Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1907
Toàn hệ thống 3816
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 1 THÁNG 10
Hoàng Kim
CNM365 Mừng Cậu tròn trăm tuổiĐi để hiểu quê hương; Trăng rằm vui chơi giăng; Trăng rằm đêm Trung Thu; Chọn giống sắn Việt Nam; Quản lý bền vững sắn châu ÁNiềm tin và nghị lực; Trà sớm thương người hiền; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Đi như một dòng sông; Ngày 1 tháng 10 là Ngày quốc tế người cao tuổi  (International Day of Older Persons – IDOP) do Liên Hiệp Quốc khởi xướng nhằm tuyên truyền cổ động cho việc chăm sóc, bảo vệ các người cao tuổi trong mọi nước thành viên. Ngày 1 tháng 10 năm 1949 Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa;  Ngày 1 tháng 10 năm 1960, Quốc khánh nước Nigeria giành độc lập từ Anh Quốc. Bài chọn lọc ngày 1 tháng 10:Mừng Cậu tròn trăm tuổi; Đi để hiểu quê hương; Trăng rằm vui chơi giăng; Trăng rằm đêm Trung Thu; Chọn giống sắn Việt Nam; Quản lý bền vững sắn châu Á: Niềm tin và nghị lực; Trà sớm thương người hiền; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Đi như một dòng sông; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-1-thang-10/

MỪNG CẬU TRÒN TRĂM TUỔI

“Nhân hậu thói nhà in một nếp
Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu”

Kính Cậu Hoàng Thúc Cảnh
Trăng rằm đêm Trung Thu
Nếp nhà đẹp văn hóa
Hoa Đất thương lời hiền

Mạc triều trong sử Việt
Trăng rằm vui chơi giăng
Nhớ Ông Bà Cậu Mợ
Hoàng Gia Cương thơ hiền

cháu Hoàng Kim kính chúc thọ Cậu Hoàng Thúc Cảnh 100 tuổi Trung Thu 2020 (*) xem thêm  Mừng Cậu tròn trăm tuổi

 

 

ĐI ĐỂ HIỂU QUÊ HƯƠNG
Hoàng Kim

Tạm biệt Oregon !
Tạm biệt Obregon California !
Cánh bay đưa ta về CIMMYT

Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc
Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…

Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.

 

 

Cảm ơn và chúc mừng Hoàng Minh Tường (Tuong Hoang) hình ảnh mới nối vần thơ cũ, gợi lại một trãi nghiệm quý giá đời tôi ở 32 năm trước (1988-2020) nay nhân hình ảnh mới để nhớ lại và suy ngẫm. về câu chuyện “Đi để hiểu quê hương’. Vistar House Crown Point, hình ảnh nơi Tường đang đứng, gợi nhớ một vị trí đặc biệt lý tưởng trong tám thác nước đẹp thuộc hành lang danh lam thắng cảnh ở tiểu bang Oregon phía đông Multnomah County và Portland, miền Tây nước Mỹ, trên vùng đất đỏ bazan và đất xám nâu vàng gần hẻm núi dòng sông Columbia rất nổi tiếng.

 

 

Vista House Crown Point, Oregon

Vista House là một bảo tàng tại Crown Point thuộc Oregon, là đài tưởng niệm những người tiên phong ở Oregon trên “
Con đường di sản Lewis Clark và “đường cao tốc lịch sử sông Columbia”. Thầy Norman Borlaug đã trao đổi với tôi thật nhiều về câu chuyện Thomas Jefferson (1743 – 1826) là Nhà tư tưởng sáng lập nước Mỹ, người ủng hộ khai sáng “Con đường di sản Lewis Clark cuộc thám hiểm miền Tây nước Mỹ. Câu chuyện ấy lắng đọng trong tôi thật sâu. Minh triết Thomas Jefferson dạy chúng ta ba bài học lớn: Bia mộ ông không vinh danh ông là Tổng thống Mỹ mà chỉ đề dòng chữ theo ý nguyên ông:“Nơi đây an nghỉ Thomas Jefferson, tác giả của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, của Đạo Luật Virginia về Tự Do Tôn Giáo và là Người Cha của Đại Học Virginia”, Ba bài học lớn phúc hậu, thực làm, thực việc, đã KHAI TRÍ cho chúng ta học được nhiều hơn bất cứ bài học nào khác về ý nghĩa dấn thân của cuộc đời lưu lại di sản cống hiến cho Tổ quốc và Nhân dân ‘tùy theo sức của mình.

Sau này Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Tổ Đình Viên Minh, Phật Lịch 2556, ở chùa Giáng Việt Nam có trao cho tôi ba cuốn sách mỏng, trong đó có sách “Phật học là Tuệ học” dạy cách thực hành tám chính đạo trong sinh hoạt cho con người thường ngày để hướng tới chí thiện là phương thức khai trí sáng suốt.

Thomas Jefferson bằng vị trí chính khách của mình đã biết giao dự án nghiên cứu khoa học “Con đường di sản Lewis Clark trong cuộc thám hiểm miền Tây nước Mỹ. Đó là một ví dụ điển hình về tầm nhìn và dự án khoa học thành công. Sau này Vista House được xây dựng nằm trên một khu vực nhiều đá ở độ cao 223 m so với sông Columbia. Tòa nhà biểu tượng này bằng đá hình lục giác được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, là niềm tự hào của người Mỹ trong sự chinh phục miền Tây.

 

 

Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark đã được khởi sự vào ngày 14 tháng 5 năm 1804 và kết thúc cuối năm 1806. Đây là cuộc thám hiểm trên bộ đầu tiên của người Mỹ đến những tiểu bang duyên hải cận tây nhất của nước Mỹ và ngược lại. Miền Tây nước Mỹ là vùng đất nhiều thổ dân da đỏ sinh sống khoảng 10 ngàn năm trước đó, và thuở ấy miền Tây nước Mỹ có sự hiện diện của những cư dân mới là người thám hiểm và định cư thuộc các nước Tây Ban Nha, Anh, México, Nga và Mỹ. Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã kiến nghị Quốc hội Mỹ phê chuẩn đầu tư cho chuyến khảo sát đường bộ của cuộc thám hiểm của Lewis và Clark cùng cộng sự. Trong một lá thư đề ngày 20 tháng 6 năm 1803, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã viết cho Lewis. “Mục tiêu sứ mạng của anh là thám hiểm Sông Missouri và dòng suối chính của nó qua dòng chảy và sự liên thông của nó với các bộ phận nước khác của Thái Bình Dương để xem Sông Columbia, Xứ Oregon, Colorado hay bất cứ con sông nào có thể cung cấp một sự liên thông mặt nước thực tiễn và trực tiếp nhất ngang qua lục địa này để giúp cho những mục đích thương mại“.

 

 

Năm 2018 quý thầy bạn Bùi Cách Tuyến Huỳnh Hồng Phan Văn Tự (Tu Phan Van) đã có chuyến khảo sát du lịch sinh thái “Công viên đá Valley of Fire State Pack” Overton. Nơi đó thuộc bang Nevada với quy mô diện tích 19.000 ha gần bang Arizona…Nơi này thì khá xa về phía Nam của bang Oregon . Đó cũng là nơi mà trên 30 năm trước tôi cũng đã may mắn trãi nghiệm trên đường thiên lý Nam Bắc từ CIMMYT Mexico đi Oregon.

Valley of Fire State Pack” được tạo thành chủ yếu từ đá trầm tích sa thạch đỏ (red sandstone) đã tạo ra cảnh quan đặc sắc với những núi đá trùng điệp màu đỏ “lửa” trên nền thung lũng cùng với những đụn cát đỏ, vàng nhấp nhô sản phẩm của quá trình ferralic hóa … tạo nên “Thung lũng lửa”… một trong cảnh đẹp thiên nhiên của bang Nevada. So với Oregon thì Công viên đá Valley of Fire State Pack khô cằn hơn, và giống núi Chúa Ninh Thuận hơn.

Vista House Crown Point Oregon giống Chư Jang Sin Đắk Lắk, Biển Hồ Gia Lai và Ngọc Linh Kon Tum hơn. Hai nơi Công viên đá Valley of Fire State Pack và Vista House Crown Point Oregon là điển hình câu chuyện gian nan nhọc nhằn của sự chinh phục khó khăn vùng đất Tây nước Mỹ, và cũng đều rất giống Việt Nam với việc đưa đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật vào Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.

 

 

Đập Grand Coulee trên sông Columbia

Sông Columbia là sông lớn nhất vùng Tây Bắc Thái Bình Dương của Bắc Mỹ dài trên 2.000 km và lưu vực nhận nước là 668.217 km² với 85% là trong lãnh thổ Hoa Kỳ, là con sông lớn thứ tư tại Hoa Kỳ. So sánh với sông Mekong có chiều dài 4350 km, lưu vực 795.000 km2 . Sông Columbia kéo dài từ tỉnh bang British Columbia của Canada qua tiểu bang Washington của Hoa Kỳ; tạo nên đôi bờ ranh giới phần lớn giữa tiểu bang Washington và Oregon trước khi đổ ra Thái Bình Dương.

Hồ Columbia nằm ở cao độ 808 mét hình thành thượng nguồn của sông Columbia trong dãy núi Rocky phía nam tỉnh British Columbia Canada. Sông Columbia từ độ cao rất lớn này đổ xuống đoạn sông ngắn nên việc sản xuất thủy điện là lớn nhất Bắc Mỹ với 11 đập thủy điện tại Mỹ và 3 đập tại Canada. Tại Hoa Kỳ thủy điện chỉ chiếm 6,5% năng lượng nhưng sông Columbia và các sông nhánh của nó đã cung cấp khoảng 60% năng lượng thủy điện của duyên hải miền Tây.

Đập Grand Coulee trên sông Columbia ở tiểu bang Washington của Hoa Kỳ được xây dựng từ năm 1933 đến năm 1942, ban đầu với hai nhà máy điện đến năm 1974 thì tăng thêm nhà máy thủy điện thứ ba. Đây là cơ sở sản xuất thủy điện lớn nhất Hoa Kỳ và kết cấu bê tông lớn nhất thế giới ngang hàng cùng với đập Tam Hiệp, đập Ô Đông Đức trên sông Trường Giang Trung Quốc.

 

 

Sông Columbia do uốn khúc đột ngột và cửa sông có đụn cát thay đổi với xoáy nước nên nơi đây là một trong những khu vực nguy hiểm nhất cho tàu bè đi lại trên thế giới. Lịch sử sông Columbia khám phá, trị thủy, xây đập và xây cầu qua sông rộng, hiểm trở là một kinh nghiệm lớn và là niềm tự hào của nước Mỹ.

