Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1470
Toàn hệ thống 3685
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CHÀO NGÀY MỚI 30 THÁNG 7
Hoàng Kim
CNM365Minh triết Hồ Chí Minh; Chuyện Henry Ford lên Trời; Hoa Lúa; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Hải Như thơ về Người, Châu Mỹ chuyện không quên; Thác Iguazu Argentina Brazil (hình) là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới (cùng với Vịnh Hạ Long Việt Nam, Rừng mưa Amazon và Sông Amazon Nam Mỹ, Đảo Jeju Hàn Quốc, Đảo Komodo Vườn quốc gia Komodo Indonesia, Vườn quốc gia sông ngầm Puerto Princesa Philippines, Núi Bàn Nam Phi). Ngày 30 tháng 7 năm 1930, Uruguay giành ngôi vô địch Giải vô địch bóng đá thế giới đầu tiên tại thủ đô Montevideo,. Ngày 30 tháng 7 năm 1863 ngày sinh của Henry Ford, người sáng lập Công ty Ford Motor, Quỹ Ford, là doanh nhân người Mỹ, một trong ba người giàu nhất thế giới. Ngày 30 tháng 7 năm 1997, ngày mất Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam. Ngày 30 tháng 7 năm 1930, ngày sinh Giáo sư Cao Xuân Hạo nhà ngôn ngữ học người Việt, dịch giả, giáo sư văn chương uyên bác. Bài chọn lọc ngày 30 tháng 7: Minh triết Hồ Chí Minh;Chuyện Henry Ford lên Trời; Hoa Lúa; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Hải Như thơ về Người, Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-7;

MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH
Hoàng Kim

Tôi viết minh triết Hồ Chí Minh theo chính kiến và nhận thức của riêng mình. 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và Thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam ngày nay và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Bác Hồ trọn đời minh triết. Bài viết này chỉ đề cập ba ý: Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt; Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức; Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn. Tôi bổ sung hai sử liệu chọn lọc: Thư gửi Nguyễn Ái Quốc của Phan Châu Trình (bàn về phương pháp “ngọa ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội” (ngồi ở nước ngoài kêu gọi người tài giỏi, đợi thời để xông vào trong nước) với thông tin nhiều năm chiêm nghiệm Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương, sự thấu hiểu vì sao không có thỏa hiệp hợp tác khác hơn so với sự thật lịch sử đã xảy ra giữa Hồ Chí Minh với Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Trường Tam khi hình thành nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của đất nước Việt Nam mới

1. Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt 

Bác Hồ là biểu tượng của thế giới người hiền, là tinh hoa văn hóa Việt gốc và văn hóa tương lai. 

Giáo sư Trần Văn Giàu trong bài viết Nhân cách lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luận về bảy phẩm chất nhân cách mà cũng là minh triết của Bác Hồ được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca. Đó là : Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Giáo sư Trần Văn Giàu kết luận: “Xin mượn ý của một nhà báo ở châu Đại Dương để tạm kết chủ đề luận về nhân cách Hồ Chủ tịch: Người ta không thể trở thành một Cụ Hồ Chí Minh, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt hơn”. 

Bác sĩ Vũ Đình Tụng đã kể câu chuyện Bức thư huyết lệ trong hàng vạn chuyện đời thường về Bác Hồ, xin được trích nguyên văn. 

” 8 giờ đêm – một đêm tháng Chạp năm 1946 – bác sĩ Vũ Đình Tụng phải mổ một trường hợp chiến thương quá đặc biệt và rất đau lòng: một chiến sĩ “sao vuông” rất trẻ, tuy vết thương nặng, đạn xé tung cả một khúc ruột mà miệng vẫn mỉm cười, cái nụ cười quá quen thuộc và thân thương đối với bác sĩ. Anh tự vệ Thủ đô ấy, người chiến sĩ gan góc ấy lại chính là Vũ Văn Thành, con trai út của bác sĩ. 

Suốt ngày hôm ấy, tôi đã phải mổ cưa gắp đạn và khâu vết thương cho hàng chục chiến sĩ nhưng đến trường hợp con tôi, thần kinh tôi căng lên một cách kinh khủng. Mấy người giúp việc khuyên tôi nên nghỉ tay, nhưng tôi vẫn cố kìm mình để giữ bình tĩnh gắp mảnh đạn cuối cùng trong thân thể người con. Xong việc, tôi loạng choạng rời khỏi bàn mổ. 

Các bác sĩ và những người giúp việc đã cố gắng nhiều, nhưng vết thương do quân thù gây ra quá nặng đã cướp đi mất Thành, con trai của tôi, anh của Thành là Vũ Đình Tín, tự vệ chiến đấu cũng vừa bị mất sau ngày Tổng khởi nghĩa, tôi đau đớn đến bàng hoàng. 

Một buổi chiều trời rét lắm, sau đêm Nôen cuối cùng ở bệnh viện Bạch Mai, bị bom đạn tàn phá, vào lúc tôi mổ xong một ca thương binh nhẹ thì bác sĩ Trần Duy Hưng, lúc bấy giờ giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ trân trọng trao cho tôi một bức thiếp của Hồ Chủ tịch. Tôi cảm động quá. Mới đầu tôi cứ ngỡ là một mệnh lệnh mới của Người. Nhưng thật không ngờ, đó lại là một bức thư riêng đầy tình cảm lớn lao của Bác chia đau thương với gia đình tôi. Khi đó, Bác gọi tôi là “Ngài”. 

“Thưa Ngài,
Tôi được báo cáo rằng: con giai Ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc. 

Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột. 

Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước – Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi, tinh thần họ luôn luôn sống với non sông Việt Nam. 

Họ là con thảo của Đức Chúa, họ đã thực hiện cái khẩu hiệu: Thượng đế và Tổ quốc. Những thanh niên đó là anh hùng dân tộc. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ. 

Ngài đã đem món quà quý báu nhất là con của mình, sẵn sàng hiến cho Tổ quốc. Từ đây, chắc Ngài sẽ thêm ra sức giúp việc kháng chiến để bảo vệ nước nhà thì linh hồn cháu ở trên trời cũng bằng lòng và sung sướng. 

Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn Ngài, và gửi Ngài lời chào thân ái và quyết thắng.
Tháng 1-1947
Hồ Chí Minh” 

Đọc xong bức thư, tôi thấy bàng hoàng. Bác bận trăm công nghìn việc, thế mà Bác vẫn nghĩ đến tôi, một gia đình đang có cái tang đau lòng như hàng vạn gia đình khác. 

Tôi thấy nỗi đau thương và sự hy sinh của gia đình mình trở thành nhỏ bé trong cái tình thương mênh mông và sự hy sinh cao cả của Bác đối với cả dân tộc. Tôi nhủ mình sẽ phải làm tốt công việc để xứng đáng với sự hy sinh của các con và khỏi phụ lòng Bác. 

Sau đó, tôi theo Bác lên Việt Bắc – căn cứ thần thánh của cách mạng Việt Nam. Từ một người thầy thuốc của xã hội cũ, một giáo dân ngoan đạo, tôi đã trở thành một người thầy thuốc tốt, một Bộ trưởng Bộ Thương binh xã hội của nước Việt Nam mới. 

Vũ Đình Tụng kể, Lê Thân ghi, theo báo Nghệ An, tháng 9-1994 

Tổ chức UNESCO tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 ở Paris năm 1987 đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa“ do các đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Người trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, và Người đã dành cả cuộc đời mình cho sự giải phóng nhân dân Việt Nam, đóng góp cho cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc. 

19 tháng 5 là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là ngày thành lập Việt Minh và khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Hành trình đến tự do hạnh phúc của dân tộc Việt đã trãi qua giành độc lập dân tộc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc trong cuộc trường chinh thế kỷ . Minh triết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp đấu trang giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc quy non sông vào một mối. Những việc khác Bác có Di chúc để lại cho đời sau. Công lao và những biến đổi phần sau không thể và không nên quy hết về Người. Có một số uẩn khúc đời người cần có đủ tư liệu mới đánh giá đầy đủ. 

Bác Hồ có bài thơ “Chơi chữ” rất lạ vào những ngày đầu khởi lập nước Việt Nam mới.Đó là một kỳ thư, kinh Dịch độc đáo, một luận giải sứ mệnh và tự đánh giá của Bác:

Chơi chữ 
Hồ Chí Minh 
(Bản dịch của Nam Trân): 

Người thoát khỏi tù ra dựng nước,
Qua cơn hoạn nạn, rõ lòng ngay;
Người biết lo âu, ưu điểm lớn,
Nhà lao mở cửa, ắt rồng bay! 

Nguyên tác:
Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc,
Hoạn quá đầu thì thuỷ kiến trung;
Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại,
Lung khai trúc sản, xuất chân long. 

折字
Chiết tự
Chơi chữ
囚人出去或為國
患過頭時始見 忠
人有憂愁優點大
籠開竹閂出真龍 

Chiết tự là một hình thức phân tích chữ Hán ra từng bộ phận để thành những chữ mới, có ý nghĩa khác với ý nghĩa ban đầu. Theo lối chiết tự, bài thơ này còn có nghĩa đen như sau: chữ tù (囚) bỏ chữ nhân (人), cho chữ hoặc (或) vào, thành chữ quốc (國). Chữ hoạn (患) bớt phần trên đi thành chữ trung (忠). Thêm bộ nhân (人) đứng vào chữ ưu (憂) trong “ưu sầu” thành chữ ưu (優) trong “ưu điểm”. Chữ lung (籠) bỏ bộ trúc đầu (竹) thành chữ long (龍). 

Anh Phan Chí Thắng có bài thơ viên đá thời gian “Ảnh ngày 19 /5 36 năm trước”

Vườn cây che mát nhà sàn
Mặt ao in bóng dịu dàng trời mây
Người như còn sống nơi đây
Mắt cười ấm áp đủ đầy yêu thương
Huệ thơm ngan ngát tỏa hương
Bước chân khẽ vọng con đường Bác qua
Nước non đất Việt là nhà
Biển xa núi thẳm đều là chốn quê:

Bác thật sự Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên.
Hải Như thơ về Người và Ghi chép của Sơn Tùng, tôi thường đọc lại

Vị tướng của lòng dân Võ Nguyên Giáp có nhiều đúc kết trí tụệ sâu sắc về Bác

2. Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức 

Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng chuyên nghiệp, mẫu mực về đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng về tự học suốt đời. Người nói: “Học ở đâu? Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân“. Người luôn nói và làm đi đôi., học không biết mỏi, dạy không biết chán. 

Bác viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Jêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy..” Trích “Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng”, NXB Khoa học xã hội, H.1996, trang 152. (Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng). 

Nói và làm của Hồ Chí Minh điều gì cũng minh triết và thiết thực. Từ bài “Tâm địa thực dân” viết ở Pháp năm 1919 đến “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945. Từ “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” năm 1945 đến “Lời kêu gọi sau khi hội nghị Giơnevơ thành công” năm 1954. Từ “Lời phát biểu trong buổi đón tiếp Ủy ban Quốc tế” năm 1954 sau cuộc chiến tranh Đông Dương tàn khốc và dai dẳng 8,9 năm đến “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” công bố năm 1969 lúc cuộc chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn dữ dội và ác liệt nhất. Việc làm nào, lời nói nào của Bác Hồ đều là nói đi đôi với làm, là khuôn vàng thước ngọc của đạo đức cách mạng “cần, liêm, chính, chí công vô tư“. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ Quốc, tự do và hạnh phúc của dân. Người viết: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Tư tưởng xuyên suốt của Người là “Việc gì lợi cho dân , ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân ta phải hết sức tránh” “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” 

Hồ Chí Minh có nhiều bài chuyên bàn về đạo đức và đạo đức cách mạng. Đó là các bài “Đạo đức công dân” (1-1955), Đạo đức cách mạng (6-1955; 12-1958), “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (2-1969). Người chủ trương phát triển văn hóa gắn liền với đời sống mới, kêu gọi thực hành đời sống mới trong mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp và trong từng con người. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: ” Đời sống mới không phải là cái gì cũ cũng bỏ hết không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý…; Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm …; Cái gì mới mà hay thì ta phải làm” 

3. Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn  

Ông Trường Chinh nói với ông Hà Đăng khi chiêm nghiệm về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh: Bác Hồ rất ít trích dẫn. Lúc đầu tôi cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: Mác, Ang ghen, Lê Nin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Ang ghen, Lê Nin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Ông Trường Chinh là một trong những người làm việc lâu nhất, thường xuyên nhất với Bác. Những chắt lọc và nhận xét trên đây chắc chắn là điều cần cho chúng ta suy ngẫm. 

“Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn” đó là phong cách văn chương của Hồ Chí Minh. Những người thông hiểu lịch sử, văn hóa, hiểu sâu các điển cố văn chương, chuyện hay tích cổ sẽ có thể chỉ ra vô số những điều trùng khớp của những lời hay ý đẹp từ xa xưa đã được Bác vận dụng một cách hợp lý hợp tình trong thời đại mới. Bác là người chú trọng ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính thuyết phục cao, có nhịp điệu. Một thí dụ nhỏ như câu: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỹ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” là câu sáu chữ có nhịp điệu như câu thơ cổ.   

Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Suốt đời Bác làm hai việc chính là kiến tạo Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thành một mặt trận rộng rãi “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công, đại thành công” thực hiện “kế sách một chữ đồng” giành độc lập dân tộc và mở đường thống nhất Việt Nam. 

Bác Hồ thật đúng là: “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh. Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành. Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy. Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH”.

Một số vĩ nhân còn lầm lẫn và khuyết điểm vào một thời điểm nào đó trong đời, riêng Bác Hồ thì sự lầm lẫn và khuyết điểm chưa tìm thấy.

Hồ Chí Minh trọn đời minh triết.

