Trang cá nhân Phạm Đức Toàn

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang |
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 8
Toàn hệ thống 1239
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Trang thông tin Báo Tuổi trẻ

Trang thông tin Hội dược liệu Việt Nam

Trang thông tin người trồng mè của Mỹ

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Đức Toàn - Nong Lam University Online

Mè hay Vừng cũng gọi là Mố, Hồ ma… Tên khoa học Sesamum orientale L., họ Vừng PEDLIACEAE. Vừng là loại cây nhỏ, thân có nhiều lông. Hoa trắng mọc đơn độc ở kẽ lá, lưỡng tính, có cuống ngắn, đài hơi hợp ở gốc. Quả nang dài, 4 nụ mở thành 4 mảnh. Nhiều hạt nhỏ màu vàng hay nâu đen. Lá mầm chứa nhiều dầu.

 

Nước ta vừng được trồng khắp nơi để lấy hạt ăn và xuất khẩu. Vào các tháng 7, 8, 9, người ta cắt toàn cây về, phơi khô, đập lấy hạt, loại bỏ tạp chất. 

Vừng đen hay Vừng vàng đều dùng làm thuốc được nhưng thường chỉ hay dùng Vừng đen và Vừng vàng để lấy dầu.
 
Trong Tây y, dầu Vừng được dựng thay dầu ôliu để chế thuốc tiêm, cao dán nhọt. Trong Đông y, dầu Vừng và Vừng là vị thuốc bổ, nhuận tràng, lợi sữa. Vừng có vị ngọt, tính bình, không độc, vào 4 kinh phế, tỳ, can và thận; có tác dụng bổ thận, lợi huyết, nhuận táo…
 
Một số bài thuốc có sử dụng Vừng đen
 
Chữa cao huyết áp, mạch máu xơ cứng, táo bón: Vừng đen, Hà thủ ô, Ngưu tất, các vị bằng nhau tán nhỏ, dùng mật luyện viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g.
 
Kiết lỵ mới phát: Vừng đen ăn sống 30g một ngày, ăn liền trong 2 - 3 ngày.
 
- Chữa phụ nữ cạn sữa: Vừng đen sao qua, giã nhỏ, cho thêm ớt muối ăn hàng ngày cho lợi sữa.
 
Thuốc bổ và trừ mọi bệnh để sống lâu: Lá Dâu non và Vừng đen, hai thứ bằng nhau, tán bột làm viên uống hàng ngày hoặc: Vừng đen loại hột to và phơi 9 lần, luyện với bột hay với mật làm viên to bằng hạt nhãn; uống mỗi lần 1 viên với rượu; ngày uống 3 lần. Uống được 1 năm thì công hiệu (Nam dược thần hiệu).
 
Chữa bị bỏng: Nhai vừng đen đắp vào.
 
Chữa kiết lỵ mới phát: Vừng đen ăn sống 30g một ngày, ăn liền vài ba ngày.
 
Chữa đại tiện táo:Hạt Vừng đen sao nhẹ, lượng vừa đủ. Ăn với 30g Mật ong.
 
Chữa nhuận tràng, táo bón, miệng khô khát: Hạt vừng đen 300g, Lỏ cối xay 300g. Vừng đen rang cháy, giã nhỏ, rây bột. Cho vào cối xay, nấu nước rồi cô thành cao đặc. Trộn 2 thứ làm thành bánh 5g. Ngày uống hai bánh, hãm với nước sôi sau mỗi bữa ăn. Hoặc hạt Vừng đen 20g, Sinh địa 16g, Huyền sâm 16g, Mạch môn 16g, Sa sâm 16g, Thạch hộc 12g. Tất cả phơi khô thái nhỏ, sao vàng tán bột. Luyện với Mật ong, vừa đủ làm viên. Ngày uống 10 - 20g.
 
Chữa đau lưng: Hạt vừng đen sao cháy, tán bột, mỗi lần uống 12g với rượu Mật hoặc nước Gừng.
 
- Dầu Vừng đen sống, uống 1 thìa canh với ít rượu chữa ngã sưng tấy, đau nhức, bôi lên vết thương, chữa bỏng.
 
- Rễ Vừng đen phối hợp với lá Trắc bá phơi khô, thái nhỏ, nấu thành cao đặc, bôi hằng ngày làm tóc chóng mọc.
 
- Hạt Vừng đen có tác dụng giải độc, chữa táo bón, huyết áp cao.
 
GS. Vũ Văn Chuyên
(CTQ số 21)

http://www.caythuocquy.info.vn/modules.php?name=News&opcase=detailsnews&&mid=1260&mcid=245

Số lần xem trang : 14854
Nhập ngày : 14-11-2008
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CÂY MÈ

  Thông tin của các bài báo đã đăng về cây mè ở Việt Nam(08-10-2010)

  Sâu bệnh hại cây mè (vừng)(17-05-2010)

  Tiềm năng và triển vọng của cây mè cho thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp và dầu sinh học trong tương lai.(11-11-2009)

  Dùng mè (vừng) chữa bệnh và làm đẹp cho phụ nữ(14-11-2008)

  Các bài thuốc có Vừng đen (mè đen)(14-11-2008)

  KỸ THUẬT TRỒNG MÈ Ở TÂY NINH(08-09-2008)

  Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mè(01-04-2008)

Họ tên: Phạm Đức Toàn, Đc: Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường - Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Tel: 0918386966, Email: phamductoan@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007