 

 

Câu chuyện sông Columbia cầu và đập lặn sâu vào ký ức tôi. Chúng tôi làm nghề nghiệp chuyên môn là chọn giống và kỹ thuật thâm canh cây trồng, không có cơ hội và điều kiện tìm hiểu sâu hơn về thủy lợi, dẫn thủy nhập điền và cơ giới hóa nông nghiệp là những lĩnh vực mà các thầy tôi rất tự hào và niềm nở giới thiệu. Tôi chỉ chú trọng học sâu hơn về chọn giống cây trồng; cách tổ chức quản lý trung tâm tram trại nông nghiệp; cách giảng dạy huấn luyện và phương thức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây trồng thích hợp hiệu quả; trau dồi thêm tiếng Anh; cách bố trí thí nghiệm, sản xuất trên đồng, xử lý mối quan hệ đất nước cây trồng tưới tiêu nội đồng. Một số hình ảnh và ghi chép về kinh nghiệm tưới tiêu và trồng trọt thuở ấy, bạn có thể tìm thấy hình ảnh lưu tại đây,

 

 

Cây trồng nay và xưa

Hoàng Minh Tường ghi chép ngày 7 tháng 5 năm 2019: “Đầu tiên là cánh đồng hoa tuy lip rộng bát ngát . Đủ các màu hoa khoe sắc. Đây đúng là lễ hội hoa. Cũng cần học tập văn hoá lễ hội của họ. Người và xe đông đúc nhưng rất trật tự, từ nơi để xe ra chỗ tham quan khoảng sáu, bảy trăm mét có xe đưa đón du khách miễn phí. Nhà vệ sinh di động sạch sẽ. Đặc biệt cả cánh đồng lớn với hàng nghìn người nhưng không có mẫu rác nào không một ai hút thuốc lá. Sau 3 giờ lũ chúng minh đi lên Wasinhton với dòng sông Cô-lôm-bi-a trong xanh hiền hoà, đứng trên tháp cao xem núi rừng hùng vĩ tất cả như còn hoang sơ. Đến thăm ngọn thác cao hàng trăm mét dựng đứng, du khách như đang lạc vào thế giới cổ tích Kết thúc một ngày du ngoạn thật tuyệt. Cảm ơn những người bạn trên đất Mỹ đã dành cho tôi có chuyến đi thú vị ”

Hoa tuy lip đẹp quá ! Những năm trước tôi đã thấy Nga Lê chụp hình nhưng hoa tuy lip gần Wasinhton dường như chưa đẹp như ở nơi này. Thuở xưa tôi tới đây vùng gần cạnh tháp thấy trồng nhiều loại hoa, ít thấy chuyên canh hoa tuy lip chọn lọc phục vụ khách du lịch rất đẹp như thời nay. Người Mỹ rất thực dụng, họ khéo quy hoạch và họ có kế họach sản xuất rất tỷ mỷ linh hoạt , đáp ứng hiệu quả cho sự kinh doanh đa mục tiêu. Cũng phải thôi. ‘thời biến, pháp biến, kỹ thuật sản xuất biến đổi’. Tôi bâng khuâng nghĩ về nông sản Việt như nho Ninh Thuận, thanh long Bình Thuận, khoai lang ngon Vĩnh Long, hoa Đà Lạt, cùng với biết bao mặt hàng đặc sản quê hương … biết bao giờ chuỗi giá trị nông nghiệp Việt mới sánh ngang với những nơi tiên tiến như ở đây, kết nối được mạnh mẽ với du lịch sinh thái văn hóa danh lam thắng cảnh để nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp cho người nông dân Việt thu nhập tốt hơn. Tôi tin là được và chúng ta đang vượt lên theo cách riêng của mình

 

 

Sông Mississippi ở Đông nước Mỹ và sông Columbia ở Tây nước Mỹ là hai biểu trưng của nước Mỹ, có nhiều đặc điểm rất khác nhau. Khoa học nông nghiệp cần phải hiểu rõ những đặc trưng đó để có hoạt động nông nghiệp thích ứng và phù hợp. Thầy tôi Norman Borlaug đã căn dặn chúng tôi như vậy. Thầy luôn nhấn mạnh điều này khi giới thiệu những nét lớn về đất nước mình, và điều đó làm tôi ghi nhớ sâu hơn.

Hệ thống sông Mississippi-Missouri-Jefferson có chiều dài khoảng 6.275 km, tạo nên hệ thống sông dài thứ 4 trên thế giới sau sông Nin (6.650 km), sông Amazon (6.400 -6.992km), sông Trường Giang (6.300km) .Sông Mississippi có lưu vực rộng hơn 3,22 triệu km2, phủ gần 40% đất liền của Hoa Kỳ lục địa, bao gồm của 32 bang Hoa Kỳ và 2 tỉnh của Canada. Lưu vực sông này đổ vào vịnh Mexico, một phần của Đại Tây Dương. Sông Mississippi là một trong những dòng sông đẹp nhất nước Mỹ và nó cũng là một điểm đến du lịch. Sông Missouri trước khi đổ vào kết nối sông Mississippi tại St. Louis, thì Missouri là con sông dài nhất ở Bắc Mỹ với chiều dài 3.767 km chảy qua mười bang của Hoa Kỳ và hai tỉnh của Canada.

Châu Mỹ chuyện không quên Tôi sang châu Mỹ nhiều lần, có trên 36 bài đường links, thỉnh thoảng vui đọc lại và viết thêm ghi chú Đó là một chặng đường trải nghiệm thích thú, trong con đường di sản của riêng mình

Đi để hiểu quê hương,
Học để làm được điều gì đó.

 

 

Châu Mỹ chuyện không quên
Hoàng Kim

Niềm tin và nghị lực
Về lại mái trường xưa
Hưng Lộc nôi yêu thương
Năm tháng ở trời Âu

Vòng qua Tây Bán Cầu
CIMMYT tươi rói kỷ niệm
Mexico ấn tượng lắng đọng
Lời Thầy dặn không quên

Ấn tượng Borlaug và Hemingway
Con đường di sản Lewis Clark
Sóng yêu thương vỗ mãi
Đối thoại nền văn hóa

Truyện George Washington
Minh triết Thomas Jefferson
Mark Twain là Lincoln Mỹ
Đi để hiểu quê hương

500 năm nông nghiệp Brazil
Ngọc lục bảo Paulo Coelho
Rio phố núi và biển
Kiệt tác của tâm hồn

Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Chuyện Henry Ford lên Trời
Bài đồng dao huyền thoại
Bảo tồn và phát triển

Kazuo Kawano và Reinhardt Howeler
Một ngày với Hernán Ceballos
CIAT Colombia thật ấn tượng
Martin Fregene xa mà gần

Châu Mỹ chuyện không quên
CIP khoai tây khoai lang
Nam Mỹ trong mắt ai
Nhiều bạn tôi ở đấy

Machu Picchu di sản thế giới
Mark Zuckerberg và Facebook
Lời vàng Albert Einstein
Bill Gates học để làm

Thomas Edison một huyền thoại
Toni Morrison nhà văn Mỹ
Walt Disney bạn trẻ thơ
Lúa Việt tới Châu Mỹ.

 

 

Sáu bài thơ Trung Thu
TRĂNG RẰM VUI CHƠI GIĂNG
Hoàng Kim

Trăng rằm đêm Trung Thu
Đêm Vu Lan mờ tỏ
Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời
Thăm thẳm một lời Người nói …

Mẹ cũ như ngôi nhà cũ
Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm
Cha cũ như con thuyền cũ
Dòng sông quê hương thao thiết đời con

Anh chị cũ tình vẹn nghĩa
Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm
Em tôi hồn quê dáng cũ
Con cháu niềm vui thơm thảo tháng năm

Thầy bạn lộc xuân đầy đặn
Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm.

Thắp đèn lên đi em
Đêm Vu Lan gặp bạn
Thương nhớ bài thơ cũ
Chuyện đời không nỡ quên …

Ngày mới và đêm Vu Lan
Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết.
Loanh quanh tìm tòi cái mới
Đêm Vu Lan thức về lại chính mình.

Đêm Vu Lan nhớ mùa thu đi học
Nhớ ngọn đèn mờ tỏ giấc mơ xưa
Thương con vạc gọi sao mai mọc sớm
Vầng trăng khuya thăm thẳm giữa tâm hồn

Thắp đèn lên đi em (1)
Gốc mai vàng trước ngõ (2)
Tháng bảy mưa ngâu (3)
Đến chốn thung dung (4)

Trăng rằm đêm Trung Thu (5)
Một vùng thiêng tỉnh thức (6)
Quảng Bình đất Mẹ nhớ ơn Người (7)
Về lại mái nhà xưa (8)

Đối thoại với Thiền sư (9)
Giấc mơ hạnh phúc (10)
Ngày mới yêu thương (11)
Hoa Đất (12) Hoa Người (13)

Bài đồng dao huyền thoại (14)
Bài ca Trường Quảng Trạch (15)
Em ơi em can đảm bước chân lên (16)
Bài thơ không quên (17)
Bài ca yêu thương (18)

Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai
Nhớ tay chị gối đầu khi mẹ mất
Thương lời cha căn dặn học làm người

*

Em đi chơi cùng Mẹ
Nay mai là trăng rằm
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non.

Trăng khuyết rồi lại tròn
An nhiên cùng năm tháng
Ơi vầng trăng cổ tích
Soi sáng sân nhà em.

Đêm nay là đêm nao?
Ban mai vừa ló dạng
Trăng rằm soi bóng nắng
Bạch Ngọc trời phương em.

*

Giảng sách thì viết dài
Thuộc sách thời nói ngắn
Thung dung vui người hiền
An nhàn vô sự tiên.

*

Trăng sáng lung linh trăng sáng quá
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm.

*

Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng,
Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng:
“Thế nước thịnh suy sao đoán định?
Lòng dân tan hợp biết hay chăng?
Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm,
Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng?
Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó
Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”.

*
“Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông
Vầng trăng cổ tích sáng non sông,
Tâm sáng đức cao chăm việc tốt
Chí bền trung hiếu quyết thắng không?
Nội loạn dẹp tan loài phản quốc
Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng.
Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt.
Lòng dân thế nước chắc thành công”.

Nguyên vận thơ Bác Hồ
CHƠI GIĂNG
Hồ Chí Minh


Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng,
Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng:
“Non nước tơi bời sao vậy nhỉ?
Nhân dân cực khổ biết hay chăng?
Khi nào kéo được quân anh dũng,
Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng?
Nam Việt bao giờ thì giải phóng
Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”.

*
Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông:
Tôi đã từng soi khắp núi sông,
Muốn biết tự do chầy hay chóng,
Thì xem tổ chức khắp hay không.
Nước nhà giành lại nhờ tài sắt,
Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng.
Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi,
Tức là cách mệnh chóng thành công”.

Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

 

 

CHỌN GIỐNG SẮN VIỆT NAM
Hoàng Kim
, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Việt Hưng, Trần Công Khanh (Bài tổng hợp dùng để giảng dạy sắn trong nhà trường và làm tài liệu khuyến nông)

Việt Nam có tổng diện tích sắn thu hoạch năm 2018 là 513.000 ha, với năng suất sắn củ tươi bình quân 19,2 tấn/ ha, sản lượng sắn củ tươi 9,84 triệu tấn. Hai giống sắn chủ lưc KM419 và KM94 chiếm lần lượt 38% và 31,7% tổng diện tích sắn Việt Nam, là hai giống sắn thương mại phổ biến nhất Việt Nam hiện nay.
RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree, http://www.rtb.cgiar.org/2016-annual-report/assessment-reveals-that-most-cassava-grown-in-vietnam-has-a-ciat-pedigree/ .
Nguồn gốc và đặc điểm của hai giống sắn chủ lực KM419, KM94 và bốn giống sắn có diện tích trồng phổ biến rộng tại Việt Nam KM140, KM98-5, KM98-1, SM937-26 như sau

 

 

Giống sắn KM419
Giống sắn KM 419 được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Giống do Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, Trường Đại học Nông Lâm Huế tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Thị Lệ Dung, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. (2016), Giống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ).