4. Hồ Chí Minh và Bảo Đại, một sự thật lịch sử

Minh triết Hồ Chí Minh nghiên cứu lịch sử của Hoàng Kim nhằm hiểu đúng thực chất Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương: Vì sao không có được giải pháp hợp tác giữa Hồ Chí Minh với Bảo Đại, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Trường Tam, Trần Trọng Kim, Nguyễn Hải Thần, Phạm Quỳnh, Hoàng Xuân Hãn và Phan Văn Giáo? Trong tất cả những nhân vật nêu trên thì người tâm điểm của chìa khóa lịch sử Việt Nam mới là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quốc trưởng Bảo Đại,

Đánh giá về bình sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu sắc nhất có lẽ đó là bài thơ: “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh. Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành. Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy. Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH”. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời có nói : “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.  Suốt đời Bác làm hai việc chính là kiến tạo Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thành một mặt trận rộng rãi “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công, đại thành công” thực hiện “kế sách một chữ đồng” giành độc lập dân tộc và mở đường Hồ Chí Minh thống nhất đất nước Việt Nam. Minh triết Hồ Chí Minh tư liệu góp phần tìm tòi bằng chúng sự thật lịch sử Minh triết Hồ Chí Minhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-ho-chi-minh/

MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH
Hoàng Kim

Thanh nhàn ta đọc chuyện trăm năm.
Người hiểu thường khi nói ít lầm.
Sự đọc thung dung còn đọng lại.
Trãi mình trong cõi thấu nhân văn

Tài liệu “Cuộc phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời”  đăng trên Tạp chí Xưa và Nay số 456 tháng 2 năm 2015, được trích thuật trong nghiên cứu lịch sử này, sẽ giúp chúng ta một góc nhìn đối thoại giữa Cựu hoàng Bảo Đại đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh mà không cắt xén, biên tập lại, sửa chữa, hoặc không có bất cứ một lời bình phẩm nào. Tác phẩm này là quan trọng, cần thiết và đáng tin cậy. Đề cương câu hỏi của nhà sử học  Fédéric Mitterand, cháu của Tổng thống Mitterand bố cục thật tuyệt vời và Cựu hoàng Bảo Đại cũng đã trả lời “hay và thật rõ ràng”. Dư âm buổi phỏng vấn lắng đọng. Tài liệu này cùng với “Danh mục một số tư liệu lịch sử tuyển chọn” mời quý bạn đọc lại cẩn thận thật chậm và kỹ để tự suy ngẫm. Tài liệu chính gồm: 1) Ngọn nến Hoàng cung bộ phim lịch sử của đạo diễn Nguyễn Quốc Hưng, đoạt Giải thưởng: Cánh Diều Vàng Việt Nam cho Phim truyền hình dài tập xuất sắc nhất; 2) Chính phủ của Bảo Đại và Trần Trọng Kim; 3) Tài liệu cho sử gia; 4) Trần Chung Ngọc và sachhiem.net ;5)  Đế quốc Việt Nam; 6) Một cơ hội bị bỏ lỡ ở Việt Nam năm 1945?; 7) Học giả Trần Trọng Kim; 8) Hoàng Xuân Hãn con người và chính trị;  9) Nhà văn hóa Phạm Quỳnh; 10) Bảo Long – Hoàng thái tử cuối cùng thời quân chủ VN; 11) Vài suy nghĩ về cựu hoàng Bảo Đại; 12) Phan Văn Giáo người đứng đầu miền Trung thời Cựu hoàng Bảo Đại làm Quốc trưởng; 13) Tư liệu quý ngày 2 tháng 9;

Trân trọng cám ơn sự bổ khuyết và thẩm định của bạn đọc

CUỘC PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP CỰU HOÀNG BẢO ĐẠI
TRƯỚC KHI ÔNG QUA ĐỜI

Trước khi Bảo Đại qua đời (1997), nhà sử học trẻ Fédéric Mitterand, cháu của Tổng thống Mitterand, đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp cựu hoàng tại nhà riêng (tầng trệt cao ốc 29 Presnel, quận 16, Paris). Lần đầu tiên cựu hoàng nói về những kỷ niệm và thổ lộ ước vọng của ông về đất nước Việt Nam, trong đó có việc ông thành lập chính phủ Trần Trọng Kim thân Nhật và trong trường hợp nào ông đã thoái vị làm cố vấn cho chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà. Cuộc phỏng vấn này đã được phát trên truyền hình Pháp nhiều lần, hoàng nữ Phương Thảo (con của bà Bùi Mộng Điệp và cựu hoàng Bảo Đại) đã thu được và cung cấp cho tôi, kỹ sư Bùi Hữu Lân (cựu sinh viên Đại học Bách khoa Pháp) và ông Nguyễn Đắc Xuân chuyển qua Việt ngữ. Xin trích một đoạn sau đây để bạn đọc tham khảo về những sự kiện cách nay 70 năm.

Frédéric Mitterand: Đây là một thời kỳ (1944-1946) lạ lùng: có một chủ quyền của nước Pháp Vichy, có đông đảo người Nhật, có vua Bảo Đại im lặng đứng nhìn tình thế, bên cạnh nhân dân Việt Nam. Nước Pháp được giải phóng, thay đổi chế độ chính trị, với tướng De Gaulle lên cầm quyền. Lúc ấy ở Việt Nam tình hình ra thế nào?

Bảo Đại: Người Việt chúng tôi mù tịt. Chúng tôi hoàn toàn không biết việc gì đã xảy ra. Chúng tôi có biết nước Pháp được giải phóng, chấm hết.

Frédéric Mitterand: Và người Nhật? Lúc ấy một thời gian sau họ làm đảo chánh?

Bảo Đại: Người Nhật làm đảo chánh vì người Pháp cho rằng, sau khi quân Nhật đã thua nhiều trận ở mặt trận Thái Bình Dương, nước Nhật đã đến thời tận số. Cho nên người Pháp mới bắt đầu tổ chức một loạt kháng chiến. Người Nhật, thấy đã hết thời, không muốn như vậy và đó cũng là một vấn đề thể diện. Họ đã làm đảo chánh và gạt bỏ chủ quyền của Pháp.

Frédéric Mitterand: Lúc ấy, ngài bất đắc dĩ cũng bị lôi cuốn phần nào trong cuộc ẩu đả đó?

Bảo Đại: Đó là một câu chuyện khá đầy kịch tính. Hôm người Nhật làm đảo chánh tôi không có mặt trong cung. Tôi đi săn. Đến khi trở về cung các cửa cung đều mở. Có tiếng súng nổ. Một sĩ quan Nhật đến trình diện với tôi, xin tôi chịu khó chờ một chút: “Chúng tôi đang giải quyết vài vấn đề”, và sau đó ông sĩ quan này dẫn tôi vào cung. Một thời gian sau, tôi vào trong cung, cũng ông sĩ quan ấy nói với tôi: “Ngày mai, có một nhân vật quan trọng, một đại sứ, đến trình diện với ngài”. Ngày hôm sau tôi tiếp đại sứ Yokoyama. Đại sứ trình uỷ nhiệm thư và nói với tôi rằng: “Thiên Hoàng cho tôi đến bên cạnh Ngài”. Đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với người Nhật.

Frédéric Mitterand: Trước đó ngài đã có suy nghĩ về hoàng đế Nhật Bản?

Bảo Đại: Chúng tôi biết hoàng đế Nhật, nhất là Minh Trị Thiên Hoàng, đã mở cửa nước Nhật cho thế giới hiện đại.

Frédéric Mitterand: Và ngài có quan tâm đến kinh nghiệm này?

Bảo Đại: Có, tôi có theo dõi khá sát lịch sử nước Nhật.

Frédéric Mitterand: Người Nhật tỏ ra rất kính trọng ngài, và ngay sau đó, đề nghị ngài tuyên bố nước Việt Nam độc lập. Một tình trạng gay cấn vì thực sự không còn chủ quyền của Pháp lúc đó nữa. Chính tướng De Gaulle cũng đã nó: “Tôi thấy Đông Dương đã rời xa như một con tàu lớn”. Không có vấn đề duy trì chính quyền Vichy, còn người Nhật thì yêu cầu ngài tuyên bố độc lập. Và ngài lưỡng lự?

Bảo Đại: Trước hết, tôi nghi ngờ vì không biết nền độc lập này có giá trị đến mức nào.

Frédéric Mitterand: Đó là một cái bẫy?

Bảo Đại: Không phải là cái bẫy nhưng hai chữ ấy vô cùng kỳ diệu, đó là hai chữ thiêng liêng, hai chữ Độc Lập. Đối với thần dân tôi, tôi không thể từ chối Độc Lập, nếu tôi từ chối, thần dân tôi sẽ trách tôi. Đó là cơ hội ngàn năm một thuở để chứng tỏ rằng chúng tôi độc lập, dù cái độc lập ấy có hình thức thế nào. Điều kỳ lạ là khi tôi ký tuyên ngôn độc lập, tôi hỏi Đại sứ Nhật: “Có vấn đề trao đổi gì không?”. Ông trả lời: “Không, chúng tôi không đòi hỏi ngài bất cứ một điều gì; chúng tôi giải phóng quý quốc; có thế thôi”.

Frédéric Mitterand: Nhưng dầu sao, ngài không ngại trở nên một con bài trong tay người Nhật, và ngài không ngại làm cho người Pháp nghĩ rằng ngài đã bỏ rơi họ?

Bảo Đại: Không, hoàn toàn không. Tôi không muốn tôi là con bài trong tay người Nhật. Một hôm ông tướng chỉ huy quân đội viễn chinh Nhật ở Đông Dương xin tôi tham gia vào chiến cuộc để giúp nước Nhật, vì lúc đó Nhật đang ở trong một giai đoạn khó khăn, tôi trả lời: “Nay chúng tôi độc lập, không thể sai khiến chúng tôi điều gì nếu chúng tôi đã độc lập. Chúng tôi tự do làm điều gì chúng tôi muốn, các Ngài không có quyền can thiệp vào nội bộ chúng tôi”. Và người Nhật đã hiểu.

Frédéric Mitterand: Có cái ngại kia, ngại làm cho người Pháp nghĩ rằng ngài đã bỏ rơi họ?

Bảo Đại: Không những tôi đã nghĩ đến việc này, mà nhiều người Pháp đã cho rằng tôi đã phản bội họ. Khi tôi trở qua Pháp năm 1948, có một chiến dịch báo chí chống tôi, nói rằng: “Đó là một con người phản bội, ông ấy đã bỏ rơi chúng ta, ông ấy đi với bọn Nhật”. Tôi phải đưa Hiệp ước Bảo hộ ra. Nó đây, theo điều 11 hay 13, nước Pháp có trách nhiệm giữ an ninh cho nhà vua, chống lại kẻ địch bên ngoài cũng như nội loạn bên trong. Ai đã phá bỏ hiệp ước này? Không phải tôi. Ngày 9-3-1945, chủ quyền Pháp đã không còn nữa.

Frédéric Mitterand: Người Nhật có ngược đãi người Pháp không?

Bảo Đại: Không, quân đội của Thiên Hoàng không làm cái việc tàn ác. Thủ phạm là đội Kempetai, là một loại Lê Dương của Nhật. Đội Kempetai này đã làm các việc tàn ác đối với người Pháp.

Frédéric Mitterand: Bỗng nhiên ta lâm vào cái thế phức tạp. Vì ngài có nhiều quyến luyến với người Pháp. Ngài không thể bình thản mãi?

Bảo Đại: Đó là tình cảm cá nhân, nhưng tôi phải nghĩ trước hết đến quốc gia dân tộc. Người Nhật đã đem độc lập đến cho chúng tôi, tôi phải cụ thể hoá nền độc lập đó. Cho nên tôi đã lập một chính phủ. Các quan đại thần lúc ấy đã xin rút lui để chúng tôi có một chính phủ tân tiến.

Frédéric Mitterand: Lúc đầu tiên ngài thực hiện quyền lực của một ông vua lập hiến, của một ông vua thời hiện đại. Vậy chính phủ ấy có những ai.

Bảo Đại: Đó là những trí thức trẻ, nhiều người ở Pháp, những kỹ sư trường bách khoa, những tiến sĩ luật, những bác sĩ y khoa, họ thông hiểu cả Đông và Tây. Về chức Thủ tướng, tôi đã chọn một học giả thông hiểu cả Đông và Tây.

Frédéric Mitterand: Trước tình hình mới ấy, tâm trạng của dân chúng thế nào?

Bảo Đại: Có thể nói rằng dân chúng cảm thấy nhẹ nhõm.

Frédéric Mitterand: Nước Nhật sụp đổ. Bom nguyên tử nổ. Đế quốc Nhật Bản không còn. Vào khoảng đó, những người Cộng sản gây nên một áp lực ngày càng lớn?

Bảo Đại: Thật ra, lúc đầu không phải là những người Cộng sản, mà là những người quốc gia. Đồng bào tôi, nhất là giới trí thức, nghĩ rằng cần có một cuộc cách mạng. Đối với họ, nếu không có cách mạng thì không có tiến hoá. Tôi sợ họ làm một cuộc cách mạng. Nếu ông nhớ lại cái hiệp ước Yalta và Postdam, mặc dầu Nhật thua trận, nhưng Nhật có trách nhiệm phải giữ trật tự, tức là quân đội Nhật không bị giải giáp. Tôi sợ quân Nhật bắn vào dân. Tôi mới nói rằng: “Thần dân đã muốn một cuộc cách mạng, thì chính tôi đã làm một cuộc cách mạng đó rồi. Tôi sẽ ra đi như thế”.

Frédéric Mitterand: Và ngài thoái vị. Việc này đối với chúng tôi, quả là hơi khó hiểu?

