TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 191
Toàn hệ thống 5418
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

Thứ Hai,  29/12/2008

Nhiều nhà hoạch định chiến lược cho rằng Việt Nam phải là bếp ăn của thế giới. Vậy bếp ăn này được lấy nguyên liệu từ đâu? Nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam luôn đứng thứ hạng cao về sản lượng và về xuất khẩu, nhưng người làm ra sản phẩm nghèo vẫn nghèo, giá trị thu lại không cao bởi cái "tinh" trong sản phẩm còn thấp. Lý do đã rõ, nhưng giải pháp?

Đương nhiên, lĩnh vực nào cũng quan trọng cả, nhưng theo tôi, để đồng vốn kích cầu phát huy hiệu quả và mang tính dài hạn, Chính phủ nên đầu tư, hỗ trợ trực tiếp tới tam nông (nông nghiệp, nông dân, nông thôn). Nếu không làm được điều mà các nước đã làm là khuyến khích tư nhân tham gia các dự án giao thông, hạ tầng... thì Chính phủ phải hết sức quan tâm đến vấn đề giao thông nông thôn. Nếu không quan tâm đầu tư cho giao thông nông thôn thì khoảng cách thành thị - nông thôn, người giàu – người nghèo... vẫn còn đó và có nguy cơ gia tăng.

Do đó, gói kích cầu nên dành một khoản đáng kể cho nông thôn vì đây chính là nơi rất cần vốn, cần sự đầu tư thỏa đáng để thoát nghèo, ổn định đời sống và góp phần rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. Trước hết vốn kích cầu nên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường sá, kênh mương thủy lợi và những công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp.  

Đồng thời, vốn kích cầu nên đầu tư vật tư nông nghiệp và tư liệu sản xuất (máy cày, máy gặt đập liên hợp, máy sấy lúa...) cho nông dân thông qua các liên minh hợp tác xã. Với cách này nông dân sẽ không mất khoản tiền khá lớn phải trả cho các trung gian từ 10 - 15%.  

Đã từng có chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là làm sao để người nông dân phải có khoản lợi nhuận 40%. Do đó, gói kích cầu này dành ra một khoản đủ lớn để mua lúa với giá cả hợp lý cho nông dân. Bên cạnh đó, nên tăng định mức cho vay đối với nông dân. Trị giá một công ruộng trên 10 triệu đồng nhưng hiện nay nông dân chỉ được vay 3 triệu đồng. Trong điều kiện thất bát của vụ mùa rồi, việc tăng định mức cho vay là cần thiết để nông dân có tiền trang trải đầu vào cho vụ sản xuất mới.  

Đương nhiên, để đồng vốn kích cầu có hiệu quả, chúng tôi đề nghị: Chính phủ nên có cơ chế giao vốn trực tiếp cho nông dân để mua phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc phục vụ sản xuất chứ không nên giao qua trung gian.  

Th.S TRẦN ĐÌNH LÝ (Đại học Nông lâm TPHCM)

http://www.thesaigontimes.vn

 

Số lần xem trang : 15672
Nhập ngày : 13-01-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Đại dịch cúm A/H1N1 - cú lừa thế kỷ(11-01-2010)

  Giảng viên chăn nuôi (ĐH Nông Lâm TPHCM) trở thành Nhà khoa học trẻ toàn cầu (07-01-2010)

  Trao học bổng Nguyễn Trường Tộ cho sinh viên 6 trường ĐH (25-12-2009)

  Động lực cho nhà giáo (Tuổi trẻ, 24-11-2009)(24-11-2009)

  "Gặp gỡ Việt Nam - Meet Vietnam" tại TP. San Francisco (Hoa Kỳ) ngày 15,16/11/2009.(07-11-2009)

  PHÂN TÍCH DƯ HÓA CHẤT - KHÁNG SINH CẤM SỬ DỤNG TRONG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU(06-10-2009)

  Rộ tin hàng loạt nữ sinh ĐH Nông Nghiệp Ha Noi bị hiếp dâm(11-09-2009)

  Đau lòng nghề giáo (27-08-2009)

  Bị tạt a-xít, Thầy vẫn lo lắng cho học trò trước! (25-08-2009)

  Kỳ thi tuyển sinh ĐH 2009 - Những âm hưởng tích cực (SGGP, 13-7-2009)(13-07-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007