 

 

Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2016 chiếm 38 % so với giống sắn KM94 chiếm 31,7% (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree), và năm 2019 giống sắn KM419 chiếm khoảng 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam

 

 

Giống KM419 có đặc điểm:

+ Thân xanh xám thẳng, ngọn xanh cọng đỏ, lá xanh đậm, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 34,9-54,9 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 1 THÁNG 10
Hoàng Kim
CNM365 Mừng Cậu tròn trăm tuổiĐi để hiểu quê hương; Trăng rằm vui chơi giăng; Trăng rằm đêm Trung Thu; Chọn giống sắn Việt Nam; Quản lý bền vững sắn châu ÁNiềm tin và nghị lực; Trà sớm thương người hiền; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Đi như một dòng sông; Ngày 1 tháng 10 là Ngày quốc tế người cao tuổi  (International Day of Older Persons – IDOP) do Liên Hiệp Quốc khởi xướng nhằm tuyên truyền cổ động cho việc chăm sóc, bảo vệ các người cao tuổi trong mọi nước thành viên. Ngày 1 tháng 10 năm 1949 Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa;  Ngày 1 tháng 10 năm 1960, Quốc khánh nước Nigeria giành độc lập từ Anh Quốc. Bài chọn lọc ngày 1 tháng 10: Mừng Cậu tròn trăm tuổi; Đi để hiểu quê hương; Trăng rằm vui chơi giăng; Trăng rằm đêm Trung Thu; Chọn giống sắn Việt Nam; Quản lý bền vững sắn châu Á: Niềm tin và nghị lực; Trà sớm thương người hiền; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Đi như một dòng sông; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-1-thang-10/

MỪNG CẬU TRÒN TRĂM TUỔI

“Nhân hậu thói nhà in một nếp
Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu”

Kính Cậu Hoàng Thúc Cảnh
Trăng rằm đêm Trung Thu
Nếp nhà đẹp văn hóa
Hoa Đất thương lời hiền

Mạc triều trong sử Việt
Trăng rằm vui chơi giăng
Nhớ Ông Bà Cậu Mợ
Hoàng Gia Cương thơ hiền

cháu Hoàng Kim kính chúc thọ Cậu Hoàng Thúc Cảnh 100 tuổi Trung Thu 2020 (*) xem thêm  Mừng Cậu tròn trăm tuổi

 

 

ĐI ĐỂ HIỂU QUÊ HƯƠNG
Hoàng Kim

Tạm biệt Oregon !
Tạm biệt Obregon California !
Cánh bay đưa ta về CIMMYT

Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc
Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…

Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.

 

 

Cảm ơn và chúc mừng Hoàng Minh Tường (Tuong Hoang) hình ảnh mới nối vần thơ cũ, gợi lại một trãi nghiệm quý giá đời tôi ở 32 năm trước (1988-2020) nay nhân hình ảnh mới để nhớ lại và suy ngẫm. về câu chuyện “Đi để hiểu quê hương’. Vistar House Crown Point, hình ảnh nơi Tường đang đứng, gợi nhớ một vị trí đặc biệt lý tưởng trong tám thác nước đẹp thuộc hành lang danh lam thắng cảnh ở tiểu bang Oregon phía đông Multnomah County và Portland, miền Tây nước Mỹ, trên vùng đất đỏ bazan và đất xám nâu vàng gần hẻm núi dòng sông Columbia rất nổi tiếng.

 

 

Vista House Crown Point, Oregon

Vista House là một bảo tàng tại Crown Point thuộc Oregon, là đài tưởng niệm những người tiên phong ở Oregon trên “
Con đường di sản Lewis Clark và “đường cao tốc lịch sử sông Columbia”. Thầy Norman Borlaug đã trao đổi với tôi thật nhiều về câu chuyện Thomas Jefferson (1743 – 1826) là Nhà tư tưởng sáng lập nước Mỹ, người ủng hộ khai sáng “Con đường di sản Lewis Clark cuộc thám hiểm miền Tây nước Mỹ. Câu chuyện ấy lắng đọng trong tôi thật sâu. Minh triết Thomas Jefferson dạy chúng ta ba bài học lớn: Bia mộ ông không vinh danh ông là Tổng thống Mỹ mà chỉ đề dòng chữ theo ý nguyên ông:“Nơi đây an nghỉ Thomas Jefferson, tác giả của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, của Đạo Luật Virginia về Tự Do Tôn Giáo và là Người Cha của Đại Học Virginia”, Ba bài học lớn phúc hậu, thực làm, thực việc, đã KHAI TRÍ cho chúng ta học được nhiều hơn bất cứ bài học nào khác về ý nghĩa dấn thân của cuộc đời lưu lại di sản cống hiến cho Tổ quốc và Nhân dân ‘tùy theo sức của mình.

Sau này Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Tổ Đình Viên Minh, Phật Lịch 2556, ở chùa Giáng Việt Nam có trao cho tôi ba cuốn sách mỏng, trong đó có sách “Phật học là Tuệ học” dạy cách thực hành tám chính đạo trong sinh hoạt cho con người thường ngày để hướng tới chí thiện là phương thức khai trí sáng suốt.

Thomas Jefferson bằng vị trí chính khách của mình đã biết giao dự án nghiên cứu khoa học “Con đường di sản Lewis Clark trong cuộc thám hiểm miền Tây nước Mỹ. Đó là một ví dụ điển hình về tầm nhìn và dự án khoa học thành công. Sau này Vista House được xây dựng nằm trên một khu vực nhiều đá ở độ cao 223 m so với sông Columbia. Tòa nhà biểu tượng này bằng đá hình lục giác được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, là niềm tự hào của người Mỹ trong sự chinh phục miền Tây.

 

 

Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark đã được khởi sự vào ngày 14 tháng 5 năm 1804 và kết thúc cuối năm 1806. Đây là cuộc thám hiểm trên bộ đầu tiên của người Mỹ đến những tiểu bang duyên hải cận tây nhất của nước Mỹ và ngược lại. Miền Tây nước Mỹ là vùng đất nhiều thổ dân da đỏ sinh sống khoảng 10 ngàn năm trước đó, và thuở ấy miền Tây nước Mỹ có sự hiện diện của những cư dân mới là người thám hiểm và định cư thuộc các nước Tây Ban Nha, Anh, México, Nga và Mỹ. Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã kiến nghị Quốc hội Mỹ phê chuẩn đầu tư cho chuyến khảo sát đường bộ của cuộc thám hiểm của Lewis và Clark cùng cộng sự. Trong một lá thư đề ngày 20 tháng 6 năm 1803, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã viết cho Lewis. “Mục tiêu sứ mạng của anh là thám hiểm Sông Missouri và dòng suối chính của nó qua dòng chảy và sự liên thông của nó với các bộ phận nước khác của Thái Bình Dương để xem Sông Columbia, Xứ Oregon, Colorado hay bất cứ con sông nào có thể cung cấp một sự liên thông mặt nước thực tiễn và trực tiếp nhất ngang qua lục địa này để giúp cho những mục đích thương mại“.

 

 

Năm 2018 quý thầy bạn Bùi Cách Tuyến Huỳnh Hồng Phan Văn Tự (Tu Phan Van) đã có chuyến khảo sát du lịch sinh thái “Công viên đá Valley of Fire State Pack” Overton. Nơi đó thuộc bang Nevada với quy mô diện tích 19.000 ha gần bang Arizona…Nơi này thì khá xa về phía Nam của bang Oregon . Đó cũng là nơi mà trên 30 năm trước tôi cũng đã may mắn trãi nghiệm trên đường thiên lý Nam Bắc từ CIMMYT Mexico đi Oregon.

Valley of Fire State Pack” được tạo thành chủ yếu từ đá trầm tích sa thạch đỏ (red sandstone) đã tạo ra cảnh quan đặc sắc với những núi đá trùng điệp màu đỏ “lửa” trên nền thung lũng cùng với những đụn cát đỏ, vàng nhấp nhô sản phẩm của quá trình ferralic hóa … tạo nên “Thung lũng lửa”… một trong cảnh đẹp thiên nhiên của bang Nevada. So với Oregon thì Công viên đá Valley of Fire State Pack khô cằn hơn, và giống núi Chúa Ninh Thuận hơn.

Vista House Crown Point Oregon giống Chư Jang Sin Đắk Lắk, Biển Hồ Gia Lai và Ngọc Linh Kon Tum hơn. Hai nơi Công viên đá Valley of Fire State Pack và Vista House Crown Point Oregon là điển hình câu chuyện gian nan nhọc nhằn của sự chinh phục khó khăn vùng đất Tây nước Mỹ, và cũng đều rất giống Việt Nam với việc đưa đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật vào Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.

 

 

Đập Grand Coulee trên sông Columbia

Sông Columbia là sông lớn nhất vùng Tây Bắc Thái Bình Dương của Bắc Mỹ dài trên 2.000 km và lưu vực nhận nước là 668.217 km² với 85% là trong lãnh thổ Hoa Kỳ, là con sông lớn thứ tư tại Hoa Kỳ. So sánh với sông Mekong có chiều dài 4350 km, lưu vực 795.000 km2 . Sông Columbia kéo dài từ tỉnh bang British Columbia của Canada qua tiểu bang Washington của Hoa Kỳ; tạo nên đôi bờ ranh giới phần lớn giữa tiểu bang Washington và Oregon trước khi đổ ra Thái Bình Dương.

Hồ Columbia nằm ở cao độ 808 mét hình thành thượng nguồn của sông Columbia trong dãy núi Rocky phía nam tỉnh British Columbia Canada. Sông Columbia từ độ cao rất lớn này đổ xuống đoạn sông ngắn nên việc sản xuất thủy điện là lớn nhất Bắc Mỹ với 11 đập thủy điện tại Mỹ và 3 đập tại Canada. Tại Hoa Kỳ thủy điện chỉ chiếm 6,5% năng lượng nhưng sông Columbia và các sông nhánh của nó đã cung cấp khoảng 60% năng lượng thủy điện của duyên hải miền Tây.

Đập Grand Coulee trên sông Columbia ở tiểu bang Washington của Hoa Kỳ được xây dựng từ năm 1933 đến năm 1942, ban đầu với hai nhà máy điện đến năm 1974 thì tăng thêm nhà máy thủy điện thứ ba. Đây là cơ sở sản xuất thủy điện lớn nhất Hoa Kỳ và kết cấu bê tông lớn nhất thế giới ngang hàng cùng với đập Tam Hiệp, đập Ô Đông Đức trên sông Trường Giang Trung Quốc.

 

 

Sông Columbia do uốn khúc đột ngột và cửa sông có đụn cát thay đổi với xoáy nước nên nơi đây là một trong những khu vực nguy hiểm nhất cho tàu bè đi lại trên thế giới. Lịch sử sông Columbia khám phá, trị thủy, xây đập và xây cầu qua sông rộng, hiểm trở là một kinh nghiệm lớn và là niềm tự hào của nước Mỹ.