Bảo Đại: Không, có thể khó hiểu đối với ông, nhưng không khó hiểu đối với người dân Việt Nam. Người dân Việt Nam đã hiểu. Chỉ có điều người dân Việt Nam không thấy một việc, đó chính là những người trong chính phủ mới là những người Cộng sản. Nhưng họ có biết một việc, là trong chính phủ ấy, nghĩa là người đứng ra lập chính ph

CHÀO NGÀY MỚI 30 THÁNG 7
Hoàng Kim
CNM365Minh triết Hồ Chí Minh; Chuyện Henry Ford lên Trời; Hoa Lúa; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Hải Như thơ về Người, Châu Mỹ chuyện không quên; Thác Iguazu Argentina Brazil (hình) là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới (cùng với Vịnh Hạ Long Việt Nam, Rừng mưa Amazon và Sông Amazon Nam Mỹ, Đảo Jeju Hàn Quốc, Đảo Komodo Vườn quốc gia Komodo Indonesia, Vườn quốc gia sông ngầm Puerto Princesa Philippines, Núi Bàn Nam Phi). Ngày 30 tháng 7 năm 1930, Uruguay giành ngôi vô địch Giải vô địch bóng đá thế giới đầu tiên tại thủ đô Montevideo,. Ngày 30 tháng 7 năm 1863 ngày sinh của Henry Ford, người sáng lập Công ty Ford Motor, Quỹ Ford, là doanh nhân người Mỹ, một trong ba người giàu nhất thế giới. Ngày 30 tháng 7 năm 1997, ngày mất Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam. Ngày 30 tháng 7 năm 1930, ngày sinh Giáo sư Cao Xuân Hạo nhà ngôn ngữ học người Việt, dịch giả, giáo sư văn chương uyên bác. Bài chọn lọc ngày 30 tháng 7: Minh triết Hồ Chí Minh;Chuyện Henry Ford lên Trời; Hoa Lúa; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Hải Như thơ về Người, Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-7;

MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH
Hoàng Kim

Tôi viết minh triết Hồ Chí Minh theo chính kiến và nhận thức của riêng mình. 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và Thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam ngày nay và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Bác Hồ trọn đời minh triết. Bài viết này chỉ đề cập ba ý: Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt; Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức; Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn. Tôi bổ sung hai sử liệu chọn lọc: Thư gửi Nguyễn Ái Quốc của Phan Châu Trình (bàn về phương pháp “ngọa ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội” (ngồi ở nước ngoài kêu gọi người tài giỏi, đợi thời để xông vào trong nước) với thông tin nhiều năm chiêm nghiệm Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương, sự thấu hiểu vì sao không có thỏa hiệp hợp tác khác hơn so với sự thật lịch sử đã xảy ra giữa Hồ Chí Minh với Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Trường Tam khi hình thành nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của đất nước Việt Nam mới

1. Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt 

Bác Hồ là biểu tượng của thế giới người hiền, là tinh hoa văn hóa Việt gốc và văn hóa tương lai. 

Giáo sư Trần Văn Giàu trong bài viết Nhân cách lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luận về bảy phẩm chất nhân cách mà cũng là minh triết của Bác Hồ được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca. Đó là : Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Giáo sư Trần Văn Giàu kết luận: “Xin mượn ý của một nhà báo ở châu Đại Dương để tạm kết chủ đề luận về nhân cách Hồ Chủ tịch: Người ta không thể trở thành một Cụ Hồ Chí Minh, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt hơn”. 

Bác sĩ Vũ Đình Tụng đã kể câu chuyện Bức thư huyết lệ trong hàng vạn chuyện đời thường về Bác Hồ, xin được trích nguyên văn. 

” 8 giờ đêm – một đêm tháng Chạp năm 1946 – bác sĩ Vũ Đình Tụng phải mổ một trường hợp chiến thương quá đặc biệt và rất đau lòng: một chiến sĩ “sao vuông” rất trẻ, tuy vết thương nặng, đạn xé tung cả một khúc ruột mà miệng vẫn mỉm cười, cái nụ cười quá quen thuộc và thân thương đối với bác sĩ. Anh tự vệ Thủ đô ấy, người chiến sĩ gan góc ấy lại chính là Vũ Văn Thành, con trai út của bác sĩ. 

Suốt ngày hôm ấy, tôi đã phải mổ cưa gắp đạn và khâu vết thương cho hàng chục chiến sĩ nhưng đến trường hợp con tôi, thần kinh tôi căng lên một cách kinh khủng. Mấy người giúp việc khuyên tôi nên nghỉ tay, nhưng tôi vẫn cố kìm mình để giữ bình tĩnh gắp mảnh đạn cuối cùng trong thân thể người con. Xong việc, tôi loạng choạng rời khỏi bàn mổ. 

Các bác sĩ và những người giúp việc đã cố gắng nhiều, nhưng vết thương do quân thù gây ra quá nặng đã cướp đi mất Thành, con trai của tôi, anh của Thành là Vũ Đình Tín, tự vệ chiến đấu cũng vừa bị mất sau ngày Tổng khởi nghĩa, tôi đau đớn đến bàng hoàng. 

Một buổi chiều trời rét lắm, sau đêm Nôen cuối cùng ở bệnh viện Bạch Mai, bị bom đạn tàn phá, vào lúc tôi mổ xong một ca thương binh nhẹ thì bác sĩ Trần Duy Hưng, lúc bấy giờ giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ trân trọng trao cho tôi một bức thiếp của Hồ Chủ tịch. Tôi cảm động quá. Mới đầu tôi cứ ngỡ là một mệnh lệnh mới của Người. Nhưng thật không ngờ, đó lại là một bức thư riêng đầy tình cảm lớn lao của Bác chia đau thương với gia đình tôi. Khi đó, Bác gọi tôi là “Ngài”. 

“Thưa Ngài,
Tôi được báo cáo rằng: con giai Ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc. 

Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột. 

Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước – Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi, tinh thần họ luôn luôn sống với non sông Việt Nam. 

Họ là con thảo của Đức Chúa, họ đã thực hiện cái khẩu hiệu: Thượng đế và Tổ quốc. Những thanh niên đó là anh hùng dân tộc. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ. 

Ngài đã đem món quà quý báu nhất là con của mình, sẵn sàng hiến cho Tổ quốc. Từ đây, chắc Ngài sẽ thêm ra sức giúp việc kháng chiến để bảo vệ nước nhà thì linh hồn cháu ở trên trời cũng bằng lòng và sung sướng. 

Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn Ngài, và gửi Ngài lời chào thân ái và quyết thắng.
Tháng 1-1947
Hồ Chí Minh” 

Đọc xong bức thư, tôi thấy bàng hoàng. Bác bận trăm công nghìn việc, thế mà Bác vẫn nghĩ đến tôi, một gia đình đang có cái tang đau lòng như hàng vạn gia đình khác. 

Tôi thấy nỗi đau thương và sự hy sinh của gia đình mình trở thành nhỏ bé trong cái tình thương mênh mông và sự hy sinh cao cả của Bác đối với cả dân tộc. Tôi nhủ mình sẽ phải làm tốt công việc để xứng đáng với sự hy sinh của các con và khỏi phụ lòng Bác. 

Sau đó, tôi theo Bác lên Việt Bắc – căn cứ thần thánh của cách mạng Việt Nam. Từ một người thầy thuốc của xã hội cũ, một giáo dân ngoan đạo, tôi đã trở thành một người thầy thuốc tốt, một Bộ trưởng Bộ Thương binh xã hội của nước Việt Nam mới. 

Vũ Đình Tụng kể, Lê Thân ghi, theo báo Nghệ An, tháng 9-1994 

Tổ chức UNESCO tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 ở Paris năm 1987 đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa“ do các đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Người trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, và Người đã dành cả cuộc đời mình cho sự giải phóng nhân dân Việt Nam, đóng góp cho cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc. 

19 tháng 5 là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là ngày thành lập Việt Minh và khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Hành trình đến tự do hạnh phúc của dân tộc Việt đã trãi qua giành độc lập dân tộc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc trong cuộc trường chinh thế kỷ . Minh triết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp đấu trang giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc quy non sông vào một mối. Những việc khác Bác có Di chúc để lại cho đời sau. Công lao và những biến đổi phần sau không thể và không nên quy hết về Người. Có một số uẩn khúc đời người cần có đủ tư liệu mới đánh giá đầy đủ. 

Bác Hồ có bài thơ “Chơi chữ” rất lạ vào những ngày đầu khởi lập nước Việt Nam mới.Đó là một kỳ thư, kinh Dịch độc đáo, một luận giải sứ mệnh và tự đánh giá của Bác:

Chơi chữ 
Hồ Chí Minh 
(Bản dịch của Nam Trân): 

Người thoát khỏi tù ra dựng nước,
Qua cơn hoạn nạn, rõ lòng ngay;
Người biết lo âu, ưu điểm lớn,
Nhà lao mở cửa, ắt rồng bay! 

Nguyên tác:
Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc,
Hoạn quá đầu thì thuỷ kiến trung;
Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại,
Lung khai trúc sản, xuất chân long. 

折字
Chiết tự
Chơi chữ
囚人出去或為國
患過頭時始見 忠
人有憂愁優點大
籠開竹閂出真龍 

Chiết tự là một hình thức phân tích chữ Hán ra từng bộ phận để thành những chữ mới, có ý nghĩa khác với ý nghĩa ban đầu. Theo lối chiết tự, bài thơ này còn có nghĩa đen như sau: chữ tù (囚) bỏ chữ nhân (人), cho chữ hoặc (或) vào, thành chữ quốc (國). Chữ hoạn (患) bớt phần trên đi thành chữ trung (忠). Thêm bộ nhân (人) đứng vào chữ ưu (憂) trong “ưu sầu” thành chữ ưu (優) trong “ưu điểm”. Chữ lung (籠) bỏ bộ trúc đầu (竹) thành chữ long (龍). 

Anh Phan Chí Thắng có bài thơ viên đá thời gian “Ảnh ngày 19 /5 36 năm trước”

Vườn cây che mát nhà sàn
Mặt ao in bóng dịu dàng trời mây
Người như còn sống nơi đây
Mắt cười ấm áp đủ đầy yêu thương
Huệ thơm ngan ngát tỏa hương
Bước chân khẽ vọng con đường Bác qua
Nước non đất Việt là nhà
Biển xa núi thẳm đều là chốn quê:

Bác thật sự Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên.
Hải Như thơ về Người và Ghi chép của Sơn Tùng, tôi thường đọc lại

Vị tướng của lòng dân Võ Nguyên Giáp có nhiều đúc kết trí tụệ sâu sắc về Bác

2. Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức 

Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng chuyên nghiệp, mẫu mực về đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng về tự học suốt đời. Người nói: “Học ở đâu? Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân“. Người luôn nói và làm đi đôi., học không biết mỏi, dạy không biết chán. 

Bác viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Jêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy..” Trích “Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng”, NXB Khoa học xã hội, H.1996, trang 152. (Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng). 

Nói và làm của Hồ Chí Minh điều gì cũng minh triết và thiết thực. Từ bài “Tâm địa thực dân” viết ở Pháp năm 1919 đến “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945. Từ “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” năm 1945 đến “Lời kêu gọi sau khi hội nghị Giơnevơ thành công” năm 1954. Từ “Lời phát biểu trong buổi đón tiếp Ủy ban Quốc tế” năm 1954 sau cuộc chiến tranh Đông Dương tàn khốc và dai dẳng 8,9 năm đến “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” công bố năm 1969 lúc cuộc chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn dữ dội và ác liệt nhất. Việc làm nào, lời nói nào của Bác Hồ đều là nói đi đôi với làm, là khuôn vàng thước ngọc của đạo đức cách mạng “cần, liêm, chính, chí công vô tư“. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ Quốc, tự do và hạnh phúc của dân. Người viết: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Tư tưởng xuyên suốt của Người là “Việc gì lợi cho dân , ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân ta phải hết sức tránh” “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” 

Hồ Chí Minh có nhiều bài chuyên bàn về đạo đức và đạo đức cách mạng. Đó là các bài “Đạo đức công dân” (1-1955), Đạo đức cách mạng (6-1955; 12-1958), “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (2-1969). Người chủ trương phát triển văn hóa gắn liền với đời sống mới, kêu gọi thực hành đời sống mới trong mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp và trong từng con người. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: ” Đời sống mới không phải là cái gì cũ cũng bỏ hết không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý…; Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm …; Cái gì mới mà hay thì ta phải làm” 

3. Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn  

Ông Trường Chinh nói với ông Hà Đăng khi chiêm nghiệm về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh: Bác Hồ rất ít trích dẫn. Lúc đầu tôi cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: Mác, Ang ghen, Lê Nin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Ang ghen, Lê Nin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Ông Trường Chinh là một trong những người làm việc lâu nhất, thường xuyên nhất với Bác. Những chắt lọc và nhận xét trên đây chắc chắn là điều cần cho chúng ta suy ngẫm. 

“Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn” đó là phong cách văn chương của Hồ Chí Minh. Những người thông hiểu lịch sử, văn hóa, hiểu sâu các điển cố văn chương, chuyện hay tích cổ sẽ có thể chỉ ra vô số những điều trùng khớp của những lời hay ý đẹp từ xa xưa đã được Bác vận dụng một cách hợp lý hợp tình trong thời đại mới. Bác là người chú trọng ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính thuyết phục cao, có nhịp điệu. Một thí dụ nhỏ như câu: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỹ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” là câu sáu chữ có nhịp điệu như câu thơ cổ.   

Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Suốt đời Bác làm hai việc chính là kiến tạo Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thành một mặt trận rộng rãi “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công, đại thành công” thực hiện “kế sách một chữ đồng” giành độc lập dân tộc và mở đường thống nhất Việt Nam. 

Bác Hồ thật đúng là: “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh. Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành. Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy. Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH”.

Một số vĩ nhân còn lầm lẫn và khuyết điểm vào một thời điểm nào đó trong đời, riêng Bác Hồ thì sự lầm lẫn và khuyết điểm chưa tìm thấy.

Hồ Chí Minh trọn đời minh triết.

