Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 226
Toàn hệ thống 2732
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Trong quá trình điều tra về cây chè Shan tự nhiên ở vùng núi Lào Cai cho một đề tài khoa học, ông Bùi Mạnh Tuấn –Phòng kỹ thuật Sở NN-PTNT Lào Cai đã phát hiện một giống chè lạ, có hình dạng đặc biệt chiếm tỷ lệ 0,2-0,5% trong tổng số cây chè Shan tự nhiên.

 

Giống chè lạ này mọc lẫn với những cây chè Shan tự nhiên trên độ cao từ 500-2.000m ở hầu khắp các địa phương, như xã: Tả Thàng (Mường Khương), Hoàng Thu Phố, Quan Thần Sán (Bắc Hà), A Mú Sung, Dền Sáng (Bát Xát), Tả Giàng Phình (Sa Pa)… Về hình dáng, cây nhỏ hơn so với cây chè Shan cùng mọc trên địa điểm, vỏ trắng, cây to nhất đường kính gốc 15cm; lá nhỏ, mỏng, thuôn dài hơi quăn về phía sau; lá và búp màu tím, mặt trên của lá tím nhạt sau chuyển thành xanh, mặt dưới tím đậm. Người dân thường gọi là chè tím, có người gọi là chè tím tía.

Sau khi phân tích sinh hoá tại Viện Khoa học kỹ thuật NLN miền núi phía Bắc, đã cho một số chỉ tiêu: Ta nin, chất hoà tan, axit amin, đạm tổng hợp… có hàm lượng tương đương với giống chè Shan trên cùng địa bàn, riêng hàm lượng Catechin và hợp chất thơm có tỷ lệ cao hơn từ 20-25% so với các giống chè Shan và các giống chè nhập nội. Cụ thể Catechin 215,9mg/g, hợp chất thơm 52,mg/g.

Tuy nhiên, bà con không hái lẫn vào các loại chè khác, khi pha nước có vị đắng. Nếu hái và sao riêng loại chè này, khi pha chè có vị thơm đặc biệt hấp dẫn, uống có vị ngọt đượm.

Theo một số chuyên gia về chè, giống chè lạ này nếu được phát triển sẽ tạo ra một thương hiệu riêng, một loại chè đặc biệt cao cấp không chỉ sử dụng làm nước uống mà còn có tác dụng trong y học phòng chữa một số bệnh: Đường ruột, béo phì, sâu răng, hôi miệng, phòng chống huyết áp cao, chống lão hoá… đặc biệt ngăn ngừa phóng xạ, chống ung thư.

Đây là giống chè quí hiếm, rất cần được các nhà khoa học nghiên cứu công phu, làm cơ sở giúp các địa phương phát triển giống chè này. Trước mắt các địa phương cần nghiêm cấm chặt phá và không cho người dân đào bán ra nước ngoài với danh nghĩa mua cây cảnh.

Thái Sinh

Số lần xem trang : 15012
Nhập ngày : 27-04-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  KHẨN TRƯƠNG PHÒNG TRỪ RẦY NÂU HẠI LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 12/6/2009) (16-06-2009)

  Bệnh lây nhiễm virus gây hoại tử cơ quan tạo máu ở cá hồi (Báo NNVN - Số ra ngày 12/6/2009) (16-06-2009)

  GÀ MỚI NỞ NÊN CHO TIẾP XÚC VỚI THỨC ĂN NGAY (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009)

  THÊM MỘT GIỐNG XOÀI MỚI CHO MIỀN BẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009)

  MSC - "BÙA HỘ MỆNH" CỦA NGHỀ CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009)

  BÃ HẠT BÔNG VẢI - THỨC ĂN VỖ BÉO CHO BÒ THỊT (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009)

  MUỐN CHO CÂY MÍT SAI QUẢ (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009)

  NHỮNG GIỐNG LÚA LAI TRIỂN VỌNG Ở MIỀN BẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 9/9/2009) (09-06-2009)

  Các giống lúa chịu mặn cho mô hình lúa - tôm ở vùng phèn và phèn mặn ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009)

  "Bệnh lạ" hại tôm thẻ chân trắng: Thử “bắt bệnh” cho tôm (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007