 

 

Câu chuyện sông Columbia cầu và đập lặn sâu vào ký ức tôi. Chúng tôi làm nghề nghiệp chuyên môn là chọn giống và kỹ thuật thâm canh cây trồng, không có cơ hội và điều kiện tìm hiểu sâu hơn về thủy lợi, dẫn thủy nhập điền và cơ giới hóa nông nghiệp là những lĩnh vực mà các thầy tôi rất tự hào và niềm nở giới thiệu. Tôi chỉ chú trọng học sâu hơn về chọn giống cây trồng; cách tổ chức quản lý trung tâm tram trại nông nghiệp; cách giảng dạy huấn luyện và phương thức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây trồng thích hợp hiệu quả; trau dồi thêm tiếng Anh; cách bố trí thí nghiệm, sản xuất trên đồng, xử lý mối quan hệ đất nước cây trồng tưới tiêu nội đồng. Một số hình ảnh và ghi chép về kinh nghiệm tưới tiêu và trồng trọt thuở ấy, bạn có thể tìm thấy hình ảnh lưu tại đây,

 

 

Cây trồng nay và xưa

Hoàng Minh Tường ghi chép ngày 7 tháng 5 năm 2019: “Đầu tiên là cánh đồng hoa tuy lip rộng bát ngát . Đủ các màu hoa khoe sắc. Đây đúng là lễ hội hoa. Cũng cần học tập văn hoá lễ hội của họ. Người và xe đông đúc nhưng rất trật tự, từ nơi để xe ra chỗ tham quan khoảng sáu, bảy trăm mét có xe đưa đón du khách miễn phí. Nhà vệ sinh di động sạch sẽ. Đặc biệt cả cánh đồng lớn với hàng nghìn người nhưng không có mẫu rác nào không một ai hút thuốc lá. Sau 3 giờ lũ chúng minh đi lên Wasinhton với dòng sông Cô-lôm-bi-a trong xanh hiền hoà, đứng trên tháp cao xem núi rừng hùng vĩ tất cả như còn hoang sơ. Đến thăm ngọn thác cao hàng trăm mét dựng đứng, du khách như đang lạc vào thế giới cổ tích Kết thúc một ngày du ngoạn thật tuyệt. Cảm ơn những người bạn trên đất Mỹ đã dành cho tôi có chuyến đi thú vị ”

Hoa tuy lip đẹp quá ! Những năm trước tôi đã thấy Nga Lê chụp hình nhưng hoa tuy lip gần Wasinhton dường như chưa đẹp như ở nơi này. Thuở xưa tôi tới đây vùng gần cạnh tháp thấy trồng nhiều loại hoa, ít thấy chuyên canh hoa tuy lip chọn lọc phục vụ khách du lịch rất đẹp như thời nay. Người Mỹ rất thực dụng, họ khéo quy hoạch và họ có kế họach sản xuất rất tỷ mỷ linh hoạt , đáp ứng hiệu quả cho sự kinh doanh đa mục tiêu. Cũng phải thôi. ‘thời biến, pháp biến, kỹ thuật sản xuất biến đổi’. Tôi bâng khuâng nghĩ về nông sản Việt như nho Ninh Thuận, thanh long Bình Thuận, khoai lang ngon Vĩnh Long, hoa Đà Lạt, cùng với biết bao mặt hàng đặc sản quê hương … biết bao giờ chuỗi giá trị nông nghiệp Việt mới sánh ngang với những nơi tiên tiến như ở đây, kết nối được mạnh mẽ với du lịch sinh thái văn hóa danh lam thắng cảnh để nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp cho người nông dân Việt thu nhập tốt hơn. Tôi tin là được và chúng ta đang vượt lên theo cách riêng của mình

 

 

Sông Mississippi ở Đông nước Mỹ và sông Columbia ở Tây nước Mỹ là hai biểu trưng của nước Mỹ, có nhiều đặc điểm rất khác nhau. Khoa học nông nghiệp cần phải hiểu rõ những đặc trưng đó để có hoạt động nông nghiệp thích ứng và phù hợp. Thầy tôi Norman Borlaug đã căn dặn chúng tôi như vậy. Thầy luôn nhấn mạnh điều này khi giới thiệu những nét lớn về đất nước mình, và điều đó làm tôi ghi nhớ sâu hơn.

Hệ thống sông Mississippi-Missouri-Jefferson có chiều dài khoảng 6.275 km, tạo nên hệ thống sông dài thứ 4 trên thế giới sau sông Nin (6.650 km), sông Amazon (6.400 -6.992km), sông Trường Giang (6.300km) .Sông Mississippi có lưu vực rộng hơn 3,22 triệu km2, phủ gần 40% đất liền của Hoa Kỳ lục địa, bao gồm của 32 bang Hoa Kỳ và 2 tỉnh của Canada. Lưu vực sông này đổ vào vịnh Mexico, một phần của Đại Tây Dương. Sông Mississippi là một trong những dòng sông đẹp nhất nước Mỹ và nó cũng là một điểm đến du lịch. Sông Missouri trước khi đổ vào kết nối sông Mississippi tại St. Louis, thì Missouri là con sông dài nhất ở Bắc Mỹ với chiều dài 3.767 km chảy qua mười bang của Hoa Kỳ và hai tỉnh của Canada.

Châu Mỹ chuyện không quên Tôi sang châu Mỹ nhiều lần, có trên 36 bài đường links, thỉnh thoảng vui đọc lại và viết thêm ghi chú Đó là một chặng đường trải nghiệm thích thú, trong con đường di sản của riêng mình

Đi để hiểu quê hương,
Học để làm được điều gì đó.

 

 

Châu Mỹ chuyện không quên
Hoàng Kim

Niềm tin và nghị lực
Về lại mái trường xưa
Hưng Lộc nôi yêu thương
Năm tháng ở trời Âu

Vòng qua Tây Bán Cầu
CIMMYT tươi rói kỷ niệm
Mexico ấn tượng lắng đọng
Lời Thầy dặn không quên

Ấn tượng Borlaug và Hemingway
Con đường di sản Lewis Clark
Sóng yêu thương vỗ mãi
Đối thoại nền văn hóa

Truyện George Washington
Minh triết Thomas Jefferson
Mark Twain là Lincoln Mỹ
Đi để hiểu quê hương

500 năm nông nghiệp Brazil
Ngọc lục bảo Paulo Coelho
Rio phố núi và biển
Kiệt tác của tâm hồn

Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Chuyện Henry Ford lên Trời
Bài đồng dao huyền thoại
Bảo tồn và phát triển

Kazuo Kawano và Reinhardt Howeler
Một ngày với Hernán Ceballos
CIAT Colombia thật ấn tượng
Martin Fregene xa mà gần

Châu Mỹ chuyện không quên
CIP khoai tây khoai lang
Nam Mỹ trong mắt ai
Nhiều bạn tôi ở đấy

Machu Picchu di sản thế giới
Mark Zuckerberg và Facebook
Lời vàng Albert Einstein
Bill Gates học để làm

Thomas Edison một huyền thoại
Toni Morrison nhà văn Mỹ
Walt Disney bạn trẻ thơ
Lúa Việt tới Châu Mỹ.

 

 

Sáu bài thơ Trung Thu
TRĂNG RẰM VUI CHƠI GIĂNG
Hoàng Kim

Trăng rằm đêm Trung Thu
Đêm Vu Lan mờ tỏ
Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời
Thăm thẳm một lời Người nói …

Mẹ cũ như ngôi nhà cũ
Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm
Cha cũ như con thuyền cũ
Dòng sông quê hương thao thiết đời con

Anh chị cũ tình vẹn nghĩa
Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm
Em tôi hồn quê dáng cũ
Con cháu niềm vui thơm thảo tháng năm

Thầy bạn lộc xuân đầy đặn
Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm.

Thắp đèn lên đi em
Đêm Vu Lan gặp bạn
Thương nhớ bài thơ cũ
Chuyện đời không nỡ quên …

Ngày mới và đêm Vu Lan
Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết.
Loanh quanh tìm tòi cái mới
Đêm Vu Lan thức về lại chính mình.

Đêm Vu Lan nhớ mùa thu đi học
Nhớ ngọn đèn mờ tỏ giấc mơ xưa
Thương con vạc gọi sao mai mọc sớm
Vầng trăng khuya thăm thẳm giữa tâm hồn

Thắp đèn lên đi em (1)
Gốc mai vàng trước ngõ (2)
Tháng bảy mưa ngâu (3)
Đến chốn thung dung (4)

Trăng rằm đêm Trung Thu (5)
Một vùng thiêng tỉnh thức (6)
Quảng Bình đất Mẹ nhớ ơn Người (7)
Về lại mái nhà xưa (8)

Đối thoại với Thiền sư (9)
Giấc mơ hạnh phúc (10)
Ngày mới yêu thương (11)
Hoa Đất (12) Hoa Người (13)

Bài đồng dao huyền thoại (14)
Bài ca Trường Quảng Trạch (15)
Em ơi em can đảm bước chân lên (16)
Bài thơ không quên (17)
Bài ca yêu thương (18)

Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai
Nhớ tay chị gối đầu khi mẹ mất
Thương lời cha căn dặn học làm người

*

Em đi chơi cùng Mẹ
Nay mai là trăng rằm
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non.

Trăng khuyết rồi lại tròn
An nhiên cùng năm tháng
Ơi vầng trăng cổ tích
Soi sáng sân nhà em.

Đêm nay là đêm nao?
Ban mai vừa ló dạng
Trăng rằm soi bóng nắng
Bạch Ngọc trời phương em.

*

Giảng sách thì viết dài
Thuộc sách thời nói ngắn
Thung dung vui người hiền
An nhàn vô sự tiên.

*

Trăng sáng lung linh trăng sáng quá
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm.

*

Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng,
Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng:
“Thế nước thịnh suy sao đoán định?
Lòng dân tan hợp biết hay chăng?
Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm,
Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng?
Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó
Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”.

*
“Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông
Vầng trăng cổ tích sáng non sông,
Tâm sáng đức cao chăm việc tốt
Chí bền trung hiếu quyết thắng không?
Nội loạn dẹp tan loài phản quốc
Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng.
Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt.
Lòng dân thế nước chắc thành công”.

Nguyên vận thơ Bác Hồ
CHƠI GIĂNG
Hồ Chí Minh


Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng,
Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng:
“Non nước tơi bời sao vậy nhỉ?
Nhân dân cực khổ biết hay chăng?
Khi nào kéo được quân anh dũng,
Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng?
Nam Việt bao giờ thì giải phóng
Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”.

*
Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông:
Tôi đã từng soi khắp núi sông,
Muốn biết tự do chầy hay chóng,
Thì xem tổ chức khắp hay không.
Nước nhà giành lại nhờ tài sắt,
Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng.
Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi,
Tức là cách mệnh chóng thành công”.

Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

 

 

CHỌN GIỐNG SẮN VIỆT NAM
Hoàng Kim
, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Việt Hưng, Trần Công Khanh (Bài tổng hợp dùng để giảng dạy sắn trong nhà trường và làm tài liệu khuyến nông)

Việt Nam có tổng diện tích sắn thu hoạch năm 2018 là 513.000 ha, với năng suất sắn củ tươi bình quân 19,2 tấn/ ha, sản lượng sắn củ tươi 9,84 triệu tấn. Hai giống sắn chủ lưc KM419 và KM94 chiếm lần lượt 38% và 31,7% tổng diện tích sắn Việt Nam, là hai giống sắn thương mại phổ biến nhất Việt Nam hiện nay.
RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree, http://www.rtb.cgiar.org/2016-annual-report/assessment-reveals-that-most-cassava-grown-in-vietnam-has-a-ciat-pedigree/ .
Nguồn gốc và đặc điểm của hai giống sắn chủ lực KM419, KM94 và bốn giống sắn có diện tích trồng phổ biến rộng tại Việt Nam KM140, KM98-5, KM98-1, SM937-26 như sau

 

 

Giống sắn KM419
Giống sắn KM 419 được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Giống do Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, Trường Đại học Nông Lâm Huế tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Thị Lệ Dung, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. (2016), Giống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ).