4. Hồ Chí Minh và Bảo Đại, một sự thật lịch sử

Minh triết Hồ Chí Minh nghiên cứu lịch sử của Hoàng Kim nhằm hiểu đúng thực chất Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương: Vì sao không có được giải pháp hợp tác giữa Hồ Chí Minh với Bảo Đại, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Trường Tam, Trần Trọng Kim, Nguyễn Hải Thần, Phạm Quỳnh, Hoàng Xuân Hãn và Phan Văn Giáo? Trong tất cả những nhân vật nêu trên thì người tâm điểm của chìa khóa lịch sử Việt Nam mới là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quốc trưởng Bảo Đại,

Đánh giá về bình sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu sắc nhất có lẽ đó là bài thơ: “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh. Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành. Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy. Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH”. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời có nói : “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.  Suốt đời Bác làm hai việc chính là kiến tạo Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thành một mặt trận rộng rãi “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công, đại thành công” thực hiện “kế sách một chữ đồng” giành độc lập dân tộc và mở đường Hồ Chí Minh thống nhất đất nước Việt Nam. Minh triết Hồ Chí Minh tư liệu góp phần tìm tòi bằng chúng sự thật lịch sử Minh triết Hồ Chí Minhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-ho-chi-minh/

MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH
Hoàng Kim

Thanh nhàn ta đọc chuyện trăm năm.
Người hiểu thường khi nói ít lầm.
Sự đọc thung dung còn đọng lại.
Trãi mình trong cõi thấu nhân văn

Tài liệu “Cuộc phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời”  đăng trên Tạp chí Xưa và Nay số 456 tháng 2 năm 2015, được trích thuật trong nghiên cứu lịch sử này, sẽ giúp chúng ta một góc nhìn đối thoại giữa Cựu hoàng Bảo Đại đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh mà không cắt xén, biên tập lại, sửa chữa, hoặc không có bất cứ một lời bình phẩm nào. Tác phẩm này là quan trọng, cần thiết và đáng tin cậy. Đề cương câu hỏi của nhà sử học  Fédéric Mitterand, cháu của Tổng thống Mitterand bố cục thật tuyệt vời và Cựu hoàng Bảo Đại cũng đã trả lời “hay và thật rõ ràng”. Dư âm buổi phỏng vấn lắng đọng. Tài liệu này cùng với “Danh mục một số tư liệu lịch sử tuyển chọn” mời quý bạn đọc lại cẩn thận thật chậm và kỹ để tự suy ngẫm. Tài liệu chính gồm: 1) Ngọn nến Hoàng cung bộ phim lịch sử của đạo diễn Nguyễn Quốc Hưng, đoạt Giải thưởng: Cánh Diều Vàng Việt Nam cho Phim truyền hình dài tập xuất sắc nhất; 2) Chính phủ của Bảo Đại và Trần Trọng Kim; 3) Tài liệu cho sử gia; 4) Trần Chung Ngọc và sachhiem.net ;5)  Đế quốc Việt Nam; 6) Một cơ hội bị bỏ lỡ ở Việt Nam năm 1945?; 7) Học giả Trần Trọng Kim; 8) Hoàng Xuân Hãn con người và chính trị;  9) Nhà văn hóa Phạm Quỳnh; 10) Bảo Long – Hoàng thái tử cuối cùng thời quân chủ VN; 11) Vài suy nghĩ về cựu hoàng Bảo Đại; 12) Phan Văn Giáo người đứng đầu miền Trung thời Cựu hoàng Bảo Đại làm Quốc trưởng; 13) Tư liệu quý ngày 2 tháng 9;

Trân trọng cám ơn sự bổ khuyết và thẩm định của bạn đọc

CUỘC PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP CỰU HOÀNG BẢO ĐẠI
TRƯỚC KHI ÔNG QUA ĐỜI

Trước khi Bảo Đại qua đời (1997), nhà sử học trẻ Fédéric Mitterand, cháu của Tổng thống Mitterand, đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp cựu hoàng tại nhà riêng (tầng trệt cao ốc 29 Presnel, quận 16, Paris). Lần đầu tiên cựu hoàng nói về những kỷ niệm và thổ lộ ước vọng của ông về đất nước Việt Nam, trong đó có việc ông thành lập chính phủ Trần Trọng Kim thân Nhật và trong trường hợp nào ông đã thoái vị làm cố vấn cho chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà. Cuộc phỏng vấn này đã được phát trên truyền hình Pháp nhiều lần, hoàng nữ Phương Thảo (con của bà Bùi Mộng Điệp và cựu hoàng Bảo Đại) đã thu được và cung cấp cho tôi, kỹ sư Bùi Hữu Lân (cựu sinh viên Đại học Bách khoa Pháp) và ông Nguyễn Đắc Xuân chuyển qua Việt ngữ. Xin trích một đoạn sau đây để bạn đọc tham khảo về những sự kiện cách nay 70 năm.

Frédéric Mitterand: Đây là một thời kỳ (1944-1946) lạ lùng: có một chủ quyền của nước Pháp Vichy, có đông đảo người Nhật, có vua Bảo Đại im lặng đứng nhìn tình thế, bên cạnh nhân dân Việt Nam. Nước Pháp được giải phóng, thay đổi chế độ chính trị, với tướng De Gaulle lên cầm quyền. Lúc ấy ở Việt Nam tình hình ra thế nào?

Bảo Đại: Người Việt chúng tôi mù tịt. Chúng tôi hoàn toàn không biết việc gì đã xảy ra. Chúng tôi có biết nước Pháp được giải phóng, chấm hết.

Frédéric Mitterand: Và người Nhật? Lúc ấy một thời gian sau họ làm đảo chánh?

Bảo Đại: Người Nhật làm đảo chánh vì người Pháp cho rằng, sau khi quân Nhật đã thua nhiều trận ở mặt trận Thái Bình Dương, nước Nhật đã đến thời tận số. Cho nên người Pháp mới bắt đầu tổ chức một loạt kháng chiến. Người Nhật, thấy đã hết thời, không muốn như vậy và đó cũng là một vấn đề thể diện. Họ đã làm đảo chánh và gạt bỏ chủ quyền của Pháp.

Frédéric Mitterand: Lúc ấy, ngài bất đắc dĩ cũng bị lôi cuốn phần nào trong cuộc ẩu đả đó?

Bảo Đại: Đó là một câu chuyện khá đầy kịch tính. Hôm người Nhật làm đảo chánh tôi không có mặt trong cung. Tôi đi săn. Đến khi trở về cung các cửa cung đều mở. Có tiếng súng nổ. Một sĩ quan Nhật đến trình diện với tôi, xin tôi chịu khó chờ một chút: “Chúng tôi đang giải quyết vài vấn đề”, và sau đó ông sĩ quan này dẫn tôi vào cung. Một thời gian sau, tôi vào trong cung, cũng ông sĩ quan ấy nói với tôi: “Ngày mai, có một nhân vật quan trọng, một đại sứ, đến trình diện với ngài”. Ngày hôm sau tôi tiếp đại sứ Yokoyama. Đại sứ trình uỷ nhiệm thư và nói với tôi rằng: “Thiên Hoàng cho tôi đến bên cạnh Ngài”. Đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với người Nhật.

Frédéric Mitterand: Trước đó ngài đã có suy nghĩ về hoàng đế Nhật Bản?

Bảo Đại: Chúng tôi biết hoàng đế Nhật, nhất là Minh Trị Thiên Hoàng, đã mở cửa nước Nhật cho thế giới hiện đại.

Frédéric Mitterand: Và ngài có quan tâm đến kinh nghiệm này?

Bảo Đại: Có, tôi có theo dõi khá sát lịch sử nước Nhật.

Frédéric Mitterand: Người Nhật tỏ ra rất kính trọng ngài, và ngay sau đó, đề nghị ngài tuyên bố nước Việt Nam độc lập. Một tình trạng gay cấn vì thực sự không còn chủ quyền của Pháp lúc đó nữa. Chính tướng De Gaulle cũng đã nó: “Tôi thấy Đông Dương đã rời xa như một con tàu lớn”. Không có vấn đề duy trì chính quyền Vichy, còn người Nhật thì yêu cầu ngài tuyên bố độc lập. Và ngài lưỡng lự?

Bảo Đại: Trước hết, tôi nghi ngờ vì không biết nền độc lập này có giá trị đến mức nào.

Frédéric Mitterand: Đó là một cái bẫy?

Bảo Đại: Không phải là cái bẫy nhưng hai chữ ấy vô cùng kỳ diệu, đó là hai chữ thiêng liêng, hai chữ Độc Lập. Đối với thần dân tôi, tôi không thể từ chối Độc Lập, nếu tôi từ chối, thần dân tôi sẽ trách tôi. Đó là cơ hội ngàn năm một thuở để chứng tỏ rằng chúng tôi độc lập, dù cái độc lập ấy có hình thức thế nào. Điều kỳ lạ là khi tôi ký tuyên ngôn độc lập, tôi hỏi Đại sứ Nhật: “Có vấn đề trao đổi gì không?”. Ông trả lời: “Không, chúng tôi không đòi hỏi ngài bất cứ một điều gì; chúng tôi giải phóng quý quốc; có thế thôi”.

Frédéric Mitterand: Nhưng dầu sao, ngài không ngại trở nên một con bài trong tay người Nhật, và ngài không ngại làm cho người Pháp nghĩ rằng ngài đã bỏ rơi họ?

Bảo Đại: Không, hoàn toàn không. Tôi không muốn tôi là con bài trong tay người Nhật. Một hôm ông tướng chỉ huy quân đội viễn chinh Nhật ở Đông Dương xin tôi tham gia vào chiến cuộc để giúp nước Nhật, vì lúc đó Nhật đang ở trong một giai đoạn khó khăn, tôi trả lời: “Nay chúng tôi độc lập, không thể sai khiến chúng tôi điều gì nếu chúng tôi đã độc lập. Chúng tôi tự do làm điều gì chúng tôi muốn, các Ngài không có quyền can thiệp vào nội bộ chúng tôi”. Và người Nhật đã hiểu.

Frédéric Mitterand: Có cái ngại kia, ngại làm cho người Pháp nghĩ rằng ngài đã bỏ rơi họ?

Bảo Đại: Không những tôi đã nghĩ đến việc này, mà nhiều người Pháp đã cho rằng tôi đã phản bội họ. Khi tôi trở qua Pháp năm 1948, có một chiến dịch báo chí chống tôi, nói rằng: “Đó là một con người phản bội, ông ấy đã bỏ rơi chúng ta, ông ấy đi với bọn Nhật”. Tôi phải đưa Hiệp ước Bảo hộ ra. Nó đây, theo điều 11 hay 13, nước Pháp có trách nhiệm giữ an ninh cho nhà vua, chống lại kẻ địch bên ngoài cũng như nội loạn bên trong. Ai đã phá bỏ hiệp ước này? Không phải tôi. Ngày 9-3-1945, chủ quyền Pháp đã không còn nữa.

Frédéric Mitterand: Người Nhật có ngược đãi người Pháp không?

Bảo Đại: Không, quân đội của Thiên Hoàng không làm cái việc tàn ác. Thủ phạm là đội Kempetai, là một loại Lê Dương của Nhật. Đội Kempetai này đã làm các việc tàn ác đối với người Pháp.

Frédéric Mitterand: Bỗng nhiên ta lâm vào cái thế phức tạp. Vì ngài có nhiều quyến luyến với người Pháp. Ngài không thể bình thản mãi?

Bảo Đại: Đó là tình cảm cá nhân, nhưng tôi phải nghĩ trước hết đến quốc gia dân tộc. Người Nhật đã đem độc lập đến cho chúng tôi, tôi phải cụ thể hoá nền độc lập đó. Cho nên tôi đã lập một chính phủ. Các quan đại thần lúc ấy đã xin rút lui để chúng tôi có một chính phủ tân tiến.

Frédéric Mitterand: Lúc đầu tiên ngài thực hiện quyền lực của một ông vua lập hiến, của một ông vua thời hiện đại. Vậy chính phủ ấy có những ai.

Bảo Đại: Đó là những trí thức trẻ, nhiều người ở Pháp, những kỹ sư trường bách khoa, những tiến sĩ luật, những bác sĩ y khoa, họ thông hiểu cả Đông và Tây. Về chức Thủ tướng, tôi đã chọn một học giả thông hiểu cả Đông và Tây.

Frédéric Mitterand: Trước tình hình mới ấy, tâm trạng của dân chúng thế nào?

Bảo Đại: Có thể nói rằng dân chúng cảm thấy nhẹ nhõm.

Frédéric Mitterand: Nước Nhật sụp đổ. Bom nguyên tử nổ. Đế quốc Nhật Bản không còn. Vào khoảng đó, những người Cộng sản gây nên một áp lực ngày càng lớn?

Bảo Đại: Thật ra, lúc đầu không phải là những người Cộng sản, mà là những người quốc gia. Đồng bào tôi, nhất là giới trí thức, nghĩ rằng cần có một cuộc cách mạng. Đối với họ, nếu không có cách mạng thì không có tiến hoá. Tôi sợ họ làm một cuộc cách mạng. Nếu ông nhớ lại cái hiệp ước Yalta và Postdam, mặc dầu Nhật thua trận, nhưng Nhật có trách nhiệm phải giữ trật tự, tức là quân đội Nhật không bị giải giáp. Tôi sợ quân Nhật bắn vào dân. Tôi mới nói rằng: “Thần dân đã muốn một cuộc cách mạng, thì chính tôi đã làm một cuộc cách mạng đó rồi. Tôi sẽ ra đi như thế”.

Frédéric Mitterand: Và ngài thoái vị. Việc này đối với chúng tôi, quả là hơi khó hiểu?

Bảo Đại: Không, có thể khó hiểu đối với ông, nhưng không khó hiểu đối với người dân Việt Nam. Người dân Việt Nam đã hiểu. Chỉ có điều người dân Việt Nam không thấy một việc, đó chính là những người trong chính phủ mới là những người Cộng sản. Nhưng họ có biết một việc, là trong chính phủ ấy, nghĩa là người đứng ra lập chính phủ ấy, tức ông Hồ Chí Minh đã được người Mỹ vũ trang. Dân Việt Nam nghĩ rằng đã có người Mỹ đứng sau lưng họ, họ sẽ có nhiều thế lực hơn để giành độc lập từ tay người Pháp. Đến giờ, người Mỹ tự xem là những người chống Cộng.

Frédéric Mitterand: Tâm trạng của ngài lúc ấy thế nào?

Bảo Đại: Tôi hoàn toàn không bị bối rối với những vấn đề ấy. Tôi cảm thấy sự trỗi dậy ấy, trước hết là các người quốc gia muốn có thể cụ thể hoá nền độc lập, họ không muốn tôi ở vị trí lãnh đạo vì tôi không có đủ phương tiện để tranh thủ độc lập từ người Pháp; nhưng vì có một chính phủ được người Mỹ ủng hộ, nên dân Việt Nam cho rằng chính phủ ấy có nhiều phương tiện hơn tôi để tranh thủ từ người Pháp một nền độc lập thực sự.

Frédéric Mitterand: Và ngài đã thoái vị. Từ đây bắt đầu một giai đoạn thật ly kỳ trong cuộc đời ngài. Đó là giai đoạn quan hệ với Cụ Hồ Chí Minh và người cấp dưới của ông ấy. Ngài đã tiếp xúc với Cụ Hồ Chí Minh hay ai tiếp xúc?

Bảo Đại: Trước tiên các bộ trưởng của Cụ Hồ tiếp xúc với tôi, để tiếp nhận sự chuyển giao quyền lực.

Frédéric Mitterand: Luôn luôn đi theo nguyên tắc một sự kế tục hợp pháp. Nền Cộng hoà là cô gái do nhà vua sinh ra?

Bảo Đại: Có thể là như vậy.

