TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 201
Toàn hệ thống 15555
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

(Thứ tư, 12 Tháng bảy 2006)

Đó là ý kiến của Th.S Trần Đình Lý, Ủy viên Hội đồng tuyển sinh ĐH Nông lâm TPHCM và TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

 

 

Phải cân nhắc giữa tình và lý!

Th.S Trần Đình Lý, Ủy viên Hội đồng tuyển sinh ĐH Nông lâm TPHCM cho rằng: Trước hết, phải nói rằng kỳ thi năm nay, nếu không có phút 89 về sự cố đề thi trắc nghiệm, chắc chắn sẽ được đánh giá là rất thành công.

Chúng tôi, những người công tác trong ngành giáo dục và đào tạo, đã tham gia vào kỳ thi đầy cam go này, đã và đang có ý kiến là “kỳ thi này thấy yên ắng hơn mọi năm nhiều, khởi đầu với những dấu hiệu tốt!”.

Tuy nhiên, nói về sự cố đề thi trắc nghiệm, nói chung được đánh giá là tốt về nội dung nhưng lại trục trặc về... hình thức. Theo ý kiến của lãnh đạo Bộ GDĐT sẽ “bảo đảm quyền lợi cao nhất cho thí sinh”, tôi thấy cũng có lý! Nhưng thí sinh (TS) bên nào?

Cho phép gọi tắt là bên TS70 (chỉ làm 70 câu) và bên TS80 (làm cả 80 câu). Nếu bảo đảm quyền lợi cao nhất cho TS80, e rằng lại ảnh hưởng đến các TS70 - những TS làm đúng theo yêu cầu của đề thi (đã ghi rất rõ)?!

Sau khi “lựa” ra 2 nhóm, việc đầu tiên là xem thử tỷ lệ phần trăm mỗi bên thế nào? Sau đó, các bài làm 80 câu sẽ được chấm riêng, mặc dù mất nhiều công sức nhưng vẫn phải làm, nếu 2 phần tự chọn giống nhau hoàn toàn (2 phần tự chọn đều có số điểm bằng nhau, từ 0-10) sẽ không có gì để bàn.

Nếu có chênh lệch, lấy bên nào cao hơn sẽ được về tình với các TS80 nhưng không được về lý với các em TS70, nếu lấy bên nào thấp hơn có lẽ sẽ được về lý cho cả TS70 và TS80, nhưng không được về tình với các em TS80.

Chắc chắn Bộ cũng sẽ cân nhắc vấn đề này để tính toán cho… tương đối. Tương đối thôi, chứ trong tình huống này, khó mà tuyệt đối hợp lý lắm!

Bài học ư? Đây là lần đầu tiên làm đề thi trắc nghiệm, cũng phải chấp nhận một thực tế thôi! Tuy nhiên, phải nên làm cho rõ được lỗi này thuộc về ai? Vì đề thi trắc nghiệm là xu thế tiến bộ nên phải rút kinh nghiệm để làm cho tốt! Do khâu ra đề hay do khâu phổ biến thông tin? Hay do sự phối hợp giữa các bên chưa chuẩn?

Nhiều người nói rằng, người có trách nhiệm nên có một lời xin lỗi, nhưng xin lỗi ai đây? Các TS70 hay TS 80? Dù gì đi nữa thì sự việc cũng đã xảy ra, sự hợp lý thì không hợp tình và ngược lại!

Thí sinh làm bài đúng quy định sẽ không thiệt!

Ngay sau khi xảy ra sự cố, trưa ngày 10/7, Hội đồng tuyển sinh ĐH Quốc gia TPHCM và một số trường khu vực phía Nam hội ý với nhau và gửi kiến nghị ra Bộ GD-ĐT đề nghị giải quyết sự cố theo hướng có lợi cho thí sinh “lỡ” làm trọn vẹn 80 câu.

Đó là, chấm điểm cả 2 phần tự chọn. Sau đó, phần nào điểm cao hơn thì được tính, phần nào điểm thấp thì bỏ. Bộ GD-ĐT đã chấp thuận đề nghị này.

Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, trong việc này, thí sinh có sai sót vì “lỡ” làm hết 80 câu. Tuy nhiên, vì đây là lần đầu tiên tổ chức thi trắc nghiệm nên nhiều thí sinh lúng túng.

Hơn nữa, quy định của Bộ về vấn đề này cũng không rõ ràng, cụ thể nên khó mà xử lý một cách cứng nhắc, gây thiệt thòi đối với các em.

Nếu trong đề thi ghi rõ: Thí sinh nào làm cả 2 phần tự chọn thì không được tính điểm cả 2 phần hoặc chỉ tính điểm phần tự chọn thứ nhất thì cứ căn cứ vào quy chế mà xử lý, không có gì phải bàn cãi.

Giải quyết theo hướng có lợi cho thí sinh làm 80 câu (sai quy định) thì có thiệt thòi đối với thí sinh làm bài thi theo đúng quy chế (chỉ làm 70 câu) không?

Theo tôi, trong tình cảnh này, không còn cách nào tốt hơn. Và, xét kỹ ra thì thí sinh làm đúng quy chế cũng không thiệt thòi bởi lẽ: Các em chỉ đầu tư thời gian làm 70 câu nên có lẽ các em sẽ làm kỹ hơn, chắc chắn hơn những em ôm đồm làm đến 80 câu.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long, Trưởng ban Chỉ đạo tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2006: “Từ năm sau, làm như vậy không được điểm cả hai phần”

Thưa Thứ trưởng, trường hợp những thí sinh làm cả 80 câu hỏi, sẽ xử lý thế nào?

Với những trường hợp này, sẽ rút các bài thi ra và giám khảo sẽ chấm lại theo phương pháp thủ công thông thường. Nội dung tự chọn sẽ chấm cả 2 phần, phần nào thí sinh làm tốt hơn sẽ tính điểm phần đó để các em không bị thiệt thòi.

Với tình hình này, trong năm tới, quy định sẽ ra sao, thưa ông?

Dù sao đây cũng là năm đầu tiên áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan, nên không tránh khỏi những trường hợp bất ngờ như vậy.

Trong năm tới, nhất định sẽ có biện pháp để triệt tiêu khả năng này. Có thể sẽ quy định rõ: Nếu thí sinh cố tình làm cả 2 phần trong nội dung tự chọn, sẽ bị coi là phạm quy, và sẽ không được tính điểm cả hai phần, dù là làm đúng.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Thùy Hương
Thực hiện

Số lần xem trang : 15690
Nhập ngày : 13-01-2009
Điều chỉnh lần cuối : 14-02-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Kinh Mung Ngay Nha Giao Viet Nam(21-11-2011)

  5 xu hướng marketing online(14-11-2011)

  Tin môi trường ra mắt phiên bản mới (11-11-2011)

  Đào tạo nghiệp vụ "Quản lý Giao nhận Vận tải quốc tế" cấp chứng chỉ FIATA(08-11-2011)

  "Thư gửi mẹ" gây xúc động cộng đồng mạng(07-11-2011)

  12 triệu người Việt có dấu hiệu tâm thần(03-11-2011)

  Rủ nhau học tiến sĩ Mỹ “ngoài luồng” (26-10-2011)

  Bài hát khiến hàng triệu người rớt nước mắt của cậu bé 12 tuổi:(24-10-2011)

  Hội thảo về vấn đề thương hiệu nông sản Đắk Nông (22-10-2011)

  Đầu tư nhiều hơn cho thương hiệu nông sản Việt(18-10-2011)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007