 

 

Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2016 chiếm 38 % so với giống sắn KM94 chiếm 31,7% (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree), và năm 2019 giống sắn KM419 chiếm khoảng 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam

 

 

Giống KM419 có đặc điểm:

+ Thân xanh xám thẳng, ngọn xanh cọng đỏ, lá xanh đậm, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 34,9-54,9 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,8 – 30,7%.
+ Năng suất tinh bột: 10,1-15,8 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 62 %.
+ Thời gian thu hoạch: 7-10 tháng.
+ Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng và bệnh khảm lá virus CMD
+ Cây cao vừa, nhặt mắt, tán gọn, thích hợp trồng mật độ dày 12,500- 14.000 gốc/ ha .

 

 

Giống sắn KM419 đã phát triển rộng rãi tại Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên,…được nông dân các địa phương ưa chuộng với tên gọi sắn giống cao sản siêu bột Nông Lâm. Đặc biệt tại tỉnh Phú Yên giống sắn KM419 được trồng trên 85% tổng diện tích sắn của toàn tỉnh mang lại bội thu năng suất và hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Tại Tây Ninh, năm 2019 diện tích sắn bị nhiễm bệnh CMD tuy vẫn còn cao nhưng mức độ hại giảm mạnh, lý do vì KM419 và KM94 là giống chủ lực chiếm trên 76% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh (KM419 chiếm 45% ở vụ Đông Xuân và 54,2% ở vụ Hè Thu; KM94 chiếm 31% ở vụ Đông Xuân và 21,6% ở vụ Hè Thu). Tại Đăk Lắk, năm 2019 diện tích sắn KM419 chiếm trên 70% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh.

Sự bùng nổ về năng suất sản lượng và hiệu quả kinh tế sắn đã trùng hợp với sự xuất hiện, lây lan của các bệnh hại bệnh sắn nghiêm trọng. Đặc biệt bệnh khảm lá CMD do virus gây hại (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) lây lan rất nhanh và gây hại khủng hoảng các vùng trồng sắn. Tại Việt Nam, bệnh này được phát hiện vào tháng 5/2017 trên giống sắn HLS11, đến tháng 7/ 2019 bệnh đã gây hại các vùng trồng sắn của 15 tỉnh, thành phố, trên hầu hết các giống sắn hiện có ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục BVTV đã có văn bản 1068 ngày 9/5/2019 xác định “Việc hướng dẫn nông dân mua giống KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất hiện nay” .

 

 

Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận (Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 2020). Sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao và nhiểm trung bình bệnh CMD và bệnh chồi rồng (CWBD) để đưa thêm vào gen mục tiêu (C39) kháng bệnh. Chọn tạo và phát triển 1-2 các giống sắn mới trong phả hệ các giống sắn triển vọng KM568, KM537, KM536, KM535, KM534 là nội dung nghiên cứu quan trọng “Chọn tạo sắn Việt Nam” cấp thiết, có tính khả thi cao, tính mới cao, kế thừa và phát triển bền vững giống sắn ở Việt Nam tốt nhất hiện nay.

Giống sắn KM 94

Tên gốc KU50 (hoặc Kasetsart 50) được nhập nội từ CIAT/Thái Lan trong bộ giống khảo nghiệm Liên Á năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nhập nội, tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995, Trịnh Phương Loan, Trần Ngọc Ngoạn và ctv. 1995). Giống được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 1995 trên toàn quốc tại Quyết định số 97/NN-QLCN/QĐ ngày 25/11/1995. Giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2008 chiếm 75, 54% (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2010), năm 2016 chiếm 31,8 % và năm 2019 chiếm khoảng 37% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam

 

 

Giống KM94 có đặc điểm:

+ Thân xanh xám, ngọn tím, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,7%.
+ Năng suất tinh bột: 7,6-9,5 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 %.
+ Thời gian thu hoạch: 9-11 tháng.
+ Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng, bệnh khảm lá sắn CMD và bệnh cháy lá
+ Cây cao, cong ở phần gốc, thích hợp trồng mật độ 10.000-11 000 gốc/ ha .

 

 

Giống sắn KM 140

Giống sắn KM140 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x KM 36 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2007, 2009). Giống KM140 được Bộ Nông nghiệp & PTNT, cho phép sản xuất thử trên toàn quốc (Quyết định số 3468/ QĐ- BNN- TT, ngày 05/ 11/ 2007) và công nhận chính thức tại Quyết định số 358 ngày 20 tháng 09 năm 2010 và cho phép sản xuất hàng hoá trên toàn Quốc theo Thông tư số 65. 65/2010/TT-BNNPTNT, ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 0714-10-10-00.và đoạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc VIFOTECH năm 2010. Giống KM140 được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 30.000 ha, năm 2010 trồng trên 150.000 ha; hiện là giống phổ biến.

 

 

Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, thẳng, ngọn xanh, cây cao vừa phải, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,4 – 35,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 34,8 – 40,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 26,1- 28,7%.
+ Năng suất bột : 9,5 -10,0 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 -65 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Thời gian giữ bột ngắn hơn KM94

Giống sắn KM 98-5
Nguồn gốc: Giống sắn KM98-5 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x Rayong 90 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2006, 2009). Giống được UBND tỉnh Tây Ninh và UBND tỉnh Đồng Nai công nhận kết quả đề tài ứng dụng KHKT cấp Tỉnh năm 2006. Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 2009 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên tại Quyết định số 358 ngày 20 tháng 09 năm 2010 Giống KM98-5 được trồng tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 25.000 ha, năm 2010 trồng trên 100.000 ha; hiện là giống phổ biến..

 

 

Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, hơi cong ở gốc, ngọn xanh, ít phân nhánh.
+ Giống sắn KM98-5 có cây cao hơn và dạng lá dài hơn so với KM419
+ Năng suất củ tươi: 34,5 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 39,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,5%.
+ Năng suất bột : 9,8 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 63 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Thời gian giữ bột tương đương KM94
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.

Giống sắn KM98-1

Nguồn gốc: KM98-1 là con lai Rayong 1x Rayong 5 (= giống sắn KU 72 của Thái Lan hình trên, nhưng việc lựa chọn giống bố mẹ, lai tạo và chọn dòng thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam) do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Kazuo Kawano, Trần Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh, 1999). Giống KM98-1 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1999 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Giống KM98-1 được trồng phổ biến tại các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Thừa Thiên Huế…. với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 18.000 ha, năm 2010 trồng trên 20.000 ha, hiện là giống phổ biến..

 

 

Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, tai lá rõ, lá xanh, cọng tím
+ Năng suất củ tươi: 32,5 – 40,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,8%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,2- 28,3 %.
+ Năng suất bột : 8,9 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 66 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Bảo quản giống ngắn hơn KM94

Giống sắn SM 937-26

Nguồn gốc: Tên gốc SM937 của CIAT/Clombia được nhập nội bằng hạt từ CIAT/Thái Lan năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995). Giống SM937-26 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tạm thời năm 1995 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên tại Quyết định số 98/NN-QLCN/QĐ ngày 25/11/1995.. Giống SM937-26 được trồng nhiều tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 15.000 ha, năm 2010 trồng trên 20.000 ha, hiện là giống phổ biến.

 

 

Đặc điểm giống:
+ Thân nâu đỏ, thẳng, không phân nhánh
+ Năng suất củ tươi: 32,5 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 37,9%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,9%.
+ Năng suất bột : 9,4 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 61 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Vỏ củ dày và cứng hơn KM94

Những bài viết liên quan
Chọn giống sắn Việt Nam
Cách mạng sắn Việt Nam
Sắn Việt và Sắn Thái
Lúa sắn Cămpuchia và Lào
Lúa sắn Việt Châu Phi
Năm giống sắn mới tại Phú Yên
Quản lý bền vững sắn châu Á
Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh
Cassava and Vietnam: Now and Then

 

Quản lý bền vững sắn châu Á

 

QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á
từ nghiên cứu đến thực hành, từ cách ứng phó
thực tiễn khẩn cấp đến chọn giải pháp chìa khóa
Hoàng Kim
Khẩn cấp phối hợp hành động ngăn chặn dịch bệnh virus khảm lá sắn. Hội thảo khu vực về kế hoạch kiểm soát bệnh khảm lá sắn ở Đông Nam Á hai ngày 18 và 19 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, ông Lincoln đã kêu gọi Campuchia và cộng đồng quốc tế chung sức nỗ lực ngăn chặn đại dịch bệnh khảm lá sắn (CMD) đang đe dọa nghiêm trọng đối với toàn bộ chuỗi sản xuất chế biến xuất khẩu ở Campuchia và Việt Nam; Giải pháp chìa khóa để khắc phục
Bệnh virus khảm lá sắn và cách phòng trừ có trong chương 6 sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành“. Thông tin dưới đây đúc kết ngắn gọn thông tin toàn cảnh dịch hại sắn tại khu vực châu Á, giá trị bài học lắng đọng của “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” do tiến sĩ Reinhardt Howeler chủ biên Giải pháp bền vững ứng phó bệnh sắn (Sustainable Cassava Disease Solutions Asia) của Việt Nam và mạng lưới sắn châu Á qua Mười một bài báo mới đây. .

Ngày 15 tháng 9 năm 2017, trang Cây Lương thực Khoa Nông học Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh do tiến sĩ Hoang Kim làm chủ bút đã có bài viết “Bệnh virus khảm lá sắn và cách phòng trừ” trao đổi thông tin chi tiết về “Quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn (Cassava Mosaic Disease – CMD) do Cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Việt Nam ban hành lần đầu tại văn bản số 1605/BVTV-TV ngày 21/7/2017. Theo Cục BVTV, đây là đối tượng dịch hại mới và lần đầu tiên xuất hiện gây hại tại Việt Nam. Ngày 29 tháng 8 năm 2018, tiến sĩ Hoàng Kim tại bài viết “Sắn Việt Nam hôm nay và ngày mai” đã thông tin ý kiến của ba chuyên gia tư vấn là đặc biệt quan trọng liên quan trực tiếp đến giải pháp thực tiễn khắc phục bệnh sắn.

Tiến sĩ Claude Fauquest, Giám đốc đối tác sắn toàn cầu cho thế kỷ 21 (GCP21) thông tin (7/2017): “Bệnh vi rus khảm lá sắn CMD đang lan rộng nhanh chóng giữa năm 2016, đầu tiên gây hại một vài nơi tại Campuchia và bây giờ là tại 5 tỉnh ở Đông Cam-pu-chia và ít nhất một tỉnh (Tây Ninh) ở Việt Nam. Bệnh này lây lan chủ yếu do hom giống và bọ phấn trắng (whiteflies), mặc dù bọ phấn trắng có vai trò nhỏ hơn nhưng sự lây lan rất quan trọng. Một số sáng kiến đã được thực hiện bởi JIICA, CIAT, FAO, ACIAR, nhưng chưa thể kiểm soát bệnh này. Chúng ta cần thiết lập một dự án khu vực đơn giản cho kiểm soát bệnh CMD ít nhất là Campuchia và Việt Nam. Những nước đang bị dịch hại CMD đe dọa như Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam đều cần ghi danh tham gia kế hoạch này. GCP21 có thể phục vụ như là một bộ xúc tác để thúc đẩy sự phát triển của kế hoạch”.

Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim, Hoang Long, Mai Trúc Nguyễn Thị (Trúc Mai) , BM Nguyễn (Bạch Mai) đã đề cập chi tiết chương 6 “Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ” có hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh này, trọng điểm là sử dụng hom giống sạch bệnh của giống kháng và giống chống chịu CMD kết hợp sự tiêu hủy nguồn bệnh và kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt để phòng trừ, xem chi tiết tại http://cayluongthuc.blogspot.com/2017/09/benh-virus-kham-la-san-va-cach-phong-tru.html

 

 

1. KHẨN CẤP NGĂN CHẶN BỆNH KHẢM LÁ SẮN

1.1 Hành động khẩn cấp ở Việt Nam và Hội thảo Quốc tế

Bệnh virus khảm lá sắn CMD đã và đang lan rộng trên nhiều tỉnh Việt Nam qua hom giống sắn lấy từ cây bị bệnh và qua môi giới bọ phấn trắng. Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam đã có công văn số 4142 BNN PTNT ngày 31/5/ 2018, công văn số 1465 Cục Bảo vệ Thực vật ngày 6/6/2018 hướng dẫn chi tiết giải pháp ứng phó dịch hại và cách phòng trừ. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam đã có chỉ thị số 5957 BNN PTNT ngày 6/8/2018 về vấn đề này. Sách cẩm nang thực hành và những ý kiến tư vấn của tiến sĩ Reinhardt Howeler đối với ‘Bệnh vi rus khảm lá sắn CMD và cách phòng trừ” để kiểm soát tốt dịch hại nghiêm trọng CMD và tư vấn thực hành canh tác sắn thích hợp bền vững.

Ý kiến tư vấn của tiến sĩ Claude M. Fauquest đối với sắn Việt Nam nhấn mạnh:

* KẾT LUẬN CỦA HỘI NGHỊ SẮN QUỐC TẾ TOÀN CẦU NGÀY 11-15 THÁNG 6 NĂM 2018 VỀ KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH VI RUS KHẢM LÁ SẮN CMD Ở ĐÔNG NAM Á

Hoàng Kim lược dịch từ tài liệu nguồn của GS Lê Huy Hàm và TS. Claude M. Fauquest

Hội nghị sắn quốc tế lần thứ IV, Benin, ngày 11-15 tháng 6 năm 2018 đã tổ chức một phiên họp đặc biệt để báo cáo tình trạng dịch bệnh virus khảm lá sắn gần đây (CMD) ở Đông Nam Á. Mục tiêu của bốn báo cáo này là làm cho cộng đồng sắn quốc tế nhận thức được vấn đề nghiêm trọng và phát triển các đề xuất thực tế cho một kế hoạch hành động nhanh chóng với tất cả các bên liên quan trong khu vực để kiểm soát dịch bệnh CMD ở vùng Đông Nam Á của Thế giới.

Bốn bản báo cáo trình bày tại hội nghị quốc tế gồm: 1) Báo cáo về sự bùng nổ dịch bệnh CMD của Giáo sư Lê Huy Hàm từ AGI, Việt Nam; 2) Báo cáo kinh tế của Tiến sĩ Jonathan Newby từ CIAT – Việt Nam; 3) Báo cáo giám sát của nhà virus học Wilmer Cuellar từ CIAT-Colombia; 4) Báo cáo về các chiến lược được phát triển với các bên liên quan trong khu vực Đông Nam Á của Tiến sĩ C.M. Fauquet, Giám đốc GCP21.

Mục đích của phiên họp này là chứng minh tầm quan trọng của sắn ở khu vực này trên thế giới, sản xuất 55 triệu tấn sắn mỗi năm, cho thấy mức độ lây lan của bệnh CMD và thông báo cho cộng đồng về những nỗ lực phát triển cho đến nay một kế hoạch hành động khu vực. Khảo sát thực địa mở rộng và sự tương tác của các bên liên quan trong khu vực được thực hiện bởi CIAT và các đối tác quốc gia cho thấy CMD chính thức có mặt tại 6 tỉnh của Campuchia và 2 tỉnh miền Nam Việt Nam. Lây lan hiện nay của bệnh được ước tính là ít hơn 10% tổng diện tích trồng sắn. Dựa trên kiến ​​thức hiện tại về dịch bệnh CMD, các chuyên gia đều đồng ý rằng khu vực này đang ở giai đoạn sớm của dịch bệnh khi vẫn có thể hạn chế tác động của căn bệnh này. Các chuyên gia cũng đồng ý rằng CMD chủ yếu lây lan bằng cách vận chuyển nguyên liệu trồng sắn nhiễm bệnh được sử dụng để trồng các cánh đồng mới. Các vectơ bọ phấn trắng (whitefly) tự nhiên của bệnh có mặt trên sắn trong vùng và đóng vai trò môi giới truyền bệnh trong các lĩnh vực nhưng chúng đóng một vai trò nhỏ cho đến nay trong sự lây lan của bệnh sang các lĩnh vực mới. Quan trọng nhất, các chuyên gia chỉ ra rằng việc vận chuyển và xuất khẩu tinh bột, sắn lát, bột sắn hoặc củ sắn tươi không đe dọa nhập khẩu bệnh thông qua bất kỳ sản phẩm nào làm giảm lo ngại về thương mại trong nước và xuất khẩu. Các nước trong khu vực được khuyến khích chủ động truyền đạt tình trạng của bệnh và tham gia cùng nhau để gắn kết một hành động phối hợp chống lại mối đe dọa virus mới khảm lá sắn trong khu vực.

Kinh nghiệm kiểm soát dịch bệnh virus khảm lá sắn CMD ở châu Phi và châu Á đã chỉ ra rằng nguồn rủi ro lớn nhất để lây lan bệnh này từ sang vùng khác là do sự trao đổi của hom giống sắn từ cây bị nhiễm bệnh. Các cây sắn bị nhiễm bệnh có thể được vận chuyển hàng trăm cây số trong một ngày. Các vectơ bọ phấn trắng ((whitefly) cũng có thể góp phần lan truyền bệnh lên đến 100 km mỗi năm. Biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt trong nước là đặc biệt quan trọng để giám sát vùng bệnh hại và hạn chế sự di chuyển của hom giống bị nhiễm bệnh lan truyền từ nơi này sang nơi khác. Cần chú ý xác định các khu vực không có bệnh để giữ cho chúng không bị bệnh. Việc thương mại hóa ngành công nghiệp sắn ở Đông Nam Á tạo cơ hội cho việc cải thiện dòng chảy thông tin để ngăn chặn sự di chuyển của các vật liệu trồng giống sắn bị nhiễm bệnh.

Kế hoạch hành động theo vùng có thể bao gồm các bước sau:

Hành động ngắn hạn

+ Tích hợp dữ liệu giám sát liên tục được thu thập bởi các nhóm nghiên cứu khác nhau làm việc trong khu vực để xác định các khu vực bị ảnh hưởng và bị đe dọa ngay lập tức
+ Lập bản đồ phân bố giống ở các khu vực có tỷ lệ mắc CMD cao bằng cách sử dụng các marker phân tử.
+ Phổ biến thông tin cho các dịch vụ khuyến nông và nông dân để nâng cao nhận thức và quản lý bệnh.
+ Nhân nhanh và phân phối hom giống không có virus (hoặc những giống sắn năng suất bột cao ít bị nhiễm virus khảm lá CMD) cho nông dân ở các vùng bị ảnh hưởng.
+ Tiêu chuẩn hóa các giao thức chẩn đoán và giám sát được sử dụng bởi các nhóm nghiên cứu khác nhau làm việc trong khu vực

Hành động trung hạn

+ Nhập khẩu, thử nghiệm và nhân của vật liệu giống sắn kháng CMD hiện tại ở một số địa điểm trong khu vực.
+ Giới thiệu cách ly các quần thể này được phát triển bằng cách nhập nội nguồn gen giống sắn kháng CMD từ các giống sắn châu Phi, châu Mỹ Latinh và Đông Nam Á .

Hành động dài hạn

+ Sự tích hợp của các gen kháng virus vào giống sắn KU50 (đối với Việt Nam sử dụng hai giống để tích hợp gen kháng virus là KM419 và KM94 có quy mô trồng 42% và 37% diện tích sắn Việt Nam hiện nay) dựa trên lợi ích từ tất cả những đặc tính tốt mà giống được trồng rộng rãi này trong khu vực có thể cung cấp.

+ Cộng đồng sắn quốc tế có mặt tại hội nghị bày tỏ sự sẵn sàng mạnh mẽ của họ để cộng tác với bất kỳ kế hoạch khu vực nào nhằm quản lý sự lây lan của CMD. Đặc biệt, các đồng nghiệp sắn từ lục địa châu Phi có thể cung cấp kiến ​​thức tích lũy rộng rãi về CMD, sự lan truyền và kiểm soát chúng, bao gồm các công cụ chẩn đoán và các giống kháng CMD có năng suất cao.

+ GCP21 đã tập hợp một loạt các bên liên quan trong khu vực Đông Nam Á và đang lập kế hoạch một hội thảo khu vực để xây dựng kế hoạch hành động chi tiết phối hợp với các bên liên quan trong khu vực để nhanh chóng thực hiện các biện pháp can thiệp khẩn cấp ngăn chặn dịch bệnh CMD gây ảnh hưởng tiêu cực đến công nghiệp sắn vùng này.

1.2. Hành động khẩn cấp ở Campuchia và Hội thảo khu vực

FRSH NEWS http://www.freshnewsasia.com Báo Campuchia ngày 18 /9/2018 đưa tin: Hội thảo khu vực về kế hoạch kiểm soát bệnh khảm lá sắn ở Đông Nam Á được khai mạc sáng ngày 18 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, ông Lincoln đã kêu gọi Campuchia và cộng đồng quốc tế chung sức nỗ lực ngăn chặn dại dịch bệnh khảm lá sắn (CMD) đang đe dọa nghiêm trọng đối với toàn bộ chuỗi sản xuất chế biến và xuất khẩu ở Campuchia và Việt Nam.