Frédéric Mitterand: Và ngài đã chuyển giao quyền lực?

Bảo Đại: Chính tôi đã khai sinh ra cái nền Cộng hoà đó. Lúc đó đại diện Cụ Hồ Chí Minh nói với tôi: “Mời ngài đi Hà Nội, Cụ Hồ có thể quen biết ngài”. Rồi tôi đi Hà Nội.

Frédéric Mitterand: Ngài trở thành Vĩnh Thuỵ?

Bảo Đại: Vâng, tôi trở thành một công dân thường.

Frédéric Mitterand: Ngài không quá hối tiếc nền quân chủ đã chấm dứt, nền quân chủ ấy dầu sao cũng là một thể chế đã được tổ tiên ngài lập nên?

Bảo Đại: Có chứ, dĩ nhiên tôi còn cảm thấy nhiều hơn. Và hối tiếc nữa, nhưng nó là một trang sử đã được lật qua. Đó là định luật của nước tôi.

Frédéric Mitterand: Và ngài đã muốn để mình lật trang sử đó?

Bảo Đại: Tôi muốn để chính tôi lật, thay vì để cho một vũng máu lật trang sử.

Frédéric Mitterand : Và ngài đã đi Hà Nội để gặp cụ Hồ Chí Minh. Điều kỳ lạ là cụ Hồ Chí Minh đối xử với ngài với một sự cung kính đặc biệt?

Bảo Đại : Vâng, xin đừng quên rằng cụ Hồ xuất thân từ một gia đình quan lại. Và cụ đã đối xử với tôi như tôi còn làm vua. Cụ cấm những người xung quanh cụ gọi tôi bằng đồng chí, bằng những tên gọi của giai cấp vô sản, và luôn luôn gọi tôi là Hoàng thượng.

Frédéric Mitterand : Cụ Hồ Chí Minh mời ngài làm cố vấn tối cao của Chính phủ?

Bảo Đại: Vâng, lúc đó không một lý do gì để mà từ chối bởi vì mọi người Việt Nam đều theo Cụ. Điều chúng tôi muốn, là nước nhà phải được độc lập. Tôi muốn làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ. Mọi người Việt Nam đều muốn ủng hộ chính phủ ấy để tranh thủ một nền độc lập thật sự.


Frédéric Mitterand
: Ngài đã ở gần cụ Hồ Chí Minh, cụ ấy đã cho ngài cảm tưởng thế nào của cụ ấy? Nay đã qua một thời gian dài, cảm tưởng ấy có thay đổi nhiều không?

Bảo Đại: Không, không thay đổi. Tôi luôn luôn xét cụ Hồ Chí Minh ngoài cái tư tưởng cộng sản của ông ấy. Ông hãy nhớ đại hội Tours, cụ Hồ ở Pháp lúc ấy. Rồi cụ đi Moscou để lập đảng Cộng sản Việt Nam.

Frédéric Mitterand : Nhưng đối với ngài, cụ Hồ cũng là một nhà ái quốc?

Bảo Đại : Đối với tôi, còn hơn thế nữa, đó là một người có tinh thần quốc gia. Cụ là một người yêu nước. Tiếc thay sau lưng cụ có một ủy ban, là Xô viết tối cao, gồm có vài người Ba Lan, người Nga, bắt buộc cụ phải tiến tới.

Frédéric Mitterand : Trong cuốn sách của ngài, không thấy có một lời buộc tội khắt khe nào đối với cụ Hồ. Ngài quý trọng cụ Hồ? Và cũng thế, quả là rất ngạc nhiên khi thấy cụ Hồ không bao giờ công kích ngài?

Bảo Đại : Không, không có lý do gì để tôi công kích Cụ ấy. Ban đầu, tôi còn ủng hộ Cụ ấy nữa. Cố gắng đưa nước nhà thoát khỏi chiến tranh, vì chúng tôi đã khổ vì chiến tranh.

Frédéric Mitterand : Một sự kiện lạ lùng. Có lúc cụ Hồ đã nghỉ đến việc trao lại quyền hành cho ngài?

Bảo Đại : Nhưng việc này chính tự tay cụ Hồ. Một hôm cụ Hồ đến gặp tôi. Trước đó, cụ đã gọi điện thoại, Cụ nói sẽ đến gặp tôi. Tôi tưởng Cụ ấy ốm. Cụ nói với tôi: “Không có, tôi muốn ngài nắm lại chính quyền”. Tôi hỏi : “Tại sao?”. Cụ nói : “Tôi bị để ý quá, tôi quá đỏ, tôi cảm thấy không được Đồng minh tín nhiệm”. Tôi tưởng Cụ đùa. Cụ nói : ‘Không có, ngài hãy trình diện một chính phủ vào cuối ngày hôm nay”. Trong ngày tôi đã có nhiều cuộc tiếp xúc, cho đến chiều thì cụ Hồ gọi lại cho tôi. Cụ nói : “sau khi đã suy nghỉ kỷ lại, xin ngài bỏ qua cho tôi chuyện vừa qua. Trước cái khó khăn của hoàn cảnh này, tôi không có quyền đào nhiệm”. Tôi nói : “Vậy thì xin Cụ hãy tiếp tục”.

Frédéric Mitterand : Quả là quá ngạc nhiên., rất xúc động khi thấy có sự đoàn kết cao như vậy. Tại sao cuộc thương thuyết với nước Pháp bị bế tắc? Phải chăng lỗi hoàn toàn về phía Pháp?

Bảo Đại : Hãy bắt đầu với Hiệp ước ngày 6-3. Ký giữa Sainteny và cụ Hồ. tôi biết rõ hiệp ước ấy vì tôi đã soạn thảo với cụ Hồ. Hiệp ước ký xong thì tôi đi Trung Quốc. Sau đó là Hội nghị Fontainebleau. Khi cụ Hồ sang Pháp. Hội nghị không đạt kết quả gì, vì mỗi bên đều giữ vững lập trường của mình. Không ai muốn thương lượng thật sự, phía Pháp cũng như phía Việt Nam.

Frédéric Mitterand : Tôi tưởng tượng có những trang “tít” trên các báo. Ngài đã trở nên một ông vua “đỏ”?

Bảo Đại : Hoàn toàn không như vậy. Mọi người gọi tôi là công dân Vĩnh Thụy. Chỉ có thế.

Frédéric Mitterand : Lúc ấy ngài biết gì về chủ nghĩa cộng sản? Ngài đã nắm hết chủ nghĩa cộng sản?

Bảo Đại : Không, tôi biết rất ít.

Frédéric Mitterand : Trong khoảng thời gian hai năm ấy, ngài đã ở bên cụ Hồ, và ngài đã giúp cho cụ Hồ nhiều việc quan trọng. Nếu phải lặp lại việc này hôm nay, ngài cũng sẽ lặp lại chăng? Ngày nay ngài đánh giá việc này thế nào?

Bảo Đại : Còn tùy. Nếu là vì hạnh phúc của thần dân tôi, tôi cũng sẽ làm.

Frédéric Mitterand : Nhưng việc này có phục vụ dân không?

Bảo Đại : Tôi không nghỉ như vậy.

Frédéric Mitterand : Chiến tranh thực sự bùng nổ giữa Pháp và Việt Minh, một cuộc chiến ác liệt, gian khổ. Ngài là một người lưu vong. Ngài không còn gì trong tay cả. Tuy vậy, lần hồi, ngài lại được công luận chú ý, nhất là các người Pháp đã biết ngài, và đông đảo người Việt Nam muốn độc lập, nhưng không muốn cộng sản?

Bảo Đại : Để nói cho rõ hơn, sau khi đô đốc d’Argenlieu mãn nhiệm kỳ. Ông Bollaert sang Đông Dương với chỉ thị của Paris là gắng khôi phục hòa bình. Dưới hình thức nào? Kêu gọi tất cả những người đang chiến đấu chống Pháp, và những người quốc gia đang đứng ngoài cuộc chiến lúc ấy, có nhiều người Việt Nam đã nghỉ đến tôi. Ông Bollaert đã đứng ra kêu gọi qua bài diễn văn nổi tiếng đọc ở Hà Đông, trong bài diễn văn này ông đã nói đến hai chữ Độc lập, nhưng không nói bằng tiếng Pháp, mà bằng tiếng Việt. Lúc đó, tôi có tiếp một ông sứ giả của ông Bollaert, người này nói với tôi như sau : “Ngài phải đáp lại lời kêu gọi của ông Bollaert. Nếu ngài không trả lời, cụ Hồ Chí Minh sẽ trả lời và sẽ qua mặt ngài”. Tôi đáp :” Tôi rất muốn thế, tôi chờ cụ Hồ trả lời vì quý ông đã nhắm vào cụ Hồ mà kêu gọi”. Sau một thời gian, vì không ai đáp lại lời kêu gọi của ông Bollaert và vì đã có nhiều người quốc gia muốn tập hợp lại và khẩn khoản xin tôi tiếp xúc với đại diện nước Pháp, trong bối cảnh đó, tôi đã chấp thuận gặp ông Bollaert ở vịnh Hạ Long. Đó là lần tiếp xúc đầu tiên.

Frédéric Mitterand : Thời gian tiếp xúc có lâu không?

Bảo Đại : Thời gian tiếp xúc là một ngày. Ông Bollaert muốn tuyên bố Thống nhất – Độc lập. Nhưng ngược lại, ông đưa ra nhiều tu chính án hoàn toàn không phù hợp với tôi.

Frédéric Mitterand : Và ngài đã bác bỏ?

Bảo Đại : Do đó tôi đã từ giã ông ta. Tôi nói với ông ta rằng, tôi chỉ gặp ông với tư cách cá nhân. Nước tôi và nhân dân tôi không cho tôi một ủy nhiệm gì, để ký bất cứ điều gì cả. Ông Bollaert đáp : “Đây là lần tiếp xúc đầu tiên”.

Frédéric Mitterand : Điều gì đã khiến cho ngài trở về nước?

Bảo Đại : Đối với tôi, đây là một cơ hội mà tôi có thể nói là lịch sử. Bởi vì có một điều mà ít người Việt Nam biết đến, đó là tôi phải chuộc lại lỗi lầm của tổ tiên tôi: để mất sáu tỉnh Nam Kỳ.

Frédéric Mitterand : Đất Nam Kỳ, đó là các vùng Alsace-Lorraine của nước Việt Nam?

Bảo Đại : Đúng vậy.

Frédéric Mitterand : Sau cùng, ngài đã chấp thuận trở về nước. Kỳ này đã tranh thủ được Độc lập và Thống Nhất?

Bảo Đại : Không, không phải ở vịnh Hạ Long mà tôi tranh thủ được Độc lập, mà chính là sau khi ông Bollaert ra đi, kể từ năm 1949, tôi đạt được các thỏa hiệp đầu tiên với Tổng thống Pháp Auriol. Không phải giống như các thỏa hiệp ngày nay, mà là trao đổi văn thư.

Frédéric Mitterand : Một tình trạng thật lạ lùng. Ngài đã là vua, ngài đã là ông Vĩnh Thụy, đại biểu quốc hội thời Hồ Chí Minh, và ngài đã trở về với tư cách đứng đầu một nhà nước. Nhà nước đó có hình thức thế nào? Ngài là Đức Bảo Đại – Tổng thống nước cộng hòa?

Bảo Đại : Không, không phải tổng thống vì lúc ấy chưa xác định được thể chế. Tôi tự phong tôi là Quốc trưởng của Quốc gia Việt Nam. Tôi nói với nhân dân Việt Nam rằng : Khi tôi đã làm xong nhiệm vụ của tôi, tức là cụ thể hóa nền độc lập, xây dựng lại đất nước, đến lúc đó, chính nhân dân sẽ chọn lấy chế độ mình muốn. Tôi không chủ trương một chế độ nào cả. Tôi chỉ tự phong một cách đơn giản là Quốc trưởng thôi.

Frédéric Mitterand : Nền độc lập đầu tiên, có người đã trách ngài rằng đó là nền độc lập của Nhật; còn lần này ngài sẽ không bị mang tiếng rằng đó là độc lập của Pháp?

Bảo Đại : Hoàn toàn không. Người Pháp đã thương lượng thực sự với tôi. Độc lập. Thành lập quân đội Quốc gia. Tôi đã có đại diện ngoại giao ở nhiều nước khác. Rất nhiều nước đã thừa nhận chúng tôi.

Frédéric Mitterand : Ngài có nhiều bạn trong chính phủ Pháp. Ngài có những bạn trung thành với ngài không?

Bảo Đại : Tổng thống Auriol là một người rất thông cảm với tôi và đã giúp tôi rất nhiều. Bộ trưởng ngoại giao, ông Bidault.

Frédéric Mitterand : Tổng thống Auriol, một đảng viên Đảng Xã hội, cựu Bộ trưởng trong mặt trận bình dân. Ngài có mâu thuẫn với những ai đã nắm được lịch sử?

Bảo Đại : Ông ấy là đảng viên đảng Xã hội, việc này không có gì quan trọng với tôi cả, miễn là qua ông ấy, tôi đạt được các nguyện vọng của nhân dân tôi. Đó là điểm chính yếu.

Frédéric Mitterand : Ngài trở về Việt Nam, và trong vai trò của ngài, ngài đã được dân chúng đón tiếp nồng nhiệt. Ngài rất được lòng dân vào thời đó. Việc này diễn tiến ra sao?

Bảo Đại : Tôi chưa bao giờ cần mưu sự đắc nhân tâm. Tôi trở về nước để làm một nhiệm vụ với đất nước và nhân dân Việt Nam.

Frédéric Mitterand : Thành lập Quân đội Quốc gia, đây là một việc rất quan trọng đối với ngài?

Bảo Đại : Đáng tiếc là đã có một sự chậm trễ. Phải chờ cho đến lúc có tướng De Lattre mới thành lập được quân đội của tôi. Tướng De Lattre đã hiểu là phải có một quân đội Quốc gia.

Frédéric Mitterand : Giữa De Lattre với ngài, có một quan hệ đặc biệt?

Bảo Đại : Ban đầu có một vài va chạm giữa De Lattre với tôi, nhưng sau một thời gian, khi tôi đã thuyết phục được De Lattre rằng ngoài quân đội viễn chinh Pháp, cần phải có một yểm trợ, tức là quân đội Quốc gia. Ông ta đã hiểu ngay, ông ta đã lập nên các thành phần đầu tiên của quân đội tôi. Ông đã cho con trai ông phục vụ ở một tiểu đoàn và anh này đã chết trận.

