biển. Sân bay quốc tế Galeão – Antônio Carlos Jobim kết nối Rio de Janeiro với nhiều chuyến bay và các thành phố khắp trên thế giới và các tuyến điểm của Brasil. Thành phố Rio de Janeiro có  nhiệt độ ôn hòa. Nhiệt độ trung bình hàng năm của biển dao động từ 22 °C trong giai đoạn tháng 7-10 đến 26 °C trong tháng 2 và tháng 3.[12].. Do vị trí địa lý gần biển, gió thay đổi hướng thường xuyên, nên thành phố  thường hứng các đợt lạnh từ Nam Cực vào mùa thu và mùa đông. Hầu hết mùa hè thường có mưa rào gây lũ và lở đất. Các vùng núi có lượng mưa lớn hơn vì núi chắn luồng gió ẩm thổi đến từ Đại Tây Dương.Rio thuộc vùng khí hậu savan nhiệt đới rất gần với ranh giới khí hậu nhiệt đới gió mùa và thường đặc trưng bởi mùa mưa kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. nhiệt độ mùa hè trên 27 °C rất giống điều kiện mùa hè Nam Bộ.

 

 

TuonghuaCuuTheoRio

 

 

Thành phố Rio de Janeiro  được mệnh danh là thành phố giữa núi và biển với đỉnh núi Corcovado (với bức tượng chúa Kitô nổi tiếng), những thắng cảnh trên các ngọn đồi xung quanh vịnh Guanabara, những bãi biển tuyệt đẹp cát trắng trải dài, thảm thực vật của Vườn quốc gia Tijuca và Vườn bách thảo, .. tất cả tạo ra một sự hài hòa giữa một đô thị đông dân cư, góp phần cho phong cảnh văn hóa sống ngoài trời của thành phố. Với những giá trị văn hóa, các công trình kiến trúc hài hòa với núi và biển, UNESCO đã công nhận Rio de Janeiro là di sản thế giới vào năm 2012 với quần thế kiến trúc bao gồm: Tượng chúa cứu thế, Vườn quốc gia Tijuca, vịnh Guanabara, Rừng Tijuca và núi Corcovado, với các công trình ở các ngọn đồi dọc bờ biển quanh vịnh, Vườn bách thảo, công viên văn hóa của thành phố.

 

 

TuongChuaJesuBrazil

 

 

Tượng chúa Giê-su cứu thế tại Rio de Janeiro, Brasil cao 30 mét, không kể bệ cao 8 mét, và sải tay của tượng là 28 mét.Tượng nặng 635 tấn, và nằm trên đỉnh của núi Corcovado cao 700 mét thuộc công viên quốc gia rừng Tijuca trông về phía thành phố. Tượng được làm từ bê tông cốt thép và đá biến chất steatit, và được xây dựng từ năm 1922 đến năm 1931.Tượng là một phù hiệu của Cơ Đốc giáo Brasil, trở thành một hình tượng văn hóa của cả thành phố Rio de Janeiro và quốc gia Brasil.

Thực tế những ngày tôi được sống ở đây giữa bầu không khí của những người bạn khoa học thật dễ chịu và các chuyến rong ruổi  khảo sát sắn trên nước bạn, thật là trên cả tuyệt vời nên tôi thấy đất nước Brazil thật thân thiết và mến khách.

Khi may mắn gặp được những kiệt tác của tâm hồn, lòng ta sâu lắng và tỉnh lặng hơn.

Hãy đi về phía mặt trời

 

Lên đường đi em
Bình minh đã rạng
Hãy đi về phía mặt trời !
Ta hãy chăm như con ong làm mật
Cuộc đời này là hương hoa.

 

Ngày mới yêu thương vẫy gọi,
Ngọc cho đời vui khỏe cho ta.

Science that transforms your life

 

 

 

 

Hoàng Kim Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cp nht mi ngày

 

 

HoangKim999

 

 

Hoàng Kim

Video nhạc tuyển
Lãng du trong văn hoá Việt Nam
Việt Nam quê hương tôi
KimYouTube

Hoàng KimNgọc Phương Nam Phúc Hậu Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực Dạy và Học Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

Số lần xem trang : 15548
Nhập ngày : 16-03-2020
Điều chỉnh lần cuối : 16-03-2020

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  Nguyễn Thái Bình tên anh mãi sáng(09-08-2012)

  Nhà tôi có chim về làm tổ(08-08-2012)

  Thiền Dân Gian của Nguyễn Bảo Sinh(07-07-2012)

  Cung bậc cảm xúc về mảnh đất phương Nam qua thơ ca(07-04-2012)

  Động Thiên Đường, Bố Trạch, Quảng Bình(27-03-2012)

  Xá lợi – Một bí ẩn chưa được khám phá(27-03-2012)

  DH09NH & DH09NHGL Gia đình Nông nghiệp(22-03-2012)

  Unikey bị nhiễm mã độc và cách diệt(04-03-2012)

  Phạm Minh Giắng thay lời Thúy Vân(26-11-2011)

  Trăng rằm bài thơ vui tặng bạn(13-11-2011)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007