TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 33
Toàn hệ thống 1724
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

 Sự phát triển nhanh chóng của xã hội, nhất là sự thay đổi chóng mặt của công nghệ, khiến cho nhiều ngành học của các trường ĐH, CĐ đang trở nên lạc hậu. Các trường sẽ giải quyết vấn đề này ra sao?

Đổi tên, mở thêm ngành mới
Sự thay đổi rõ rệt nhất là ở khối ngành công nghệ thông tin (CNTT) khi đào tạo liên tục chậm hơn sự phát triển của lĩnh vực này trong thực tế. Theo PGS-TS Dương Anh Đức, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM kiêm Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, sự thay đổi này diễn ra gần như liên tục qua từng năm. Khi mới ra đời, CNTT chỉ là một chuyên ngành của toán học nhưng chỉ thời gian ngắn sau đó, lớn mạnh nhanh chóng trở thành một ngành học, rồi một lĩnh vực như hiện nay. Trong các ngành nghề đào tạo của các trường hiện nay, CNTT chia ra rất nhiều ngành: khoa học máy tính, mạng máy tính và truyền thông, hệ thống thông tin quản lý… Mới đây nhất, trước sự đòi hỏi cấp thiết của xã hội, các trường bắt đầu mở thêm ngành an toàn thông tin, đào tạo những chuyên gia bảo mật. Trong những ngành này, mặc dù vẫn giữ tên gọi như cũ nhưng nội dung đào tạo cũng phải thay đổi liên tục.
Ở mức độ cao hơn, CNTT còn can thiệp đến rất nhiều ngành học khác, vì công nghệ đang áp dụng đến hầu hết ngành nghề trong xã hội. Chẳng hạn, theo ông Đức, đào tạo ngành báo chí kinh điển trước kia đang chuyển hướng. Các trường đào tạo phải dạy cả báo chí điện tử để sinh viên ra trường làm báo đa phương tiện.
Sự thay đổi diễn ra đến cả nhóm ngành nông nghiệp, được xem là ngành truyền thống. Tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, nhận định: “Nông nghiệp là ngành của sự xuyên suốt, nếu không nói là luôn luôn cần thiết cho các nhu cầu thiết yếu. Vấn đề quan trọng là trong bối cảnh của sự phát triển CNTT, công nghệ mới, nông nghiệp đã chuyển theo hướng công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp, tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ...”.
Trong bối cảnh ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp, một số ngành học được điều chỉnh theo hướng công nghệ đã rất thành công. Chẳng hạn, ngành cảnh quan và kỹ thuật hoa viên được đổi tên thành công nghệ rau hoa quả và cảnh quan và đã rất thu hút người học. Chế biến lâm sản được đổi thành công nghệ chế biến lâm sản cũng thể hiện một yêu cầu đổi mới nội dung chương trình đào tạo, theo hướng đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, của thị trường lao động và nhu cầu xã hội.
Làm mới ngành học cũ - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Thời gian đào tạo ĐH, CĐ được rút ngắn 1 năm
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân gồm 4 cấp học: mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH.
“Việc đổi tên ngành học không phải là hình thức mà là bản chất của ngành học được điều chỉnh từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, tăng việc ứng dụng công nghệ. Nhiều chuyên gia cho rằng trong vòng 20 năm nữa, VN vẫn phải đứng trên “đôi chân nông nghiệp”. Vấn đề là thay đổi tư duy làm nông nghiệp và dạy - học sao cho phù hợp”, ông Lý nói.
Sự phát triển của xã hội cũng tác động mạnh mẽ đến việc đào tạo lĩnh vực giao thông - vận tải. Chỉ trong vài năm gần đây, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM đã đào tạo thêm ngành kỹ thuật môi trường và quản lý hàng hải. Một ngành hết sức quan trọng chỉ mới được các trường cập nhật trong khoảng 5 năm trở lại đây là ngành logistics (vận tải đa phương thức).
Làm mới ngành học cũ - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Tiến sĩ trẻ Việt Nam được vinh danh ở Úc
Với đề tài nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự phát triển và mô hình của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào VN, Lê Thanh Hòa đã hoàn thành trước hạn chương trình tiến sĩ luật tại ĐH RMIT (Úc) và được trao giải thưởng nghiên cứu sinh tiến sĩ xuất sắc năm 2016 (ảnh).
Xu hướng liên ngành
Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, hiện nay các ngành đào tạo theo danh mục của Bộ GD-ĐT bao gồm các bậc CĐ, ĐH, sau ĐH. Nhưng gần đây, việc chuyển giao các trường CĐ về Bộ LĐ-TB-XH là điều kiện tốt để cập nhật lại danh mục này. Sự phát triển của kinh tế, xã hội yêu cầu phải cải tiến, bổ sung liên tục. Sự cạnh tranh vừa qua giữa taxi, xe ôm truyền thống và xe công nghệ là một ví dụ chứng tỏ sự phát triển và đào thải.
Hiện tại đã xuất hiện nhiều ngành mới mang tính chất liên ngành khi người làm ngành nghề đó trong xã hội cần cung cấp kiến thức tổng hợp chứ không phải co cụm và rời rạc.
Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cũng cho rằng phải xem lại việc đặt tên ngành, chuyên ngành hiện nay. Trước đây, có thể có các ngành cũ, do các trường tự đoán định, tự đưa ra để đào tạo, chưa có khảo sát, đặt tên chưa đúng. Dần dần một số ngành trở thành không phù hợp với sự phát triển của xã hội, cần “nắn” lại cho phù hợp.
Còn tiến sĩ Nguyễn Kim Quang, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, cho rằng nhu cầu của người học là cần thiết nhưng những ngành quan trọng như khoa học cơ bản cần có chính sách để duy trì. Dĩ nhiên các ngành này cũng phải có sự thay đổi, cải tiến chương trình liên tục để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Làm mới ngành học cũ - ảnh 4

TIN LIÊN QUAN

Sinh viên khó tìm chỗ thực tập
Thực tập là một phần không thể thiếu trong quá trình học ĐH-CĐ. Thế nhưng, vì quy mô đào tạo một số ngành nghề hiện nay quá lớn, nhiều sinh viên gặp phải áp lực trong việc tìm cho mình một chỗ thực tập tốt.

Đăng Nguyên

Nguồn: http://thanhnien.vn/giao-duc/lam-moi-nganh-hoc-cu-772148.html

Số lần xem trang : 15965
Nhập ngày : 09-12-2016
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Học đại học 3 năm: Không đơn giản là rút ngắn chương trình(14-11-2016)

  Học đại học 3 năm: Các trường lo thiết kế lại chương trình(14-11-2016)

  Thi THPT quốc gia 2017: Đề thi khác nhau 80% cho mỗi thí sinh(14-11-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016: Các trường quy đổi về thang điểm 10(17-03-2016)

  Tuyển sinh năm 2016: Nhiều đổi mới(15-03-2016)

  Quy chế thi THPT quốc gia 2016: Siết quy định về chấm trắc nghiệm và phúc khảo(12-03-2016)

  Nóng: Bộ Giáo dục điều chỉnh khu vực ưu tiên trong tuyển sinh ĐH,CĐ 2016(19-02-2016)

  Điều chỉnh ưu tiên tuyển sinh 2016 như thế nào?(18-02-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Tạo điều kiện tối đa cho thí sinh(03-02-2016)

  Thông tin mới nhất về phương án thi THPT quốc gia 2016(11-01-2016)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007