Frédéric Mitterand : Nhưng người Pháp trong quân đội viễn chinh đã không phải vì ngài mà chết trận?

Bảo Đại : Những quân nhân đầu tiên, đến Việt Nam thời tướng Leclerc, nghỉ rằng họ đã chiến đấu cho nước Pháp. Dần dần, đầu óc của quân nhân Pháp cũng thay đổi. Họ đã hiểu rằng, không phải họ chiến đấu cho nước Pháp, mà họ chiến đấu cho một dân tộc, dân tộc Việt Nam, để dân tộc khốn khổ này không bị rơi vào tay cộng sản. Họ chiến đấu cho nhân loại.

Frédéric Mitterand : Nhưng ngài cũng xót xa vì cuộc chiến tranh này, vì người cộng sản Việt Nam cũng là đồng bào của ngài?

Bảo Đại : Đương nhiên tôi cũng hiểu rằng đây là cuộc nội chiến khốc liệt.

Frédéric Mitterand : Cũng vào lúc ấy, phải chăng ta đã thua trên một mặt trận khác? Giới truyền thông đã hiểu rõ những gì ngài muốn làm không? Giới báo chí đã hiểu rõ những gì ngài muốn làm không? Cái thời mà người ta kể mọi thứ về vua Bảo Đại? (Biện minh)

Bảo Đại : Tất cả điều đó đều không quan trọng. Điều quan trọng, theo tôi là giới truyển thông đã chỉ trích quân đội Pháp đang chiến đấu ở Đông Dương. Họ không hiểu vì sao các thanh niên lại đi đánh như thế. Tôi có cắt nghĩa rằng các thanh niên ấy chiến đấu vì chúng tôi. Báo chí Pháp hoàn toàn không hiểu. Thậm chí chính phủ Pháp thời đó cũng không hiểu.

Frédéric Mitterand : Lúc ấy, ngài hay trở về Pháp. Ngài có nhiều tiếp xúc với người Pháp. Ngài có cảm thấy rằng chính sách ấy đang suy sụp? Ngài có cảm tưởng thế nào khi thấy cuộc chiến không thể kết thúc?

Bảo Đại : Chiến tranh thời đó không có lính “nghĩa vụ” Pháp. Chỉ có lính tình nguyện. Dư luận Pháp đã rất hiểu lầm về cuộc chiến này.

Frédéric Mitterand : Có thể thắng được cuộc chiến này không?

Bảo Đại : Với điều kiện không phải tung ra tất cả mọi phương tiện. Tình hình khả quan cho đến lúc nước Pháp ở trong thế phải cầu hòa, từ đó mới có vụ Điện Biên Phủ. Vì sao lúc đó, đối với nước Pháp, người ta muốn chấm dứt chiến tranh. Xin ông nhớ lại chiến tranh Triều Tiên. Cần phải chấm dứt hai cuộc chiến. Từ đó, cần có cuộc họp thượng đỉnh, là Hội nghị Geneve.

Frédéric Mitterand : Trong cuốn hồi ký của ngài, ngài có nói : “bỗng nhiên có cảm giác một sự trống rỗng”.

Bảo Đại : Lúc ấy, quân đội của tôi chưa có khả năng hoàn toàn tác chiến. Cần phải vài năm nữa, quân đội của tôi mới có thể thay thế quân đội Pháp. Vì vậy, tôi đã nói với tướng Salan là Tổng tư lệnh thời ấy : Không nên có những cuộc hành quân lớn; không nên hy sinh nhân lực; hãy tạo một loại bình phong để tôi có thể củng cố quân đội Quốc gia, tạo cho nó khả năng tác chiến. Khổ thay, nước Pháp muốn chấm dứt cuộc chiến; tiếp theo Hội nghị Berlin là Hội nghị Geneve; người ta muốn mở rộng các cuộc hành quân, trái với những gì tôi đã yêu cầu Salan; từ đó đưa đến Điện Biên Phủ; Điện Biên Phủ là một kế hoạch đã kết thúc trong sự thảm bại (của Pháp).

Frédéric Mitterand : Đã có quyết định đẩy nhanh trận Điện Biên Phủ. Trận Điện Biên Phủ thảm bại, khủng khiếp, nhưng có thể khắc phục được. Trên thực tế thì đã có quyết định bỏ rơi Việt Nam cho cộng sản?

Bảo Đại : Không phải bỏ toàn thể nước Việt Nam, nhưng Geneve nước Việt Nam bị chia đôi, một phần cho cộng sản, một phần cho quốc gia. Ngoài ra, phe cộng sản được chia nhiều hơn là họ mong đợi.

Frédéric Mitterand : Chính vì lúc đó thì ông Diệm trở lại chính trường?

Bảo Đại : Vì Việt Nam bị cắt làm đôi, tôi không còn một vai trò nào nữa. Tôi mời ông Diệm ra cầm quyền. Vì sao ông Diệm? Vì ông Diệm đại diện cho một ý thức hệ : đó là một người công giáo có thể ngăn chặn được ý thức hệ cộng sản.

Frédéric Mitterand : Ông Diệm trước đó đã luôn luôn bày tỏ lòng trung thành đối với ngài? Nay đã có một bước ngoặt, điều gì đã xảy ra?

Bảo Đại : Ông ta bị giật giây bởi toàn bộ gia đình ông ta, và cũng bởi các quan thầy Mỹ. Khi tôi yêu cầu ông Diệm cầm quyền, tôi có nói việc này cho Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Foster Dulles. Lúc ấy ông ta không muốn ông Diệm. Một thời gian sau, tôi mới hiểu vì sao. Bởi vì người Mỹ chưa sẵn sàng nắm nước Việt Nam, họ muốn giữ lại vai trò ông Diệm làm dự phòng, để tung ra khi thuận tiện.

Frédéric Mitterand :Mục đích của ông Diệm? Một chế độ gia đình trị?

Bảo Đại : Ông không có mục đích chính xác. Dẫu sao ông ta cũng không có tham vọng dựng lên một triều đại. Ông ta muốn cai trị theo một loại độc tài con, nói đúng hơn, đó là một chế độ độc tài gia đình trị.

Frédéric Mitterand : Ở Triều Tiên thời đó có Lý Thừa Vãn?

Bảo Đại : Và có Magsaysay ở Phi Luật Tân.

Frédéric Mitterand : Ngài có thấy người Mỹ chú ý đến Việt Nam? Ngài có thấy bóng dáng người Mỹ sau các sự kiện này?

Bảo Đại : Tôi thấy rất rõ là người Mỹ muốn có mặt ở Thái Bình Dương. Chiến tranh Algerie đã bắt đầu. Người Mỹ đã làm một loại trao đổi : để cho nước Pháp giải quyết vấn đề Algerie, và nước Pháp rút chân ra khỏi Việt Nam, nhường chỗ cho nước Mỹ.

Frédéric Mitterand : Khi Hiệp ước Geneve được ký kết, và ông Diệm lần lần cũng có quyền lực ở Việt Nam, thì ngài ở Pháp. Ngài có nghỉ chuyện trở về Việt Nam?

Bảo Đại : Không, hoàn toàn không. Đối với tôi, thế là hết. Tôi đã nói với các đồng minh của tôi và các nước ủng hộ tôi: Vai trò của tôi đã chấm dứt, hoặc tôi là chủ từ bắc chí nam, hoặc tôi là không gì hết. Vì quý vị đã cắt đất nước của tôi làm hai, tôi sẽ cử một người đứng ra, coi phần còn lại, do đó có ông Diệm.

Frédéric Mitterand : Ngài thấy thế nào khi ông Diệm tuyên bố nền cộng hòa sau một cuộc trưng cầu dân ý? Cảm tưởng của ngài thế nào?

Bảo Đại : Tôi biết trước chuyện này sẽ xảy ra. Tôi hoàn toàn không bị bất ngờ, bởi vì mọi thứ đã được xếp đặt trước. Tôi không muốn nhảy xuống vũ đài để bảo vệ cái thế của tôi.

Frédéric Mitterand : Năm 1955, ngài có nghỉ rằng chắc chắn chiến tranh sẽ tái tục, hay có thể giữ nguyên trạng trong một thời gian dài?

Bảo Đại : Tôi đã hy vọng giữ nguyên trạng như nước Đức : Tây Đức và Đông Đức. Tôi đã nghỉ rằng miền Nam giàu hơn miền Bắc, sẽ thu hút người miền Bắc. Xui thay, sự việc xảy ra đã không phải như thế. Tôi cũng biết người Mỹ có mặt trong vụ này.

Frédéric Mitterand : Người con bình thản trong cung điện Huế ngày xưa, bây giờ chịu đựng các phán xét tiêu cực hay sự im lặng, hay ngài đã đau khổ?

Bảo Đại : Không, hoàn toàn không. Tôi đã trở lại thời thơ ấu, đây là một thái độ đúng. Chính nhờ cái giáo dục ấy mà tôi đã giữ được mọi sự thanh thản trong lòng.

Frédéric Mitterand : Bây giờ, ngài đã sống tại Pháp hơn 35 năm nay, một cuộc sống giản dị, rất đứng đắn nhưng không có nhiều phương tiện. Dẫu sao cũng có nhiều người biết ngài, và rõ ràng rất thích quan hệ với ngài. Ngài đã thích nghi với đời sống ở đây như thế nào?

Bảo Đại : Tôi đã thích nghi rất tốt với đời sống ở Pháp. Tôi đã đến đất nước này khi còn rất trẻ. Tôi cũng có thể trở về nước tôi nhưng tôi thích ở Pháp hơn bởi vì tôi biết rõ tính tình người Pháp. Tôi cảm thấy ở đây, ở Pháp, hoàn toàn như ở quê tôi.

Frédéric Mitterand : Nhưng đồng thời hình ảnh nước Việt Nam luôn luôn hiện ra trong đời sống của ngài?

Bảo Đại : Tôi luôn luôn nhớ đến thần dân khốn khổ của tôi.

Frédéric Mitterand : “Tôi xa quê cha đất tổ thế là 25 năm” – Ngài đã viết như thế cách đây 10 năm- “25 năm trên đất Pháp, trên mảnh đất đã đón nhận tôi, với bao nhiêu kỷ niệm thời niên thiếu- Từ khi hoàng hậu Nam Phương qua đời, tình thương đã bị cướp mất quá sớm, và từ khi các con tôi bay xa, tôi thường là một người đơn chiếc. Tôi đã nếm qua và tôi đã sống qua những gì mà nhân dân tôi đang nếm qua và đang sống trong lúc này – nơi thì lòng bao dung, tình bằng hữu, nơi thì hiểu lầm, ác ý; sự đầm ấm khi gặp lại bạn cũ, sự lạnh lẽo của cảnh cô đơn. Trong thời gian đó, tôi luôn luôn sống theo nhịp tim của những người sống trong lo âu, bối rối. Tự đặt mình vào hoàn cảnh của họ, lòng tôi luôn luôn ôm ấp cùng một nguồn hy vọng”. Rồi một ngày kia, khi vua Bảo Đại không còn nữa, ông Vĩnh Thụy không còn nữa, ở Việt Nam còn có những người tưởng nhớ đến công đức của ngài không?

Bảo Đại : Không phải tôi là người nói đến việc này. Xin để cho nhân dân tôi phán xét, xin để cho lịch sử phán xét tôi.

xem tiếp

Minh triết Hồ Chí Minhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-ho-chi-minh/

Video yêu thích
https://www.youtube.com/embed/IHv3nQovuik?version=3&rel=1&fs=1&autohide=2&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&wmode=transparent

Hồ Chí Minh – Ẩn số Việt Nam “Đó là lãnh tụ của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thành công nhất mà chúng ta thấy trong thế kỉ này”.


CHUYỆN HENRY FORD LÊN TRỜI
Hoàng Kim

Ông vua xe hơi Henry Ford sinh ngày 30 tháng 7 năm 1863 mất năm 1947. Ông là người sáng lập Công ty Ford Motor, Quỹ Ford, là doanh nhân người Mỹ, một trong ba người giàu nhất thế giới. Ông là một trong những người đầu tiên áp dụng sản xuất kiểu dây chuyền lắp ráp trong sản xuất ô tô, không chỉ tạo nên cuộc cách mạng ngành công nghiệp sản xuất ở Hoa Kỳ và châu Âu mà còn có nhiều ảnh hưởng tới kinh tế và xã hội thế kỷ 20 tới mức sự phối hợp giữa sản xuất hàng loạt, tiền lương cao và giá thành sản phẩm thấp cho người tiêu dùng đã được gọi là “Chủ nghĩa Ford.” Ông đã để lại hầu như toàn bộ tài sản của mình cho Quỹ Ford, nhưng vẫn thu xếp để gia đình ông mãi giữ được quyền quản lý công ty.

Henry Ford sau khi chết được lên Thiên đàng. Tại cổng Thiên đàng có Thánh Peter chờ sẵn để đón ông. Vừa gặp Ford, Thánh Peter bảo ông:

– Hồi còn sống, ngươi đã sáng chế ra phương pháp làm việc dây chuyền trong kỹ nghệ sản xuất xe hơi, phương pháp đó đã làm thay đổi cả thế giới. Với thành quả như vậy, ngươi được một ân huệ là có thể đàm đạo với bất cứ ai ở Thiên đàng này.

Suy nghĩ vài giây, Ford xin được gặp Thượng đế. Thánh Peter bèn dẫn ông đi. Vừa gặp Thượng đế, ông liền hỏi ngay:

– Thưa Ngài, lúc chế tạo ra đàn bà, Ngài đã nghĩ gì ?

Thượng đế nghe xong bèn hỏi lại:

– Ngươi hỏi như vậy là có ý gì?

Ford liền trả lời:

– Trong sáng chế của Ngài có quá nhiều sơ sót, ít nhất có 8 thiếu sót nghiêm trọng:

1- Phía trước thì bị phồng lên, phía sau thì bị nhô ra

2- Máy thường kêu to khi chạy nhanh.

3- Tiền bảo trì và nuôi dưỡng quá cao.

4- Thường xuyên đòi hỏi nước sơn mới.

5- Cứ đi 28 ngày là lại bị chảy nhớt và không làm việc được.

6- Chỗ bơm xăng và ống xả lại quá gần nhau.

7- Đèn trước thì quá nhỏ.