“Bệnh đã nổ ra ở Ấn Độ và Sri Lanka, và lần đầu tiên ở Đông Nam Á vào năm 2015. Và trong những năm gần đây căn bệnh này đã lan sang Việt Nam và Campuchia, và đã tàn phá nghiêm trọng sản lượng sắn ở mức độ kinh hoàng. Do đó cấp thiết để nghiên cứu và đánh giá tình trạng của đại dịch và đề ra biện pháp phòng trừ ngăn chặn sự lây lan CMD một cách hiệu quả nhất. Ông Lincoln lưu ý rằng cây sắn là mối ưu tiên hàng đầu của đất nước Campuchia vì sắn hiện là cây trồng ưu tiên thứ 2 sau lúa gạo, sắn được trồng hàng năm khoảng 400 ngàn hecta và mang lại hơn 13,8 triệu tấn.”Campuchia đã trở thành nhà cung cấp sắn làm nguyên liệu chính và là thành tựu chính ở Đông Nam Á”, ông nói thêm. Trên thực tế, hơn 3,8 triệu tấn sắn được xuất khẩu sang các thị trường khu vực và toàn cầu vào năm 2017, “ông nói.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, ông Lincoln đã đưa ra một số khuyến nghị chính để nghiên cứu xem xét để tìm ra giải pháp chìa khóa giải quyết vấn đề một cách hiệu quả ngăn chặn đại dịch này. Các khuyến nghị bao gồm :

1: Nghiên cứu thêm để tìm các nguồn dịch bệnh và giới thiệu các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn dịch bệnh từ khu vực này sang vùng khác. Thực hiện các biện pháp khẩn cấp để giảm thiểu hoặc ngăn chặn dịch bệnh có thể đe dọa sản xuất sắn.

2: Tất cả các tổ chức và các quan chức có liên quan được giám sát vai trò trong việc điều chỉnh việc nhập khẩu giống sắn từ các nước có dịch bùng phát đến một khu vực đặc biệt dọc theo biên giới.

3: Tiếp tục nỗ lực để tổ chức sản xuất giống do mình làm ra để tránh nhập khẩu hom giống từ vùng có dịch.

4: Tăng cường hợp tác trong nghiên cứu, chia sẻ thông tin và giải pháp giữa các nước trong khu vực.

5: Nâng cao nhận thức về bệnh khảm lá vi rus CMD và các biện pháp phòng ngừa cho nông dân, chủ trang trại và nhà sản xuất một cách toàn diện và yêu cầu sự hợp tác từ họ trong trường hợp bùng nổ.

Nguồn tin chi tiết tại đây: http://www.freshnewsasia.com/…/99375-2018-09-18-04-33

2. QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á
Lời nói đầu, Mục lục, Bệnh Chương 6

 

 

QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á Từ Nghiên cứu đến Thực hành là sách sắn được viết bởi Reinhardt Howeler and Tin Maung Aye. Người dịch Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai. Nguyên bản tiếng Anh: Sustainable management of cassava in Asia – From research to practice/ Reinhatdt Howeler and Tin Maung Aye. Cali, CO: Centro Internacional de Agricultura Tropical (CIAT), 2015, 148 trang, (CIAT Publication No. 396), chỉ số xuất bản ISBN 978-958-694-136-5, Bản tiếng Việt  CIAT VAAS The Nippon Foundation Nhà xuất bản thông tấn 2015. Sách không bán. Chỉ số xuất bản 9786049450471 Tiến sĩ Clair Hershey, Trưởng Chương trình sắn CIAT giới thiệu: (trích) ” Công việc tóm tắt trong tài liệu này thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt.”.

Được sự đồng ý của tác giả, tài liệu sách sắn mới này được giới thiệu song ngữ Anh Việt lần lượt tại trang Quản lý bền vững sắn châu Á chuyên mục Khoa học Cây trồng
http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlongwww.hoangkimlong.wordpress.com  chuyên mục cùng tên Quản lý bền vững sắn châu Á

 

2017-02-01_nhungnguoiban

 

QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á
Từ Nghiên cứu đến Thực hành

Tác giả: Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye.
Người dịch: Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai

LỜI NÓI ĐẦU

Sắn là một trong những loại cây trồng thích nghi vùng cao phổ biến nhất ở châu Á vì tính linh hoạt của nó trong hệ thống cây trồng, khả năng sản xuất thuận lợi trong điều kiện khó khăn và tính đa dụng cung cấp thực phẩm, thức ăn gia súc, nguồn thu nhập cho hộ nông dân. Mặc dù sắn có tiếng là cây dễ trồng, nó vẫn đòi hỏi phải quản lý tốt để có được năng suất cao qua các năm, đi đôi việc bảo vệ nguồn đất và nước.Thế giới nông nghiệp đang chuyển đổi một cách nhanh chóng và cây sắn cũng không tránh khỏi sự thay đổi này. Một mặt, thị trường sắn và sản phẩm sắn đang tăng trưởng ở một số nước châu Á với khả năng thu lợi nhiều hơn từ cây này. Nhiều giống sắn mới năng suất cao là có giá trị đối với hệ thống sản xuất và sự hiểu biết về quản lý đất và cây trồng tối ưu đã được tăng đều đặn. Đồng thời, vấn đề sâu bệnh cũng trở nên quan trọng và thường ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng. Kiểm soát chúng đòi hỏi kiến thức tốt và quản lý cẩn thận. Có nhiều lựa chọn trong hoạt động quản lý cây trồng như chuẩn bị đất, mật độ trồng, quản lý cỏ dại và các công cụ thu hoạch. Việc sản xuất cây giống chất lượng cao (homhạt giống) có lợi thế tiềm năng mà thường không được đánh giá đầy đủ bởi người trồng sắn. Quản lý độ phì đất là thực hành cốt lõi mang lại thành công lâu dài cho nhiều nông dân trồng sắn. Hiểu biết thấu đáo các yếu tố đầu vào và thực hiện những điều đó góp phần tối ưu hóa năng suất, về lâu dài là nền tảng thành công của một người nông dân trồng sắn.

Nhưng kết hợp đúng thực tiễn cần được cụ thể cho mỗi trang trại. Những người nông dân trồng sắn thường không dễ tiếp cận thông tin chuẩn mực về thực hành quản lý tốt nhất. Ở hầu hết các nước, hệ thống khuyến nông cung cấp tư vấn kỹ thuật cho người nông dân trồng sắn không phát triển như đối với cây lúa hoặc cây ngô và thỉnh thoảng còn không có. Các chuyên gia tư vấn thường là cán bộ khuyến nông, các đại diện bán hàng của công ty cung cấp nguyên liệu đầu vào như phân bón hay thuốc trừ sâu, hay các chuyên viên kỹ thuật của các công ty chế biến. Họ thường làm việc với nhiều loại cây trồng và nhiều nông dân, hoặc có thể có các lợi ích thương mại với động cơ mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Hầu hết các công nghệ được phát triển cho sắn được thiết kế thân thiện môi trường, nghĩa là không phụ thuộc vào đầu vào cao của hóa chất hoặc các thực hành bất lợi. Điều quan trọng là công nghệ được phổ biến và phát huy tận dụng mối quan tâm đối với môi trường.

Cuốn sách này nhằm mục đích cung cấp thông tin có cơ sở tốt về quản lý cây sắn để nông hộ thu lợi tối đa và phát triển tốt hơn trong khi vẫn bảo tồn độ phì nhiêu của đất và phát triển bền vững lâu dài. Nó được dựa trên những kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu từ nhiều thập kỷ qua, đặc biệt không chỉ ở châu Á mà còn ở châu Phi và châu Mỹ Latinh. Rất nhiều thông tin được phát triển bởi sự tham gia làm việc giữa Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT) – có trụ sở ở Cali, Colombia, và một văn phòng khu vực châu Á, trước đây đặt ở Bangkok, Thái Lan và hiện nay đang đặt ở Hà Nội, Việt Nam – với các tổ chức đối tác trong khu vực. Các đối tác này được đề cập trong tài liệu thông qua hướng dẫn thảo luận các thí nghiệm hoặc công nghệ liên quan. Nhiều nông dân tham gia phát triển ý tưởng và giải pháp trong chương trình nghiên cứu có sự tham gia của nông dân (FPR). Đây là một phần quan trọng trong việc đảm bảo sự phù hợp thực tế của các kết quả.

Cuốn sách được thiết kế cho những người cung cấp tư vấn trực tiếp đến nông dân, cũng như các giáo viên, nhà nông học, sinh viên, cán bộ khuyến nông, đại lý nông sản và công nghiệp chế biến cùng những ai quan tâm đến quản lý đất và cây trồng bền vững đối với sắn ở châu Á. Sách cũng được dùng để cung cấp thông tin tư vấn trực tiếp đến nông dân, những người hiểu biết kỹ thuật canh tác sắn để vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Tuy sách chưa có hướng dẩn chi tiết tại trang trại cá nhân nhưng nó là cẩm nang hướng dẫn cho cán bộ khuyến nông và những người làm việc với cộng đồng nông dân để điều chỉnh thích hợp với nhu cầu cụ thể. Chúng tôi mời các đối tác quốc gia sử dụng hướng dẫn này một cách tự do để phát triển các tài liệu bổ sung cho mục đích đào tạo và khuyến nông địa phương.

Các tác giả cuốn sách này là tiến sĩ Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye đã làm việc rộng khắp với một loạt các đối tác, các trạm thí nghiệm và trên đồng ruộng của nông dân. Công việc tóm tắt trong tài liệu này thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt.

Sách hướng dẫn này sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ của quỹ Nippon. Những gắn bó hơn hai thập kỷ hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và phát triển mạng lưới trên khắp Đông Nam Á. CIAT trân trọng cảm ơn vai trò quan trọng của Quỹ Nippon trong các sáng kiến nghiên cứu phát triển thông tin bao gồm hướng dẫn này, cũng như hỗ trợ biên dịch và sản xuất tài liệu hướng dẫn.

Chương trình sắn CIAT hân hạnh giới thiệu hướng dẫn này để sử dụng trong việc quản lý hệ thống sản xuất trồng sắn nhằm tối ưu hóa lợi ích ngắn và dài hạn cho nông dân cũng như để bảo vệ môi trường.

Clair Hershey
Trưởng Chương trình sắn CIAT

Giới thiệu về tác giả

 

Reinhardt Howeler

 

Reinhardt Howeler sinh tại Indonesia nhưng lớn lên ở Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp ở Học viện Nông nghiệp Nhiệt đới, ông di cư sang Mỹ tiếp tục nghiên cứu của mình và lấy bằng tiến sĩ về hóa học đất tại Trường Đại học Cornell. Ông tham gia tổ chức CIAT ở Cali, Colombia năm 1970, khi chương trình sắn mới được thành lập năm 1972. Ông tiến hành các thí nghiệm trong nhà kính để xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây sắn và làm thế nào để quản lý sắn không bị xói mòn nghiêm trọng. Năm 1986, ông chuyển đến văn phòng CIAT châu Á tại Bangkok, Thái Lan và ở lại đây suốt thời gian 23 năm. Ông đã làm việc chặt chẽ với các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông và nông dân trong điều kiện thực tế với tất cả các nước trồng sắn trong khu vực, phát triển các hoạt động quản lý đất và cây trồng tốt hơn, và tăng cường ứng dụng  chúng bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của nông dân (FPR). Kết quả là sản lượng sắn ở châu Á tăng lên đáng kể, cho phép sự gia tăng nhanh chóng của công nghiệp chế biến và sử dụng sắn, tăng cung cầu sử dụng sắn, cải thiện thu nhập và đời sống của nhiều nông hộ trồng sắn. Reinhardt Howeler là chuyên gia sắn nổi tiếng, biên soạn nhiều sách và đã được vinh danh tại Việt Nam (ND).

