TS. Trần Đình Lý Theo Báo Tuổi trẻ, Thứ Ba, 11/01/2006, 08:41 (GMT+7)
Thời sự và Suy nghĩ
TT - Có lẽ nhiều người đã rất quan tâm đến cuộc trao đổi của Tuổi Trẻ với Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ GS-TS Hoàng Văn Phong về việc “chọn mặt gửi... vàng” tạo giải pháp đột phá trong nghiên cứu khoa học (Tuổi Trẻ 28-12-2004).
Tôi cũng quan tâm đến quan điểm “khoán 10” trong khoa học mà GS-TS Nguyễn Thiện Nhân đã đề cập. Nhưng tại sao chúng ta cứ mãi thiếu các cơ chế để khuyến khích nhà khoa học nghiên cứu?
Nhiều nhà khoa học đã không ít lần phê phán chính sách, cơ chế quản lý khoa học công nghệ nói chung, đặc biệt là quản lý tài chính, về thù lao cho nhà khoa học nghiên cứu đã quá lỗi thời, phải nhanh chóng phá vỡ. Sẽ là nghịch lý vô cùng nếu như một giáo sư làm chủ nhiệm một đề tài nghiên cứu có giá trị hàng tỉ đồng, trách nhiệm vô cùng lớn, thế mà kinh phí thù lao cho những nhà khoa học đầu ngành rất có uy tín, rất có trình độ đó lại là một con số “rất biết nói nhưng nói không nổi”: 100.000 đồng/tháng!? Liệu con số này có thuyết phục, có khuyến khích nhà khoa học nghiên cứu?
Theo PGS.TS Bùi Cách Tuyến - hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, điểm then chốt quyết định tính hiệu quả của việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ nằm ở động lực của nhà nghiên cứu: nếu phương tiện đầy đủ và đối tượng sử dụng chấp nhận mà nhà nghiên cứu không thích nghiên cứu vì cho rằng thù lao không thỏa đáng hoặc lo ngại về các thủ tục hành chính, hoặc lo không được bảo vệ quyền tác giả thì không thể có hiệu quả.
Đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ là một việc cần thiết, cấp bách để giúp các nhiệm vụ khoa học đạt được hiệu quả thật sự. Muốn vậy, phải có: (1) những thay đổi cần thiết để tạo ra động lực đủ mạnh ở người nghiên cứu; (2) phương pháp tuyển chọn hiệu quả dựa trên cạnh tranh lành mạnh để bảo đảm giao nhiệm vụ khoa học đúng người, đúng chỗ; (3) tối ưu hóa quá trình quản lý để tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho nhà khoa học; (4) phương pháp đánh giá hợp lý cho từng loại hình nghiên cứu để bảo đảm động viên được hết các nguồn lực nghiên cứu.
Thạc sĩ TRẦN ĐÌNH LÝ Số lần xem trang : 15719 Nhập ngày : 11-01-2009 Điều chỉnh lần cuối : 11-01-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Điểm chuẩn dự kiến ĐH Nông Lâm TPHCM tương đương năm ngoái(20-07-2014) Dự báo điểm chuẩn sẽ không thấp hơn năm trước(11-07-2014) 22 thí sinh bị xử lý kỷ luật vì quay cóp và mang điện thoại di động(04-07-2014) TP.HCM: Trên 200.000 thí sinh làm thủ tục thi đại học đợt 1(03-07-2014) Nhiều nhầm lẫn tai hại trong hồ sơ dự thi(03-07-2014) Hôm nay, thí sinh thi ĐH đợt I đến trường làm thủ tục dự thi(03-07-2014) TP.HCM sẵn sàng đón sĩ tử(02-07-2014) Nỗi niềm sinh viên thực tập “chay”(02-07-2014) Con gái có phù hợp với ngành môi trường?(02-07-2014) Chọn đúng nghề để tránh lãng phí(01-04-2014) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18
|