8- Tiêu thụ nhiên liệu thì nhiều khủng khiếp.

Thượng đế nghe xong liền bảo:

– Ngươi đợi một lát để ta xem lại bản thiết kế.

Ngài bèn cho gọi toàn bộ kỹ sư trên Thiên đàng đến để xem xét lại quá trình sản xuất đàn bà của mình dưới ánh sáng những phê phán của Henry Ford. Sau một thời gian nghiên cứu, Hội đồng Kỹ sư Thiên đàng đã trình lên Thượng đế bản báo cáo tổng hợp. Xem xong ngài bèn phán rằng:

– Những lời ngươi vừa nói hoàn toàn đúng, sáng chế của ta thật có nhiều sai sót. Nhưng tính trên phương diện kinh tế thì hiệu quả thị phần của ta lại rất cao: Có gần 100% đàn ông trên thế giới xài sản phẩm do ta chế tạo, trong khi chỉ có chưa đầy 10% đàn ông xài sản phẩm của nhà ngươi.

Vua xe hơi giật mình thấy lời Thượng đế sao mà quá đúng. Hóa ra thói quen tiêu dùng có sức mạnh lớn hơn logic khoa học rất nhiều lần. Và trong thế kỷ 21 này điều đó chưa dễ gì khắc phục ! Đáp ứng tốt nhất tâm lý và nhu cầu khách hàngnguyên tắc thứ ba của Chín nguyên tắc vàng Jack Welch (1935-2020) “Nhà quản lý giỏi nhất của thế kỷ XX” (*)

(*) Jack Welch (1935-2020) là nhà kỹ trị được Tạp chí Fortune gọi ông là “Nhà quản lý giỏi nhất của thế kỷ XX”, ông còn được gọi là “CEO hàng đầu của thế giới” hay “Doanh nhân người Mỹ đương đại thành công và vĩ đại nhất”.Ông làm chủ tịch và CEO của General Electric (GE) năm 1981 và đã tăng vốn hóa của GE lên hơn 30 lần, đạt 450 tỷ USD và nổi tiếng khắp toàn cầu.

1 Trung thực thành tín là giá trị cốt lõi;
2. Đổi mới sáng tạo để phát triển;
3 Đáp ứng tốt nhất tâm lý và nhu cầu khách hàng;
4. Tận dụng tốt lợi thế quy mô lớn;
5 Tự tin, đơn giản hóa và hiệu suất;
6. Năng lực đội ngũ lãnh đạo giỏi: thích ứng, chủ động, can đảm, trung thành;
7. Thu hút những người tài giỏi nhất về với mình;.
8 Môi trường làm việc thân thiện;
9 Dạy và học suốt đời không mỏi.

Hoàng Kim
(sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn, bản thảo
1, 2, 3)
Thông tin tại
https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-7;

Hoa Lua

HOA LÚA
Hoàng Kim

Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành chùa Giáng giữa đồng xuân
Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Ngát gương sen lồng lộng bóng trúc mai.

Biết ơn Thầy trọn đời thương hạt gạo
Bưng bát cơm đầy, quý giọt mồ hôi
Con xin được theo Thầy làm Hoa Lúa
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.

Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người !” (*)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.

Bạch Ngọc
Hoàng Kim

(*) Trích dẫn thơ Dương Phượng Toại
Nguồn:
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/

Chua Giang giua dong xuan

CHÙA GIÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim

Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Giáng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao.

Nhớ Pháp Chủ người hiền Thích Phổ Tuệ
Viên ngọc lành tính sáng gửi tin yêu:
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”

Thương hạt ngọc trắng ngần vui Bạch Ngọc
Phúc nhân duyên thơm thảo học làm người
“Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Mưa thuận gió hòa nhân quả tốt tươi”

Ngát hương sen lồng lộng bóng trúc mai
Đồng xanh đất lành trời xanh bát ngát
Hoa Đất Hoa Người tổ tiên phước đức
Con biết ơn Người hiếu thảo ghi ơn …

Nguồn: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chua-giang-giua-dong-xuan/

SƠN NAM ÔNG GIÀ NAM BỘ
Hoàng Kim

Sơn Nam lời yêu thương gửi lại: “Cố gắng viết ngắn, câu nào cũng có thông tin”. Khuyến nông tức là cách giữ đạo làm nông, thì dân mới giàu mạnh được”.“Cái cốt cách người Việt Nam mình là nhân nghĩa” “”Với tôi, Tổ quốc là một nơi kiếm sống được bằng một việc lương thiện nào đó, không bị ai làm khó dễ, có vài người bạn chơi được, không ba trợn” “Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê”. “Người tứ xứ về tứ giác sinh cơ lập nghiệp, thì cần giữ cái đạo làm người, thì kinh tế thị trường ở đây mới nên bộ mặt nông thôn mới”. “Đến với văn chương để mong nổi danh thì đừng có hòng. Nền văn học của ta hơn nửa thế kỷ qua, nhìn lại ở một góc độ nào đó, coi như lấy rổ múc nước”. “Vì vậy mà phải viết cho đàng hoàng, phải có lương tâm nghề nghiệp thì các báo, các nhà xuất bản họ mới mua của mình, độc giả họ mới đọc của mình”. https://hoangkimlong.wordpress.com/2013/07/28/son-nam-ong-gia-nam-bo/ — cùng với Kim Hoàng, Trương Minh Dục, Vuong Tran Ngoc, Nguyễn Tử Siêm, Luat Nguyen, Nam Sinh Đoàn, Võ Đắc Danh, Trúc MaiKim Loan.

Sơn Nam (ảnh Đức Huy) là nhà văn, nhà báo, nhà khảo cứu Nam Bộ, con người được mệnh danh là “ông già Nam Bộ”, “ông già Ba Tri”, “ông già đi bộ’, “pho từ điển sống về miền Nam” hay “nhà Nam Bộ học”.

Ông già Nam Bộ Sơn Nam đã từ trần ngày 13 tháng 8 năm 2008 và kịp để lại cho đời một sự nghiệp trước tác đồ sộ trên 8000 trang sách của hơn 44 đầu sách đã in và trên 10.000 trang sách chưa in, xem thông tin ở cuối bài, mà với tôi ấn tượng nhất là “Bà Chúa Hòn”, “Hương rừng Cà Mau” và bài thơ “Thay lời tựa” của “Hương rừng Cà Mau” hay ám ảnh: “Trong khói sóng mênh mông/ Có bóng người vô danh/ Từ bên này sông Tiền/ Qua bên kia sông Hậu/ Mang theo chiếc độc huyền/ Điệu thơ Lục Vân Tiên/ Với câu chữ:/ Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả/ Tới Cà Mau – Rạch Giá/ Cất chòi đốt lửa giữa rừng thiêng/ Muỗi vắt nhiều hơn cỏ/ Chướng khí mù như sương/ Thân không là lính thú/ Sao chưa về cố hương?…“.

Con gái tôi là tiến sĩ Hoàng Tố Nguyên muốn tìm hiểu sâu hơn về ngôn ngữ văn hóa Việt, liên quan đến giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ Trung Anh Việt đối chiếu. Tôi khuyên cháu đọc kỹ tác phẩm của giáo sư Cao Xuân Hạo, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải. Đặc biệt về phương ngữ Nam Bộ cần đọc kỹ một số tác phẩm tiêu biểu của Sơn Nam.Tôi đọc cho cháu nghe lời điếu của cụ Sơn Nam khóc cụ Bùi Giáng sao mà chân tình, văn hóa, tri âm, tri kỹ đến vậy:

“Anh Giáng ơi! Sinh thời anh ăn mặc xốc xếch, áo trong dài hơn áo ngoài, nhưng văn thơ của anh ngay ngắn đường hoàng. Anh có nề gì cháo chợ cơm hàng, cả cơm thừa canh cặn, nhưng câu chữ anh xài sạch sẽ, ý tứ sáng trong. Cả đời anh lang thang khi chùa khi chợ có cố định đâu đâu, mà bữa nay đưa anh đi có quân canh lính gác, có vòng hoa của Thành ủy – Ủy Ban, có Hội Nhà văn, dậy là anh có hộ khẩu Sài Gòn rồi đó nghe anh Giáng!.”

Cụ Sơn Nam cũng chân thành ngợi ca cụ Trương Vĩnh Ký đã dành thời gian cuối đời để viết chuyện hay cho con nít đọc.“Viết chuyện hay con nít tìm đọc là khó lắm đó nghe” chứ không chỉ là những công trình bác học đồ sộ.

Nhớ Sơn Nam ông già Nam Bộ, chúng ta nhớ những trang văn, những chuyện đời thấm đẫm tính nhân văn của ông. Viết về Sơn Nam, tôi thích hơn cả là của Đoàn Nam Sinh và Huỳnh Kim, kế đến là Võ Đắc Danh, Trần Thị Hồng Hạnh, Lê Văn Thảo, Lam Điền và chùm Sơn Nam video nhạc tuyển

Mời bạn đọc một số trang này mà tôi yêu thích chép lại dưới đây như là một sự tri ân đối với con người đã giúp tôi hiểu hơn thương yêu hơn gắn bó hơn với đất và người Nam Bộ. Một số câu văn của ông già Nam Bộ Sơn Nam thật sâu sắc, thấm thía, hình như chắt ra từ máu. “Cố gắng viết ngắn, câu nào cũng có thông tin”; “Khuyến nông tức là cách giữ đạo làm nông, thì dân mới giàu mạnh được”.”Cái cốt cách người Việt Nam mình là nhân nghĩa”. “Với tôi, Tổ quốc là một nơi kiếm sống được bằng một việc lương thiện nào đó, không bị ai làm khó dễ, có vài người bạn chơi được, không ba trợn” “Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê”. “Người tứ xứ về tứ giác sinh cơ lập nghiệp, thì cần giữ cái đạo làm người, thì kinh tế thị trường ở đây mới nên bộ mặt nông thôn mới”. “Đến với văn chương để mong nổi danh thì đừng có hòng. Nền văn học của ta hơn nửa thế kỷ qua, nhìn lại ở một góc độ nào đó, coi như lấy rổ múc nước”.”Vì vậy mà phải viết cho đàng hoàng, phải có lương tâm nghề nghiệp thì các báo, các nhà xuất bản họ mới mua của mình, độc giả họ mới đọc của mình”.

Tôi hôm nay cặm cụi suốt ngày trên cánh đồng chữ nghĩa, đọc và góp ý khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên. Những giống lúa OM 6976, GSR90, GSR65, SR63, GSR38 … quấn quýt tôi, ám ảnh tôi trong cả giấc mơ trưa với những thửa ruộng thí nghiệm tại Sóc Trăng, Gia Lai, Ninh Thuận, Phú Yên, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế. Nhớ ngày 13 tháng 8 là ngày giỗ của cụ Sơn Nam ông già Nam Bộ, cần hoàn thiện tư liệu sớm hơn tôi dành chút thời gian hiếm hoi để lần tìm trên báo mạng, lắng nghe những lời đồng cảm tri âm. Sơn Nam vạt lục bình Nam Bộ bài viết của nhà văn Trần Mạnh Hảo đã làm tôi xúc động:

Không hiểu sao, mỗi lần nhớ đến nhà văn Sơn Nam, tôi lại hình dung đến những vạt hoa lục bình trên các kênh rạch, sông ngòi của miền Nam. Lục bình, loài hoa “vừa đi vừa nở”, như một bài thơ tôi viết thuở nào, là một thứ hoa quá bình thường, thậm chí quá tầm thường, do trời trồng, cứ phiêu dạt, cứ lang bạt kỳ hồ như mây bay gió thổi, như số phận và tâm hồn của người nghệ sĩ. Lục bình vừa đi vừa sống, vừa đi vừa nở hoa, vừa đi vừa sinh sôi và tan rã. Nương trên sông nước, có lúc loài hoa xê dịch này chạy như bay về phía chân trời, chạy như đang bị nghìn thượng nguồn lũ lụt đuổi bắt, chạy như đang trôi tuột về phía hư vô, về phía không còn gì, để bấu víu và tồn tại…

Quả thực, Sơn Nam là loài lục bình chuyên đi bộ, trôi bộ trên những vỉa hè của Sài thành. Ông cứ tưng tửng như thế mà đi vào lòng người, mà đi vào văn học. Học theo phép trôi nổi, vô bờ bến của hoa lục bình, chừng như Sơn Nam cứ tưng tửng suốt hơn bảy mươi năm mà đi bộ trên những vỉa hè bụi bậm quanh co của con người. Đốm lục bình trên cạn này có cảm giác như trôi không nghỉ, vừa đi vừa ngậm cái sâu kèn bốc khói, thảng hoặc cười ruồi một cái rất bí hiểm, hoặc gật đầu chào một bóng mây, quờ tay lên khoảng không như tính vịn vào sự hụt hẫng của bước chân phận số. Trên dòng đời trôi dạt, cuộn xoáy về vô định ấy, trong hoang sơ im lặng chợt trổ ra bông lục bình, đột ngột như tiếng khóc oa oa sơ sinh của mang mang thiên cổ, có lúc lại đầy đặn, ấm áp tươi vui như tiếng cười của trời đất. Nhìn lên trời, đám mây tưng tửng kia chợt như một dề lục bình của cao xanh, trôi đi muôn đời bí hiểm mà sao chưa học được phép nở hoa của bông lục bình hoang dã”.

(…) Dòng sông đuổi bắt chân trời, chẳng có gì trên đời có gan bám theo dòng sông về vô tận ngoài chấm lục bình kia. Lục bình như một biểu tượng sâu xa của kiếp người, vẫn trổ hoa trong mưa gió. Như một đóa lục bình văn học, tâm hồn Sơn Nam đang trôi trên những trang văn về phía chân trời của cuộc sống.”

Hãy học thái độ của nước mà đi như dòng sông! Tôi từ trước đã tâm đắc điều này, và ngộ ra những người hiền thường thung dung, an nhiên với đời thường. Sơn Nam, Bùi Giáng, Võ Hồng, Trang Thế Hy… và những người hiền phương Nam đều hiền hòa, chất phác. Nay đọc “Sơn Nam vạt lục bình Nam Bộ”mà tôi đã trích dẫn trên, tôi càng hiểu sâu sắc điều đó.