 

Tin Maung Aye

 

Tin Maung Aye đã được sinh ra và lớn lên ở Myanmar, ở đó ông nhận bằng Cử nhân Nông nghiệp của Viện Nông nghiệp Yezin năm 1984. Sau khi làm việc như một trợ lý nghiên cứu trong ba năm ông chuyển đến Thái Lan, nơi ông hoàn thành bằng Thạc sĩ trong hệ thống nông nghiệp ở Viện Công nghệ Châu Á (AIT) tại Bangkok vào năm 1994. Sau khi làm việc ở các vị trí khác nhau tại AIT, ông tham gia nghiên cứu của tổ chức Landcare Ltd. tại New Zealand với tư cách là một nhà phân tích hóa học, và sau đó làm việc như một trợ lý nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Phân bón và Vôi tại Đại học Massey. Ông đã hoàn thành bằng tiến sĩ về khoa học đất từ Đại học Massey ở New Zealand vào năm 2001. Ông đã làm việc cho chương trình sắn CIAT  như một nhà khoa học đất và nông học sắn từ năm 2005, bốn năm đầu tiên ở Lào và sau đó chủ yếu tại Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar. Ông hiện đang làm việc tại Văn phòng khu vực châu Á-CIAT tại Hà Nội. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã hoạt động trong nông nghiệp cộng đồng và các tổ chức chuyên nghiệp với mục tiêu hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và nâng cao tính bền vững nông nghiệp ở vùng cao ít được ưa chuộng của vùng nhiệt đới châu Á và Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Đông Nam Á.

 

Hoang Gia Bookstore
Nguồn tài liệu trực tuyến: http://nhasachhoanggia.blogspot.com/

 

Mục lục

Chương                                                                                                                   Trang

1      Sắn châu Á, vùng trồng và cách sử dụng .01

 

2      Giống sắn nào tốt hơn  11

 

3      Đất sắn và kỹ thuật đất làm đất 21

 4     Hom giống sắn, thời vụ và kỹ thuật trồng 25

5      Sắn trồng xen 41

6      Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ 49

7      Sắn thiếu dinh dưỡng và bị ngộ độc 63

8      Bón phân NPK cho sắn 71

9      Bón phân trung vi lượng và vôi cho sắn 81

10    Kết hợp phân bón thương mại, phân chuồng và hữu cơ vi sinh 89

11    Cách thức sinh học để tăng năng suất và cải thiện đất 99

12    Làm thế nào để chống xói mòn đất  111

13    Tóm tắt kỹ thuật tổng hợp quản lý sắn bền vững 131

CHƯƠNG 6
SÂU BỆNH HẠI SẮN VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ

Làm cách nào để ngăn chặn những sâu bệnh sắn nghiêm trọng?

Cây sắn cũng như các cây trồng khác có thể bị sâu bệnh nghiêm trọng làm giảm năng suất. Sắn là cây dài ngày nên việc áp dụng thuốc trừ sâu thường xuyên là không kinh tế. Hầu hết các loại sâu bệnh sắn có thể kiểm soát hiệu quả thông qua quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM). Điều này bao gồm:

• Giống sắn có khả năng chống chịu sâu bệnh quan trọng nhất.

• Sử dụng hom giống chất lượng cao, sạch sâu bệnh.

• Xử lý hom giống với một hỗn hợp thuốc diệt nấm và trừ sâu trước khi trồng.

• Bón phân đủ và cân đối để sắn sinh trưởng mạnh và tăng sức chống chịu.

• Không dùng thuốc trừ sâu cho sắn vì chúng có thể tiêu diệt các thiên địch sinh học tự nhiên giúp sắn không nhiễm một số sâu bệnh hại. Thuốc trừ sâu chỉ nên dùng để dập tắt các “điểm nóng”, nơi dịch hại lần đầu được quan sát thấy và chỉ khi dịch ở giai đoạn sớm của sự phát triển. Thuốc trừ sâu có thể được sử dụng để kiểm soát sâu bệnh truyền qua đất, chẳng hạn như mối, vì điều này không ảnh hưởng đến thiên địch của sâu hại lá.

• Để giảm các bệnh sắn truyền qua đất mà chủ yếu là bệnh thối rễ cần luân canh sắn với cây trồng khác, đặc biệt là ngũ cốc hoặc cỏ.

 • Giám sát cây trồng thường xuyên và nhổ bỏ các cây bị nhiễm bệnh hại. Đốt tàn dư cây bị nhiễm bệnh sau khi thu hoạch.

 • Ngăn chặn sự vận chuyển vật liệu trồng nhiễm sâu bệnh từ các cánh đồng bị nhiễm sang những cánh đồng không bị nhiễm.

• Không nên mua vật liệu trồng không rõ nguồn gốc vì có thể rủi ro sâu bệnh.

Bệnh chính hại sắn (trích dẫn chỉ riêng cho bệnh khảm lá sắn CMD)

 

Sắn châu Á gần đây đã có một số bệnh hại nghiêm trọng đang thay đổi vì sản xuất sắn được mở rộng và sắn được trồng quanh năm cho công nghiệp chế biến.  Sau đây là một số bệnh chính hại sắn ở châu Á.

Bệnh khảm lá sắn ở Sri Lanka và Ấn Độ

Virus khảm lá sắn Ấn Độ (ICMV) và virus khảm lá sắn Sri Lanka (SLCMV) là hai thể khảm riêng biệt, có liên quan chặt chẽ với virus gây bệnh khảm lá sắn (CMD) ở châu Phi. Một số giống sắn chống chịu ICMV, nhưng nhiều nông dân ở bang Kerala của Ấn Độ thích giống sắn bản địa của họ vì chất lượng ăn tốt hơn. Việc giới thiệu gần đây của giống sắn kháng CMD từ CIAT, như MNga-1 (được phát triển bởi IITA ở Nigeria) và các giống sắn khác đang được sử dụng rộng rãi trong các chương trình nhân giống sắn tại Ấn Độ để sản xuất giống kháng ICMV với các đặc tính mong muốn khác.

 

benh-virus-kham-la-san
Các triệu chứng của bệnh khảm sắn ở Sri Lanka và Ấn Độ.
giong-khang-benh-virus-kham-la-san
Giống kháng bệnh khảm (ở bên phải của bức ảnh) đang được phát triển ở Ấn Độ.

 

Những triệu chứng của bệnh khảm lá sắn bao gồm những vết lốm đốm úa vàng trên lá xanh với lá biến dạng, có thể dẫn đến rụng lá và cây còi cọc nghiêm trọng. Lá cũng có thể bị giảm kích thước, xoắn và biến dạng. Triệu chứng xuất hiện chủ yếu trong mùa mưa, khiến việc nhận biết các cây bị bệnh rất khó khăn trong mùa khô. Bệnh lây chủ yếu thông qua việc sử dụng các vật liệu trồng bị nhiễm bệnh, cũng như bởi các ruồi trắng Bemisia tabaci.

Để kiểm soát hiệu quả bệnh khảm lá sắn cần thực hiện những điều sau đây:

• Trồng giống sắn kháng như H-97, H-165, và Sree Visakham (ở Việt Nam là giống sắn lai giữa giống kháng CMD và giống sắn thương mại chịu bệnh phổ biến nhất Việt Nam).

• Chọn vật liệu trồng có nguồn gốc từ mô phân sinh sạch bệnh, tiếp theo là nhân dòng vô tính với kiểm tra định kỳ và loại bỏ các cây bị nhiễm.  

• Chọn giống sắn sạch bệnh trước khi bắt đầu mùa khô nóng .

• Nhân giống sắn sạch bệnh ở vùng cao thì ruồi trắng rất ít hoặc không có.

• Sử dụng hom sắn đầu tiên từ những cây sạch bệnh tại vườn ươm gần để ngăn chặn lây lan bệnh hại.  

• Thực hiện thông lệ kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt, tiêu hủy cây bệnh nhanh chóng kịp thời.  

• Trồng xen hoặc chuyển đổi vụ trồng cần đánh giá thêm để xác định hiệu quả.

3. TIẾN BỘ MỚI KIỂM SOÁT BỀN VỮNG BỆNH SẮN CMD
3.1 Giải pháp bền vững ứng phó bệnh sắn châu Á (
Sustainable Cassava Disease Solutions Asia) của Việt Nam và mạng lưới sắn châu Á qua Mười một bài báo mới đây.

 

 

“Việc hướng dẫn nông dân mua giống sắn KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất so với thực trạng nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay” – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật công văn chỉ đạo số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất”
Ts sắn Nguyễn Thị Trúc Mai – 0979872618

 

 

QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á
Hoàng Kim
Jonathan Newby với Ed Sarobol và 3 người khác ngày 15 tháng 8 năm 2020 đã thông tin: tại Giải pháp bền vững bệnh hại sắn ở Đông Nam Á Webinar Series: No 1. Những thông tin mới cập nhật này đúc kết những nổ lực và tiến bộ mới.

 

 

Nguồn gen sắn kháng CMD
Các hàng sắn ở Tây Ninh minh chứng phát huy được sức mạnh của di truyền học (hình). “Giữ niềm tin: Tiến bộ trong việc phát triển các loại chống CMD khả thi thương mại cho châu Á”. Bài thuyết trình
https://cassavadiseasesolutionsasia.net/webinar-series/ từ buổi hội thảo sáng nay có thể được tải xuống tại đây .

Chúc mừng tiến bộ mới của đề tài qua thông tin này.Thật tuyệt vời nguồn gen kháng bệnh CMD. Hai câu hỏi đối với bạn 1) Giống sắn kháng bệnh CMD trong hình trên là giống sắn gì và quan hệ nguồn gốc di truyền như thế nào đối với giống sắn “KM419 siêu bột cọng đỏ”? 2) Giống sắn này có điểm mới gì về đặc tính nông sinh học trong sự so sánh năng suất bột với giống sắn thương mại chủ lực KM419 và KM94 hiện nay chiếm díện tích trồng 42% và 31% diện tích sắn Việt Nam ?

Chọn giống sắn kháng bệnh CMD niềm tin nổ lực và sự hợp tác.
(xem
chi tiết tại đây và tại đây New progress in cassava breeding)

 

quan-ly-ben-vung-san-chau-a-11
quan-ly-ben-vung-san-chau-a-12
quan-ly-ben-vung-san-chau-a-13
quan-ly-ben-vung-san-chau-a-14
quan-ly-ben-vung-san-chau-a-15
quan-ly-ben-vung-san-chau-a-16
quan-ly-ben-vung-san-chau-a-17
quan-ly-ben-vung-san-chau-a-18
quan-ly-ben-vung-san-chau-a-19
quan-ly-ben-vung-san-chau-a-20

 

Video và thông tin yêu thích
Cách mạng sắn Việt Nam
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 15441
Nhập ngày : 01-10-2020
Điều chỉnh lần cuối : 02-10-2020

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  Nguyễn Thái Bình tên anh mãi sáng(09-08-2012)

  Nhà tôi có chim về làm tổ(08-08-2012)

  Thiền Dân Gian của Nguyễn Bảo Sinh(07-07-2012)

  Cung bậc cảm xúc về mảnh đất phương Nam qua thơ ca(07-04-2012)

  Động Thiên Đường, Bố Trạch, Quảng Bình(27-03-2012)

  Xá lợi – Một bí ẩn chưa được khám phá(27-03-2012)

  DH09NH & DH09NHGL Gia đình Nông nghiệp(22-03-2012)

  Unikey bị nhiễm mã độc và cách diệt(04-03-2012)

  Phạm Minh Giắng thay lời Thúy Vân(26-11-2011)

  Trăng rằm bài thơ vui tặng bạn(13-11-2011)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007