Hoàng Kim

NHỚ SƠN NAM
Đoàn Nam Sinh

Hồi còn nhỏ, thập kỷ sáu mươi về trước, trong làng ấp xa xăm, tôi đã được đọc những bài viết của chú trên tờ Hương Quê, giấy báo trắng láng với màu mè, hình vẽ minh họa rất đẹp. Mẫu chuyện mà tôi nhớ đời là bà con xứ Nam kỳ đã lập thế nhử vịt câu sấu như thế nào, với giọng văn giản dị, tưng tửng. Ba tôi, người cũng từng dầu dãi sông nước giải thích chuyện trẻ nhỏ nghịch ý với cha mẹ thì thường bị quở là “đem câu sấu cho rồi”, tụi nhỏ tôi sợ lắm.

Ông cậu vợ tôi sau này, ngày còn nhỏ nhà ngoại khá giả cho đi học trên Nam Vang, chắc có Pri-me rồi về Rạch Giá đi dạy học. Đổi vùng khắp chốn đến sau khởi nghĩa mới biết là đi theo cộng sản từ thời ông Giàu gây dựng đâu bên Xiêm bên Lèo. Cậu làm chủ tịch một xã ở Gò Quao, mà cái bằng “đẹp trai” không giấu được. Ở đâu chị em cũng bu theo. Cậu có lần kể “tao đi công tác với hai cô, mùa nước nổi chun nóp ngủ trên chòi gò, lần quần rồi tao quất cả hai”. Không biết có phải vì đào hoa, lăng nhăng hay sao đó cậu ở lại, không tập kết. Rồi tù tội liên miên. Có lần cậu nói “thằng cha này là Minh Tài, nó viết văn hay lắm, ham đi xuống thực tế, rồi ham viết, chẳng kể gì giờ giấc, chưng dọn. Người hổng biết nói chả ở dơ, lúc 9 năm chả hay về đây, tiếng Tây chỉ có mấy người biết, đủ để nói thầm, chả thân cậu lắm!”. Sau này tôi kể lại với chú cậu Trần Kỳ Ứng dưới Gò Quao hỏi thăm, chú nói chuyện “hồi đó ai cũng yêu nước, đánh Tây đặng giành độc lập. Có mấy người biết chữ đâu. Lớp đó là người theo đạo Thiên chúa cũng vào Đảng, làm lãnh đạo Việt Minh. Khi định biên lại khoảng năm 53, làm theo kiểu mấy anh Tàu nên nhiều người chán nãn…”.

Lớn lên trong thời chiến, lại lo chuyện học hành, chuyện kiếm hiệp/võ hiệp kỳ tình tràn lan rồi phong trào hip-pi, phản chiến đến triết lý hiện sinh hiện tồn,…Mỹ đã đổ quân vào Đà Nẵng, đảo chính, tăng quân, leo thang đánh phá,…Làng quê ứng phó bằng tích trữ khô muối, dầu đèn, trảng-sê hầm hào trước bom sai đạn lạc; phố chợ lung lay trước bao cuộc biểu tình, đình công bãi thị, học sinh bãi khóa, chống đàn áp Phật giáo rồi chống hiến chương Vũng Tàu, đả đảo Nguyễn Khánh bán nước, đả đảo Thiệu-Kỳ-Có,…khiến tụi nhỏ tôi chẳng còn thời gian và lòng dạ nào dòm đến văn học miền Nam nữa.

Sau 68, anh em tan tác người một ngã. Ngọn lửa tàn độc tràn qua thôn ấp ngày một hung tợn, ác liệt. Làn sóng tỵ nạn chiến tranh lan ra, người dân tản cư chạy vào khu dồn, lớp trẻ chúng tôi về Sài Gòn. Mấy năm sau tôi thấy chú trong phong trào chống chế độ kiểm duyệt báo chí của Sở Phối hợp Nghệ thuật, tổ chức biểu tình với khẩu hiệu “Ký giả đi ăn mày”, nhưng mỗi người một việc.

Bẵng đi có chục năm liền, cũng vì mưu sinh chen chúc, tuy không xa nhưng khó dịp hàn huyên. Có lần gặp nhau tôi hỏi nghe chuyện vợ con chú sao đó, chú Sơn Nam buồn buồn ̶ “mình viết văn mà không hay thì ai đọc, làm sao sống? Mà lo chuyện viết lách thì bỏ bê, vợ con mấy người thông cảm”…Tới 97, đợt 300 năm Sài Gòn chú nhờ tôi tiếp mấy chuyện vặt. Lúc này chú thuê nhà ở Phan Văn Trị, một cái buồng dài và hẹp, bốn bề nước đái khai um. Cũng chỉ cái máy Olivetti gõ cọc cạch và bộn bề sách vở xếp chung quanh lan cả lên chiếc giường tám tấc. Gần đến ngày trả tiền nhà chú lúng túng, xốn xang cùng nổi lo trễ nãi bà chủ phiền.

Chú Sơn Nam lúc này đã thấy già, nói chuyện vẫn bông lơn nhưng có phần cam chịu. Có bữa được ít tiền nhuận bút, “chú em chở dùm qua đi gửi cho thằng con, nó khổ lắm”. Lần khác thì “thằng con dưới Mỹ Tho hẹn lên xin mấy trăm về lo chuyện nhà”.

Mấy lần chú xuất hiện trên phim, và khi đi ra quê Bắc tế cụ Nguyễn Hữu Cảnh, với bộ nam phục lụa màu xanh thấy ngồ ngộ, khác xa với “ông già đi bộ” thường ngày, lưng chú đã hơi còng rồi.

Vài năm sau nữa, tôi nhớ bữa đưa tang Bùi Giáng ở Gò Dưa, sau bài ai điếu của Cung Văn là điếu văn của Hội Nhà Văn thành phố. Chú moi ra bài viết sẵn trên túi áo vét xanh nhầu nhỉ, sửa lại đôi kính cũng rầu rĩ như ông chủ và chú run run nói: “Anh Giáng ơi! Sáng nay anh NQS nói với tui anh là lớp trước, lại ở trong này, cũng ít dịp gần gũi. Anh đại diện cho Hội đọc dùm điếu văn này. Dậy đây là phần của Hội nghe anh Giáng…Tui đọc dậy là xong rồi, còn đây là của tui. Anh Giáng ơi! Sinh thời anh ăn mặc xốc xếch, áo trong dài hơn áo ngoài,…nhưng văn thơ của anh ngay ngắn đường hoàng. Anh có nề gì cháo chợ cơm hàng, cả cơm thừa canh cặn, nhưng câu chữ anh xài sạch sẽ, ý tứ sáng trong. Cả đời anh lang thang khi chùa khi chợ có cố định đâu đâu, mà bữa nay đưa anh đi có quân canh lính gác, có vòng hoa của Thành ủy – Ủy Ban, có Hội Nhà văn, dậy là anh có hộ khẩu Sài Gòn rồi đó nghe anh Giáng!…”.

Có lần hội thảo khoa học về cụ Trương Vĩnh Ký, như những lần hội thảo danh nhân Nam bộ khác, chú đã đọc tham luận. Không phải về những công trình bác học, đồ sộ hoặc luận về công/tội, chú nói đến chuyện sau cùng cụ TVK đã dành thời gian viết chuyện cho con nít đọc, “mà viết chuyện hay con nít tìm đọc là khó lắm đó nghe”.

Lúc Bé Tư mới ra cuốn Cánh đồng bất tận, một ông lão nghe chuyện hỏi tôi NQS ủng hộ lắm hả, cháu có không? Tui nghe chú Sơn Nam có bản photo. Mà lúc này ổng về ở dưới Lăng Ông rồi. Chở chú lại thăm giả chút. Hai người lớn nói chuyện văn chương, tôi mãi mê đọc báo. Chỉ nghe thoáng khúc cuối chú Sơn Nam nói “nó muốn đặt tên cho đứa nhỏ là Hiền, Lành gì đó chứ không Thù, Hận,…nghĩ lại không biết tụi mình là con hoang của vụ hiếp dâm nào?” Tôi xin phép hai ông chú ra về trước.

Tự nhiên mấy năm gần cuối đời hai dái tai của chú dày ra, rộng hơn phát đỏ hồng, anh em mừng. Thì cũng có chuyện hợp đồng bán được tác quyền, sách được in lại đẹp đẽ, chú cũng mừng. Nhưng thường bữa, trừ đợt bịnh nặng, chú vẫn đến thư viện Gò Vấp cạnh cầu Hang tìm sách đọc, viết và nhờ mấy cháu đánh máy lại. Rủng rỉnh thì mời mấy cô bé đi ăn trưa, cơm dĩa. Sáng sáng lại ngồi cà phê đen xéo phía kia đường.

Khúc cuối cùng cuộc đời, do có chuyện bình chọn để lãnh giải thưởng gì đó ngoài trung ương mới có chuyện “…Sơn Nam không được, vì nhờ biết tiếng Tây, đọc các bài viết cũ rồi viết lại chứ không có công trình gì…”. Từ hồi chữ quốc ngữ thịnh lên tới giờ, có biết bao nhà văn đọc rồi phóng tác; có bao người đọc để biết mà tránh viết giống người trước? Tôi thì biết rõ là chú Sơn Nam không đạo văn như cái án oan kiểu gây dư luận đó.

Lại rủi cho chú khi đi đường bị xe của bọn trẻ chạy vong mạng làm gãy chân, chú chỉ nói buồn “tụi nhỏ chúc thọ ông già kiểu này ngặt quá!”.

Mới đó mà chú đã đi xa một năm rồi, ngày đưa tang chú tôi từ Gia Lai về, mệt quá ngủ quên, khi anh em nhắc thì đã xong mọi việc. Tiếc và buồn! Thôi, đêm nay tôi nhớ chú, ngồi viết gọn mấy dòng dâu bể.

Bình Dương, 10/08/09
Nguồn :
http://www.viet-studies.info/DoanNamSinh_NhoSonNam.htm

BÀI THƠ “HƯƠNG RỪNG CÀ MAU”
Huỳnh Kim

Bài “Thay lời tựa” tập truyện ngắn nổi tiếng “Hương Rừng Cà Mau” của nhà văn Sơn Nam là một bài thơ hay. Bài thơ dài 28 câu viết về cái thuở tiền nhân xưa từ miền Trung tha hương vào khai hoang mở cõi phương Nam. Đó là một bài thơ độc đáo hiếm thấy của nhà văn Sơn Nam mà nhiều người đã thuộc lòng vì cái điệu buồn chất chứa trong từng âm điệu, câu chữ.

Nhưng có lẽ ít ai biết bài thơ đó nhà văn viết khi nào và ở đâu. Một hôm, cuối năm 2000, gần Tết, tôi nhớ vào ngày 15-1-2001, ông ghé thăm báo Cần Thơ và nhắn tôi qua chơi. Tôi chở ông về nhà mình, giở cuốn “Hương rừng Cà Mau” do nhà xuất bản Trẻ tái bản năm 1986, có chữ ký tặng bằng mực đỏ của ông ngày nào, rồi hỏi:

– Bài thơ này chú Tám làm hồi nào vậy?

Ông nheo nheo mắt, nói:

– Viết từ năm 1961, trong nhà tù Phú Lợi. Hồi đó chánh quyền Sài Gòn bỏ tù cái tội mình vẫn theo kháng chiến.

Rồi ông ngồi chép lại cả bài thơ trên mặt sau một tờ lịch lớn. Nét chữ của một ông già 75 tuổi mà bay bướm quá chừng. Cuối bài thơ, ông ghi: “Viết thơ này từ năm 1961, nay chép lại tặng Huỳnh Kim, bờ sông Hậu”. Tôi đã nhờ thợ phủ la-mi-na và ép tờ lịch ấy lên một tấm gỗ để lưu giữ được lâu dài bút tích của nhà văn Sơn Nam.

Tôi treo kỉ vật này trên tường kế bên kệ sách và gắn kề bên nét chữ của ông, một chiếc lá cây khô hoang dã đã lìa cành tự khi nào. Chiếc lá ấy, nét chữ ấy, mỗi lần nhìn lên, như nghe có tiếng người xưa vọng lại:

Trong khói sóng mênh mông
Có bóng người vô danh
Từ bên này sông Tiền
Qua bên kia sông Hậu
Mang theo chiếc độc huyền
Điệu thơ Lục Vân Tiên
Với câu chữ:
Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả
Tới Cà Mau – Rạch Giá
Cất chòi đốt lửa giữa rừng thiêng
Muỗi vắt nhiều hơn cỏ
Chướng khí mù như sương
Thân không là lính thú
Sao chưa về cố hương?

Chiều chiều nghe vượn hú
Hoa lá rụng buồn buồn
Tiễn đưa về cửa biển
Những giọt nước lìa nguồn
Đôi tâm hồn cô tịch
Nghe lắng sầu cô thôn
Dưới trời mây heo hút
Hơi vọng cổ nương bờ tre bay vút
Điệu hò… ơ theo nước chảy chan hòa

Năm tháng đã trôi qua
Ray rứt mãi đời ta
Nắng mưa miền cố thổ
Phong sương mấy độ qua đường phố
Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê…

Huỳnh Kim bài đăng báo Tuổi Trẻ cuối tuần (tháng 8-2018)

Học tư duy tích cực của Helen Kenler người mù điếc huyền thoại
Hãy quay về hướng mặt trời, và bạn sẽ không thấy bóng tối.
Keep your face to the sunshine and you cannot see a shadow.

Video nhạc tuyển
Bài ca thời gian

Tình Thiên thu Phim hay VTV3

CIAT is 50: Building a sustainable food future since 1967
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng KimNgọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

Số lần xem trang : 15349
Nhập ngày : 30-07-2020
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  Ai về Bắc ta theo với … (05-05-2011)

  Hịch Khoa học Công nghệ và Video Tuổi trẻ Thanh niên Sôi nổi(19-04-2011)

  Video sắn làm nhiên liệu sinh học(04-04-2011)

  Thư viện giáo trình điện tử của Bộ GD&ĐT (27-03-2011)

  Ayako Ebata (08-03-2011)

  Chi tiết: tản văn hay của Nguyễn Ngọc Tư (27-02-2011)

  Quà xuân và thú chơi văn hoá(10-02-2011)

  Cảnh xuân: bài thơ đọc xuôi ngược đều hay(24-01-2011)

  Sóc Bom Bo, người lính, cây sắn và tuổi thơ(21-01-2011)

  Sự im lặng của núi(31-12-2010)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007